Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

KHÍ PHÁCH CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN

Vì muốn xem gan của người tù cộng sản “to đến đâu”, cai ngục nhà tù Phú Quốc đã m.ổ bụng chiến sĩ Trần Huy Mộc, sau đó khâu lại bằng gần 20 mũi chỉ inox để tù binh phải chết dần, ch.ết mòn trong đau đớn. Thế nhưng, người tù binh ấy vẫn sống cho đến ngày đất nước được giải phóng...



Tìm đến gia đình anh Trần Huy Hương (xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) và được nghe kể những câu chuyện rất xúc động về cha anh: Ông Trần Huy Mộc, sinh năm 1949 tại thôn Quý Cao, xã Nguyên Giáp, nhập ngũ tháng 12-1967, là chiến sĩ thuộc Đại đội 7, Tiểu đoàn 3, Tỉnh đội Hải Dương. Tháng 3-1968, ông biên chế thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 140, Mặt trận Quảng Đà.

Tháng 11-1969, khi đang thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vải về căn cứ may quần áo cho bộ đội thì ông bị địch phát hiện và bắt giữ. Chúng giam ông tại nhà tù Phú Quốc.

Tại đây, dù bị địch tr.a tấ.n đủ loại hình tàn khốc nhưng ông kiên quyết không khai báo ai chỉ huy? Đơn vị? Quân số bao nhiêu? Làm nhiệm vụ gì? Phương thức hoạt động của bản thân như thế nào? Gia đình ở đâu? Địa chỉ?

Ngước nhìn di ảnh của người cha, anh Hương nghẹn ngào: “Năm 1969, gia đình nhận được giấy báo tử nên tưởng rằng ông đã hy sinh. Đến tháng 3-1974, bố tôi trở về với chằng chịt vết thương trên người, trong đó kinh khủng nhất là 17 vết khâu bằng inox.

Tôi được đồng đội của bố nói rằng, địch làm như vậy là muốn thử nghiệm loại hình tra tấn mới để khiến tù binh không ch.ết ngay mà phải chịu cảnh đau đớn hành hạ mỗi ngày do vết thương hoại tử. Khi không chịu nổi, tù binh buộc phải khai thông tin. Nhưng dù đau đớn thế nào, bố tôi cũng quyết không cung khai”.

Tháng 3-1973, ông Trần Huy Mộc được trao trả theo Hiệp định Paris và về Tuyên Quang để điều trị vết thương. Tháng 3-1974, ông Trần Huy Mộc là thương binh hạng 1/4 được xuất ngũ về sinh sống tại quê nhà.

Những ngày mới trở về quê, gia cảnh vô cùng khốn khó, ông Mộc phải đi mò cua, bắt ốc sống qua ngày. Trong một lần do ngâm nước ao quá lâu, vết khâu bị lở loét, mưng mủ, ông được đưa đi trạm y tế xã và tháo được 2 mũi khâu. Năm 1987, ngôi nhà mái rạ bị cháy làm mất hai mũi khâu và giấy báo tử của ông. Đến tháng 12-2011, do tuổi cao, sức yếu, lại bị vết thương tái phát thường xuyên, ông Trần Huy Mộc đã qua đời.

Ngày 5-8-2008, sau khi đọc Báo Quân đội nhân dân có đăng bài “Dù chết không đổi tên quê” của tác giả Phạm Xưởng kể về câu chuyện người thương binh anh dũng, trung kiên Trần Huy Mộc dù bị tr.a tấ.n dã man trong tù vẫn không đổi tên quê hương xã Nguyên Giáp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã rất quan tâm đến thương binh Trần Huy Mộc.

Ngày 8-12-2008, Đại tướng ký tặng ông Mộc cuốn sách “Tổng hành dinh trong mùa Xuân đại thắng”. Vào dịp Tết, Đại tướng cũng đã gửi thiếp chúc Tết đến gia đình ông.

Tháng 11-2017, mộ phần của ông Trần Huy Mộc được cải táng. Điều thật lạ khi trực tiếp tiến hành bốc mộ, chúng tôi cùng anh Hương và gia đình đã đếm đủ 17 mũi chỉ inox cùng hài cốt của ông Mộc. Tuy nhiên, có 15 mũi ở bụng và 2 mũi ở hai bên xương cánh tay. Như vậy có thể khẳng định những ngày ở Phú Quốc, ông Mộc còn bị cai ngục khâu ở hai bên cánh tay.

Với mong muốn lưu giữ, tuyên truyền cho các thế hệ về tội ác của thực dân, đế quốc và khí tiết của các chiến sĩ cách mạng bị tù đày, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã đặt vấn đề sưu tầm 17 mũi chỉ khâu bằng inox và được gia đình chấp thuận.

Trao hiện vật cho đoàn cán bộ bảo tàng, anh Hương xúc động: “Những mũi chỉ này là bằng chứng rõ ràng nhất về tội ác của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Gia đình mong muốn bảo tàng lưu giữ và phát huy giá trị của những hiện vật này nhằm giúp thế hệ hôm nay hiểu rõ hơn quá trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng bị tù đày trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời mong muốn đồng bào mình cảnh giác, phản bác những luận điệu của những kẻ đòi xét lại lịch sử, hòng gỡ gạc, chạy tội cho cái chế độ tay sai tàn ác ngụy quân ngụy quyền.

Kính cẩn nghiêng mình cảm ơn ông và các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến tuổi xuân, hy sinh xương máu cho Tổ Quốc có ngày hôm nay./.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: