Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

CHIÊU TUYỆT ỈA CỦA VIỆT TÂN

    Cơm nước tao mượn chúng mày ăn à, tuyệt bao lần mà có thằng loăng quăng nào đứt dái đâu. Trò hề !

    Việt Tân đang kêu gào rằng hai nhà “dân chủ” Nguyễn Ngọc Ánh và Nguyễn Văn Đức Độ lại “tuyệt thực” trong trại giam để “phản đối giám thị trại.

    Chả hiểu cái bài tuyệt thực này được cánh “dân chủ” diễn đến bao giờ nữa.
    Ở ngoài thì bấp chấp pháp luật, vào trại cải tạo thì đòi hỏi chính sách muốn được như “ông hoàng đi nghỉ dưỡng”, không đáp ứng được thì giở bài “tuyệt thực”



    Các nhà “rận chủ” biết mấy anh Công an ở xứ “vi phạm nhân quyền” sợ nhất là phạm nhân chết nên cứ bám vào điểm này để làm càn.

    Ấy là nói thế thôi chứ chắc gì đã có tuyệt thực, tin cái mồm của Việt Tân thì bán thóc giống mà ăn!

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

BẠCH MAI - KHI ĐỒNG TIỀN LÀM MỜI MẮT LÃNH ĐẠO CON

    Ông Nguyễn Quốc Anh, nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cùng nguyên phó giám đốc, nguyên kế toán trưởng của bệnh viện bị bắt tạm giam vì liên quan vụ án nâng khống giá thiết bị y tế “ăn dày trên lưng bệnh nhân”.

    Ngày 25-9, theo nguồn tin riêng, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quốc Anh, nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, để điều tra về hành vi "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    Đồng thời, cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Hiền, nguyên phó giám đốc bệnh viện và bà Trịnh Thị Thuận, nguyên kế toán trưởng. Hai người này bị điều tra cùng về tội danh trên.



    Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh này.

    Hiện tại cơ quan điều tra, với sự giám sát của viện kiểm sát, đang tiến hành khám xét nhà riêng của ông Quốc Anh và ông Hiền.

    Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình C03 mở rộng điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty cổ phần công nghệ y tế BMS (Công ty BMS) và các đơn vị có liên quan.

    Ông Quốc Anh và ông Ngọc Hiền là lãnh đạo bệnh viện thời điểm Công ty BMS và Bệnh viện Bạch Mai thực hiện liên doanh liên kết đưa nhiều thiết bị máy móc vào sử dụng điều trị cho bệnh nhân theo chủ trương xã hội hóa.

    Kết quả điều tra bước đầu xác định có một số cá nhân tại Công ty BMS có hệ thống robot được nhập khẩu có giá trị 7,4 tỉ đồng (gồm VAT).

Tuy nhiên, các bị can câu kết nâng khống lên 39 tỉ đồng, hợp thức bằng chứng thư thẩm định giá không có giá trị pháp lý.

    Giá hệ thống robot là 7,4 tỉ đồng, chi phí khấu hao máy cho mỗi ca bệnh là 4 triệu đồng, nhưng với giá được khai thì người bệnh phải chi trả 23 triệu đồng/ca, chênh lệch 18 triệu đồng. Từ năm 2017 - 2019 có hơn 500 ca bệnh sử dụng thiết bị này, số tiền chênh lệch hưởng lợi chiếm đoạt của người bệnh là 10 tỉ đồng.

    Trước đó, C03 đã ra các quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Đức Tuấn - chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc Công ty BMS và Ngô Thị Thu Huyền - phó giám đốc.

Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, cho tại ngoại cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Lê Hoàng - thẩm định viên Công ty cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (Công ty VFS). Các bị can này đều bị khởi tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo: Tuổi trẻ

CHUYỆN CÁI BAO

@ChienNGuyen

    Nếu đang hành sự mà bạn nghe thấy người yêu nói câu này thì xin gửi tới đôi bạn trẻ lời chia buồn sâu sắc nhất. Có thể con kiu vẫn là của bạn nhưng hương vị lại là của một ông nào đó ở Bình Dương.
Vì vừa qua cơ quan công an đã đập được một đường dây lớn, chuyên thu gom BCS đã qua sử dụng về rửa lại, phơi khô rồi đóng gói cho đi tiếp. Số lượng tang vật lên tới hơn 300.000 chiếc đồng nghĩa với việc nếu bạn đủ sức khỏe và có được số sản vật trên thì huỵch hơn 1000 năm mới hết.

    Vụ án gây xôn xao dư luận đặc biệt trong những group phòng the khi nhiều chị em tâm sự về chuyện người yêu tự nhiên lại có mùi giống người yêu cũ. Tôi không muốn nói sâu về việc này bởi các ông thử nghĩ xem, đi đôi tất chân của thằng khác mình đã thấy ghê thì việc đi chung tất chym nó sẽ thế nào

Chỉ tại mấy đứa tái chế bao này mà giờ em đã không còn là của riêng anh nữa!!!


    Khó có thể tin được 324.000 bao cao su đã qua sử dụng, tương đương 360kg đã bị đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT Bình Dương thu giữ

    Tại thời điểm kiểm tra, Phạm Thị Thanh Ngọc, sinh năm 1987 tại Nghệ An, thường trú tại khu nhà trọ ở địa chỉ Tổ 4, Đường DX12, khu phố Hóa Nhựt, phường Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương khai nhận: “Trung bình 1 tháng 1 lần tôi nhận bao cao su đã qua sử dụng từ một người để về súc rửa, phơi khô, phân loại và dùng dương vật giả để vuốt lại, tạo hình như mới và giao hàng đã gia công cùng ngày với hàng tiếp tục nhận gia công”.

ĐỒNG TÂM - CÓ KẺ CHƯA THẤY QUAN TÀI CHƯA ĐỔ LỆ !!


Những kẻ hưởng án treo. Hưởng sự khoan hồng của luật pháp đã ko biết ăn năn hối cãi còn cố tình nhen nhóm ý định đi theo con đường của bọn chống phá đất nước


Giả sử con lợn này có người nhà là các chiến sĩ hi sinh thì con lợn này còn sủa bậy nữa không ?


Chưa đi tù là may mắn lắm rồi. Kẻ đang chịu án treo phải chịu sự giám sát của địa phương. Đi đâu phải báo cáo xin giấy là đúng. Chứ ko phải muốn đi đâu là đi muốn làm gì là làm.

Em nguyệt


 SỰ THẬT CHỈ CÓ MỘT!
Chẳng phải ngẫu nhiên mà bộ sách 15 tập "Lịch Sử Việt Nam" và bộ phim tài liệu "The Vietnam War" lại ra mắt gần như cùng thời điểm. Một điểm chung đó là cả 2 thứ trên đều cố gắng "rửa mặt" cho những kẻ xâm lược từ bên kia bán cầu và lũ tay sai bù nhìn của chúng - Hoa Kỳ và đám Ngụy Sài Gòn. Trong khi bộ sách "lật sử" kia cố vin vào cái lý do "hòa giải, hòa hợp dân tộc" để biện minh cho việc xóa bỏ đi bản chất Ngụy của chế độ Sài Gòn trước 1975 thì bộ phim "The Vietnam War" lại cố tình hướng lái dư luận cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc NỘI CHIẾN. Mục đích cuối cùng của cả 2 thứ được gọi là "tư liệu" trên không gì khác nhằm PHỦ ĐỊNH thành quả của kháng chiến chống Mỹ và biến cuộc kháng chiến vĩ đại này thành một cuộc chiến tranh PHI NGHĨA; biến những người anh hùng giải phóng thành những kẻ XÂM LƯỢC...

NHƯNG SỰ THẬT CHỈ CÓ MỘT.

Những tấm thẻ bài được trưng bày trong bảo tàng chiến tranh Việt Nam ở Mỹ - chúng không biết nói dối. Và tất nhiên, chúng chưa phải là đủ so với tổng số lính Mỹ đã tham chiến ở Việt Nam.

Trong khi tổng số binh lính của phía miền Nam là khoảng 1.300.000 (năm 1968) thì chỉ có khoảng 600.000 binh lính của Quân lực VNCH, còn lại là của Mỹ (khoảng 542.000) và đồng minh (Hàn Quốc: khoảng 51.000; Úc: khoảng gần 8.000; Thái Lan: 5.900; Philippine: khoảng 2000)...

NỘI CHIẾN Ư? CÓ CUỘC NỘI CHIẾN NÀO MÀ SỐ LƯỢNG BINH LÍNH NƯỚC NGOÀI LẠI NHIỀU HƠN CẢ BINH LÍNH CỦA BÊN THAM CHIẾN TRONG NƯỚC NHƯ VẬY?

Cụ Chí - Cụ Cam

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

VIỆN HÀN LÂM - KHÔNG PHẢI CỨ LÀ TIẾN SĨ THÍCH NÓI GÌ THÌ NÓI

    Trách nhiệm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong quản lý cán bộ.

    Trích nguyên văn lời TS Mai Thanh Sơn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong bài: "Vụ xử Đồng Tâm: Bình luận thêm của báo tiếng Anh và người ở Việt Nam" đăng trên BBC tiếng Việt:

"Vụ Đồng Tâm theo tôi là thông điệp sắt máu mà nhà cầm quyền Việt Nam muốn gửi đến những người đang mong mỏi có sự thay đổi trong quan điểm về sở hữu đất đai.

Vụ Thủ Thiêm đẩy chừng hai vạn người vào cảnh khốn đốn, nhưng những kẻ sai phạm chỉ bị xử lý theo kiểu gãi ghẻ. Trong khi đó, chỉ vì 59ha đất ruộng đồng Sênh, người ta có thể mượn làm cái cớ để thí mạng một lúc mấy con người.



    Thông qua vụ Đồng Tâm, tôi cho rằng chính quyền do đảng CSVN lãnh đạo, muốn gửi nhiều cảnh báo, hay có thể gọi là đa cảnh báo rằng sẽ không có thay đổi về chính sách đất đai trong thời gian tới; sẽ không chấp nhận tiếng nói phản biện; và sẵn sàng thí mạng." - [Thôi trích]

    Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan khoa học thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội, cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước. Vậy tại sao lại để TS Mai Thanh Sơn phát ngôn mất dạy như thế này?

    Cá nhân tôi cho rằng, đây là một phát biểu cực kỳ mất dạy và ngu dốt của Mai Thanh Sơn khi cố tình chính trị hóa vụ án hình sự ở Đồng Tâm. Sơn không chỉ xuyên tạc bản chất vụ án mà còn muốn lợi dụng việc bình luận để tấn công trực diện vào chính sách và pháp luật về đất đai của nhà nước, tấn công trực diện vào Đảng Cộng sản vào thể chế chính trị của đất nước. Bằng cách này, TS Mai Thanh Sơn đã bộc lộ nguyên hình là một tên giặc nội xâm và tự xếp mình vào hàng ngũ những tên chống phá đất nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc.

@Chithuy

BÀN VỀ THÔNG TƯ SỐ 32 CỦA BỘ GIÁO DỤC
Chuyện Thông tư số 32 của Bộ Dục đã nguội chửa anh em? Tôi dám đảm bảo rằng ối anh chị nghe tôi hỏi Thông tư 32 thì đèo biết nó nói về cái gì, thậm chí cho dù trước đó chém gió phà phà về chuyện "không cấm học sinh dùng điện thoại di động thông minh". Hỡi ôi dân trí, đã nhìn thấy cái Thông tư ấy mặt ngang mũi dọc nó thế nào, rặt đưa mũi cho quân lều báo chúng nó giật tít xỏ mũi. Tổ sư ngu học...


Tôi bảo nài: Cái thông tư ấy - nó chẳng có điều khoản đèo nào ghi rằng "cho phép" hay "không cấm" học sinh sử dụng điện thoại thông minh hoặc điện thoại di động cả. Tôi dẫn link Thông tư ở cuối tút, anh chị em có thể mở ra mà đọc.

Cả văn bản chỉ có duy nhất một chỗ có quy định liên quan đến chữ "điện thoại di động", nhưng hoàn toàn không phải là "không cấm" hay "cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động" trong lớp cả, mà nó nằm ở quy định về "Các hành vi học sinh không được làm" (Điều 37). Cụ thể, khoản 4 điều 37 quy định "Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép" là một trong các hành vi mà học sinh không được làm.

Ở đây cần hiểu rằng sẽ có những trường hợp học sinh được giáo viên cho phép sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị khác như máy tính bảng, laptop... trong giờ học để phục vụ cho việc học tập của giờ học đó (như học Ngoại ngữ là 1 ví dụ). Đương nhiên, các nhà trường sẽ có nội quy quản lý lớp học để kiểm soát việc học sinh mang điện thoại di động vào lớp - cái này không thiếu gì cách. Đứa nào không chấp hành thì cứ quy luật dạy học và kỷ luật mà áp dụng. Đnn...

Vậy học sinh có được mang điện thoại đến trường không? Đương nhiên Thông tư 32 không quy định cấm. Ơ kìa, chúng nó mang đến nhưng không mang và không sử dụng trong lớp mà sử dụng ngoài giờ học và ngoài phạm vi lớp học thì cấm được à? Cấm thì lại bảo vi hiến, mất tự do, mất dân chủ...

Tôi lại nói thêm: Thông tư không cấm học sinh mang điện thoại đến trường, nhưng việc chúng nó có điện thoại để mang đến trường hay không lại là do chính phụ huynh chúng nó. Ơ kìa, nhà trường có mua hay cho tiền học sinh mua điện thoại đâu nhể? Cũng không bắt buộc học sinh phải mua điện thoại? Sao lại đổ lỗi tại nhà trường? Đừng mua, đừng cho chúng nó sử dụng, thi thoảng kiểm tra xem nó có điện thoại (từ nguồn tài chính khác ngoài bố mẹ) hay không, nếu có thì tịch thu...nhẽ nào chúng nó có hay còn để mà anh chị phải lo chuyện nhà trường cho dùng hay không?

Link Thông tư 32 đây nhé: https://luatvietnam.vn/…/thong-tu-32-2020-tt-bgddt-dieu-le-…

Cụ Cam

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

TIKTOK - TẠI SAO CAMPUCHIA GHÉT ĐÔNG LÀO


    Ít ai biết, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về chế độ Khmer Đỏ là “When Broken Glass Floats” từng nói Việt Nam là “một kẻ thù truyền kiếp”. Cũng trong cuốn sách đó, đã không ít lần, nói rằng Việt Nam đã từng và sẽ luôn lợi dụng Campuchia vì các mục đích chính trị và quan trọng hơn hết, hình mẫu Việt Nam – trong cuốn sách, được miêu tả như những kẻ xâm lược khát máu và bạo quyền.



    Tháng 07/2014, tờ Phnom Penh Post đăng tải bài viết “Trong số 20 người bạn của tôi, có tới 17 người ghét Việt Nam”. Bài viết này nhanh chóng gây rúng động dư luận Campuchia và cả Việt Nam nữa. Bài viết này cho rằng những người Việt Nam đang có mặt tại Campuchia nhằm xâm lược Campuchia giống như quân đội Việt Nam đã đến đây vào năm 1979, nhằm đánh đuổi Khmer Đỏ và ở lại tận mười năm. Và dĩ nhiên, bài viết này, cũng như trong cuốn sách “When Broken Glass Floats”, đều có những ám chỉ rõ ràng rằng: “Việt Nam xâm lược Campuchia”.

Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, trên ứng dụng Tiktok xuất hiện trào lưu cà khịa, nếu muốn nói là sỉ nhục Việt Nam của một bộ phận giới trẻ Campuchia. Nói cà khịa và một bộ phận là còn nhẹ, vì những clip đó thể hiện nội dung bài Việt Nam, hạ nhục Việt Nam và chúng thu hút hàng triệu lượt xem, thậm chí còn được đề xuất lên xu hướng của Tiktok. Nhằm phản pháo lại trào lưu ấy, cư dân mạng Việt Nam cũng cho “ra lò” những clip tương tự, bên cạnh đó, cư dân mạng Việt Nam còn “dạy lịch sử” khi có những clip tóm tắt về cuộc chiến chống lại Khmer Đỏ, chia sẻ những clip cắt từ phim First They Killed My Father hay No Escape – những bộ phim nói về tính chính nghĩa của cuộc chiến chống Khmer Đỏ và giúp đỡ nhân dân Campuchia.

    Nguồn gốc sâu xa mà nhiều người Campuchia thù ghét người Việt có lẽ khởi nguồn từ tận những năm tháng vào thế kỷ 15 khi mà đế quốc Khmer bị diệt vong. Người Campuchia rất tự hào về thời hoàng kim của đế quốc Khmer – một trong những đế quốc vĩ đại nhất lịch sử châu Á. Từng có thời điểm, vùng đất mà đế quốc Khmer sở hữu rộng tới hơn 1 triệu cây số vuông, tức là gấp 3 lần diện tích Việt Nam hiện nay. Đế quốc Khmer rơi vào thời gian thoái trào và sụp đổ là thời cơ để các quốc gia láng giềng tiến hành mở rộng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, Việt Nam tiến hành mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ về phía Nam, đưa các vùng đất Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ vào lãnh thổ Việt Nam. Tờ Phnom Penh Post viết rằng vào thời vua Minh Mạng, Việt Nam từng xâm lược Campuchia, chiếm Phnom Penh, mãi đến khi Pháp xâm lược Việt Nam, Campuchia mới giành lại được quyền tự quyết của họ.

    Người Campuchia vẫn ghi nhận rằng người Việt đã có những đóng góp to lớn vào việc giúp người Campuchia độc lập từ người Pháp. Nhưng cũng chỉ trích rằng Việt Nam đã “lợi dụng” đất đai của người Campuchia vào công cuộc chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Họ cũng biết ơn người Việt Nam vì đã cứu họ khỏi Khmer Đỏ, nhưng cũng ghét ra mặt khi ở lại tận chục năm sau. Nhưng đến tận thời gian gần đây, hành động đánh Khmer Đỏ, cứu nguy cho người dân Campuchia dần dần bị một bộ phận người dân Campuchia, đặc biệt là giới trẻ Campuchia “tẩy trắng”. Cũng chính tờ Phnom Penh Post, cho rằng “Việt Nam không xứng đáng được hoan nghênh”, và rất nhiều người Campuchia, cho rằng Khmer Đỏ chỉ là “công cụ tuyên truyền nhằm hợp pháp hóa việc xâm lược Campuchia của Việt Nam”.

    Bên cạnh những lý do về lịch sử, còn có những lý do khác ở những khía cạnh kinh tế, chính trị. Như Thủ tướng Hunsen – vị thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Campuchia bị tố rằng “thân Việt Nam”, hay như Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia – chính đảng lớn nhất Campuchia cũng được lập ra nhờ công của những người Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt ở Campuchia rất nhiều, các doanh nghiệp Việt thường có xu hướng sử dụng lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, người gốc Việt ở Campuchia rất nhiều, trực tiếp cạnh tranh với người Campuchia.

    Ít ai biết, tại Campuchia từng có một chính đảng chống Việt Nam ra mặt, đó là Đảng Cứu quốc Campuchia. Luận điệu của Đảng này nhắm vào việc chống đối Việt Nam, kích động lòng yêu nước cực đoan, kêu gọi tẩy chay các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, bài người Campuchia gốc Việt, kiện Việt Nam nhằm đòi lại chủ quyền của Phú Quốc, quần đảo Nam Du và các tỉnh Tây Nam Bộ, đòi xét xử Việt Nam vì Việt Nam đã xâm lược Campuchia tiêu diệt Khmer Đỏ.

    Năm 2014, cộng đồng Khmer Krom tiến hành biểu tình tại Phnom Penh nhằm mục đích kêu gọi chính phủ Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tẩy chay hàng hóa Việt Nam và kiện Việt Nam ra tòa, đòi lại các vùng đất thuộc chủ quyền của người Khmer Krom, vẽ lại bản đồ phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Cũng vào những năm 2012 – 2014, khu vực biên giới phía Tây Nam Tổ Quốc bị nhiều người Campuchia kéo đến kích động, phá rối. Mục đích của nhóm người này là đòi lại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Nhưng trong lịch sử, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từng là một vùng đất của ruồi muỗi, hoang hóa, ngập lụt và gần như rất khó để sinh sống. Nửa sau thế kỷ 17, nhân dân và các tướng lãnh của chúa Nguyễn tiến hành khai phá vùng đất này và đến năm 1698, chúa Nguyễn tuyên bố vùng đất này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về vùng đất Hà Tiên, do một quan lại cũ của triều Minh là Mạc Cửu khai hoang, sau đó thần phục chúa Nguyễn. Con của Mạc Cửu nhiều lần cứu giá vua Khmer và được ban thưởng nhiều vùng đất đai. Năm 1759, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện tại được quy về lãnh thổ của chúa Nguyễn. Tuy nhiên, sau khi Pháp đô hộ Đông Dương, có tiến hành cắt đất ở Hà Tiên về lại Campuchia, nay là tỉnh Takeo và Kampot.

    Năm 2013 Sam Rainsy – một lãnh đạo của Đảng Cứu quốc Campuchia liên tục dùng từ “Yoen” (Youn) trong các bài diễn văn nhằm mục đích đả kích người Việt và bài trừ Việt Nam, kích động tư tưởng chống đối Việt Nam từ một bộ phận người dân Campuchia. Đến nay, từ này đã trở thành một từ mang màu sắc chính trị nhằm mục đích hạ nhục, phân biệt người Việt, người gốc Việt tại Campuchia. Bản chất của từ “Yoen” (Youn) không mang hàm ý phân biệt, nhưng cũng giống như những từ ngữ như Bắc Kỳ, dân Thanh Hóa… những người nói đã cố tình làm cho những từ ngữ này bị sai nghĩa đi vì những mục đích phân biệt rác rưởi.

    Thậm chí, từng có một thuyết âm mưu không hề nhẹ diễn ra khi phía Campuchia tiến hành bắn đại bác trong những ngày lễ lớn. Các hàng đại bác được hướng về phía Đông – tức là phía Việt Nam. Nhiều người Campuchia cho rằng, tâm lý chống Việt Nam vẫn luôn âm ỉ trong xã hội Campuchia, mặc cho những gì mà người Việt Nam vì người dân Campuchia. Thậm chí, nhiều người Việt đã bỏ cả mạng sống, chịu bao nhiêu khổ cực, bao nhiêu chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Năm 2019, Thủ tướng Lý Hiển Long đã viết trên trang cá nhân cho rằng “Việt Nam xâm lược Campuchia” và “đe dọa hòa bình Đông Nam Á”. Tuyên bố này khiến cho phía Campuchia, cụ thể là Thủ tướng Hunsen, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tea Banh “sốc nặng” và phải lên tiếng cải chính ngay rằng Việt Nam không hề xâm lược hay chiếm đóng Campuchia. Tuy nhiên, phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long lại được những người Campuchia mang tâm tưởng chống đối Việt Nam tôn vinh, coi là “lí lẽ của sự thực”.

    Sự thực là gì? Là việc Việt Nam đã dẹp yên Khmer Đỏ, chấm dứt nạn diệt chủng mặc cho đã bị gần như tất cả các quốc gia trên thế giới quay lưng. Là việc đã, đang và sẽ đứng chung trong cái tên “Đông Dương”.

    Và quan trọng hết, sự thực là mỗi người Việt hay người Campuchia, phải học cách chung sống hòa bình, vượt lên trên định kiến và gạt bỏ hiềm khích dân tộc.

HL.

BỆNH NHÂN SỐ 17 TRẢ LỜI KHÔNG CHÍNH XÁC VỀ CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID 19 CỦA VIỆT NAM
Bệnh nhân số 17 khi trả lời phỏng vấn tờ NewYorker đã không nói chính xác về cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam, bị độc giả Mỹ tức giận và 'ném đá' tơi tả.


Tờ The NewYorker hôm 21/9 đăng tải một bài viết có đề cập đến bệnh nhân mắc COVID-19 số 17 của Việt Nam, người được xác định dương tính với virus SARS-Cov-2 vào ngày 7/3/2020 - sau 22 ngày đất nước không mắc bất cứ ca mới nào.

Bài báo phỏng vấn bệnh nhân "siêu lây nhiễm" số 17 của Việt Nam, theo đó cô cho biết thông tin cá nhân của mình đã bị lan truyền trên internet chỉ 1 giờ sau khi cơ quan y tế xác định cô bị dương tính với virus SARS-CoV-2. Từ đây, cô phải đối mặt với sự miệt thị của xã hội chỉ vì mắc COVID-19, các tài khoản mạng xã hội của hai chị em bệnh nhân số 17 bị tấn công dữ dội. 

Dẫn chứng về bệnh nhân số 17, tờ NewYorker gọi đây là "Nạn miệt thị cộng đồng", cho rằng do cơ quan y tế Việt Nam đã không bảo vệ danh tính cá nhân của họ trước sự chỉ trích của xã hội. 

Tuy nhiên, phỏng vấn của NewYorker không nói hết tất cả về quá trình di chuyển của bệnh nhân số 17 kể từ khi trở về nước sau hành trình tại các tuần lễ thời trang ở nước ngoài. Việc cô không chịu khai báo y tế, tiếp tục di chuyển tới các điểm công cộng trong nước ngay khi đã có các dấu hiệu của việc bị nhiễm virus corona mới không được phản ánh trong bài báo, khiến độc giả không nhìn nhận được toàn bộ bối cảnh của câu chuyện. 

Bệnh nhân số 17 đã vi phạm các biện pháp cách ly được tuyên truyền rộng rãi khắp cả nước kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam. Cô đã lây nhiễm cho 3 người khác, khiến cuộc chiến chống đại dịch ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn. 

Trước những thông tin không đầy đủ được phản ánh trên tờ NewYorker, rất đông độc giả đã phản đối mạnh mẽ về những kết luận của tờ báo này về cuộc chiến phòng chống COVID-19 ở Việt Nam. 

“Tôi không nghĩ mọi người thực sự cho rằng những bệnh nhân siêu lây nhiễm có ý định truyền bệnh. Tôi cho rằng nhận định về bệnh nhân là họ bỏ qua các triệu chứng bệnh và các biện pháp phòng ngừa đã được khuyến cáo vì lý do cố ý hoặc thiếu hiểu biết. Họ cố tình tụ tập tại nơi đông người mặc dù được yêu cầu ở nhà. Tất nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ”, bình luận của Justin Friesen trên Facebook nhận được 1.000 lượt thích và nhiều phản hồi đồng tình.

“Tôi xin lỗi, nhưng chẳng phải họ nên cảm thấy xấu hổ hay sao? Họ là những người ngang nhiên tụ tập, không đeo khẩu trang và đứng gần hơn 6 feet (khoảng 2 mét). Họ ý thức được hành động của mình nhưng họ chẳng thèm bận tâm. Nếu bạn có cháu ngoại trong độ tuổi mẫu giáo ở nhà... bạn sẽ biết mình đang làm những gì”, chủ tài khoản Instagram Drea85an viết.

“Gạt mấy lời xin lỗi vô nghĩa đi. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành một bệnh nhân siêu lây nhiễm. Tuy nhiên, để thực sự trở thành nguồn lây thì phải tham dự một cuộc tụ họp lớn, và nếu bạn tham gia tụ tập như vậy thì bạn xứng đáng bị xấu hổ vì điều đó. Chúng tôi đang ở trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tồi tệ nhất của thế kỷ”, tài khoản Facebook Alex Ortiz viết, ý kiến của anh Ortiz có hơn 1.900 lượt thích.

“Mọi người cứ nghĩ chuyện sẽ không xảy ra với mình. Nhưng sự kiêu ngạo hay ngu ngốc khi không tuân thủ hướng dẫn thường có kết quả ngược lại. Một đám cưới ở vùng nông thôn Maine đã khiến nhiều người vô can phải chết vì tiếp xúc với những người tham dự lễ cưới đó”, tài khoản Facebook tên Marianne Bohun Parrino cho biết.

Không chỉ có độc giả quốc tế, các độc giả Việt Nam cũng phản đối mạnh mẽ bài viết của NewYorker.

Tài khoản Lê Quốc Vinh viết: "New Yorker, ít nhất các bạn nên phỏng vấn vài nguồn thông tin từ các bên khác trong câu chuyện này. Thật đáng tiếc, bài viết của các bạn cho thấy đây thực sự là một sự kém cỏi trong nghiệp vụ báo chí. Một phóng viên chuyên nghiệp sẽ biết cách để đưa tin đúng về sự việc và cảm thấy xấu hổ vì đọc những bài viết vớ vẩn như thế này". Bình luận của tài khoản này nhận được 2,5 nghìn lượt thích. 

Bài báo của NewYorker với tiêu đề "Nạn miệt thị công cộng" có tới hơn 4,3 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Facebook và 5 triệu độc giả trên Instagram. Bài viết trên Facebook nhận được hơn 23.000 lượt thích, 8.400 bình luận và 2000 lượt chia sẻ, con số này vẫn đang tăng. Các bài đăng thu được rất nhiều ý kiến từ độc giả và cộng đồng mạng nước ngoài.

Việt Nam hiện đã cơ bản khắc phục được làn sóng dịch bệnh thứ 2. Trong 34 ngày qua Hà Nội không có ca mắc mới tại cộng đồng, toàn quốc không có ca nhiễm bệnh cộng đồng trong 20 ngày liên tiếp. Trước đó, Việt Nam ghi nhận 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó có 35 người đã thiệt mạng.

Tới ngày 23/9, thế giới ghi nhận 31.763.356 ca mắc COVID-19, trong đó có 974.543 người chết.
KHI CON NHÀ GIÀU THƯỜNG ĐI TÂY ĐỂ CHI*H DẠO

    Em là con nhà giàu, hưởng thụ nền tảng tiền bạc và cơ hội từ gia đình giàu có, quấn đồ hiệu đầy người, đi fashion show của các thương hiệu ở kinh đô thời trang Paris, sống đời sống của một richkid nhung lụa, thì dĩ nhiên, em sẽ không hiểu được những cái cơ cực, những cái mất mát của một đất nước trước cơn bão Covid 19 cũng là điều dễ hiểu. Nhưng khi em đã là một người bị nhiễm - đáng tiếc - em lại là người đi trây trét Covid cho cộng đồng, cho cả những người thân của em, khiến cho cô ruột của mình suýt nữa bị tử thần cướp đi,


em, cùng gia đình em, đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa (nếu ở lại Pháp, sống cuộc sống của một kẻ nương đỡ phù hoa nhà người ta, dù giàu có kiểu trời thì cũng là kẻ nương nhờ bám đỡ, thì giờ chắc em không còn xuất hiện trên thế gian này để nói những lời bội bạc đâu),

mà giờ có những phát ngôn như hôm qua, thì không còn từ gì để nói với em nữa    

    Em, cùng gia đình em, đã được chữa bệnh bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của đồng bào. Chữa xong, em tung cánh sổ lồng tiếp tục cuộc đời của một richkid.

    Em đi, em quay em chổng phía sau em vào những người đã từng vì em mà khốn đốn, vì em mà hy sinh, vì em mà thiệt thòi. Em quay em chổng luôn vào cái nơi mà gia đình em đang ở đó, họ hàng em đang ở đó, tổ tiên em đang ở đó, bằng những lời lẽ ích kỷ đến tàn nhẫn; vô ơn đến k.hốn n.ạn.

    Chính em đã từng nói dối lộ trình của mình khiến đất nước lao đao đồng bào khốn đốn; giờ em lại ngồi trách đất nước đụng chạm vào riêng tư của em. Đất nước, người dân không quan tâm đến cái riêng tư của em đâu, mà em dùng cái riêng tư ấy chà đạp lên sức khoẻ và an nguy của đồng bào, em ạ.

    Em đi Tây đi Tàu lẽ ra em phải nhận thức hơn người một chút; em sống trên "thời trang cao cấp" lẽ ra em nên nhận thức "cao cấp" một chút - nhưng té ra, cái mớ vải vóc gắn thương hiệu trị giá tiền tỷ phù phiếm đó cũng không gói nổi một tư duy thấp kém; một lối sống cá nhân hẹp hòi đến á.c độc; và một văn hoá dạng đầu đường xó chợ, từ em    

    Em nợ đất nước một lời cảm ơn, nợ người dân một lời xin lỗi - trước đây. Còn bây giờ, em nợ đất nước này tất cả những gì mà liêm sỉ của một con người phải có.

    Rồi người ta sẽ quên em như bao nhiêu sự quên lãng khác, như một cái lá rụng xuống ven mặt hồ Trúc Bạch. Đất nước vậy đó em, hãy đi đi và đừng bao giờ buôn bán gì với người Việt nữa, những đồng tiền của họ trả cho em, em không xứng đáng để nhận đâu.

    Là người Việt, anh xấu hổ và nhục nhã, vì chung đồng bào với em!

Hoàng Nguyên Vũ

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

 CHÚNG TA ĐANG NÓI VỀ BỆNH NHÂN SỐ 17 VÀ 2 LẦN NÓI DỐI CỦA CÔ TA
Đáng lẽ ra, đến giờ phút này khi ở Việt Nam đang là tháng 9 và chắc không còn nhiều người nhớ câu chuyện xảy ra hồi tháng 3 cùng bệnh nhân số 17 có tên là Nhung, và đáng lẽ chuyện đó nên quên đi nhưng vẫn có kẻ cố tình khơi lại dòng nước đục, buộc dư luận một lần nữa phải nhắc đến. Vâng, đó là bệnh nhân số 17 và 2 lần nói dối của cô ta, một lần hãm hại đồng bào và một lần bôi nhọ danh dự Tổ quốc. 


Khoảng từ đầu tháng 3 năm 2020, lúc này Việt Nam vẫn chưa hề công bố dịch rộng khắp địa bàn cả nước và các ca nhiễm mới chỉ lác đác xuất hiện ở một số địa phương nhưng các biện pháp phòng dịch đã được triển khai mạnh mẽ, trong đó việc khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch là điều bắt buộc. 

Tối mùng 6 và ngày mùng 7 tháng 3, cả nước chết lặng trước thông tin một bệnh nhân trở về từ nước ngoài dương tính với covid-19. Lịch trình của cô ta như sau: N.H.N. - bệnh nhân COVID-19 thứ 17 của Việt Nam. Bệnh nhân này đã từ Hà Nội bay đi London (Anh) vào ngày 16-2. Tại thủ đô nước Anh, cô ở nhà chị gái.

Sau đó, hai chị em đến Milan (Ý) để du lịch bằng máy bay. Tại đây, cô tham quan, du lịch, mua sắm trong thành phố.

Chiều 20-2, cô quay trở lại London và ở đây từ ngày 20 đến 25-2. Sau đó, cô lên tàu cao tốc từ London đến quận 8 của Paris, Pháp. Cô ở một nhà trọ, nhưng hiện tại chưa nhớ địa chỉ của tòa nhà. Sau đó, cô đi tàu cao tốc trở lại London, và từ London lên máy bay ngày 1-3 về Việt Nam, về tới sân bay Nội Bài lúc 4h30 sáng 2-3.

Từ sân bay, cô lên xe riêng của gia đình về nhà tại 125 Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), ở trên tầng 8 từ ngày 2-3 đến chiều 5-3 thì vào Bệnh viện Hồng Ngọc. Tại đây, với những dấu hiệu không bình thường, cô được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.

Một điều khiến cho người ta phẫn nộ là tại sân bay khi nhập cảnh vào Việt Nam, cô ta đã cố ý giấu nhẹm tất cả lịch trình của mình, không khai báo y tế trung thực và khi trở về Việt Nam còn đi dự rất nhiều sự kiện, tiệc tùng. Hậu quả của lần nói dối này là cả khu phố Trúc Bạch bị phong tỏa 14 ngày, nhiều người lây bệnh từ cô ta - trong đó có bệnh nhân số 19 là bác của N và suýt chút nữa đã không qua khỏi, nếu không có sự cố gắng cứu chữa của các y bác sỹ Việt Nam. 

Cô ta được chăm sóc tại bệnh viện hoàn toàn miễn phí, điều trị trong thời gian dài, được chăm sóc cẩn thận cho đến khi ra viện. Hầu hết mọi người đều tha thứ và không truy cứu hành vi và hậu quả mà cô ta đã gây ra, chính xác hơn là mọi người đều lãng quên cô ta trong cuộc chiến chống dịch phía trước. 
Thế nhưng, mọi thứ không dừng lại. 

Dòng nước đục được khơi lại khi có lẽ cô ta đã thuê một tờ báo nước ngoài viết về cảm nhận của bản thân khi bị phát hiện mang dịch bệnh ở Việt Nam, về quá trình đau khổ của cô ta khi phải điều trị ở Việt Nam, thậm chí trắng trợn hơn khi cô ta đã thêu dệt và so sánh phương pháp chống dịch của Việt Nam, rằng Việt Nam đã vi phạm quyền riêng tư khi "công bố tất cả thông tin, lịch trình di chuyển, lịch sử dịch tễ của bệnh nhân dương tính với covid-19" điều đó đi ngược lại với cách làm của các quốc gia phương Tây khác. 

Trong dòng story đăng trên Instagram, cô ta đã chia sẻ: "Cảm ơn The New Yorker đã làm sáng tỏ câu chuyện của chúng tôi, trong số những trường hợp khác trên khắp thế giới. Những trải nghiệm này thật đau đớn vào thời điểm đó, nhưng nhờ chúng, tôi đã trưởng thành, học hỏi được và tôi tin rằng mình đã trở thành một người mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đối với bất cứ ai từng cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng như tôi đã từng, luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm."

Thành công trong chống dịch của Việt Nam chính là công khai và minh bạch, tất cả mọi người chấp nhận hy sinh một phần lợi ích, một phần quyền riêng tư của mình để tạo nên thành công chung của cả nước, và không chỉ có bệnh nhân số 17 "bị" xâm phạm quyền riêng tư, bất kỳ ai nhiễm bệnh tại Việt Nam đều "bị" vậy. 

Cô ta đã nói dối như thể mình là trung tâm bị công kích, rằng như thể sau tất cả cô ta là nạn nhân và những người đã cứu chữa cho cô ta, những người đã miệt mài kéo cô ta về từ chỗ chết đang tìm cách hãm hại cô ta. Lần nói dối này, chính cô ta đã mượn tay báo chí nước ngoài bôi nhọ chính Tổ quốc của mình. Thật đáng thất vọng! 

Hãy nhìn những gì cô ta làm, lây bệnh cho mọi người, khiến rất nhiều người bị gián đoạn trong công việc và cuộc sống, khiến cho hàng nghìn con người phải chạy theo cô ta vất vả, khiến những cán bộ, chiến sỹ, những người bị cách ly cha mất, mẹ mất không thể về chịu tang... và hôm nay, chính cô ta tố cáo ngược lại rằng đất nước khiến cô ta chìm trong bóng tối và không tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. 

Đáng lẽ, chỗ của cô ta phải là căn buồng giam 7 mét vuông, nơi hàng ngày cô ta phải phản tỉnh về lỗi lầm của mình chứ không phải là giường ấm, nệm êm và bịa chuyện trên những bài báo!

Thật đáng khinh bỉ!

HVPCPĐ

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

 LỜI NÓI CỦA KẺ GIAN TRÁ
Ba Đặng

Luật sư là một nghề nghiệp cao quý với vai trò mang lại sự công bằng và trật tự cho xã hội, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân bị xâm phạm. Nhưng giờ đây nhiều kẻ cậy mình có chiếc thẻ luật sư, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tùy ý phát ngôn gây ra những luồng dư luận trái chiều.

Luật sư Nguyễn Duy Bình, người đã có nhiều bài đăng trên mạng xã hội với nội dung nhạy cảm trong giai đoạn xét xử vụ án Đồng Tâm. Với những giả thuyết thiếu khoa học của mình ông đã đưa ra những thắc mắc về chuyện 3 cán bộ hy sinh. Ông ta cho rằng đây là điểm mờ ám nhất vụ án, chưa ai được thấy thi thể của 3 cán bộ Công an bị đốt, và phải đòi khai quật để giám định, rằng Công an vội vã xoá hiện trường, rằng đáng lẽ phải giữ nguyên xác 3 cán bộ Công an bị đốt?

Những thắc mắc hay nói đúng hơn là đòi hỏi của luật sư cuội Nguyễn Duy Bình quả thực là những thắc mắc của một kẻ không bình thường về nhận thức và táng tận lương tâm. Chả nhẽ ông không nghe bị can Chức khai báo rõ ràng về việc đổ xăng đốt 3 cán bộ Công an? Ông muốn những người Công an phơi xác 3 đồng đội của mình để chờ những kẻ mang danh luật sư như ông đến chiêm ngưỡng, xác nhận? Chẳng nhẽ theo ông Bộ Công an ngụy tạo cái chết của 3 cán bộ Công an? Nhà nước ngụy tạo 3 liệt sĩ hay sao? 

Nực cười hết sức!

Phải chăng, dưới cái danh nghĩa luật sư, nhiều kẻ đã quá hống hách tự cho cho mình cái quyền đòi hỏi vô lý. Thiết nghĩ, luật sư là một nghề nghiệp cao quý và nó chỉ những người có đạo đức, hiểu biết và năng lực nghề nghiệp.
 KHI NGUYỄN LÂN THẮNG VÀ ĐỒNG BỌN BÀN VỀ VIỆC CỘT ĐIỆN BỊ GÃY ĐỔ DO BÃO SỐ 5
Tống Giang

Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 5 Noul với cường độ gió lớn kèm theo lốc xoáy và mưa lớn sau bão nên các tỉnh miền Trung đã chịu sự thiệt hại nặng nề về người và của. Bên cạnh thiệt hại về người, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái và bị mưa lũ cuốn trôi, việc hàng trăm cột điện bị gãy đổ và trong số đó có nhiều cột điện bị gãy đổ “không có lõi” ở TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã gây sự chú ý của dư luận.

Và như thường lệ, những kẻ tự xưng là “dân chủ” như Nguyễn Lân Thắng đã lợi dụng vụ việc này để xuyên tạc. Theo đó, sau khi có màn phân tích về loại cột điện này, Nguyễn Lân Thắng đã cho rằng: “Hay là các nhà máy sản xuất cột điện chính là sân sau của các quan chức ngành điện? Giờ ông nào dân thường không quen biết gì thử tự sản xuất loại cột này đi xem bán được cho ai. Bác Trọng ơi để ý đám củi này hộ cái, sờ đến là lại có thằng muốn khóc lóc xin lỗi bác đấy ạ...”. Thậm chí một số nhà “dân chủ” còn tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng “cột điện không lõi” là “sản phẩm của chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Vậy thực tế tại sao cột điện lại bị gãy đổ hàng loạt sau cơn bão số 5 Noul ở các địa phương TP Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế?

Theo như thông tin được các chuyên gia về điện lực cho biết, hầu hết, cột điện bị gãy đổ là cột bê tông ly tâm dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn mới TCVN 5487:2016, được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định và Bộ KHCN công bố. Loại cột này sử dụng cốt thép bê tông cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy kéo ứng suất trước, đạt tới một giá trị ứng suất nhất định. Trước khi xuất xưởng đưa ra hiện trường dựng, các cột đều phải trải qua một thí nghiệm đạt đúng tiêu chuẩn Việt Nam mới được sử dụng, nghiệm thu.
Ưu điểm của loại cột điện này là do bê tông được ứng suất trước nên sản phẩm bê tông ly tâm dự ứng lực sẽ không bị biến dạng, bị nứt trong quá trình vận chuyển, lắp dựng và sử dụng. Bê tông được ứng suất trước, kết hợp với quay ly tâm đã làm cho bê tông của sản phẩm đặc, chắc, chịu được tải trọng cao, không nứt, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn cốt thép, ăn mòn sulphate. Vì vậy sản phẩm bê tông ly tâm dự ứng lực sử dụng rất phù hợp với các vùng ven biển, nước mặn. Đồng thời, loại cột điện này có lực đầu trụ rất cao, khi kéo đến tải trọng thiết kế có biến dạng dư rất thấp nên có khả năng chịu lực nén, uốn, lực tải dọc rất cao, tiết diện cốt thép giảm, dẫn đến trọng lượng của sản phẩm giảm rất nhiều, thuận lợi cho việc di dời, vận chuyển, thi công, lắp dựng. Thực tế thì không chỉ có Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển như Mỹ, Nga, Pháp họ cũng sử dụng loại cột điện này.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì loại cột điện công nghệ mới này vẫn còn xuất hiện nhiều nhược điểm. Khi loại cốt thép trong cột điện gặp tải trọng vượt quá khối lượng thiết kế và đạt giới hạn đàn hồi thì nó sẽ rất dễ gãy ngang. ên hạn chế loại trụ điện dự ứng lực ở những địa phương thường hay có bão đổ bộ. Và thực tế với bão số 5 Noul vừa qua với cường độ gió lớn kèm lốc xoáy, các cột điện chịu lực uốn và lực xoắn của gió bão nên bị gãy đổ. Và trên thế giới việc loại cột điện này bị gãy đổ do ảnh hưởng của các cơn bão lớn là câu chuyện không còn xạ lạ ngay cả ở xứ “thiên đường dân chủ” như Mỹ.
Qua việc hàng trăm cột điện bị gãy đổ do ảnh hưởng của bão số 5, có lẽ việc ngành điện lực cần nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả của loại cột điện này ở các địa phương hay có bão đổ bộ và cần sớm khắc phục ảnh hưởng của việc gãy đổ hàng trăm cột điện ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vậy nên rõ ràng Nguyễn Lân Thắng và những kẻ đồng bọn dân chủ đang “đánh bùn sang ao” khi lợi dụng sự cố các cột điện bị gãy đổ “không có lõi” để xuyên tạc chống phá, làm mâu thuẫn nội bộ. Bởi bản chất của những con người này luôn muốn biến đổi “từ trắng sang đen” để phục vụ mục đích chính trị của chúng mà thôi./.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

 RFA LẠI DIỄN VỞ KỊCH “DÂN OAN GIỮ ĐẤT”
Trần Bình

Sau phiên tòa xét xử các bị cáo vụ án g.iết người và chống người thi hành công vụ ở Mỹ Đức, Đồng Tâm, Hà Nội. Đài RFA lại trơ trẽn tấu khúc du ca xuyên tạc phiên tòa để bảo vệ cho đám thảo khấu vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng với bài viết mới toanh “dân oan không giết người để giữ đất”.


Xin hỏi RFA, đất nào đây mà giữ? 46 hay 59 ha đất nông nghiệp xứ Đồng Sênh, đó là cái bánh vẽ của bố con Lê Đình Kình bịa ra để lừa bịp dư luận và âm mưu chiếm đất hòng trục lợi. Đất đó là đất quốc phòng nhưng vì lòng tham mà cha con Kình - Công và cái tổ "đồng thuận" bất nhân sinh tà tâm, lập mưu chiếm đất của Nhà nước, của Quân đội chứ không phải "giữ đất" theo cái luận điệu xảo trá của bọn RFA.

Thế nên không bao giờ có khái niệm “dân oan” hay oan khuất gì đối với lũ thảo khấu Đồng Tâm cả. Có mà oan thị Mầu, mọi việc đã quá rõ ràng khi cả một nhóm thảo khấu tụ tập lập mưu với nhau chiếm đất để chia phần, bất tuân luật pháp gây rối, chống người thi hành công vụ và đặc biệt là phạm tội g.iết người. Ba cán bộ công an đã hy sinh dưới bàn tay t.àn độc của bọn thảo khấu. Tội ác của chúng, trời không dung, đất không tha. Oan ức gì khi chính các bị cáo đã cúi đầu nhận tội trước phiên tòa và không một lời kêu oan. Hội Luật sư toàn thua và tuột xích đứng ra bào chữa thì bất lực, đuối lý do ngu dốt thì đã "nấm lưng, trắng bụng" giơ tay xin hàng.

Do vậy khuyên bọn RFA tui bay đừng giả mù, giả điếc mà làm bừa, làm bậy nữa. Không có ai tin ngoài mấy đứa rận chủ tát nước theo mưa để kiếm "cơm bẩn" như chúng mày đâu. Giờ đây vở kịch đã hạ màn rồi, tội ác của bọn thảo khấu Đồng Tâm đã bị trừng trị thích đáng, thế nên sự xuyên tạc trơ trẽn của bọn mày chỉ rước nhục nhã về mình mà thôi.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

 VÌ SAO MỸ, ANH, ĐỨC PHẢN ĐỐI YÊU SÁCH CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG?
Việt Nguyễn

Ngày 16/9, Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và Đức đã gửi công hàm lên Liên Hợp quốc, phản bác lại 7 công hàm của Trung Quốc về chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.

Đây là công hàm mới nhất gửi lên Liên Hợp quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sau một loạt các công hàm tương tự được gửi đi từ các nước Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ, Australia.


Trong công hàm này, các nước Anh, Pháp, Đức khẳng định việc các quốc gia cần phải tuân thủ Công ước về Luật biển của UN (UNCLOS), đồng thời bác bỏ yêu sách đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc áp dụng đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, khi khẳng định đường cơ sở thẳng Trung Quốc tự vẽ ra ở Hoàng Sa của Việt Nam và "quyền lịch sử" mà Bắc Kinh đưa ra là không có cơ sở dựa trên UNCLOS.
Anh, Pháp, Đức nhấn mạnh: “Các đòi hỏi (về chủ quyền) liên quan đến quyền lịch sử ở Biển Đông là không đúng với luật quốc tế và các điều khoản của UNCLOS”, đồng thời khẳng định điều này trong phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra hồi năm 2016 bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển. Công hàm chung nhấn mạnh các yêu sách đường cơ sở thẳng, 'quyền lịch sử' Trung Quốc đưa ra là vô lý chiếu theo UNCLOS 1982.

Công hàm nhấn mạnh quyền đi lại không gây hại, tự do hàng hải và hàng không như đã nêu trong UNCLOS phải được tôn trọng, đặc biệt tại Biển Đông.

Anh, Pháp, Đức cũng kêu gọi: "Các tranh chấp yêu sách hàng hải ở Biển Đông cần được đưa ra và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của UNCLOS cũng như các phương tiện và thủ tục giải quyết tranh chấp đã được đưa ra trong UNCLOS". Đồng thời, khẳng định:

"Với tư cách là các quốc gia thành viên UNCLOS, Pháp, Đức và Vương quốc Anh sẽ tiếp tục duy trì và khẳng định các quyền và tự do của mình như được quy định trong UNCLOS, góp phần thúc đẩy hợp tác trong khu vực theo quy định của công ước".

Có thể thấy rằng, Trung Quốc đang tiếp tục có những bước đi liều lĩnh nhằm hiện thực hóa giấc mơ độc chiếm Biển Đông. Tuy nhiên, việc làm phi pháp này của họ đang vấp phải sự phản đối của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Dù công hàm của Anh, Pháp, Đức không nói họ đứng về phía ai nhưng có thể thấy rằng, họ đang đứng về lẽ phải và lên án các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Trung Quốc lúc này không chỉ đang phải đối mặt với cuộc chiến thương mại gay gắt với Mỹ mà còn đang phải hứng chịu rất nhiều sức ép quốc tế chính quyền của họ gây ra nhằm hiện thực hóa giấc mộng bá chủ thế giới trong tương lai gần. Liệu Trung Quốc có hiện thực hóa được giấc mơ này hay không? Vấn đề Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề mang tính quyết định. Bởi vậy, họ sẽ tiếp tục đưa ra các tuyên bố phi pháp về chủ quyền ở vùng biển này. Hơn lúc nào hết, thế giới cần đồng lòng để ngăn chặn sự lộng hành và những tuyên bố yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

 TIẾN SĨ “DỎM” NGUYỄN QUANG A
Trần Bình

Mấy ngày qua, nhân việc Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử vụ án “g.iết người, chống người thi hành công vụ” tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, thế mà Nguyễn Quang A và đồng bọn lại được dịp xuyên tạc, gào thét, chửi bới vô lối trên mạng.


Vừa rồi, y tung bài viết “Khuyên ông Trọng” với những lời lẽ láo xược đối với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, và nói rằng: “chúng tôi biết Đảng CSVN chẳng bao giờ nhận mình sai cả…”

Tuy nhiên tôi thấy người vẫn mãi không chịu tỉnh ngộ chính là ông Nguyễn Quang A mới phải!

Trở lại sự việc Đồng Tâm, cần khẳng định, sự thật ở Đồng Tâm chỉ có một. Đó là chính quyền các cấp đã luôn lắng nghe, cầu thị, hoàn toàn không “thờ ơ, vô cảm”, “phớt lờ đối thoại” như một số thông tin rêu rao một cách xảo trá, kích động. Tuyệt đối không có vụ “cưỡng chế” đất đai nào ở Đồng Tâm. Các lực lượng chức năng chỉ thực hiện trấn áp cần thiết khi một số đối tượng có hành vi phá hoại công trình an ninh quốc gia, chống đối lực lượng thi hành công vụ mà thôi.

Phiên tòa xét xử những kẻ “gi.ết người” và “chống người thi hành công vụ” ở Đồng Tâm đã đi vào hồi kết. Trước đó, trong bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đề nghị tòa chuyển tội danh cho 19 bị cáo từ tội “g.iết người” sang tội “chống người thi hành công vụ” đã thể hiện tính nhân văn và khoan hồng của Đảng, Nhà nước. Những kẻ phạm pháp đã cúi đầu nhận tội trước tòa. Đáng chú ý là lời nói sau cùng của bị cáo Lê Đình Doanh (bị đề nghị án chung thân): “bị cáo luôn dằn vặt lương tâm khi nghĩ về con gái của chiến sỹ công an hy sinh. Trong suốt thời gian bị tạm giam, được sự quan tâm của cán bộ, bị cáo đã nhận thức rõ hành vi tội lỗi của mình gây ra. Bị cáo xin hội đồng xét xử xem xét để bị cáo được hưởng lượng khoan hồng, để bị cáo sớm trở về với vợ con, là công dân có ích, bù đắp những nỗi đau cho gia đình bị hại”.

Với tinh thần thượng tôn pháp luật, vụ án sẽ được xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Nhưng với tinh thần nhân văn cao cả “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại” của dân tộc ta, một số người phạm tội có thể sẽ được pháp luật khoan hồng nhưng quyết không thể như luận điệu láo xược của Nguyễn Quang A.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

LÝ LỊCH BẤT HẢO CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI TẠI ĐỒNG TÂM
Cá nhân mình đến giờ vẫn không hiểu tại sao các cơ quan báo chí khi đưa tin về vụ án Đồng Tâm vẫn gọi các đối tượng là Ông (báo Thanh Niên còn mất dạy hơn khi đánh đồng sự hy sinh của 3 cán bộ công an với cái chết của đối tượng Lê Đình Kình)? 

Và dường như các cơ quan báo chí và những vị luật sư tham gia bào chữa có vẻ như phớt lờ một số tình tiết cực kỳ quan trọng liên quan đến các nhân vật cầm đầu của vụ trọng án này.

Đó chính là các đối tượng tham gia vụ gây rối trật tự công cộng, giết người, chống người thi hành công vụ có đến 07 đối tượng chủ yếu là những kẻ cầm đầu có lý lịch cực kỳ bất hảo mà không thấy một cơ quan báo chí nào nêu ra. Những thành phần chống đối cũng vậy, chúng đánh tráo khái niệm giữa người dân xã Đồng Tâm và nhóm chống đối gồm 29 người ở Thôn Hoành đánh đồng chung là nhân dân Đồng Tâm, chúng phớt lờ luôn cả cái chết của 3 chiến sỹ công an, bọn này, thật đéo biết dùng từ nào để miêu tả sự khốn nạn của chúng.

Trong số 29 người tham gia vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm thì trong số đó 7 kẻ cầm đầu mà phe dân chủ chode tuyên truyền là những người dân “ chất phác “ thì lại có lý lịch cực kỳ bất hảo mà báo chí có vẻ lờ đi việc này, tôi xin trích lý lịch từng kẻ một.
1. Lê Đình Công : Có một tiền án về tội cố ý gây thương tích, xảy ra ngày 17/11/1998 được tòa án nước bạn Hà tây cũ xử 36 tháng tù treo.

2. Lê Đình Chức : 25/02/2011 tòa án Huyện Ứng Hoà - Hanoi xử y 09 tháng cải tạo không giam giữ về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

3. Lê Đình Doanh : Ngày 27/10/2006 bị tòa án xử 3 năm tù về tội cướp tài sản ra trại 09/05/2008. Vừa ra trại được thời gian y lại phạm pháp, ngày 31/03/2010 bị tòa án Quận cầu giấy xử 36 tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, 12 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, 12 tháng tù tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ( Chức và Doanh bị xử cùng nhau về tội này ). Tổng hợp hình phạt là 05 năm tù ra trại ngày 18/12/2013.

4. Nguyễn Văn Quân ( Quân Mạ ) : năm 2011 bị cơ quan CSĐT CAH Mỹ Đức khởi tố bị can về tội cố ý gây thương tích. Ngày 31/05/2017 y bị tòa án huyện Mỹ Đức xử 09 tháng về tội đánh bạc.

5. Lê Đình Uy : ngày 11/09/2012 bị tòa án Huyện Mỹ Đức xử 15 tháng cải tạo về tội đánh bạc.

6. Nguyễn Văn Duệ ( kẻ cùng với lê đình công đòi làm cỏ anh em công an ) : năm 1990 y bị tòa án Hà Sơn Bình ( cũ ) xử phạt 04 năm tù về tội cố ý gây thương tích và tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép. Tiếp đó ngày 29/08/1993 y bị tòa án Hà Tây xử 20 năm tù về tội giết người, cướp tài sản. Khi vào trại giam Thanh Hóa y trốn khỏi nơi giam giữ và tiếp tục bị xử thêm 7 năm tù về tội trốn khỏi nơi giam giữ.

7. Nguyễn Văn Trung : 26/06/2012 bị tòa án Quận Hà Đông xử 12 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

Và anh em đối kháng vẫn hằng ngày ra rả sủa lồng lộn lên để bảo vệ cho những kẻ mà chúng mày gọi là “ nhân dân “ đây hay sao? Và chúng mày cũng phớt lờ luôn cả chuyện 14 hộ dân ( những người trực tiếp liên quan đến đất sân bay Miếu Môn ) bị Kình già và nhóm này đe dọa và ép rời đi để chúng chiếm thành quả. Trên thực tế, nhóm 29 đối tượng này hoàn toàn đéo có một m2 nào ở đất sân bay đang xây dựng.

Nhìn lý lịch của những kẻ cầm đầu trên, chắc tôi để lại cho các anh chị tự nhận xét vậy. 

Chúng không phải là nhân dân ...

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

 THỰC HƯ CÁI CHẾT CỦA LUẬT SƯ THÊU
Ba Đặng

Gần đây có nhiều thông tin trái chiều xoay quanh cái chết của luật sư Thêu, hàng loạt nhà dân chủ như Nguyễn Thúy Hạnh, Võ Hồng Ly,… tung tin giật tít rằng một nữ luật sư tên Phạm Thị Hồng Thêu là 1 trong những luật sư biện hộ cho các bị cáo trong vụ án lấn chiếm đất quốc phòng, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm đã nhảy cầu tự vẫn! Nguyễn Thúy Hạnh và không ít các nhà dân chủ đã mượn chuyện này để khóc lóc, kêu than và mượn việc đó để công kích chính quyền, lực lượng công an đã ép luật sư đến mức tự tử!


Tuy nhiên trong bài viết một người bạn của cô đăng tải 1 tuần trước khi cái chết của vị luật sư này được công bố thì chị đã bị bệnh trầm cảm từ lâu và mỗi lần phát bệnh lại nặng hơn lần trước.

Và cũng có một sự thật đã bị các nhà dân chủ xuyên tạc là luật sư Thêu không hề có tên trong danh sách luật sư bào chữa vụ Đồng Tâm.

Mới đây cũng các trang RFA, VOA cũng đưa tin việc các luật sư bào chữa cho đám thảo khấu kia bị một thế lực ngầm nào đó theo dõi kỹ khi họ bước ra khỏi tòa. Thiết nghĩ những điều này có lẽ cũng chỉ là bịa đặt hoặc là do chúng xem quá nhiều phim hành động Mỹ nên đã tưởng tượng ra những thứ ly kỳ như vậy.

Xem ra giới dân chủ đang rất cần, rất khát nước mắt để khóc cho đám thảo khấu Lê Đình Kình nên khi vớ được chút tin giả trên mạng đã vội vàng rơi nước mắt, khóc lấy khóc để. Thật đáng thương cho những kẻ chống phá điên cuồng đến mức để rơi não trên bàn phím!
 ĐỨC TRỊ VÀ PHÁP TRỊ
Việt Nguyễn

Sau 8 ngày xét xử, nghị án, phiên tòa sơ thẩm xét xử các đối tượng trong vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đặc biệt nghiêm trọng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội với sự chú ý đặc biệt của dư luận đã kết thúc sau Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt các bị cáo vào chiều 14.9.


Nhìn vào bản án mà Tòa sơ thẩm TAND Hà Nội đã tuyên với các bị cáo chúng ta có thể thấy được tính nhân đạo, nhân văn, khoan hồng của pháp luật cũng vừa thấy được sự nghiêm minh của luật pháp.

Hai bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức, những kẻ được xác định chủ mưu trong vụ án giết người khiến 3 chiến sĩ công an hy sinh ở Đồng Tâm bị tuyên án tử hình. Lê Đình Doanh bị tuyên phạt mức án chung thân.

Các bị cáo Bùi Viết Hiểu bị tuyên 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù. 19 bị cáo khác, dù hành vi đủ yếu tố cấu thành tội giết người nhưng trên tinh thần nhân đạo, khoan hồng đã được thay đổi tội danh để có cơ hội được sống, được làm lại cuộc đời, trở thành người có ích cho xã hội.

Tại tòa, hội đồng xét xử nhận định, hành vi của các bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh… là vô cùng tàn ác, các bị cáo khi thực hiện hành vi có sự bàn bạc phân công, chuẩn bị kỹ lưỡng phương tiện hành vi phạm tội. Các bị cáo thực hiện đến cùng, hành vi tàn bạo đến mức thi thể bị hại không xác định được phải giám định ADN. Việc thực hiện các hành vi mất hết tính người của các bị cáo đã cấu thành tội danh giết người.

Với bị cáo Lê Đình Doanh, bản án cũng xác định Lê Đình Doanh trực tiếp ném gạch đá bom xăng về phía lực lượng chức năng, cùng bị cáo Lê Đình Chức đổ xăng ra chậu đốt gạt xuống hố. Doanh là một trong những người trực tiếp gây ra cái chết của 3 chiến sĩ. Bị cáo có thân nhân xấu, 3 lần bị xét xử về các tội khác nhưng không ăn năn mà còn tiếp tục phạm tội với tính chất nghiêm trọng hơn.

Hội đồng xét xử cho rằng lẽ ra cần áp dụng hình phạt loại bỏ bị cáo Doanh ra ngoài xã hội nhưng xét thấy bố và chú ruột đã bị tuyên án tử hình, tại tòa bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội nên cần phạt tù vĩnh viễn để đảm bảo tính răn đe phòng ngừa chung. Tòa tuyên bị cáo Doanh mức án chung thân.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu khi phạm tội là người già cao tuổi, không trực tiếp gây ra cái chết cho 3 chiến sĩ nên có thể xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

Đối với 19 bị cáo còn lại trong nhóm bị cáo bị truy tố tội giết người, Hội đồng xét xử cho rằng họ bị ông Kình, Công, Hiểu lôi kéo tham gia khiếu kiện hứa hẹn chia đất Đồng Sênh nên đã tham gia tổ đồng thuận chống đối lực lượng chức năng. Một số bị cáo họp bàn mua xăng, làm bom xăng, làm bùi nhùi, góp 33 triệu mua lựu đạn và vận chuyển về nhà ông Kình. Hầu hết các bị cáo có mặt tại nhà ông Kình tối 8-1 để họp bàn phương thức chống đối.

Tòa nhận thấy các bị cáo đều là nông dân chất phác, thiếu hiểu biết pháp luật nên đã bị ông Kình, Công, Hiểu lôi kéo. Họ đều không trực tiếp thực hiện hành vi gây ra cái chết cho 3 nạn nhân. Các bị cáo cũng ăn năn thừa nhận hành vi phạm tội, không tham gia cùng Chức, Doanh đổ xăng làm chết 3 chiến sĩ, tại tòa đã thành khẩn gửi lời xin lỗi đến gia đình 3 chiến sĩ công an. Hội đồng xét xử đồng quan điểm với viện kiểm sát việc thay đổi tội danh với họ từ "giết người" sang "chống người thi hành công vụ". Thực chất là để nhằm giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo, tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.

Pháp luật của Nhà nước ta luôn rất nghiêm minh, trừng trị thích đáng những kẻ gây ra tội ác, nhưng cũng luôn luôn rất nhân văn, khoan hồng với những người ăn năn hối cải. Đó cũng chính là sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị của Nhà nước ta.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

 TÒA ÁN BÁC BỎ HẦU HẾT CÁC LẬP LUẬN CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA
Lam Hồng

15h chiều nay, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với 29 bị cáo trong vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trước khi tuyên án, Tòa án đã tiến hành nhận định lại vụ việc, đưa ra những phán quyết đối với từng bị cáo.

Một trong những điểm nhấn đó là Tòa án có thể bác bỏ những lập luận của các luật sư bào chữa cho các bị cáo đã đưa ra trong phần tranh tụng tại các phiên tòa diễn ra các ngày trước đây. Trong đó có mấy điểm mấu chốt sau:

Thứ nhất, Tòa án bác bỏ lập luận của luật sư khi cho rằng cái chết của 03 chiến sĩ Công an không phải do chết cháy nên bị "than hóa". Chủ tọa đã giải thích rõ cơ sở khoa học do pháp y cung cấp cũng như cho rằng hành vi của các bị cáo là man rợ, mất hết nhân tính của con người. Cho nên những lập luận của luật sư là thiếu thuyết phục, không có cơ sở khoa học.

Thứ hai, Tòa án bác bỏ quan điểm của luật sư phải trả lại hồ sơ điều tra lại và việc giao thẩm quyền điều tra cho Công an Hà Nội là thiếu khách quan. 

Tòa án nhận định sự việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thuộc TP Hà Nội nên Cơ quan điều tra Công an Hà Nội thụ lý là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật.

Đối với trả lại hồ sơ để điều tra một số tình tiết, Tòa nhận định không cần thiết bởi nó không thay đổi tình tiết vụ án và tội danh của các bị cáo.

Thứ ba, Tòa án không chấp nhận quan điểm bào chữa luật sư khi cho rằng lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ ngày 9/1 thiếu cơ sở pháp lý. 

Tòa án nhắc lại các kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm của lực lượng Công an và trích dẫn chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an được giao đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, tài sản cho người dân 24/24h. 

Kết thúc buổi tuyên án, tòa đã giảm nhẹ mức phạt cho một số bị cáo và giải thích rõ lý do chủ yếu vì tính nhân đạo của pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÂY À

 Anh Nhưỡng à! Hãy để các chiến sĩ yên nghỉ, thay vì tiếp tay cho giặc hãy ngồi ngẫm lại tình người của ông

Giá như cả hai ông Dương China, Nhưỡng Tiền chiêu đừng có mò mặt lấy cái danh đại biểu Quốc hội đến tìm hiểu, kích động, vùi vào đầu đám Đồng thuận đó cái triết lý chống tham nhũng teo não như các ông.


Đầu ông nào ông nấy mỗi ông một màu Đen, Trắng thảo nào nhồi sọ cho đám từ già tới trẻ chúng nó điên và ngu đi là phải. Tóm lại dm các ông, có ăn có học mà chọc bì thóc, đâm bì gạo.

#nguyetbao

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

NGHỀ GÌ THÌ NGHỀ, TAO LÀ NGƯỜI VIỆT NHÉ, TAO YÊU NƯỚC HƠN CẢ BẢN THÂN

 Góc tấu hài của Gái ngành. Cái stt nó đi sâu vào lòng người thế nhỉ. Nghề gì thì nghề tao vẫn là con dân Việt Nam nhé bọn Tàu khựa.



À mày này các chế, mai xử đám thổ phỉ Vụ Đồng Tâm, chả gì lên mạng xã hội đám cọ mổ, diều tha lại đăng đàn xỉa mép . Rôm rả lắm, ới thế mà đíu thằng cha, con mẹ nào về nước đến ủng hộ chúng nó cái nhỉ. Danh bất hư truyền lâu nay tại hạ chưa bao giờ được gặp mặt. Nãn vỡi lều

#Nguyetbao

ANH DŨNG KHUYẾT TẬT LẠI SỦA RỒI

 Tên phản động Lê Văn Dũng, tức Dũng Vova đang lên mạng xuyên tạc bản chất vụ án, vu cáo chính quyền (như trong ảnh):



Thề! Ngứa mắt với cái thằng củ chuối này vl các mẹ à. Chê bai kiếm tiền rồi lại lấy tiền đó đi mua cái chê bai đó tồn tại ở cái xã hội mà ngày đíu nào nó cũng chê. Đm mấy thằng não teo học luật, hiểu xong quay lại đớp từng miếng thịt đồng bào.

Trích 1: "Khi một bộ phận chính quyền phản lại nhân dân: đột nhập tư gia giết người già, đánh đập phụ nữ trẻ em. Tấn công trong đêm, vũ khí nóng, hơi cay độc".



Trích 2: "Nhà cầm quyền vừa côn đồ vừa ngu dốt : ngăn chặn dân tới xem toà, bịt thông tin minh bạch, chỉ phóng viên báo đảng đưa vài hình ảnh. Không livestream"

Trích 3: "Có quốc gia nào như Việt Nam : toà xử án và sai các lực lượng ngăn chặn thân nhân, nhà báo dự toà. Chặn cửa, gây hấn với các nhà quan sát, nhà báo tự do ? Quốc tế nghĩ sao về điều này ?"

Chứng cứ chứng minh Dũng Vova vi phạm pháp luật đã đủ. Đề nghị công an Hà Nội vào cuộc xử lý ngay.

GIA PHẢ NHÀ CỤ KÌNH NẰM TOP 1 TRÊN THỊ TRƯỜNG MUZICBAQUE

 Gia phả này thì kinh rồi toàn tiền án, tiền sự cả thế này

Lê Đình Kình thì khỏi nói, chưa tiền án nhưng có tiền sự về tham ô của Hợp tác xã. Dưới đây là trích ngang vài dòng về lai lịch của kẻ cầm đầu mà anh linh mục gì đó gọi là Dân Lành:

Trong số 29 người tham gia vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm thì trong số đó 7 kẻ cầm đầu mà phe dân chủ tuyên truyền là những người dân “chất phác“ thì lại có lý lịch cực kỳ bất hảo mà báo chí có vẻ lờ đi. Nay xin trích lý lịch từng kẻ một như sau:

1. Lê Đình Công: Có một tiền án về tội cố ý gây thương tích, xảy ra ngày 17/11/1998 được toà án nước bạn Hà tây cũ xử 36 tháng tù treo.

2. Lê Đình Chức: 25/02/2011 toà án Huyện Ứng Hoà - Hanoi xử y 09 tháng cải tạo không giam giữ về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

3. Lê Đình Doanh: Ngày 27/10/2006 bị toà án xử 3 năm tù về tội cướp tài sản ra trại 09/05/2008. Vừa ra trại được thời gian y lại phạm pháp, ngày 31/03/2010 bị toà án Quận cầu giấy xử 36 tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, 12 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, 12 tháng tù tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Chức và Doanh bị xử cùng nhau về tội này). Tổng hợp hình phạt là 05 năm tù ra trại ngày 18/12/2013.



4. Nguyễn Văn Quân (Quân Mạ ): năm 2011 bị cơ quan CSĐT CAH Mỹ Đức khởi tố bị can về tội cố ý gây thương tích. Ngày 31/05/2017 y bị toà án huyện Mỹ Đức xử 09 tháng về tội đánh bạc.

5. Lê Đình Uy: ngày 11/09/2012 bị toà án Huyện Mỹ Đức xử 15 tháng cải tạo về tội đánh bạc.

6. Nguyễn Văn Duệ (kẻ cùng với lê đình công đòi làm cỏ anh em công an): năm 1990 y bị toà án Hà Sơn Bình (cũ) xử phạt 04 năm tù về tội cố ý gây thương tích và tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép. Tiếp đó ngày 29/08/1993 y bị toà án Hà Tây xử 20 năm tù về tội giết người, cướp tài sản. Khi vào trại giam Thanh Hoá y trốn khỏi nơi giam giữ và tiếp tục bị xử thêm 7 năm tù về tội trốn khỏi nơi giam giữ.

7. Nguyễn Văn Trung: 26/06/2012 bị toà án Quận Hà Đông xử 12 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

Và anh em chó lợn vẫn hàng ngày ra rả sủa lồng sủa lộn để bảo vệ cho những kẻ mà chúng mày gọi là “nhân dân“ đây hay sao? Và chúng mày cũng phớt lờ luôn cả chuyện 14 hộ dân (những người trực tiếp liên quan đến đất sân bay Miếu Môn) bị Kình già và nhóm này đe doạ và ép rời đi để chúng chiếm thành quả. Trên thực tế, nhóm 29 đối tượng này hoàn toàn không có một m2 nào ở đất sân bay đang xây dựng.