Thứ Hai, 7 tháng 8, 2023

CÓ PHẢI NHÂN QUYỀN LÀ TRÊN HẾT?
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền, để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; chúng ra các “thông cáo”, “nghị quyết”, “báo cáo”, “bản điều trần”, “thư ngỏ”… xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, đàn áp tôn giáo, đàn áp những người “bất đồng chính kiến”; gây sức ép về chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm thực hiện mục tiêu “chuyển hóa dân chủ” đối với Việt Nam. Chúng coi đây là một trong những đòn “đột phá khẩu” để tấn công hòng phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu, tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đáng chú ý, hai tổ chức “Liên đoàn quốc tế nhân quyền” (FIDH) và “Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam” (VCHR) đã soạn thảo và gửi lên “Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc” cái gọi là “bản điều trần” về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, trong đó chúng cho rằng “quyền con người là trên hết”, nhưng Việt Nam đã không thực hiện các cam kết bảo vệ nhân quyền mà thậm chí đã tăng cường đàn áp những người hoạt động nhân quyền “một cách trắng trợn”.


Vậy, có phải nhân quyền là trên hết ?

Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Có thể khái quát, quyền con người là các quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.

Một đặc trưng quan trọng của nhân quyền đó là: Nhân quyền mang tính phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử, văn hóa, quốc gia, dân tộc, tôn giáo… là bản chất của quyền con người. Nhân quyền còn mang tính không thể chuyển nhượng, vì nó thuộc sở hữu vốn có của con người; không phải là sự ban phát hay tùy tiện tước đoạt. Mọi giới hạn, hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân đều phải do pháp luật quy định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng của cộng đồng hay của cá nhân khác…

Quyền con người không phải là một khái niệm tuyệt đối và trong một số trường hợp cần phải được hạn chế nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), một số quyền có thể bị giới hạn vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức xã hội, quyền và tự do của người khác ngay cả quyền được sống, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền lập hội…

Ở Việt Nam, trên cơ sở các Công ước quốc tế về quyền con người và những yêu cầu thực tiễn Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Khoản 2, Điều 14 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng”.

Qua đây cho thấy: Quyền con người là quyền tự nhiên của con người, không phải sự ban phát của bất kỳ một lực lượng, tổ chức, cá nhân nào và cũng không thể tùy tiện bị tước đoạt. Nhưng, quyền con người, ngay cả quyền sống, quyền tự do đi lại, quyền cư trú, quyền tự do lập hội… cũng đều bị hạn chế bởi pháp luật của một quốc gia cụ thể dựa trên những nguyên tắc, thực tiễn quốc gia đó về việc bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ người khác và cộng đồng.

Vì vậy, luận điệu cho rằng: “Nhân quyền là trên hết” chỉ là sự ngụy biện, đánh tráo khái niệm của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị rêu rao nhằm đạt được mưu đồ, thủ đoạn chống phá của chúng. Chúng ta, những công dân chân chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cần nhận thức rõ vấn đề này và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch để bảo vệ quyền con người, quyền công dân mà chúng ta đang thụ hưởng trên cơ sở hiểu biết và thực thi theo đúng hiến pháp, pháp luật./.

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

 KHÓC NHƯ CHA CHẾT VỚI IDOL
À! Giới trẻ Việt bây giờ hay lắm, Idol ngoại đến rồi đi mà khóc như cha chết, ông bố thì trước khi chết cũng góp được 9 củ mua vé cho con đi xem idol blackpink. Cmnc, gặp phải mình chắc cho cái bạt tai cho nó tỉnh, văn hóa của mình thì sơ sài, mục ruỗng, trong khi sính Tây, cuồng ngoại, thứ văn hóa vô học.



Những năm qua giới trẻ "bỏ bê" giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Có thể thấy rõ ràng sự thay đổi trong thói quen phong tục tập quán và thậm chí là ngôn ngữ văn hóa truyền thống. Trong khi một số giá trị truyền thống của Việt Nam vẫn được truyền tải và kế thừa qua các hoạt động nhưng nó đến với lớp trẻ mờ nhạt, tầm thường.

Giới trẻ cần nhận thức về giá trị của văn hóa truyền thống và cách thức chúng có thể thúc đẩy tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc. Đồng thời, cần khai thác triệt để những điểm tích cực từ văn hóa nước ngoài để bổ sung và phát triển, thay vì mất đi bản sắc riêng.

Việc giới trẻ Việt Nam hướng tới văn hóa nước ngoài không thể tránh khỏi, nhưng cần được thực hiện một cách cân nhắc và hợp lý. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và ảnh hưởng mới có thể tạo nên một tương lai văn hóa phong phú và đa dạng hơn cho đất nước thay vì sự mù quáng, cuồng tín.

<Niềm Tin>
 TƯỚC DANH HIỆU HOA HẬU
"Tước" nghĩa là lấy đi, dành lại, giật, xé...đại khái là một động từ mạnh, có phần quyết liệt, thậm chí phũ phàng ( tước quân tịch, tước quyền công dân, tước vũ khí...) Vì vậy việc tước danh hiệu là rất nặng.



Khi nghe tin người ta sắp tước danh hiệu hoa hậu của Ý Nhi, cá nhân tôi có một vài suy nghĩ như này:

- Ai (tổ chức) "phong" thì mới có quyền "tước". Nếu sở văn hóa hay bộ văn hóa không công nhân danh hiệu trước hết phải " tước" tư cách của kẻ "phong", có nghĩa là phải kỉ luật, không công nhận ban tổ chức cuộc thi - kẻ đã tạo tác, nhào nặn, chạy chót, lo lót, tung hô nên cái danh hiệu đó.

- Những sai sót mà huê hậu Y Nhí mắc phải chỉ nằm ở trình độ nhận thức chứ chưa phải là vi phạm thuần phong mĩ tục hay vi phạm đạo đức nghiêm trọng ( chỉ làm cho người ta tức cười, hay xót xa tí mà thôi).

- Làm như vậy " người lớn" chỉ xấu hổ thêm, vả lại đây là hậu quả mà chúng ta đều phải chịu trách nhiệm ( gia đình, nhà trường, ngành văn hóa...). Mỗi chúng ta nên chịu khó " ngậm Bồ hòn" một tí theo kiểu " con dại cái mang" để có trách nhiệm.

Từ đó có đề xuất rằng:

- Kể từ đây các cuộc thi Hoa hậu phải được kiểm duyệt khắt khe ( không phải thi chọi gà hay thi chim hót đâu mà ai cũng tổ chức được)

- Khi kết thúc cuộc thi ban tổ chức chỉ có thẩm quyền cấp "chứng chỉ qua lớp đào tạo huê hậu" ( tạm gọi tên là "Huê tiền") chứ không được phép phong tặng danh hiệu. Vương miện sẽ được trao khi ả " Huê tiền' đó trải qua một thời gian hoạt động xã hội, đủ các điều kiện để khẳng định giá trị, và chỉ có bộ văn hóa mới có quyền phong danh hiệu.

- Các huê hậu có quyền " lưu ban" để có cơ hội khắc phục, sửa chữa.

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

 HOA HẬU ĐẸP NGƯỜI NHƯNG TRI THỨC KHÔNG ĐẸP...
Trước giờ nhiều người bảo giờ có nhiều hoa hậu não ngắn mình không tin, nay thì mình thực sự tin rồi. Tin vì sao? Phát ngôn của mỗi người thể hiện não bộ của họ ra sao. Việc Á Hậu Thảo Nhi bình luận về phim chứa đường lưỡi bò như dưới đủ để hiểu về nhận thức của hoa hậu.


Hoa hậu không chỉ nên là biểu tượng vẻ đẹp, mà còn là người có trách nhiệm và tầm nhìn cho cộng đồng, thế nhưng Thảo Nhi bỏ qua cộng đồng vì thiếu kiến thức. Không thể dựa vào ngoại hình mà bỏ qua tri thức và kỹ năng của một cá nhân. Để tôn vinh sự đa dạng và sự thông minh của phụ nữ, cuộc thi hoa hậu cần phải đánh giá một cách toàn diện và cân nhắc những phần thi kiểm tra trí tuệ, kỹ năng giao tiếp, và tầm nhìn.
Tôi nghĩ rằng, sau phát ngôn này của Thảo Nhi, cuộc thi hoa hậu cần thay đổi và tiến bộ hơn để đáp ứng đúng yêu cầu của thời đại. Hoa hậu không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp ngoài da, mà còn là tinh thần, trí tuệ và ý thức xã hội. Chỉ khi hoa hậu được trau dồi tri thức và kiến thức, họ mới thực sự trở thành những người có ảnh hưởng tích cực trong xã hội và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho cộng đồng và toàn cầu.

<Niềm Tin>
 NHÀ BÁO LONG TRẦN HAY NHÀ BÁO MỒM LÔNG?
Nhà báo Long Trần có bài viết chê bai đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và có lời khiếm nhã với ông Mai Đức Chung (Huấn luyện viên của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam). Long Trần cho đánh giá năng lực của đội tuyển bóng đá nữ và cho rằng ông #MaiĐứcChung ăn hên chứ tài năng bình thường.


Trong khi ông Mai Đức Chung dẫn dắt đội tuyển nữ Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và đỉnh cao nhất của ông Chung là đưa đội tuyển nữ Việt Nam tham gia #worldcup nữ toàn cầu. Ngay sau lời chê bai của Long Trần các cầu thủ nữ, cũng như cộng đồng mạng đã lên tiếng bảo vệ ông Mai Đức Chung và phản pháo gay gắt nhà báo mồm lông.

Việc nhà báo Long Trần chê bai một đội tuyển bóng đá nữ, HLV Mai Đức Chung đang cố gắng hết mình để đạt được những thành công của bóng đá nước nhà là vi phạm nguyên tắc cơ bản của báo chí. Nhà báo không chỉ là người truyền tải thông tin mà còn có trách nhiệm xây dựng hình ảnh tích cực về các tập thể, đặc biệt là trong mảng thể thao. Sự khinh bỉ và phê phán không xây dựng sẽ chỉ gây thêm áp lực và trở ngại cho các vận động viên.

Việc đổ lỗi và chỉ trích huấn luyện viên Mai Đức Chung một cách không khoa học và thiếu căn cơ là việc làm không đáng cho một nhà báo có uy tín. Mọi người đều biết rằng quá trình huấn luyện và quản lý đội tuyển không hề dễ dàng, và việc đổ trách nhiệm lên một cá nhân là không công bằng.

Nhà báo Long Trần nên nhớ rằng việc viết bài và thể hiện quan điểm cần phải dựa trên sự tôn trọng và tầm nhìn rộng hơn. Sự thành công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam không chỉ đo lường bằng những chiến thắng trên sân cỏ, mà còn bằng sự đoàn kết, nỗ lực và tinh thần thể thao không ngừng nghỉ của toàn đội.

Hy vọng những nhà báo sẽ đặt lợi ích quốc gia và hình ảnh của các đội tuyển lên hàng đầu, và tránh những bình luận thiếu thiện chí và tôn trọng. Chỉ khi cùng nhau xây dựng và ủng hộ, chúng ta mới có thể thấy được sự phát triển bền vững của thể thao Việt Nam trên trường quốc tế.


<Quê Choa>

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2023

 Ý THỨC NHƯ CÁI CỦ......
"Ý thức như cái củ khoai” là có thật các bác ạ. Thế nên đừng bảo vì sao mãi không tiến bộ, vì cơ bản dân mình kiểu tư tưởng nhỏ mọn, ích kỷ, đàn bà... chỉ biết kéo xuống, chẳng bao giờ biết xây dựng đi lên cho tiến bộ.


Blackpink cái mả gì mà ý thức không bằng con ruồi. Tối vừa xong sự kiện thì sáng mai phải dùng conterner dọn rác mới xuể, cô lao công gồng mình dọn rác cho giới thượng lưu với giá vé 9tr/ lượt. Vì chúng nó nghĩ rằng có tiền mua vé nên xả thế nào cũng được. Trong khi đó, suốt ngày ra rả môi trường này nọ. Ý thức thế thì có hơn con ruồi tí nào đâu? Vậy nên, hãy mở mắt ra nhìn đất nước Hàn vì sao người ta phát triển mà mình vẫn chậm, vì mình bao giờ cũng dìm, kéo nhau đi xuống, ý thức thì tồi tệ, tham lam nhưng chẳng muốn làm, đến nỗi rác cũng không có ý thức mà cho vào sọt.

Xã hội muốn tiến bộ, đi lên, mà ý thức như cái củ khoai thì khó lắm. Tốt hơn hết, cứ mỗi người làm tốt việc của mình cho xã hội đi lên đi, nhìn người ta tiến bộ mình nên biết ngại, đừng kéo nhau đi xuống mãi.

<Niềm Tin>
 NỰC CƯỜI CHO CHIÊU TRÒ YÊU CẦU "TRẢ LẠI TÒA KHÂM SỨ SỐ 2 NHÀ CHUNG” ĐỂ TOÀ THÁNH LÀM VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN?
Vừa qua, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Tòa thánh Vatican, căn cứ kết quả Cuộc họp vòng X Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican (31/3/2023), với mong muốn chung thúc đẩy quan hệ, hai bên chính thức thông báo về việc Chính phủ Việt Nam và Tòa thánh đã thông qua “Thỏa thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam". Chủ tịch nước cũng đã nhấn mạnh về việc Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ Tòa thánh sớm hoàn thành thủ tục cần thiết để mở Văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Hà Nội cũng như hỗ trợ hoạt động của đại diện thường trú tại Việt Nam. Đây là sự kiện được những người Công giáo ở Việt Nam, với trên 7 triệu tín đồ mong chờ thời gian qua và sự kiện này cũng là minh chứng cho thấy Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước, riêng với Vatican thể hiện chính sách cởi mở tôn trọng tự do tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.



Vậy nhưng, đáng lên án thay, lợi dụng việc quan hệ giữa Việt Nam và Vatican đang ngày càng có những bước phát triển, đặc biệt là việc mở Văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Hà Nội, một số linh mục chống đối, thiếu thiện chí như Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đinh Hữu Thoại, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam… liên tục đăng tải, chia sẻ các bài viết cho rằng chính quyền Việt Nam cần phải trả lại Toà Khâm sứ số 42, Nhà Chung, Hà Nội để Toà thánh làm Văn phòng Đại diện. Cùng với đó, nhiều bài viết còn lợi dụng sự kiện trên để “tát nước theo mưa” nhằm xuyên tạc về vụ việc liên quan đến 42 Nhà Chung cách đây 15 năm, kích động giáo dân chống đối chính quyền, gây rối trật tự.

Cần phải tiếp tục nhấn mạnh rằng, cũng như những chiêu trò chống phá trước đây, những luận điệu phi lý của các vị chức sắc Công giáo khi cho rằng chính quyền Việt Nam cần phải trả lại Toà Khâm sứ số 42, Nhà Chung, Hà Nội cho cộng đoàn Người Công giáo và nay là để làm Văn phòng Đại diện. Họ đã quá ảo tưởng về cái “quyền năng” mà họ tưởng rằng họ có thể đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc.

Nên nhớ rằng, việc Việt Nam và Vatican thông qua “Thỏa thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam” cũng đồng nghĩa với việc Đại diện thường trú Tòa thánh sẽ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong Quy chế; hỗ trợ cộng đồng Công giáo Việt Nam hoạt động trên tinh thần tôn trọng pháp luật và Giáo huấn của Giáo hội, thực hiện đường hướng “Đồng hành cùng dân tộc”, “Giáo dân tốt và công dân tốt”... Còn lẽ dĩ nhiên với những kẻ có các hành vi, hoạt động trái ngược lại với quy định của pháp luật, trái với Giáo huấn của Giáo hội hay đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam thì cần phải xử lý nghiêm minh, cho dù kẻ đó khoác trên mình vỏ bọc là linh mục Công giáo.

<Tống Giang>
 TẠI SAO HÀN QUỐC PHÁT TRIỂN RỰC RỠ?
Bài:Tony buổi sáng

Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc, và sự thật đã đến với họ trong đó có Việt Nam.


Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.

Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, và để dành thời gian và công sức lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm sau, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó mặc dù dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào, chỉ biết rằng trên tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.

Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động tại đây, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, mà người xếp hàng “xin việc” lúc bấy giờ lại là người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi “cho việc” người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.

Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Ngay lập tức người Hàn tuyển chọn ra 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ… 4 năm sau tốt nghiệp, (năm 1992), những bộ phim đầu tay như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng,…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet đã chinh phục được hàng triệu con tim.

Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Vào năm 1988, ngoài 2.000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh thì cũng có ngần ấy người được cử sang Milan và Paris để học thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán được. Có những năm mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.

Ngoài ra, người Hàn cũng cử những sinh viên giỏi toán nhất nước theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời và họ tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hộ không hề chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu có.

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù vào thập niên bảy mươi sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Nhưng nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy rồi nhắn mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.