Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN" LÀ KẾ SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY


Chủ trương nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Mọi người Việt Nam cần quán triệt sâu sắc chủ trương này của Đảng ta, không được manh động sẽ có khi biển Đông đang tĩnh mà đất liền lại nóng, bất ổn vì sự kích động gây mất ổn định chính trị từ chính người dân mình thiếu hiểu biết về chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Vì sao lại nói như vậy, bởi vì hiện nay một số người dân vẫn chưa hiểu hết về 2 anh bạn này, tôi xin "tầm phào" tý xíu như sau:
Thứ nhất, Ông bạn bên kia bán cầu. Đó là ông bạn Mỹ.
Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam tháng 7/1995, vượt qua rào cản quá khư cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bỏ qua "chặng đường" gần 20 năm thông đồng với phương Tây cấm vận Việt Nam, cũng có nghĩa hơn 20 năm ấy nhân Việt Nam phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ thứ, có những thời điểm chúng ta phải ăn bo bo, mỳ hột của các nước XHCN viện trợ.
Từ đó đến nay, quan hệ song phương hai nước có nhiều tiến triển tốt đẹp mang lại nhiều lợi ích cho cả Mỹ và Việt Nam. Gần đây, trên chính trường Quốc tế, nhất là việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, Mỹ đã có nhiều động thái ủng hộ Việt Nam. Chẳng hạn như trong Hội nghị Bộ trưởng Asean gần đây có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc, ngoài việc Việt Nam kiên quyết phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì Mỹ đã trực tiếp chỉ trích Trung Quốc "chơi không đẹp", "chưa bao giờ Trung Quốc nói thật", và yêu cầu "Trung Quốc nên tôn trọng Luật pháp quốc tế về tình hình Biển Đông". Những phát ngôn như vậy rõ ràng Mỹ đã tạo ảnh hưởng phần nào về mặt tác động dư luận quốc tế có lợi cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên không có nghĩa như vậy là chúng ta hoàn toàn tin Mỹ bởi bài học Nam Tư, Panama, Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria... vẫn còn nóng và sâu. Việt Nam đâu phải "con bài" hay "nước cờ" của Mỹ và Trung!
Hai là, về ông bạn "láng giềng" nhiều tai tiếng. Đó là ông bạn "Hán".
Với Trung Quốc thì hàng ngàn năm nay chúng ta quá rõ. Một điều ai cũng biết, cũng hiểu rằng, chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam và các nước Asean, đặc biệt là âm mưu thôn tính biển Đông. Trong lịch sử, Việt Nam cũng đã có gần 20 cuộc "xua đuổi" ông bạn "láng giềng" này. Vì "sông liền sông, núi liền núi" nên không thể dọn nhà đi chỗ khác mỗi khi tức giận, cho nên, chúng ta phải thấy rằng đối với Việt Nam, Trung Quốc là ông láng giềng: "trong làm bạn, ngoài làm bạn", nhưng cũng có lúc phải xác định "bạn ngoài thù trong". Đó là bạn thù đan xen. Nói như vậy để thấy rằng, dù trong bối cảnh nào chúng ta cũng phải kết bè "sống chung với lũ" với cả ông bạn xa (Mỹ) và ông bạn gần (Trung).
 câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến"
Chúng ta còn nhớ câu chuyện trước giờ lên máy bay sang làm Chính khách nước Pháp lần đầu tiên sau gần trăm năm chính Pháp đô hộ Việt Nam (5/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh có dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng, lúc đó Phó Chủ tịch nước rằng: "Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ và anh em giải quyết cho. Mong cụ “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Ý rằng, Vận nước lúc khó khăn phải lấy điều không đổi ứng phó với vạn điều thay đổi để thực hiện điều không đổi, đó là chủ quyền quốc gia dân tộc.
Dù đã trải qua 73 năm nhưng lời dạy của Bác vẫn là thượng sách "giữ nước" trong bối cảnh hiện nay. Mọi kích động xung đột vũ trang sẽ mất chủ quyền. 
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: