Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

NGUYỄN TRUNG TRỰC VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẠM TỘI
       
Chân dung đối tượng phản động Nguyễn Trung Trực

        I. Tham gia Phong trào Chấn hưng Nước Việt
 
     Nguyễn Trung Trực sinh năm 1974 ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1989, ông Trực cùng một số người thân vượt biển đến tị nạn ở Hong Kong. Từ năm 1990 đến năm 1997, ông đã sống qua 5 trại tị nạn. Ông lấy vợ và học tiếng Anh để làm thông dịch viên cho trại trong khoảng thời gian này. Đến năm 1997, khi bị cưỡng bách hồi hương vì không đủ điều kiện nhập cư, ông và gia đình về Quảng Bình làm nghề chài lưới.

     Năm 2003, Nguyễn Trung Trực tiếp tục sang Malaysia làm công nhân xuất khẩu lao động. Năm 2005, do công ty bị phá sản, ông đến Kurla Lumpur làm lao động tự do. Tại đây, ông không tìm được việc làm, và tham gia Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Malaysia. Tháng 9 năm 2009, tại nhà thờ Sauson, ông Trực gặp Vũ Quang Thuận, một thành viên của Phong trào Chấn hưng Nước Việt, được sáng lập bởi Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức. Ông Trực giúp ông Thuận tiếp cận với cộng đồng người Việt xuất khẩu lao động ở Malaysia, để phát triển phong trào biểu tình, bãi công trong cộng đồng này. Không lâu sau cuộc gặp, Vũ Quang Thuận phong cho Nguyễn Trung Trực làm Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Nam Á của Phong trào Chấn hưng Nước Việt.

        Trong tháng 2 năm 2010, Thuận in 50 cờ “Việt Nam mới” bằng vải, 500 cờ bằng giấy, và tổ chức 3 cuộc biểu tình trước Đại Sứ quán Việt Nam và Phủ Thủ tướng Malaysia ở Kuala Lumpur để đòi trả tự do cho Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, đồng thời ra các yêu sách về việc thay đổi thể chế.

        Theo luật pháp Malaysia, mọi cuộc biểu tình có trên 5 người tham gia đều phải xin phép chính quyền sở tại. Có lẽ cuộc biểu tình của ông Thuận đã không được chính quyền cho phép, vì vào thời điểm đó, sau vụ Ủy ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam của Trần Ngọc Thành gửi Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng về nước, dường như chính quyền Việt Nam đã đề nghị phía Malaysia hợp tác để xử lý những hội đoàn đối lập chuyên tổ chức biểu tình, bãi công. Vì vậy, chính quyền Malaysia trục xuất hai người tham gia cuộc biểu tình của Thuận về Việt Nam. Ngày 12 tháng 4 năm 2010, để đáp trả, Thuận mua 4,5 lít xăng, mang 5 khẩu hiệu phản đối chính quyền Malaysia, rồi đến tự thiêu trước tòa tháp đôi Petronas. Do vụ này, Thuận bị bắt vì tội khủng bố tòa tháp đôi.

         Tuy vậy, Phó Chủ tịch Nguyễn Trung Trực có vẻ không nao núng trước biến cố này. Khi trả lời phỏng vấn đài RFA vào ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông Thuận tuyên bố:

      “Tổ chức Chấn hưng nước Việt bây giờ lên đến hàng chục ngàn người tại Việt Nam, và trên thế giới. Tổ chức nhiều người nhưng đại đa số ở Việt Nam. Sau khi tuyên truyền vận động người bên này tham gia tổ chức xong, sau ngấm ngầm đưa về Việt Nam. Những người ở Việt Nam đang hoạt động bí mật, chờ cơ hội.

         Mục đích của tổ chức là thay đổi chế độ cộng sản tại Việt Nam vào năm 2009 và muộn nhất là năm 2010; thế nhưng giữa năm 2009 bị phát hiện và bị bắt nên chưa kịp tuyên bố. Do vận nước chưa đến nên phải trôi nổi ra nước ngoài. Phong trào chọn địa bàn Đông Nam Á, sát hàng rào Việt Nam tiếp tục tranh đấu quyết liệt và hy vọng trong những ngày gần nhất sẽ đạt được chỉ tiêu mà tổ chức đưa ra”.

       “Vận nước” mà ông Trực đề cập đến ở đây có lẽ là những lời tiên tri của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người thành lập các nhóm “Chấn hưng Nước Việt”, cũng là một người rất ham mê các bộ môn bói toán. Bản thân cái tên “Chấn hưng Nước Việt” có liên quan đến nhóm nghiên cứu Chấn của ông Thức, một nhóm có cái tên xuất phát từ một quẻ bói, và phối hợp bói toán với các phân tích kinh tế để dự đoán chuyển biến chính trị ở Việt Nam.

           Trái với sự lạc quan mà ông Trực đã thể hiện, ngày 31 tháng 12 năm 2010, ông và một số thành viên khác của Phong trào Chấn hưng Nước Việt bị phía Malaysia bắt giam vị bị tình nghi liên quan đến vụ đánh bom tháp đôi của Vũ Quang Thuận. Sau đó, tòa chuyển sang truy tố họ vì tội không có giấy tờ. Khi trả lời phỏng vấn vào ngày 8 tháng 3 năm 2012, ông Trực cho biết ông đã phải ra tòa tất cả 13 lần. Ngày 30 tháng 9 năm 2012, Nguyễn Trung Trực trở về Quảng Bình, sau 10 ngành tạm giam sau khi nhập cảnh.

          II. Tham gia Hội Anh em Dân chủ

        Theo tiểu sử mà Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam cung cấp, thì sau khi hồi hương, ông Trực trở lại với nghề đánh cá, và sống một cách rất nghèo khổ. Trong khi đó, theo bài viết trên báo Công an Quảng Bình, thì suốt khoảng thời gian này, ông Trực tiếp tục làm cho các tổ chức chính trị đối lập. Ông giúp các tổ chức này mở các khóa huấn luyện, tuyển mộ online. Đến tháng 8 năm 2015, Trực được Nguyễn Trung Tôn kết nạp vào Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), trùng thời điểm hội này đang ở trong giai đoạn hoạt động mạnh nhất, và vừa cho ra mắt kênh Lương Tâm TV.

         Ông Trực thăng tiến trong HAEDC cũng nhanh như ông từng thăng tiến trong Phong trào Chấn hưng Nước Việt. Chỉ bốn tháng sau, khi ông Nguyễn Văn Đài bị bắt vào tháng 12 năm 2015, ông Trực đã trở thành người phát ngôn của HAEDC.

         Sau khi gia nhập, Nguyễn Trung Trực hoạt động một cách tích cực để phát triển lực lượng và mối quan hệ của HAEDC trên địa bàn miền Trung. Tháng 10 năm 2015, Nguyễn Trung Trực, Trần Đức Thạch và Nguyễn Trung Tôn đã họp tại nhà riêng của ông Lê Đình Lượng tại Nghệ An để lên kế hoạch thành lập chi hội Nghệ An của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Sau đó, tại giáo xứ Bột Đà, dưới sự chứng kiến của linh mục Đinh Công Thuận, là người cai quản xứ này, họ đã bầu ra Ban Chấp hành của chi hội. Theo đó, ông Trần Đức Thạch giữ chức Chi Hội trưởng, Đậu Văn Dương giữ chức Chi Hội phó 1, Hồ Văn Oanh giữ chức Chi Hội phó 2, Thái Văn Dung giữ chức Chi Hội phó dự khuyết, Đinh Công Đoàn giữ vai trò chỉ đạo và ủng hộ tinh thần, Lê Đình Lượng làm cố vấn và phụ trách tài chính. Tài chính của chi hội sẽ do ông Nguyễn Trung Tôn cấp cho ông Lê Đình Lượng.

            Tháng 5 năm 2016, ông Nguyễn Trung Trực, lúc đó đã giữ chức Trưởng Ban Điều hành chi hội miền Trung của HAEDC, bắt đầu quen biết bà Trần Thị Xuân thông qua Internet. Chỉ hai tháng sau, sau khi gia nhập HAEDC, bà Xuân đã được bầu làm Phó Ban Điều hành của chi hội. Về sau, khi bị bắt vào năm 2017, bà Xuân khai rằng đã nhận của HAEDC 170 triệu VNĐ để phát triển tổ chức.

            III. Vai trò trong việc tổ chức phong trào biểu tình chống Formosa của dân Công giáo miền Trung
         Là một người Công giáo sống ở giáo xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình, Nguyễn Trung Trực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối đảng Việt Tân và HAEDC với thế lực Công giáo ở miền Bắc Trung Bộ Việt Nam. Nhờ sự kết nối này, từ đầu tháng 7 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017, ở ba tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An, các thế lực nêu trên đã liên tục đồng tổ chức các cuộc biểu tình lớn của dân Công giáo. Những người tham gia tuyên bố rằng họ biểu tình để đánh đuổi các nhà máy gây ô nhiễm biển, làm cá chết hàng loạt của tập đoàn Formosa. Tuy nhiên, các tình tiết cho thấy các thế lực tổ chức biểu tình có thể đã nhắm đến những mục đích khác.

             Phong trào biểu tình này khởi đầu vào ngày 4 tháng 7 năm 2016, khi 24 tổ chức chính trị đối lập Việt Nam cùng ký vào một bản tuyên bố chung, để lên án thái độ của chính quyền Việt Nam trong vụ Formosa. Không rõ do vô tình hay cố ý, mà sự kiện này diễn ra đúng vào ngày Quốc khánh Mỹ. Nhìn chung, 24 tổ chức đồng ký tên vào bản tuyên bố có thể được chia thành 3 thế lực, dựa trên thành phần nhân sự của các tổ chức này và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Đầu tiên là đảng Việt Tân và các tổ chức thân với họ – bao gồm cả HAEDC và hai tổ chức con của hội này, là Hội Cựu Tù nhân Lương tâm và Hội Bầu bí Tương thân. Thứ hai là các nhóm tôn giáo thuộc Hội đồng Liên tôn, bao gồm các tổ chức Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa hảo. Thứ ba là các tổ chức thuộc thế lực của VUSTA và Viện IDS cũ, bao gồm Bauxite Việt Nam, Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam và Văn đoàn Độc lập. Trong bộ ba thế lực này, phía tôn giáo cung cấp đám đông cho các cuộc biểu tình, Việt Tân cung cấp một phần tài chính và người sách động, còn các trí thức của Viện IDS khoác cho phong trào biểu tình một vẻ chính đáng.

          Cuối bản tuyên bố chung nêu trên, các tổ chức đồng ký tên đưa ra một lời kêu gọi bao gồm bốn điều: mặc áo có “biểu tượng cá chết” ra đường, biểu tình phản đối, tổ chức các đoàn từ thiện hỗ trợ ngư dân chịu thiệt hại, và tổ chức kiện Formosa.

        Ngày 7 tháng 7 năm 2016, phía Công giáo bắt đầu hưởng ứng lời kêu gọi mà chính họ đã đưa ra. Ở giáo xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình (nơi ở của Nguyễn Trung Trực), 3000 người Công giáo đã biểu tình chống Formosa theo lời kêu gọi của linh mục quản xứ, là ông Hoàng Anh Ngợi. Cuộc biểu tình chắc chắn đã được tổ chức bởi chính các cơ sở của Giáo hội, vì cả giáo xứ Cồn Sẻ chỉ có tổng cộng 3640 giáo dân. Mặt khác, ngay sau khi trở về từ cuộc biểu tình, chính ông Ngợi đã trả lời phỏng vấn đài SBTN, một đài hải ngoại có quan hệ mật thiết với đảng Việt Tân. Cuộc phỏng vấn quá kịp thời này không thể diễn ra, trừ phi SBTN có phóng viên nằm sẵn ở địa phương, hoặc đài này và ông Ngợi đã lên kế hoạch phỏng vấn từ trước khi diễn ra sự kiện.

          Một số người dân Công giáo tham gia cuộc biểu tình đã mặc áo có “biểu tượng cá chết”, theo đúng lời kêu gọi của 24 tổ chức chính trị đối lập. Có lẽ trong ba thế lực cùng tổ chức phong trào biểu tình, đảng Việt Tân là thế lực đã thiết kế, in và phát mẫu áo này, vì màu của mẫu áo trùng với màu của biểu tượng đảng Việt Tân, và in, phát áo phông mang các biểu tượng tuyên truyền chính trị là một hoạt động quen thuộc của đảng này.
Dân Công giáo ở xứ Cồn Sẻ mặc áo có “biểu tượng cá chết” trong cuộc biểu tình
 ngày 7 tháng 7 năm 2016

         Vai trò của ông Nguyễn Trung Trực nói riêng và HAEDC nói chung trong cuộc biểu tình ngày 7 tháng 7 năm 2016 là khó có thể phủ nhận. Mai Văn Tám, một thành viên HAEDC thường làm việc chung, và xuất hiện cùng ông Trực trong các sự kiện, là người đầu tiên quay phim cuộc biểu tình này và đăng các clip lên Internet. Ngay sau khi clip được ông Tám đăng tải, nó được phát tán bởi ông Nguyễn Trung Tôn. Thêm vào đó, vào thời điểm ông Trực bị bắt, cả các blog ủng hộ chính quyền lẫn các blog ủng hộ đối lập đều khẳng định rằng chính ông Trực đã có vai trò quan trọng trong việc tổ chức phong trào biểu tình của dân Công giáo chống Formosa. Cụ thể, một bài trên blog Mõ Làng có đoạn:

         “Mặc dù trong bản Thông cáo báo chí không nói rõ hành vi của Nguyễn Trung Trực nhưng có một sự việc không thể không nói ra. Theo đó, Trực đã móc nối, phối hợp với linh mục Công giáo cực đoan xứ Cồn Sẻ tổ chức các cuộc biểu tình, bạo loạn thời gian qua dưới thời 02 linh mục là Hoàng Anh Ngợi (hiện là Quản nhiệm Chuẩn Giáo xứ Vĩnh Luật, Hà Tĩnh) và Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh (nguyên Phó Chánh văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, hiện là Linh mục Quản xứ Cồn Sẻ).

          Theo nhiều thông tin ghi nhận lại, hiện Linh mục Tịnh đang đi cùng với phái đoàn Giáo phận Vinh do Giám mục Nguyễn Thái Hợp dẫn đầu tại Đài Loan, được cho là để gửi thỉnh nguyện thư xung quanh sự cố Formosa xảy ra tại một số tỉnh miền Trung hơn 1 năm về trước.

         Vị chủ chăn quản xứ Cồn Sẻ này cũng đang đảm nhiệm chức vụ thư ký Ban Hỗ trợ nạn nhân Formosa của Giáo phận Vinh!”

           Trong khi đó, bài trên blog Thanh Niên Công Giáo có đoạn:

         “Ông Nguyễn Trung Trực là một cựu tù nhân lương tâm, là một người hoạt động ôn hòa sát cánh cùng các linh mục trong phong trào đòi công lý cho nạn nhân Formosa”.

          Sau khởi đầu đó, phong trào biểu tình vẫn tiếp tục là đất độc diễn của Giáo hội Công giáo và các tổ chức chính trị đối lập Việt Nam. Những cư dân địa phương chịu ảnh hưởng bởi việc xả thải của Formosa, nếu không phải là dân Công giáo hoặc có liên hệ với các nhóm đối lập, thì không hiện diện trong các hoạt động phản đối. Chẳng hạn, trong cuộc biểu tình ngày 5 tháng 3 năm 2017, những người tổ chức đã mời một số nhân vật quá khích ra khỏi đoàn biểu tình vì phát hiện ra rằng họ không thuộc bất cứ giáo phận nào. Người biểu tình luôn mang theo cờ của Giáo hội, nhưng tuyệt đối không mang quốc kỳ Việt Nam. Giáo hội cũng công khai tổ chức cho các đoàn dân Công giáo từ các tỉnh khác, không chịu ảnh hưởng bởi việc xả thải, đi xe khách đến biểu tình tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, đồng thời lo cơm ăn và chỗ ở cho họ. Ngoài các biểu ngữ liên quan đến vụ xả thải của Formosa, người biểu tình cũng trưng các khẩu hiệu đả kích đảng Cộng sản. Vì vậy, có thể nói rằng khi tổ chức phong trào biểu tình này, ba thế lực chính trị và tôn giáo đối lập đã nêu ở phần trên chỉ muốn mượn vụ Formosa để phát triển lực lượng, uy thế cho riêng mình, và chuẩn bị cho một kịch bản “cách mạng đường phố”.

Ngay từ cuộc biểu tình ngày 7 tháng 7 năm 2016, bạo lực đã bùng phát từ cả phía dân Công giáo lẫn phía chính quyền. Trong khi chính quyền đánh bị thương một số người biểu tình, phía người biểu tình cũng tấn công bằng gậy gộc và gạch đá. Ngày 2 tháng 4 năm 2017, những người biểu tình bịt mặt đã chặn Quốc lộ 1A, dùng gậy tấn công những người đi đường cố tình vượt qua điểm chặn, và thuê trẻ em dùng gạch đá tấn công công an. Khi một xe cấp cứu gặp đoạn chặn này, người nhà bệnh nhân đã phải chắp tay lạy người biểu tình để xe được đi qua. Trong khi đó, khi tuyên truyền về các cuộc biểu tình, phía Giáo hội thường nhấn mạnh rằng người biểu tình đã giữ thái độ ôn hòa. Họ cũng thường gắn các cuộc biểu tình với các buổi cầu nguyện vì hòa bình và công lý.

Ngày 4 tháng 8 năm 2017, Nguyễn Trung Trực bị bắt để điều tra về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ Luật Hình sự. Trước đó không lâu, ngày 30 tháng 7, bốn thành viên khác của HAEDC là Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức cũng bị bắt để truy tố với cùng tội danh.

Sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt, website của HAEDC ngừng đăng tải nội dung mới.

Ngay sau khi ông Trực bị bắt, vào ngày 9 tháng 8 năm 2017, linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ, chỉ đạo giáo dân dựng một trạm gác chắn ngang cây cầu độc đạo dẫn vào giáo xứ. Việc các linh mục chỉ đạo dân Công giáo chiếm địa phương, để biến giáo xứ thành các khu tự trị nội bất xuất, ngoại bất nhập không phải là điều lạ ở các tỉnh miền Trung. Chẳng hạn, một tháng trước đó, linh mục Trương Văn Thực, quản xứ Cồn Nâm lân cận, đã đăng lên Facebook đoạn sau:
Tuyên bố trên Facebook của linh mục Trương Văn Thực vào ngày 3 tháng 7 năm 2017

Bằng cách tạo ra các khu tự trị kiểu này, thế lực Công giáo ở miền Trung đã tạo chỗ trú cho nhiều gương mặt đối lập Việt Nam, như ông Nguyễn Trung Trực và các cộng sự trong HAEDC.

Các ông Nguyễn Thanh Tịnh, Hoàng Anh Ngợi và Trương Văn Thực đều đang tham gia đoàn tháp tùng ông Nguyễn Thái Hợp trong “chuyến công tác để giải quyến vấn đề Formosa” tại Đài Loan vào đầu tháng 8 năm 2017, trùng thời điểm ông Trực bị bắt. Có lẽ đây là lý do khiến chính quyền bắt ông Trực vào đầu tháng 8, thay vì từ ngày 30 tháng 7 như bốn người cùng hội với ông.

Trong chuyến đi này, phái đoàn của ông Nguyễn Thái Hợp đã làm việc chung với linh mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài Loan, một người bị chính quyền cáo buộc là đảng viên Việt Tân từ năm 2007.
Ảnh chụp chung của phái đoàn Nguyễn Thái Hợp và ông Nguyễn Văn Hùng 
trong chuyến đi Đài Loan


Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

TOÀN CẢNH 4 MẪU SMARTPHONE VSMART, ĐIỆN THOẠI GIÁ RẺ CHO NGƯỜI VIỆT LÀ CÓ THẬT



Vingroup sẽ ra mắt bốn mẫu smartphone trong thời gian tới với tên gọi Vsmart Active 1, Vsmart Active 1+, Vsmart Joy 1 và Vsmart Joy 1+. Trong đó, dòng máy Vsmart Active thuộc phân khúc tầm trung, còn Vsmart Joy là giá rẻ. Như vậy, cho dù hầu bao của người dùng có rủng rỉnh hay không, Vsmart cũng sẽ có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Tất cả smartphone Vsmart đều được thiết kế bởi BQ - đối tác Tây Ban Nha mà Vsmart vừa tuyên bố đã sở hữu đến 51% cổ phần, và được sản xuất ngay tại Việt Nam.
Chúng tôi đã có được hình ảnh của chiếc Vsmart Active 1 thuộc phân khúc tầm trung và Vsmart Joy 1 thuộc phân khúc giá rẻ. 

Vsmart Active 1

Mẫu Vsmart Active 1 thực chất đã từng bị lộ diện trước đây qua một hình ảnh rò rỉ của chiếc hộp. Ngày hôm nay, Vingroup dường như đã chính thức xác nhận sự tồn tại của chiếc máy này - vỏ hộp thương mại của chiếc Active 1 được bày công khai tại ngay trong nhà máy sản xuất.

Về thiết kế, Active 1 sẽ có mặt lưng bằng kính uốn cong. Mặt lưng này bao gồm cụm camera kép đặt dọc, đèn flash kép, cảm biến vân tay và logo/tên thương hiệu Vsmart.

Mặt trước của máy đi theo thiết kế toàn màn hình, tuy nhiên vẫn còn phần viền trên/dưới. Màn hình của Active 1 sẽ không có "tai thỏ".

Active 1 sẽ được trang bị RAM 4GB, bộ nhớ trong 64GB, trong khi con chip chưa được tiết lộ. Máy sẽ có hai phiên bản màu sắc là Carbon Black (đen) và Sand Gold (vàng).

Vsmart Joy 1+

Vsmart Joy 1+ có giá rẻ hơn so với Vsmart Active 1 và thuộc phân khúc giá rẻ. Theo hình ảnh được chính nhân viên Vsmart tiết lộ, Joy 1+ sẽ sở hữu tai thỏ và màn hình kích thước 6.2 inch.
Vsmart Joy 1+ sẽ được trang bị RAM 3GB và bộ nhớ trong 32GB. Máy sẽ có ba phiên bản màu sắc là Black (đen), Blue (xanh) và Rose (hồng).

Vsmart Joy 1

Vsmart Joy 1 là mẫu máy giá rẻ nhất, chính vì vậy, mặt lưng của máy được làm bằng nhựa. Mặt lưng của Vsmart Joy 1 thoạt đầu trông rất giống với Active 1 về cách thức bài trí, tuy nhiên khi nhìn kỹ, Joy 1 chỉ được trang bị cụm camera đơn, nhưng đèn flash được đặt dọc để tạo cảm giác giống với máy camera kép.


Cũng như chiếc Joy 1+, Vsmart Joy 1 sẽ được trang bị RAM 3GB và bộ nhớ trong 32GB. Máy sẽ có hai phiên bản màu sắc là Black (đen) và Silver (bạc).

Về mẫu Vsmart Active 1+, mặc dù chưa có hình ảnh của chiếc máy này, tuy nhiên nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết máy sẽ được trang bị RAM 6GB, bộ nhớ trong 64GB và 3 phiên bản màu sắc Black (đen), Iridiscent Blue (xanh dương) và Rose (hồng). Đây sẽ là mẫu máy cao cấp nhất của Vsmart trong năm nay.
Loạt 4 smartphone của Vsmart sẽ chính thức được ra mắt vào ngày 14/12 tới đây. 
Anh em có đánh giá sao về 4 mẫu điện thoại này hãy để lại ý kiến dưới mục bình luận để cùng thảo luận nhé! 
Nguồn: GenK

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

SỨC CHỊU ĐỰNG CÓ GIỚI HẠN, BIỂU TÌNH BIẾN BẠO LOẠN TẠI PHÁP.
Sức chịu đựng của con người có giới hạn !
Nhắc đến Paris (Pháp) chúng ta nghĩ đến đây là thành phố của tình yêu lãng mạn, nơi bắt nguồn của những hãng nước hoa nổi tiếng, tháp Eiffel... Thành phố còn là trung tâm của các cuộc hội thảo, hội nghị, là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quan trọng. Paris cũng là trung tâm của thời trang, của hàng xa xỉ phẩm, của ẩm thực. Về giải trí, Paris là nơi tổ chức nhiều hoạt động trình diễn đa dạng, sở hữu những nhà hát quan trọng và lâu đời cùng các rạp chiếu phim với một lượng công chúng đông đảo.

Paris kiêu sa, lãng mạn nhộn nhịp đâu rồi thành phố mơ ước của những cặp tình nhân mới cưới hưởng tuần trang mật theo phong các quý tộc. Nhưng cái đẹp nó đâu có đẹp mãi, bông hồng có dù đẹp thì nó cũng có gai chỉ là không biết khi nào nó đâm chảy máu mà thôi. 
Trong mấy ngày gần đây một cuộc biểu tình phản đối tăng thuế xăng dầu đã lan rộng thành một phong trào biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt gia tăng ở trên toàn nước Pháp. Bộ Nội vụ Pháp cho biết có ít nhất 75.000 người đã xuống đường biểu tình vào cuối tuần này.Trên các mạng xã hội ở Pháp đang diễn ra một làn sóng phản đối mức thuế cao và chi phí sinh hoạt tăng, chỉ trích các chính sách kinh tế của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. 
Thực sự xã hội Pháp nhìn bền ngoài giàu sang, phú quý là vậy, nhưng đâu biết nó tiềm ẩn những mâu thuẫn trong đó cực kỳ khủng khiếp. C.Mac nói đúng sẽ đến lúc mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp công nhân sẽ lên đến đỉnh và không thể dung hòa, chỉ có thể thay đổi Quan hệ sản xuất mới giải quyết vấn đề! Đó là sự tiềm ẩn, chịu đựng của người dân, sự phân biệt giàu nghèo, các chính sách không hợp lý...đến khi quả bóng đã giãn hết mức rồi nó cũng tự bục ra mà thôi. 

Cái giỏi của chế độ Tư sản là họ biết che giấu, lấp liếm đi sự mục nát của họ là tăng điều kiện, hỗ trợ các dịch vụ công cộng, xã hội cho người dân để coi như là cái tấm bình phong che đậy nhưng chính sách, ngọn lửa đang âm ỉ. Bảo sao ở bên đấy dịch vụ y tế, giáo dục lại tốt vậy, tiền hỗ trợ thất nghiệp sang Việt Nam đủ sống sung túc mà ta hay gọi là Tây balo. Nhưng che đậy sao nổi, ngân sách nào cho đủ nổi vì tình trạng thất nghiệp, vô gia cư, luồng nhập cư đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ. Khi đấy nguồn thu từ đâu, lấy tiền đâu để duy trì cho các dịch vụ công đấy? Tiền thuế của dân đánh thuế từ các mặt hàng thiết yếu, quan trọng. Một phán quyết đầy tham vọng ông Macron tăng thuế thêm 6,5 cent/lít dầu diesel và 2,9 cent/lít xăng kể từ ngày 1/1/2019 bị xem như giọt nước làm tràn ly dẫn tới phong trào biểu tình. Giá dầu diesel, loại nhiên liệu phổ biến nhất cho ôtô ở Pháp, đã tăng 23% trong 12 tháng qua, lên mức trung bình 1,51 Euro (1,71 USD)/lít, mức cao nhất kể từ đầu thập niên 2000. Sự tăng giá này diễn ra khi Chính phủ của ông Macron tăng thuế hydrocarbon thêm 7,6 cent/lít dầu diesel và thêm 3,9 cent/lít xăng, như một phần trong chiến dịch bảo vệ môi trường.
Đó là cái vòng tròn mà không chỉ chính phủ Pháp vướng phải mà hầu hết Tư bản đang tìm cách che đậy và cũng rất mơ hồ khi nào đến lượt mình.

Quay lại bạo loạn ở Pháp cuộc cách mạng xăng lần này gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng ít nhất 110 người đã bị thương, trong đó có 17 thành viên của lực lượng an ninh. Nhà chức trách đã tiến hành bắt giữ 270 người, cảnh sát đã tiến hành đàn áp mạnh tay nhằm đẩy lùi dòng người. 
Đôi khi người ta tôn sùng phục vụ một cái gì đó, đến lúc cũng cảm thấy ngán ngẫm với nó. Đến nước hết đường đi con người cũng đối đãi với con người đến thế mà thôi. 
Gậy thì vẫn cứ đập, súng vẫn bắn...ai đốt thì cứ đốt, ai đập thì cứ đập. 
Kết cục một thành phố lãng mạn thì cũng hoang tàn, một thành phố trở thành hoang tàn đổ nát
Và tôi cũng suy nghĩ liệu Hollyword hay một hãng phim lớn nào có ý tưởng hay sẽ quay phim cho một bộ phim chiến tranh, kinh dị của một thành phố chết hay không?
LAN HƯƠNG (nguyệt báo)


Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

CÔNG AN THANH HÓA TRIỆT PHÁ BĂNG NHÓM TÍN DỤNG ĐEN TỪ VỤ ĐÁNH CHẾT NGƯỜI
Băng nhóm tín dụng đen hàng trăm tỷ đồng đội lốt tập đoàn kinh tế. Vụ án được phát hiện khi một nhân viên của 'tập đoàn' này bị đồng nghiệp đánh chết.

Lực lượng cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp cùng đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an triệt phá thành công băng nhóm tội phạm nguy hiểm tự xưng là “Tập đoàn Nam Long”.

“Tập đoàn Nam Long” trên danh nghĩa đang hợp tác với ngân hàng, nhưng thực tế, đây là công ty "ma" không đăng ký, lĩnh vực hoạt động chính là tín dụng đen với quy mô 26 chi nhánh tại 63 tỉnh, thành phố.
Thông tin này vừa được Công an tỉnh Thanh Hóa công bố tại buổi họp báo sáng 29/11.

Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin về vụ án, sáng 29/11
Vụ án được phát hiện từ cái chết của anh Nguyễn Văn Minh ngày 19/7/2018 sau những trận đòn nhừ tử trước khi đưa đến bệnh viện. Cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác định, anh Nguyễn Văn Minh là nhân viên “Công ty tài chính Nam Long”.

Trong quá trình đi thu tiền nợ mà khách hàng vay, nạn nhân không nộp về công ty nên bị công ty bắt và “kỷ luật” bằng hình thức sẽ phải lựa chọn hoặc ăn cơm hoặc ăn phân. Vì chọn cơm, nên anh Minh đã phải chịu sự trừng phạt tập thể của hơn 20 đối tượng.
Đây là biện pháp dằn mặt nhân viên trong hệ thống tín dụng đen của nhóm tội phạm tự xưng là Tập đoàn Nam Long. Hậu quả, anh Minh đã tử vong do bị các đối tượng đánh đập.

Trung tá Lê Khắc Minh, Trưởng phòng cảnh sát hình sự, đại diện ban chuyên án cho biết thêm, Công ty tài chính Nam Long được tổ chức hoạt động rất chuyên nghiệp, huấn luyện nhân viên bằng hình thức cầm tay chỉ việc theo hướng: người đi trước hướng dẫn người đi sau”, tập huấn bằng các giáo án thẩm định, giáo trình xử lý nợ, sổ sách ghi chép phân loại khách hàng….

"Mặc dù quy chế Công ty được xây dựng theo hướng không dùng bạo lực để đòi nợ nhưng thực tế nhân viên của công ty vẫn sử dụng cách thức đe dọa bạo lực, thậm chí sẵn sàng sử dụng bạo lực như gây rối, cưỡng chế thu hồi nợ khi cần thiết” - Trung tá Lê Khắc Minh nhấn mạnh.

Các đối tượng trong đường dây tín dụng đen

Quy mô hoạt động của tổ chức tội phạm này có tới 26 chi nhánh ở 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Mỗi chi nhánh phụ trách khoảng 2 - 5 tỉnh, do một người làm quản lý. Tính đến thời điểm bị cơ quan điều tra khởi tố, có khoảng 200 bị hại đã chuyển tiền vào trên 30 tài khoản của tổ chức tội phạm này với tổng số tiền giao dịch lên tới trên 510 tỷ đồng.

Để điều hành hoạt động vay nợ trôi chảy, các đối tượng cầm đầu đã lập quy trình đòi nợ - xử lý các “con nợ” cũng như đối phó với cơ quan Công an. Nhóm đối tượng ràng buộc nhân viên bằng cách trả lương cao và nhiều chế độ ưu đãi và yêu cầu nhân viên đặt cọc hàng trăm triệu đồng vào công ty. Ngược lại chúng soạn ra rất nhiều quy định “kỷ luật” như thời trung cổ nếu nhân viên sai phạm, như: chế độ tiêu diệt cá nhân và gia đình (bắt cóc, đe dọa người thân), thậm chí còn yêu cầu tự chặt ngón tay của mình.

Với vỏ bọc “Tập đoàn”, các đối tượng đã cho vay với lãi suất lên đến trên 300%/năm. Sau khi người dân vay tiền, sẽ bị các đối tượng đưa ra nhiều khoản thu ngoài hợp đồng, và sẵn sàng thực hiện biện pháp mạnh để khống chế người vay.

Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa thay mặt Bộ Công an trao thưởng 4 đơn vị tham gia phá án

Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết, hiện tại, cơ quan điều tra đã bắt, vận động đầu thú 7 đối tượng về các hành vi cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật và cho vay nặng lãi.

"Mô hình cấu trúc công ty rất bài bản, từ chủ tịch hội đồng quản trị đến giám đốc, đến hệ thống quản lý nhân sự, khách hàng. Đối tượng cầm đầu đều có bằng đại học và học đúng chuyên ngành nên phương thức thủ đoạn, tần xuất quản trị hệ thống tín dụng đen trên cả nước rất bài bản. Điều đó khiến nhiều người nhầm tưởng đây là tổ chức tín dụng đoàng hoàng nên đăng ký vay" - Đại tá Khương Duy Oanh cho biết.

Phương thức cho vay, thu hồi nợ của chúng cũng rất chuyên nghiệp, hệ thống chuyển tài chính thực hiện ở trên 70 loại tài khoản khác nhau ở 7 ngân hàng với nhiều loại chi nhánh. Hiện nay cơ quan điều tra mới tiếp cận được 30/70 loại tài khoản.

Cũng theo Đại tá Khương Duy Oanh, chuyên án mới đi được nửa chặng đường, gặp nhiều khó khăn, vì đối tượng hoạt động rất chuyên nghiệp nên cơ quan điều tra tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ quy mô, tính chất, mức độ, hậu quả tác hại và vai trò của từng đối tượng trong vụ án để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phát hiện, tố giác hành vi phạm tội, kêu gọi những người phạm tội đang bỏ trốn, bị truy nã nhanh chóng ra đầu thú để được sự khoan hồng của pháp luật.

Cơ quan điều tra đề nghị những người đã và đang vay tiền của “Công ty Nam Long” liên hệ với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa theo số điện thoại 0237 858 252 để được phối hợp giải quyết./.
Nguồn: Báo mới

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

KẺ GIẾT 2 "HIỆP SĨ" Ở SÀI GÒN LÃNH ÁN TỬ HÌNH
"Ngày 29/11, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tấn Tài (sinh năm 1994, ngụ quận 12, TPHCM) mức án tử hình và Nguyễn Hoàng Châu Phú (sinh năm 1994, ngụ huyện Hóc Môn, TPHCM) mức án từ chung thân về các tội giết người, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản.

Liên quan đến vụ án, Ngô Văn Hùng (sinh năm 1986, ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) bị tuyên phạt 4 năm tù và Trịnh Thị Như (sinh năm 1991, vợ Hùng) bị tuyên phạt 1 năm tù cho hưởng án treo về tội che giấu tội phạm".

*** Hết trích***

Tài "mụn" chết chắc rồi, dù có nhiều mụn thêm nữa cũng không thể che lấp bản mặt lạnh lùng, ác ôn khi cầm dao đâm chết 2 hiệp sĩ. Thậm chí ngay cả khi bị tuyên án tử hình, y vẫn điềm nhiên quay mặt lại phía người nhà người bị hại không chút biểu cảm.

Ấy vậy mà, ngay sau khi vụ án xảy ra, nhiều anh báo "chấy" cách mạng xuất bản ngay Series bài viết "Cháu nó ở nhà ngoan, hiền lắm". Thật khâm phục các anh. Nay Tài lĩnh án rồi, tôi chỉ mong sao các anh đi cùng tài đi cho đỡ chật đất, cho làng báo chí nước nhà trong sạch hơn. Bởi cái nạn nói láo của báo chí bây giờ còn đáng lo ngại hơn nạn ô nhiễm môi trường.

TÀI PHẠM TỘI THÌ CHẾT, CÒN BÁO CHÍ... HAIZZ
KẺ PHẢN BỘI: CHU HẢO VÌ TIỀN BÁN DANH DỰ

Đồng tiền và danh dự ! Nói đến Tôi xin trích một đoạn bài hát mà tôi khá tâm đắc, mà hầu hết đa số chúng ta đều biết “Cát bụi cuộc đời”.
…Này bạn thân ơi số kiếp nhân sinh chỉ là cõi tàn tràn gian
Dù anh và tôi ai sang giàu ai khốn khó, mai xa kiếp con người
Về với cát bụi mờ thì cũng đều đôi tay trắng
Đời là phù du, ta sống hôm nay đâu biết về ngày mai sau
Hãy dành cho nhau bao nhiêu niềm vui đang có
Không ganh ghét hận thù chẳng gian dối lọc lừa vì kiếp người sẽ vội qua…
Chu Hảo (Nguyên Giám đốc- Tổng biên tập báo Tri thức)
Kể ra cũng hay tạo hóa sinh ra con người ban cho mỗi người một cuộc sống riêng, chẳng ai giống ai nhưng cùng tồn tại trong một cộng đồng thì phải phụ thuộc vào nhau hay gọi cách khác là cộng sinh. Cả cuộc đời phấn đấu đến khi sức khỏe không còn nữa, ở cái tuổi đầu còn một màu tóc vui vẻ cùng con  cháu, nơi mà chỉ còn là cái tình thương. Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng cũng chỉ là hư vô. Thì còn có những kẻ đáng ra phải là tấm gương cho con cho cháu thì nhẫn tâm đang phá hoại cuộc sống hòa bình của hơn 90 triệu dân, phá hoại chính công sức mà chính gia đình, bản thân gây dựng. Mà chúng ta vẫn gọi là “ đám tri thức dởm ” đang đòi bỏ Đảng kẻ tiên phong làm cái trò này không ai khác Chu Hảo. Thật buồn và cũng thật đau lòng khi một bộ phận cán bộ, đảng viên dẫu được Đảng, Nhà nước đào tạo, rèn luyện, được nhân dân nuôi dưỡng, chở che, nhưng đã không đủ bản lĩnh để vượt qua sự cám dỗ tầm thường của vật chất. Họ đã bán rẻ danh dự và lòng trung thực để thu về cho cá nhân mình chút ít vật chất, tiền bạc. Điều đau đớn, xót xa hơn, những đồng tiền mà họ thu được từ sự bán rẻ danh dự và lòng trung thành ấy lại được bòn rút trên mồ hôi, công sức của nhân dân, của đồng bào.
Với nhiều người cái tên Chu Hảo nghe không có ấn tượng nhưng với những ai đã biết rõ con người và bản chất thật sự của y thì thật sự quá xấu hổ. Xấu hổ thay ở đây chính là cho gia đình của ông ta, cha mẹ thân sinh họ đã hi sinh tất cả cuộc đời để cống hiến cho tổ quốc, cho chính đứa con mà họ dứt ruột đẻ ra mong sao nối nghiệp làm rạng ranh tổ tông, dòng họ. Nhưng đáp lại được gì ở ngay cái tuổi mà gần đất xa trời thì Y quay lại tự tay mình phá nát cái truyền thống đó để biến mình thành con chó săn ăn bám; chỉ biết đến đồng tiền mà làm mờ đi con mắt chối bỏ đi cái thực tại.
Có thể nói cuộc đời Chu Hảo quá thuận lợi về con đường công danh. Giữa năm tháng mà nhân dân đang khốn khổ lo từng cái ăn cái mặc hằng ngày thì Chu Hảo vẫn được gửi ra nước ngoài đi học. Sau đó Chu Hảo lại tiếp tục được cho đi học chuyên ngành Vật lý nguyên tử tại Trường Đại học Bách khoa Kiev, Liên Xô. Rồi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Pháp năm 1979. Được Nhà nước Việt Nam phong hàm giáo sư năm 1983. Giữ nhiều nhiều chức vụ quan trọng như Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia (1985), Chánh văn phòng quốc gia về phát triển công nghệ thông tin (1995), Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ kiêm Giám đốc Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc (1996), Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Pháp(1996). Đến khi nghỉ hưu năm 2005, Chu Hảo vẫn còn được tín nhiệm để giữ chức vụ Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức.
Ấy tưởng rằng qua những thời gian ông ta được ăn sung mặc sướng, học hành tử tế ở nước ngoài không phải nhìn thấy và trải qua đất nước bị chiến tranh thi ông ta phải chui rèn cho ý thức cố gắng vì người khác. Nhưng chắc có lẽ cuộc sống sa hoa, trụy lạc ở bên ngoài đã làm lu mờ đi đạo đức và nhiệm vụ của ông ta. Sự nghiệp của ông ta chẳng có gì gọi là cống hiến cho tổ quốc. Được nhà nước phong hàm giáo sư từ 1983 cho đến nay ông ta chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan đến ngành vật lý chuyên môn của mình. Thay vì làm đúng nhiệm vụ mà nhẽ ra ai trong cương vị của ông ta đều phải biết và làm; nhưng ngược lại Chu Hảo âm thầm bắt tay cấu kết, lôi kéo những cán bộ, đảng viên khác phá hoại đất nước mà mấy ai hiểu rõ được. Chắc có lẽ chúng ta đã nghe đến “Viện Nghiên cứu phát triển” (IDS). Đây là một tổ chức nghiên cứu tư nhân, sử dụng phần lớn kinh phí từ “Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc”(UNDP) và “Cơ quan của Hoa Kỳ về phát triển quốc tế” (USAID).
USAID do tổng thồng Mỹ J. F. Kennedy thành lập từ năm 1961 với mục tiêu phục vụ cuộc chiến tranh tại Việt Nam cũng như tạo bình phong hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động phá hoại, khủng bố, bạo loạn ở những quốc gia khó khuất phục như Việt Nam; bề ngoài là quản lý và phân phối nguồn viện trợ của Mỹ cho nước ngoài nhưng thực ra là cung cấp viện trợ cho các thế lực chống đối chính quyền ở những nước mà Mỹ không thân thiện núp dưới danh nghĩa viện trợ xóa bỏ đói nghèo. Về bản chất của nó, USAID là một trong các trung điểm để hợp pháp hóa nguồn kinh phí của CIA cung cấp cho các thế lực khủng bố, bạo loạn ở các khu vực quan trọng liên quan đến lợi ích của Mỹ. Năm 2007 Chu Hảo cùng Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Phước Tương, Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Quang Huy thành lập ra Viện nghiên cứu phát triển (IDS). Từ khi thành lập tổ chức này thường xuyên có nhiều hoạt động chống đối, bịa đặt, hướng lái dư luận hiểu sai về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Chúng tập chung khoét sâu vào mâu thuẫn, quan hệ Việt – Trung. Muốn hướng lái đất nước ta theo Mỹ, phương Tây để ăn bám, để sai khiến, để làm kẻ hầu người hạ hay để một lần nữa trong mắt Mỹ và phương Tây Việt Nam vẫn là Annammit như thời Pháp thuộc. Không những thế IDS còn hoạt động như một tổ chức gián điệp núp dưới danh nghĩa là “xã hội dân sự” thu thập và tiếp cận thông tin thuộc diện bí mật Nhà nước. Với những hoạt động trái với mục đích thành lập của tổ chức vi phạm nghiêm trọng buộc Thủ tướng Chính phủ buộc phải ra Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg nhằm giám sát chặt chẽ các hoạt động của IDS. Quản lý, giám sát chặt chẽ kiểm soát tất cả hoạt động của tổ chức này xem như IDS bị đóng băng. CIA và các cơ quan tình báo khác cảm thấy “Con rối IDS” hết hạn sử dụng; thì cũng quay sang làm ngơ không viện trợ, hậu thuẫn nữa cho đến 14/09/2009 IDS tuyên bố tự giải thể với lý do phản đối Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg. Không còn đường lui Chu Hảo như kẻ ăn mày tha hương không chốn dung thân, cái sĩ diện không còn trước thềm Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hảo cùng tay chân và đồng bọn yêu cầu đổi tên Nước, đổi tên Đảng đồng thời yêu cầu trả tự do cho đám lưu manh chính trị và con buôn dân chủ chuyên chống phá Nhà nước.
Khoan hãy nói đến những trò bẩn thiểu như tuyên bố Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Công an bắt tay cùng Hảo để phản đối luật an ninh mạng làm Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn phải có thư gửi Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông và báo Thanh Niên(tờ báo đã đăng tải thông tin này) để thông báo rằng Chu Hảo đã bịa. Hay tự tổ chức tọa đàm “thoát Trung về văn hóa” đã có những câu nói xúc phạm đến Vua Lý Thái Tổ Ông GS Chu Hảo đánh giá: "tượng Lý Thái Tổ ở bờ hồ mặt như ông cố đạo pháp, mà cái mũ là mũ của Tàu”. Lợi dụng chức vụ để làm sai phạm nhiều dự án, xuất bản nhiều cuốn sách có nội dung xuyên tạc bịa đặt…Đó chỉ là một số sai phạm mà trong bài viết này tôi không đào sâu.
Đối với những kẻ nhận tiền của nước ngoài để phá hoại quê hương, đất nước thì chắc các bạn đọc cũng đủ hiểu nên liệt kê vào thành phần thế nào. Một kẻ ăn bám cũng chỉ đến thế mà thôi hết DATE cũng là thứ rác rưởi bỏ đi. Cũng chẳng thể hiểu nỗi cái tâm, cái đức ông ta để đi đâu rồi; ở đây còn cả cuộc sống của ông ta của cả gia đình, dòng họ. Không biết khi ông ta làm những việc này liệu trong đầu có một chút gì đó lưỡng lự cho dù là nhỏ nhất hay không ? Tiền tài, vật chất, sức khỏe rồi dần dần cũng sẽ chẳng còn có ý nghĩa gì khi con người kết thúc một kiếp người; phải chăng đó chỉ còn là danh tiếng, danh dự để lại khi còn sống. Đó là cuộc sống của cả thế hệ của con, của cháu chắt về sau khi chúng biết về cội nguồn của mình. Đối với ông ta bây giờ không còn quay đầu được nữa, đã sai lại càng sai, xin ra khỏi Đảng nghe có vẻ gì đó sang trọng, kiêu sa lắm. Ông ta và lũ tri thức dởm hùa theo thừa hiểu những việc mà bản thân đã làm không sớm thì muộn cũng sẽ bị phanh phui ra. Cho nên đang trong lúc Đảng và Nhà nước đang hoàn thiện hồ sơ thì chúng lại tự xin, cho đỡ nhục nhã phần nào đấy cũng tạo cho cái tiếng rằng ta đây có lòng tự ái.

Tuy nhiên hầu hết qua sự kiện này đại đa số những bạn đọc vẫn chưa hiểu hết được bản chất thực sự của Chu Hảo và đám tri thức theo sau. Bởi vì cũng dễ hiểu thôi “các anh hùng dân tộc này” đều là những cây đại thụ, chí ít cũng giữ những vị trí trong Đảng và Nhà nước, có uy tín phần nào đó trong các lĩnh vực. Lâu nay quen với cái hay cái tốt đến Họ mà chưa biết đến cái bóng tối, phần chìm của tảng băng. Nhưng rồi thời gian và công lý cũng sẽ dần dần đưa chúng ta đến chân lý của sự thật. 

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

HUỲNH THỤC VY LÀ AI !
Phản động là thuật ngữ dành cho những kẻ có hành động chống đối đảng, Nhà nước, những kẻ bán nước, hại dân, phản bội dân tộc. Và Huỳnh Thục Vy là một trong những kẻ như vậy. Sinh ngày 20/11/1985 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, bố Huỳnh Thục Vy là Huỳnh Ngọc Tuấn từng bị bỏ tù 01 năm vì tội chống chính quyền. Vậy nên không quá bất ngờ khi cô ả kế tục sự nghiệp của người bố theo kiểu “cha nào con nấy”. Là bà chủ của cái gọi là “Hội Phụ nữ nhân quyền” (một tổ chức được một số nhân viên sứ quán Mỹ, phương Tây hậu thuẫn để quy tụ lực lượng đấu tranh dân chủ là nữ giới, thúc đẩy phát triển “lực lượng đối lập” vào phái nữ), cô ả là một trong những người được mệnh danh là dùng cả thanh xuân để chống đối (từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn, tham gia các khóa huấn luyện xuống đường đấu tranh lật đổ chính quyền Việt Nam kiểu bất bạo động. Huỳnh Thục Vy và gia đình đã bị chính quyền Tam Kỳ, Quảng Nam phạt hành chính trên 260 triệu đồng với hành vi làm ra, tán phát, tàng trữ tài liệu có nội dung chống chính quyền. Cô ta cũng từng bị bắt, xử lý 2 năm tù đối với tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88 – BLHS Bên cạnh đó, cô ả cũng từng thổ lộ rằng“Báo Trẻ bên Texas và báo Việt Luận bên Úc trả cho mình 50 đô cho một bài viết”, tất nhiên đó là những bài viết có nội dung tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.

Và đỉnh điểm trong chuỗi hành động chống đối của Huỳnh Thục Vy là sự việc mới đây, khi cô ả xịt sơn lê quốc kỳ, kèm theo những lời chửi bới. Đây là hành động xúc phạm quốc kỳ và hơn cả là hành động xúc phạm danh dự của một dân tộc, chỉ có những kẻ phản động mới có thể làm được điều đó, bởi đây không phải là hành động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, vì lợi ích quốc gia, dân tộc mà là hành động muốn xóa bỏ Việt Nam – cờ đỏ sao vàng trên bản đồ thế giới, xóa bỏ Đảng (Đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động). Điều 276 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 về Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Theo quy định trên, tội xúc phạm quốc kỳ, quốc huy là hành vi nhạo báng, xé, đập phá, bôi bẩn, vẽ bậy, làm ô uế, đốt quốc kỳ, quốc huy hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự quốc gia. Như vậy hành vi bẻ, xé, quấn cờ vào người đi quậy phá của anh bạn đã cấu thành tội xúc phạm quốc kỳ, quốc huy theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đối với hình phạt của hành vi này, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Trước những hành động vô học trên của Huỳnh Thục Vy, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk ra giấy triệu tập. Tuy nhiên thay vì chấp hành cô ả lại sổ ra những chất giọng xỉa xói, vu khống “Chỉ có một chính thể chuyên bóc lột và ăn cướp của người dân mới dùng tài lực để nuôi những tên du côn ăn không ngồi rỗi chuyên nhục mạ những người bất đồng chính kiến và phá rối những hoạt động online của họ. Cái post về giấy triệu tập lần 2 của mình đã bị report và remove bởi những tên du côn mạng này.”
Đối với những kẻ vô học, có tinh thần chống đối đã ngấm vào máu như Huỳnh Thục Vy thì giả sử có xử cô ta về tội xúc phạm quốc kỳ (với thời hạn giam giữ 3 năm) sẽ không giải quyết gốc rễ được vấn đề. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần đưa thêm những tình tiết tăng nặng như không chịu ăn năn hối cải, tiếp tục có những hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, từ đó mà có những hình phạt nặng hơn, nghiêm khắc hơn, đủ để răn đe những kẻ đang có dã tâm bán nước hại dân.
XÚC PHẠM QUỐC KỲ KHÔNG PHẢI LÀ TỘI THẾ CÁI GÌ MỚI LÀ TỘI
Liên quan tới phiên tòa xét xử đối tượng Huỳnh Thục Vy về tội “Xúc phạm Quốc kỳ” sắp diễn ra, mới đây trong bài trả lời phỏng vấn đài VOA tiếng Việt, ông Phil Robertson - Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của tổ chức “Theo dõi Nhân quyền thế giới” (HRW) đã cao giọng nói rằng: Thật là “nực cười” khi chính quyền Việt Nam cố tình khép cô Vy vào tội “xúc phạm lá cờ quốc gia”. Rõ ràng nhà nước Việt Nam coi trọng các biểu tượng hơn là quyền làm người của nhân dân của chính họ.
Không những vậy, ông Phil Robertson còn lên giọng rằng: “Hành vi đó không nên được coi như một tội hình sự. Chắc chắn không phải một hành động đáng bị bỏ tù. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đã phản ứng quá mức. Họ lẽ ra phải thừa nhận rằng đây là một hành vi nhằm thể hiện quan điểm chính trị, rằng Thục Vy có quyền nói lên quan điểm của mình. Cô ấy đã làm điều đó một cách ôn hòa, không làm hại ai, và chính quyền Việt Nam không nên bỏ tù cô vì hành vi đó.”
Xin thưa ông Phil Robertson, xúc phạm quốc kỳ không phải là tội, vậy theo ông thế nào mới là tội? Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có Quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam và là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng. 

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Ở đó, nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự chiến đấu và chiến thắng. Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho linh hồn dân tộc, năm cánh sao vàng tượng trưng cho các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng, là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.
Biểu tượng, niềm tự hào của một quốc gia bị xúc phạm mà không phải là tội thế khi nào mới là tội? Ông không hiểu hay cố tình không hiểu. Huỳnh Thục Vy không chỉ xúc phạm Quốc kỳ mà cô ta còn xúc phạm đến cả dân tộc này, đến những người đã hy sinh máu xương của mình vì nền độc lập tự do và thống nhất của đất nước. Không những không ăn năn hối cải về hành vi của mình mà Huỳnh Thục Vy còn hỗn láo nói rằng: 

“Đối với nhiều người thì việc đụng chạm đến cờ đỏ là việc chi khá nhạy cảm và là việc hơi thiếu sáng suốt, dại dột, nhưng đối với tôi thì cờ đỏ, “cờ máu” là biểu tượng của sự đàn áp, độc tài, độc đoán, phi dân chủ, phản dân quyền của chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam”.
Một kẻ khốn nạn, ăn cháo đá bát như Huỳnh Thục Vy thế mà ông lại lớn tiếng bảo vệ? Ông không hiểu hay cố tình tỏ ra không hiểu?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, khách thể của tội “Xúc phạm Quốc kỳ” là biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc. Khách quan của tội phạm này thể hiện ở chỗ viết, vẽ những nội dung không lành mạnh, có tính sỉ nhục hoặc xé rách, đâm thủng, giẫm đạp, vò nát cờ Tổ quốc hay có hành vi có tính chất nhạo báng, phá hỏng Quốc kỳ hoặc bằng những thủ đoạn khác làm biến dạng Quốc kỳ.
Nguồn: Trung đoàn 47

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

TIN AI ! THEO AI ! HAY CHÍNH BẢN THÂN CHÚNG TA. TRUNG TƯỚNG: NGUYỄN QUỐC THƯỚC

   "Nếu chúng ta để người Trung Quốc tin rằng Việt Nam theo Mỹ, theo Nhật để bao vây, kiềm chế Trung Quốc như một số học giả của họ vẫn tuyên truyền, thì đừng nói Trường Sa của ta khó giữ, mà nguy cơ những ngón đòn tấn công có thể đổ ngay lên đầu chúng ta bất cứ lúc nào từ biên giới phía Bắc. Một khi để rơi vào thế đối đầu, Trung Quốc có nhiều con bài để chơi, dù bên nào thắng thì cả hai cũng sứt đầu mẻ trán.
   Với Hoa Kỳ, nếu chúng ta không cho họ thấy rõ thiện chí hợp tác bảo vệ hòa bình và luật pháp, công lý quốc tế mà một số quan điểm trong giới chính trị Hoa Kỳ vẫn nghĩ Việt Nam "lệ thuộc" Trung Quốc thì khó có thể tận dụng được vị thế, quan điểm, lập trường và sự ủng hộ của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
   Việt Nam ta còn yếu về kinh tế, còn yếu về thực lực nhưng lại nằm giữa trung tâm mặt trận cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị gay gắt giữa hai siêu cường ở Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ứng xử không khéo, chúng ta sẽ tự đẩy mình vào bi kịch.
   Bởi vậy, muốn không rơi vào thảm cảnh của Lybia, Iraq, Afghanistan hay Syria hiện nay, mỗi người dân Việt Nam nên nhớ nằm lòng: Tự lực tự cường, độc lập tự chủ, sẵn sàng làm bạn với các nước yêu chuộng hòa bình và công lý, nỗ lực hết sức mình với thiện chí cao nhất để bảo vệ hòa bình và công lý mới là lựa chọn cho hiện tại và tương lai
   Trung tướng: Nguyễn Quốc Thước nhận định ( Báo điện tử Giáo dục Việt Nam )
Trung tướng: Nguyễn Quốc Thước
 NGƯỜI LÍNH SỐNG SÓT GIỮA VÒNG VÂY POLPOT

  Đó là buổi sáng bi hùng ngày 29-11-1986. Đêm trước trận đánh đẫm máu này, trung đoàn 4 ,sư đoàn 5 của người lính Huỳnh Văn Châu đang ở mặt trận Battamboong được lệnh hành quân qua Siem Riệp hỗ trợ cho sư đoàn 302 đang bao vây quân Polpot.
   Chiến sĩ Châu ở đại đội 13, tiểu đoàn 3 cơ động khẩn cấp ,đến tối 28 thì đến sông Loong Veng. 4h50 sáng 29, đại đội được lệnh bí mật qua sông.toàn bộ quân số đại đội có 52 người, gồm cả sĩ quan tiểu đoàn phó xuống chỉ đạo hành quân trực tiếp.
   Mới tờ mờ sáng, chiến sĩ bọc hậu cuối cùng đã qua được bờ bên kia.Trung đội 8 với 12 lính được lệnh ém quân chốt giữ bờ sông để không cho quân khmer đỏ cài mìn trên đường di chuyển của đơn vị. 40 anh em còn lại của hai trung đội 7 và 9 tiếp tục hành quân áp sát trận địa.
   Cựu binh Châu kể: Chúng tôi vượt qua rặng tre gần bờ sông,đi tiếp khoảng 500m thì tiến vào cánh đồng lúa bỏ hoang.Địa hình bằng phẳng ,trống trải tầm quan sát rõ ràng.
Nhìn thấy bóng lính khmer Đỏ nhấp nhô ở phía trước,đơn vị được lệnh dừng lại,dàn quân dọc theo một bờ ruộng ngắn lúp xúp cao chưa tới đầu gối. Chúng tôi dàn quân hình cánh cung theo thế chặn đường rút lui của kẻ thù"-Chiến sĩ Châu nhớ lại.
   Ngoài tiểu liên AK, đơn vị chỉ có hỏa lực là một khẩu cối 60 mm và một khẩu đại liên. ông Châu lúc ấy là xạ thủ đại liên do sức khỏe tốt và đã trải qua thực tế mấy trận đánh lớn dù mới sang chiến trường Campuchia từ giữa tháng 6-1986.
Ngược lại, phía pol pot trận này áp đảo hẳn về hỏa lực B40, B41 và B 10 cỡ nòng 82 li do Trung quốc viện trợ có sức công phá tương tự như DKZ của Việt Nam.
   Ông Châu kể không hiểu Trung Quốc viện trợ vũ khí cho Pol pot nhiều đến mức nào mà có những trận ,kẻ thù dùng hỏa lực loại này còn nhiều hơn cả súng tiểu liên AK và gây thương vong nặng cho quân ta.
   Trên trận địa, Khme đỏ đã bị bộ đội Việt Nam bao vây các hướng dù lực lượng của chúng tương đương cấp sư đoàn. Sở dĩ đại đội 13 chỉ có 40 tay súng án ngữ chỗ này vì đây là khu vực trống trải. Mọi người không nghĩ kẻ thù sẽ dám mở đường máu ở hướng bằng phẳng này.
   Mặt trời vừa lên, chúng tôi thấy vài bóng lính Pol pot nhưng sau cứ đông dần, đông dần phải đến vài trăm quân,đông gấp nhiều lần quân ta. Chúng đủ lực lượng chia ra hai phía rồi bọc hậu phía sau,thành thế bao vây lại quân ta. Mọi người đều bất ngờ vì cuộc hành quân bao vây địch lại bị địch bao vây lại do quân số quá chênh lệch.
   Pol pot quyết tâm mở đường máu hướng này do biết quân Việt Nam quá ít ỏi.
   Chỉ vài phút quân địch đã tràn ngập, Châu siết cò khẩu đại liên nhưng viên đạn bị lép khiến súng bị kẹt. Xạ thủ dự bị tên Huy nhào lên, phụ tháo viên đạn lép thì lập tức tiếng B40, B41 ,B10 từ phía địch bắn qua vang rền. Bờ ruộng nhỏ giữa đồng nhanh chóng bị hỏa lực địch cày nát.xạ thủ Huy vừa bị trúng đạn AK vừa bị mảnh B40 găm khắp người,Huy vẫn ôm súng . Châu cũng bị nhiều mảnh đạn,máu chảy loang người nhưng Châu vẫn cố gắng di chuyển.
   Châu kéo khẩu đại liên ra nơi khác để bắn tiếp,bởi vị trí cũ đã bị Khme đỏ phát hiện.
   Chỉ sau ít phút,trận địa 40 người của đại đội 13 đã bị các loại đạn chống tăng của địch cày nát.nhiều người hy sinh ngay tại chỗ,số bị thương cố bắn trả rồi kiệt sức dần.
   Ở vị trí chỉ huy,chiến sĩ thông tin Đỗ Hồng Hà đeo máy PRC 25 cùng tiểu đoàn phó Phan Duy Thành, đại đội trưởng Đức Thụ cố gắng gọi sang tiểu đoàn 1 xin chi viện nhưng chưa dứt lời thì bị trúng đạn B40 tất cả đều hi sinh.
   Đơn bị bạn gần đó cũng không chi viện pháo binh được vì không xác định chính xác tọa độ sợ bắn vào anh em mình..
Nhớ lại trận này, ông Châu xúc động:" 40 anh em cùng lên tuyến đầu nhưng chỉ mình tôi sống sót. 39 người kia phải nằm lại .lý do không chỉ vì quân Polpot đông gấp nhiều lần mà vì kẻ thù hầu như chỉ sử dụng súng chống tăng để tấn công. Vài chục quả đạn chống tăng bắn thẳng vào trận địa ta chỉ có 40 người.
   Trong lúc bị thương nặng gục xuống ,Châu thấy bọn khmer đỏ tiến đến dùng súng AK bắn thẳng vào đầu từng người lính Việt Nam dù đang bị thương hay đã chết. Đến giờ ông vẫn không hiểu điều kỳ diệu nào khiến kẻ thù "bỏ sót" Châu dù ông vẫn đang nằm tại trận địa..
   Trời sụp tối,Châu tỉnh lại và dò đường tìm về đơn vị. Ngày hôm sau dù thương tích vẫn còn trên người nhưng ông vẫn tình nguyện dẫn anh em đi tìm xác đồng đội.39 thi thể quân Việt Nam bị bọn Polpot chất đống,gài mìn bên dưới,nhưng đoàn đi tìm đã có kinh nghiệm với kiểu bẫy xác man rợ này.không ai cầm được nước mắt.
   Trận địa như một cánh đồng bị cày xới sau mưa đạn súng chống tăng.Máu các chiến sĩ ngập đỏ khắp nơi.Không liệt sĩ nào nhận dạng được gương mặt vì các phát súng bắn bồi của kẻ thù.
   Sau trận đánh này ,sư đoàn xuống tận bệnh xá thăm hỏi thương binh Huỳnh Văn Châu người lính sống sót duy nhất là nguyện vọng của Châu như thế nào muốn rời khỏi đơn vị tác chiến hay giải ngũ vì Châu xứng đáng được hưởng điều đó. Nhưng Châu đã xin ở lại tiếp tục chiến đấu. Châu nói rằng đồng đội hy sinh như thế chẳng lẽ ông lại bỏ về?
Sau ngày đẫm máu đó và khi vết thương đã lành, Châu được đề bạt làm khẩu đội trưởng cối 82, tái lập lại đơn vị chiến đấu cũ.
   Ông đã chiến đấu đến ngày quân đội Việt Nam rút quân về nước .giờ đây khi nhắc lại cuộc chiến ko thể nào quên này,cựu binh Châu nói rằng:" Đến giờ,nhiều đêm tôi vẫn mơ thấy tiếng đồng đội gọi nhau và hình ảnh hy sinh đẫm máu của họ".
   Chia sẻ bài viết này lên đây, Page chỉ mong mọi người hiểu được sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam ngã xuống vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, nhất là người lính đã từng tham chiến bên chiến trường K trong những năm tháng không thể nào quên và như một nén hương lòng dâng lên dâng lên cá anh để bày tỏ sự tiếc thương và cảm phục những đã khuất!
   
Nguồn: Gà báo thức