Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

 Tự sự cho xái gọi là "quốc hận"
Chiến tranh qua đi, bên cạnh những kẻ còn cực đoan, chống đối, thậm chí giả vờ cực đoan để kiếm tiền từ cộng đồng hải ngoại, thì vẫn còn rất, rất nhiều người hiểu chuyện như chia sẻ của một F2 về F1 cha anh họ sau chiến tranh dưới đây.


Họ chấp nhận thực tại, rằng việc chế độ Việt Nam cộng hoà sụp đổ là đương nhiên, vì vốn dĩ nó đã có quá nhiều khuyết tật, vấn đề là sớm hay muộn hay không mà thôi.

Gác lại quá khứ, hướng về quê hương, để cùng nhau xây một đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn, to đẹp hơn. Đấy mới là suy nghĩ của một người yêu nước thật sự!

Cũng có ý kiến thẳng thừng bóc mẽ, vạch trần những kẻ hành nghề "chống cộng": "Không chống cộng thì tiền đâu đổ vào mòm. Bọn này ham ăn lười lao động, chỉ cần ngày ngày đang bài chạy kpi là được tiền thì chả tích cực"
 Những giọng điệu lạc lõng
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc toàn thể nhân dân Việt Nam chúng ta thành kính tổ chức lễ Giỗ Tổ vào 10/3 Âm lịch hàng năm ngoài ý nghĩa tâm linh thường thấy, hướng về nguồn cội thì đó còn là cách mỗi người Việt Nam chúng ta xích lại gần nhau trong tâm thức đại đoàn kết dân tộc. Từ đó nhân lên sức mạnh của tập thể, ý chí chung, để đưa cả dân tộc đi lên!


Có lẽ cũng vì hiểu điều đó nên cứ đến dịp 10/3 Âm lịch hàng năm, một số kẻ hoặc vì dã tâm chính trị hoặc vì mục đích đen tối nào đó đã cố tình “bẻ lái” ý nghĩa ngày giỗ Tổ, cho đây là một câu chuyện hư cấu, thuộc về truyền thuyết và tổ chức gây lãng phí, tốn kém, ảnh hưởng tới các hoạt động khác. Một số kẻ khác lấy ra chuyện Giỗ Tổ để nói rằng Đảng và nhà nước Việt Nam không thực tâm hòa hợp dân tộc, rằng đó chỉ là luận điệu, là lời đãi bôi, mị dân nọ kia…

Đích đến của những luận điệu này không ngoài gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng họ đều không hiểu được giá trị đích thực, ý nghĩa nhân văn mà Giỗ Tổ hướng đến. Họ càng không thể hiểu được tại sao sau chừng ấy năm bị chống phá nhưng Giỗ Tổ không những không bị mai một, phai nhòa mà ngày càng được người dân Việt Nam coi trọng, thực hiện một cách chu đáo, thành kính!

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc xâm lược từ các thế lực bên ngoài. Thử hỏi nếu không có tinh thần đoàn kết, cùng nhau hướng đến một mục tiêu, con đường thì sẽ ra sao? Và chất liệu kết dính, hòa cả dân tộc Việt Nam làm một, tạo nên sức mạnh to lớn đó không gì chính là chung một nguồn cội. Và xin thưa rằng đó là điều không phải quốc gia – dân tộc nào cũng có được. Vậy thì tại sao lại không ra sức để phát huy và làm cho nó trở nên mạnh mẽ và kết dính hơn???

Đó mãi là những tiếng nói lạc điệu trong dàn đồng ca đoàn kết đi lên của cả dân tộc.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

 Việt Nam, trong con mắt các nhà nghiên cứu chính trị thế giới, là trường hợp "vô cùng kỳ lạ"
Một quốc gia bé nhỏ về diện tích, đông đảo về dân số, GDP đầu người chỉ tầm trung bình thấp, kinh tế chỉ đang phát triển, cũng không phải là quốc gia có những tiếng nói quyết định về mặt chính trị, cũng không có quyền lực mềm về tài nguyên.


Việt Nam còn nằm trong khu vực được coi là "vũng trũng thế giới". Nhưng trong con mắt của các nước lớn, Việt Nam luôn có một cái thái độ khiến người ta không thể hài lòng nổi nhưng cũng không thể ghét được. Giống như cô gái hotgirl trên FB hay Instagram, cô ấy có thể quăng cục thính khắp nơi nhưng tuyệt nhiên không ngả vào ai cả. Điều đó khiến cho các quan khách, các anh trai khó chịu nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng.

Việt Nam có quan hệ khăng khít với cả Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, 3 nước mới đây đã thành lập một liên minh trong G20 chống lại cuộc chiến thương mại do Mỹ đơn phương án đặt ra.

Tờ Economictimes loan tin rằng Ấn Độ đã bán t.ê.n. l.ử.a BrahMos – tên lửa hành trình siêu vượt âm mạnh nhất thế giới hiện nay cho một quốc gia Đông Nam Á và họ chỉ đích danh Việt Nam. Nhưng Việt Nam thì không bình luận và từ chối trả lời báo chí quốc tế về vấn đề này. Viettel, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng lớn nhất Việt Nam được cho rằng tham gia vào việc thiết kế linh kiện cho phiên bản BrahMos lắp trên các máy bay Su, cũng từ chối lời bình luận.

Cũng mới quý I, 2019, một nguồn tin giấu tên trên MSN cho biết, Việt Nam sẽ mua tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga là SU-57, phiên bản khắc chế J31 của Trung Quốc và F35 của Mỹ. SU-57 Việt Nam được đồn đoán sẽ gắn BrahMos phiên bản đặc biệt. Nhưng cũng như thường lệ, các lãnh đạo ngoại giao Việt Nam đều “từ chối phát ngôn” về các vấn đề này.

Việt Nam vẫn luôn “âm thầm viện trợ nhân đạo” cho Triều Tiên để đổi chác những thứ không ai biết. Những người Hàn Quốc biết chứ, nhưng họ không nói gì cả. Trong nhiều diễn đàn quân sự, những người Hàn Quốc cho rằng có vẻ như ông Un đã đem thứ gì đó đến Hà Nội trên chuyến tàu mấy toa bọc thép với sức chứa vài trăm tấn. Chưa kể rằng việc Hà Nội điều 3 sư đoàn bộ binh, nhiều đoàn vận tải đến Đồng Đăng là có “một lý do ngoài việc đón tiếp”.

“Tại sao họ lại phong tỏa quốc lộ 1? Điều nhiều xe vận tải, xe phá sóng? Hay họ đang vận chuyển vũ khí của Bắc Triều Tiên”. Và ý kiến này có vẻ như không được đúng? khi hơn 5000 tấn gạo, hàng trăm tấn rau củ đã cập bến Triều Tiên trong tháng qua.

Người Hàn biết rằng người Việt thân với người Triền Tiên. Họ cần 1 vùng đệm để có thể kê cao gối ngủ. Cũng đúng, nhà giàu thì thường sợ mất nhiều hơn. Người Hàn trở thành một trong những quốc gia đầu tư và viện trợ ODA cho Việt Nam nhiều nhất. Đại sứ Hàn Quốc và đại sứ Triều Tiên được cho rằng vẫn thường xuyên duy trì kênh liên lạc tại Hà Nội. Người Hàn sang Việt Nam ngày càng nhiều, được biết, có tới gần 200.000 người Hàn đang sinh sống làm việc tại Việt Nam.

Các bạn có biết quốc gia nào viện trợ ODA nhiều nhất cho Việt Nam không? Đúng rồi đó, là Nhật Bản. Người Nhật Bản luôn cho rằng, họ phải là anh cả của châu Á. Họ muốn vươn lên như một cường quốc thực sự về mặt chính trị. Một giáo sư Nhật ở Đại học Kyoto cho rằng có 3 điều cần phải làm để hiện thực hóa điều này:
1. Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á.
2. Có nền kinh tế top châu Á
3. Có chiếc ghế thường trực trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Nhật Bản đã đạt được điều 2, họ duy trì là nền kinh tế vững chắc nhất châu Á trước khi Trung Quốc vượt qua. Về điều 1, họ cần có sự ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực này. Tại Nam Á, họ chơi rất thân với Ấn Độ. Tại Tây Á, họ có quan hệ tốt với các nước Ả Rập, Iran bất chấp thái độ không hài lòng của Mỹ. Tại Đông Nam Á, khu vực vốn hợp nhất nhưng lại có sự chia rẽ sâu sắc, người Nhật cần sự ủng hộ của một quốc gia “nắm trùm” Đông Nam Á, nhưng không muốn quốc gia đó quá thân với Mỹ, quá thân với Trung Quốc, quá thân với EU nhưng phải “có sự ảnh hưởng nhất định đến các ông lớn”.
Các bạn biết quốc gia nào đó ở Đông Nam Á rồi chứ: Việt Nam.
Đức cũng như Nhật, người Đức cho rằng thật là quá vô lý khi Đức phải đứng sau Anh và Pháp tại châu Âu. Người Đức cũng chọn Việt Nam, chứ không phải là quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Từng có thời gian “không bằng lòng” với việc họ cho rằng Việt Nam đã âm thầm b.ắ.t c.ó.c Trịnh Xuân Thanh ngay giữa Berlin, người Đức phải thể hiện tâm thế “ông lớn” khi tạm thời đóng băng quan hệ với Việt Nam.
Nhưng thật buồn khi hơn 40 tỷ USD mua máy bay từ 3 hãng hàng không Việt đã khiến cho giới chính trị Đức tái mặt. Thêm nữa, Vinfast công bố sẽ hợp tác với GM, Ford nếu giới chính trị Đức tiếp tục thái độ “không hợp tác”. Và một ngày cuối tháng 2/2019, ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã bày tỏ thiện chí mong muốn xin bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Việt Nam thì vẫn chưa lên tiếng, dửng dưng và có vẻ muốn đưa mối quan hệ này vào “chế độ chờ”. Đức tiếp tục thể hiện thiện bằng cách đưa kim ngạch giao thương 2 nước lên 2 tỷ USD và vận động doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam. Tổng vốn FDI của Đức đầu tư vào Việt Nam chạm mốc 343,5 triệu USD, đứng thứ 5 trong khối EU.
Mới đây, cựu phó thủ tướng Đức cũng đã về làm việc tại Việt Nam, và người Đức muốn cựu phó thủ tướng có 2 dòng máu Việt – Đức này làm cầu nối cho việc nối lại quan hệ 2 quốc gia. Điều này khiến cho giới ba dòng kẻ ở bên kia bán cầu tỏ ý khó chịu ra mặt khi ông này về làm việc tại Hà Nội.
Tờ Bloomberg cho rằng, Mỹ đang coi Việt Nam là đồng minh thân cận, không có quốc gia xuất siêu vào Mỹ lại được Mỹ “làm lơ” như vậy. Việc Mỹ đưa Việt Nam vào “theo dõi” về việc phá giá đồng tiền chỉ là do sức ép phải “công bằng” của một nước lớn. Thậm chí tờ báo này cho rằng mối quan hệ Mỹ – Việt đã vượt qua 2 đồng minh truyền thống khác ở Đông Nam Á là Thái Lan và Philippines.
Philippines thì liên tục cầu thị sự hành động của Mỹ tại Biển Đông nhưng Mỹ thì dửng dưng, chính mối quan hệ này đã bị xát muối khi Mỹ im lặng để Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines mà không tốn một viên đạn. Còn về mặt Thái Lan, vị vua mới lên thay, họ đã không còn coi Hoa Kỳ như một đồng minh không thể thay thế nữa. Cả 2 quốc gia này, kèm với Indonesia luôn mong muốn trở thành lãnh đạo Asean, nhưng rất tiếc, trong những năm vừa qua, các lãnh đạo thế giới liên tục tụ họp về Việt Nam đã khiến cho cả Đông Nam Á có lẽ đã phải nhận ra: Ai mới đang là kẻ có tiếng nói quyết định tại khu vực này.
Việt Nam, đang trên đà trở thành cường quốc tầm trung mới trên thế giới – báo Singapore nhận xét.
Sức mạnh của Việt Nam, đến từ nền ngoại giao thượng thừa và sức nặng từ lịch sử. Quốc gia này là nguồn cảm hứng duy nhất khiến cho nhân dân châu Phi, Tây Á, Nam Mỹ tiến lên giành độc lập. Quốc gia này đã đánh bại những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại. Việt Nam chính là tấm gương cho những thế hệ quốc gia thứ 3, những quốc gia vươn lên từ chiến tranh, đói nghèo.
Giữa thế giới đầy lọc lõi, Việt Nam như một anh bạn sẵn sàng đón tiếp tất cả đến nhà vui vẻ, trò chuyện và hướng đến tương lai. Không một nơi nào trên Trái Đất này có thể khiến đại sứ quán Triều Tiên và Hàn Quốc cùng ngồi lại với nhau, đại sứ quán Palestine và Israel có thể trao đổi các thông tin ngoại giao, đại sứ quán Ấn Độ và Pakistan ngồi điện đàm trong lúc xung đột tới đỉnh. Không một quốc gia nào ở Đông Nam Á, lãnh đạo Nga – Mỹ – Trung có thể đi dạo đường hoàng và có những cái bắt tay khăng khít.
Sức mạnh của Việt Nam, không đến từ những năm tháng hòa bình như đa phần những người hàng xóm khác ở Đông Nam Á, những quốc gia được “trao trả độc lập” hoặc chịu mất đất để đổi lấy hòa bình. Việt Nam đã chiến thắng thì có quyền ít nhất là mặt hướng lên cao và tay nắm chặt hiên ngang

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bác bỏ báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam
Báo cáo của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 đã đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.


Chiều 15/4, Bộ Ngoại giao họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền, với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc, qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về quyền con người trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch.
Phóng viên gửi câu hỏi đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt về việc có bình luận gì về các báo cáo của các cơ quan Liên Hợp Quốc và các bên liên quan về Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ 4.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, liên quan đến báo cáo của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam thì Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phát biểu hôm 11/4.
"Một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc đó là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Và một trong những nguyên tắc cũng mang tính nền tảng của quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đó là tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Tôi kiên quyết bác bỏ những ý kiến, những đề xuất, kiến nghị vi phạm quy tắc này", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh.
Về những nội dung báo cáo khác, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng bày tỏ sự không đồng tình với rất nhiều ý kiến, nội dung trong báo cáo đó. Bởi vì các báo cáo có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam tổ chức rất nhiều hội thảo tham vấn để lấy ý kiến nhưng các tổ chức đã không tham gia vào tiến trình đó, thậm chí không có mặt ở Việt Nam nhưng họ gửi rất nhiều thông tin đánh giá sai lệch về tình hình của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao còn cho biết thêm: "Đối với báo cáo quốc gia của Việt Nam, chúng tôi đã có một tiến trình tham vấn rất rộng rãi với tất cả các bên liên quan để củng cố và xây dựng báo cáo của Việt Nam".
Ở chiều ngược lại, tất cả báo cáo khác của các cơ quan Liên Hợp Quốc đều không được tiến hành công khai, minh bạch, không được tham vấn đầy đủ như là cách của Việt Nam tiến hành đối với báo cáo quốc gia của Việt Nam. "Chúng tôi hoàn toàn không được tham gia tham vấn gì về nội dung các báo cáo đó", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu.
"Trong khi chúng tôi rất minh bạch, công khai, bảo đảm tính bao trùm với sự tham gia của tất cả các bên liên quan thì các báo cáo khác không được tiến hành theo cách như vậy", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao nhấn mạnh những nguyên tắc khi làm UPR là "đối thoại, bình đẳng, khách quan và minh bạch".
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt mong muốn các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao các nước sẽ cân nhắc thận trọng khi sử dụng thông tin trong các báo cáo và sử dụng nguồn thông tin đã được kiểm chứng.
"Chính các Đại sứ - những người trực tiếp hiện diện tại Việt Nam, được chứng kiến đổi thay, tiến triển, tiến bộ của Việt Nam từng ngày, từng giờ sẽ mang đến những thông tin đầy đủ, khách quan nhất cho các Chính phủ trong quá trình trao đổi, khuyến nghị đối với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền thời gian tới", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói.
Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong đảm bảo quyền con người
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, báo cáo quốc gia UPR chu kỳ 4 trình bày tổng thể việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trên các lĩnh vực.
Tính đến tháng 1/2024, trong số 241 khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận tại chu kỳ 3, Việt Nam đã hoàn thành thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị (chiếm 86,7%), thực hiện một phần 30 khuyến nghị (12,4%) và 2 khuyến nghị còn lại đang được xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp.
Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong thúc đẩy quyền con người trên thế giới với những sáng kiến, hành động thiết thực.
Việt Nam đạt được những thành tựu tích cực trong bảo đảm các quyền con người trên thực tế. Các phương tiện truyền thông ở Việt Nam được hoạt động tự do. Báo chí phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của nhân dân.
Sau 26 năm kết nối Internet, Việt Nam đã có công nghệ viễn thông hiện đại, mức phổ cập internet cao. Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có hơn 78 triệu người sử dụng Internet (xếp thứ 13 thế giới về số lượng người dùng, tăng 21% so với năm 2019), số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu (tăng 38% so với năm 2019).
Hiện có khoảng 72.000 hội hoạt động ở Việt Nam, thường xuyên tích cực tham gia đóng góp vào việc xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, cung cấp dịch vụ công, nhất là cho các nhóm dễ bị tổn thương được tập trung thúc đẩy.
Bên cạnh những kết quả này, báo cáo cũng chỉ ra những thách thức còn tồn tại và từ đó đề ra các hướng ưu tiên và nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong thời gian tới nhằm bảo đảm sự thụ hưởng tốt hơn nữa các quyền con người cho người dân...
 Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tờ Resumen Latinoamericano trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó khẳng định trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam trong 94 năm qua.



Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bài viết khẳng định sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam, thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Marx-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; khắc phục hậu quả chiến tranh; tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; xây dựng phát triển đất nước.
Tờ Resumen Latinoamericano trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó khẳng định trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam trong 94 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang.
Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh; truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.
Theo báo Resumen Latinoamericano, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu.
Việc gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối là nhân tố đặc biệt quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện thắng lợi những mục tiêu to lớn của cách mạng. Nhân dân chính là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam./.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

 BIỂU HIỆN MƠ HỒ, THIẾU NIỀM TIN
Trong khi đất nước đang phát triển và tạo dựng được vị thế trên trường quốc tế, thì nhiều đối tượng trong nước chống phá bằng những lời lẽ bịa chuyện đăng tải trên mạng xã hội đã cố tình bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh đất nước, đặc biệt trong công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực, trong đó phải kể đến đối tượng Nguyễn Quang Lập.


Có thể khẳng định rằng, phòng chống tham nhũng là quá trình khó khăn, lâu dài và gian nan, không thể nôn nóng. Bởi tham nhũng xuất hiện từ khi có giai cấp, nhà nước và tồn tại ở các chế độ chính trị khác nhau, luôn gắn liền với quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế mà không phụ thuộc vào bất cứ chế độ chính trị hay đảng phái nào. Bởi vậy, công tác phòng chống tham nhũng có hiệu quả hay không phụ thuộc vào ý chí của nhà nước đó. Bởi vậy luận điệu cho rằng tham nhũng là bản chất của chế độ XHCN là hoàn toàn sai lệch.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực một cách thường xuyên, liên tục và quyết liệt với quan điểm không có vùng cấm, sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có ngoại lệ được tiến hành sâu rộng từ Trung ương đến cơ sở. Chính vì vậy, Đảng ta đã mạnh tay kỷ luật nhiều trường hợp sai phạm, kể cả các cán bộ thuộc diện TW quản lý, cho thấy quyết tâm chính trị quyét sạch tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Tuy nhiên, Nguyễn Quang Lập hay các đối tượng phản động, cơ hội chính trị khác lại bất chấp những thành tựu đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam thời gian qua, xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ, bóp méo sự thật, nhắm mắt làm ngơ trước những điều tốt đẹp mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được. Luận điệu xuyên tạc, phủ nhận công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua của Nguyễn Quang Lập thể hiện rõ dã tâm chính trị muốn hạ thấp vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Tuy nhiên điều này lại càng minh chứng rằng các thế lực càng chống phá thì sự nghiệp đại cuộc này của chúng ta càng mạnh mẽ.
 VIỆT NAM LÀ NƯỚC HIỂU RÕ NHẤT GIÁ TRỊ CỦA HÒA BÌNH
Sự kiện ngày 14/4 Iran đã vụ bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel khiến cho tình hình chính trị tại Trung Đông đang hết sức nóng bỏng có thể chực trào trở thành cuộc chiến toàn diện. Phản ứng của Việt Nam trước vấn đề này như thế nào là sự quan tâm của cộng đồng quốc tế?


Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao của Việt Nam đã thể hiện quan điểm “Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, Hiến chương và các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc, chấm dứt ngay các hành động vũ lực làm leo thang căng thẳng, vì an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới”.
Cộng đồng quốc tế quan tâm đến phản ứng của Việt Nam không đơn thuần chỉ là sự lên tiếng của một quốc gia nhỏ mà xuyên suốt trong quá trình lịch sử, Việt Nam là cái tên nổi tiếng cả thế giới về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại áp bức, bóc lột.
Thực tế Việt Nam cũng mới chỉ yên tiếng súng từ sau năm 1991 đến nay, hiện tại Việt Nam vẫn đang trong bên tranh chấp tại Biển Đông, nơi được xem là vấn đề an ninh nóng bỏng tại Châu Á - Thái Bình Dương. Chính vì thế Việt Nam là nước hiểu rõ nhất giá trị của hòa bình, xung đột hay chiến tranh chỉ mang lại sự tụt hậu, nghèo đói và cái giá phải trả rất đắt lâu dài.
Việt Nam thời gian qua đã thể hiện rất rõ trong vai trò cầu nối gắn kết giá trị hòa bình với các nước trên thế giới, việc cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến các nước Châu Phi đang để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với các nước trên thế giới.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho những cuộc xung đột trên thế giới, gần đây nhất là tại Trung Đông được giải quyết trong hòa bình, đối thoại.
Ảnh: một vụ nổ xảy ra tại Trung Đông gây thiệt hại về tài sản, tính mạng cho người dân.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

 ỦNG HỘ QUAN ĐIỂM BỘ NGOẠI GIAO - LHQ CẦN ĐÁNH GIÁ KHÁCH QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Tôi ủng hộ quan điểm của Bộ Ngoại Giao khi đưa ra nhận định về sự thiếu khách quan trong báo cáo của Liên Hợp Quốc, nhất là các vấn đề về tự do Tôn Giáo, những đối tượng vi phạm pháp luật xâm phạm ANQG... điều đó không chỉ là việc bảo vệ uy tín của quốc gia mà còn là vấn đề về sự công bằng và sự thật.


Quan trọng hơn, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ. Việt Nam không phải là một quốc gia hoàn hảo, nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực và thành tựu nhân quyền mà Việt Nam đã đạt được trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Thực tế, báo cáo của Liên Hợp Quốc là thiếu chủ quan và thiếu công bằng khi chỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực mà không công nhận những cải tiến và nỗ lực của Việt Nam. Điều này làm mất đi sự tin tưởng từ phía cộng đồng quốc tế và người dân Việt Nam chúng tôi.

Đề nghị LHQ cần khách quan, nhìn nhận trung thực về tình hình nhân quyền Việt Nam.
 RFA VẠCH TRẦN CÁI CÁCH HRW THÚC ĐẨY VÀ THỰC THI NHÂN QUYỀN
Linh mục Nguyễn Văn Hùng (hiện đang mục vụ tại Đài Loan) mới đây đã dẫn về 1 đoạn trong bài viết trên RFA có nội dung như sau: "Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của Theo dõi Nhân quyền (HRW)- tổ chức có tham gia ký tên, phát biểu với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong tin nhắn ngày 11/4: “Apple và các nhà sản xuất lớn khác của phương Tây đang giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng của họ bằng cách chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam cần nhận ra tình hình nhân quyền ở Việt Nam tồi tệ đến mức nào".


Đại diện của tổ chức phi chính phủ chuyên giám sát tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới cho rằng, "Nếu Apple không lên tiếng phản đối điều này thì họ đồng lõa và cần phải đối mặt với hậu quả từ người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu.”
Xin được miễn bàn về những cậu chữ hoặc những nội dung mang tính quy kết được nói ra trong đó. Chỉ xin được nhấn mạnh lại việc tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) gây sức ép với Apple và các nhà sản xuất lớn khác của phương Tây trong việc lên tiếng nhân quyền tại Việt Nam.
Việc họ chuyển chuỗi cung ứng từ TQ sang Việt Nam để giảm một số rủi ro. Vậy nhưng, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lại sử dụng chính sức ép từ người tiêu dùng trong nước để thúc ép Apple và các nhà sản xuất lớn khác của phương Tây phải lên tiếng về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam theo chiều hướng tiêu cực. Rõ ràng đó là một sự can thiệp mà cả tổng diện lẫn khách quan đều có vấn đề.
Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế mà nói vấn đề lợi nhuận luôn đặt ra hàng đầu và muốn có được thì vấn đề tiêu thụ đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên việc nắm lấy điều này để đặt ra điều kiện buộc họ phải lên tiếng cho những điều không đúng sự thật thì xin thưa là hết sức nguy hiểm, phi lí và cần bị lên án. Đừng chính trị hóa các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế là điều mà nên chăng tổ chức Theo dõi Nhân quyền cần lưu ý và tôn trọng.
Người Việt chúng tôi phản đối những gì mà tổ chức Theo dõi Nhân quyền đang làm và mong rằng sẽ không xảy ra những tình trạng tương tự, để nhân quyền và thực thi nhân quyền là điều gì đó tự nguyện thay vì bị thúc bách bởi những lợi ích và cả những chiêu trò của những kẻ đang ra sức nhảy múa và xem đó như một quân bài để tha hồ điều khiển và diễn trò thị phi, ăn vạ khắp thế giới vậy!

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

 KHI BÁO CHÍ LẠI ĐĂNG TIN SAI SỰ THẬT!!!
Vào 18h tối hôm qua, ngày 11/4, báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh đăng 1 thông tin gây sốc: “phát hiện khoảng 10 người đang sử dụng ma t.uý. Phần lớn trong số này là cán bộ, chiến sĩ CSGT công tác tại Công an quận 1, quận Phú Nhuận”.


Ngay sau thông tin trên được đăng tải, hàng loạt các tờ báo trong nước như Soha, Vietnamnet,.. và các trang mạng xã hội đã dẫn lại nguồn tin, kèm theo đó, nhiều bình luận theo hướng bôi nhọ ngành Công an, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Công an.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 ngày sau, trên chính trang báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh lại đăng thông tin cải chính, xin lỗi. Cụ thể: “Theo kết quả xác minh từ cơ quan chức năng, nội dung bản tin trên có nhiều chi tiết sai sự thật. Báo Pháp Luật TP.HCM đã rút bản tin trên khỏi hệ thống. Chúng tôi chân thành xin lỗi Công an TP.HCM cùng bạn đọc”.
Tôi vẫn chưa hiểu, động cơ nào mà một tờ báo mang danh Pháp luật, do cơ quan chủ quản là Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại đăng tải thông tin chưa kiểm chứng và sai sự thật như trên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín ngành Công an như vậy?
Một thông tin đưa ra, gây ra bao hệ luỵ, liệu chỉ 1 lời xin lỗi là xong. Thế phải chăng là quá nhẹ nhàng hay không nhỉ?
 BẢN ÁN "T.Ử H.ÌNH" TRƯƠNG MỸ LAN CÓ CẢNH TỈNH CHO NHỮNG KẺ THAM Ô, THAM NHŨNG ?
Trương Mỹ Lan, một cái tên gây xôn xao và chú ý của dư luận trong những năm qua khi bị phanh phui trước một sự tham lam vô cùng tận. Với vị trí, khả năng nhìn xa, trông rộng...nhưng rộng lòng tham, Trương Mỹ Lan đã không ngần ngại vươn "vòi bạch tuộc" hút cạn hơn 27 tỷ USD từ túi của người dân và nhà nước Việt Nam. Hành vi này đã thiệt hại nghiêm trọng cho Việt Nam và đã khiến Y phải trả giá RẤT RẺ (vì so với nguồn tiền thất thoát thì án t.ử vẫn chưa rửa sạch tội).



Bản án đối với Trương Mỹ Lan đưa ra thông điệp rõ ràng về sự không khoan nhượng, "không vùng cấm" đối với những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là một tín hiệu mạnh mẽ để không ai được phép tự ý lợi dụng quyền lực và vị thế của mình để đạt được lợi ích cá nhân, đặc biệt là gây tổn thất lớn cho xã hội. Không chỉ riêng tôi mà cả cộng đồng đều ủng hộ kết quả này.

Tôi nghĩ rằng đây là một bài học đắt giá cho những ai đang cố gắng kiếm tiền bằng mọi giá, không kể đến hậu quả và trách nhiệm đối với xã hội. Câu chuyện của Trương Mỹ Lan là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta về sự quan trọng của tính đạo đức và trách nhiệm trong kinh doanh, và rằng sự tham nhũng và lừa đảo sẽ không bao giờ được tha thứ hay chấp nhận.

Những kẻ đang tham lam quá mức hãy nhìn vào hình ảnh Trương Mỹ Lan đây nhé.
 PHẠM ĐOAN TRANG LÀ “NHÀ BÁO CAN ĐẢM”?
Thông tin về Phạm Đoan Trang là “khôi nguyên” giải thưởng PEN America tử Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ đang được tổ chức “Việt Tân”, đài Á Châu Tự do - RFA, VOA Tiếng Việt chia sẻ những ngày gần đây. Buồn cười hơn khi các tổ chức này cho rằng giải thưởng này để “vinh danh” những “nhà văn can đảm” và Phạm Đoan Trang là 1 trong số đó. Thêm 1 lần nữa những tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam như Văn bút Hoa Kỳ đã “lộ diện nguyên hình” trong việc cổ vũ cho hoạt động chống phá Nhà nước của Phạm Đoan Trang.


Văn bút Hoa Kỳ (PEN America, trong đó PEN là chữ viết tắt các mẫu tự đầu tiên của các từ Poets - nhà thơ, Essayists - nhà viết tiểu luận, Novelists - nhà tiểu thuyết) cũng chỉ là tổ chức Phi Chính phủ của Mỹ núp bóng dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền", tự nhận là đại diện cho các nhà văn "bị sách nhiễu, bị cầm tù hoặc bị bức tử vì quan điểm của mình” để cổ vũ cho các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá Nhà nước.

Tổ chức này cũng đã không ít lần cổ vũ cho hoạt động vi phạm pháp luật của những kẻ núp bóng là “nhà văn”, “nhà báo” như Nguyễn Văn Hải, Bùi Văn Thuận, Trần Hoàng Huấn, Lê Mạnh Hà, Lê Hữu Minh Tuấn. Khi Phạm Đoan Trang bị bắt và bị tuyên án 9 năm tù cho đến nay, tổ chức này cũng nhiều lần đăng tải các thông tin đòi trả tự do cho Phạm Đoan Trang thông qua các tường trình, báo cáo, kiến nghị khi họ lập lờ cho rằng các hành vi chống phá của Phạm Đoan Trang là hành vi “yêu nước”, là “nhà văn can đảm”.

Thật nực cười. “Quốc có quốc pháp, gia có gia phong”, Phạm Đoan Trang sẽ phải trả giá sau những gì mình đã gây ra với bản án 9 năm tù giam về tội tuyên truyền chống phá Nhà nước. Những ”giải thưởng” này cũng chỉ để cho các tổ chức thiếu thiện chí “tự sướng” mà thôi.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

 Có nên đổ hết lỗi cho chế độ về nạn cướp giật ở Tp.HCM?
Các trang tin của đám “chống cộng cờ vàng” không hề thực hiện chức năng “phản biện xã hội” như những gì mà họ tự xưng. Bởi thay vì ghi nhận các vấn đề của xã hội Việt Nam một cách công bằng, họ chỉ không ngừng tung ra những lời phán xét và quy chụp mang tính thiên lệch, nhằm khơi dậy ác cảm của người đọc với chính phủ Việt Nam, để phục vụ mục đích sau cùng là lật đổ chế độ.


Để thấy điều này, ta hãy xem xét thái độ của họ trước những nỗ lực của chính quyền Tp.HCM nhằm giải quyết nạn trộm cắp. Mới đây, khi phát biểu tại hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 28 diễn ra sáng 27/03, thiếu tướng Mai Hoàng, Phó giám đốc Công an TP.HCM, đã báo cáo về đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, mà Công an TP.HCM tiến hành trong Quý 1. Về phòng chống tội phạm đường phố, báo cáo cho biết số vụ cướp giật tài sản đã giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái, hầu hết được khám phá nhanh ngay sau khi các đối tượng vừa gây án xong. Công an TP.HCM coi vụ cướp giật như vụ trọng án và đặt mục tiêu khám phá 100% tổng số vụ, hiện nay đạt 92 – 93% tổng số vụ. “Trong tuần qua, lần đầu tiên trong một tuần trên địa bàn TP.HCM không có cướp giật”, thiếu tướng Mai Hoàng cho biết và biểu dương sự đóng góp của các tổ tuần tra công khai.

Phát biểu này của ông Mai Hoàng, cùng những nỗ lực của công an TP.HCM, đã trở thành đối tượng bị công kích trên các trang chống cộng. Ngày 30/03, fanpage của Việt Tân đăng một bình phẩm ngắn về câu chuyện này, trong đó có đoạn:
“Ôi hạnh phúc quá, đáng mừng quá!

Cũng theo Công an TP HCM cho biết năm 2023, công an bắt giữ được 607 vụ c.ướp giật, tính trung bình một tuần là khoảng 12 vụ, trên thực tế số vụ c.ướp giật còn nhiều hơn.

Lúc nào chính quyền cũng tuyên truyền Việt Nam là quốc gia an toàn, hạnh phúc, người dân được đảm bảo an ninh… vậy mà sao tình trạng c.ướp giật, tr.ộm cắp lại nhiều thế?”

Dường như trong mắt Việt Tân, nạn trộm cắp ở TP.HCM xuất phát từ lỗi của chế độ, chứ không phải là vấn đề sẵn có của xã hội Việt Nam.

Vậy để có cái nhìn công tâm về vấn đề này, ta hãy xem nạn trộm cắp đã và đang diễn biến ra sao trong các chế độ khác.

Trước hết, tình trạng trộm cắp nói riêng và tội phạm nói chung ở TP.HCM có tệ hại ở mức quá đáng không, và có phải mọi nguyên nhân đều xuất phát từ chế độ chính trị không? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy thử so sánh tình trạng trộm cắp ở TP.HCM với tình trạng ở New York (Mỹ). Năm 2023, TP.HCM có 607 vụ cướp giật, và có tổng số 14 triệu người cư trú (tính cả những người không đăng ký thường trú); tức là có 4,34 vụ cướp giật trên mỗi 100.000 dân. Trong khi đó, ở New York năm 2018, trên mỗi 100.000 dân lại xảy ra 93,07 vụ cướp giật. Vào năm 2019, New York có 19.453.561 dân và tổng cộng 69.764 vụ bạo hành, 558 vụ giết người, 6.583 vụ hiếp dâm, 12.704 vụ trộm xe. Đây là số liệu mà FBI cung cấp công khai trong Báo cáo Đồng bộ về Tội phạm (Uniform Crime Reports) xuất bản năm 2020. Nếu tỉ lệ tội phạm tương tự xuất hiện ở Việt Nam, hẳn giới chống cộng đã quy kết rằng “chế độ cộng sản” là nguyên nhân duy nhất dẫn đến nó.

Tiếp nữa, trước năm 1975, khi tồn tại dưới một chế độ khác, thành phố Sài Gòn có nạn trộm cắp không? Nó không chỉ có nạn trộm cướp mà còn có các “tướng cướp” nổi tiếng như, Lệ Hải, Điền Khắc Kim, Bạch Hải Đường, Lâm Chín Ngón… Những “tướng cướp” này đã không hề bị chế độ cũ xử lý, dù khét tiếng trong dư luận; họ chỉ tự giải nghệ sau 1975 hoặc bị bắt vào thập niên 1980. Đây là mặt tối của Sài Gòn khi đó mà đám chống cộng chẳng bao giờ nhắc đến.

Những kẻ “chống cộng” đã mỉa mai những nỗ lực chống tội phạm của chính quyền TP.HCM, ngay cả khi nó đang phát huy tác dụng. Điều đó buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi: họ thật sự muốn giải quyết các vấn đề trong xã hội, hay chỉ muốn nhặt nhạnh vấn đề trên mặt báo để kiếm cớ đả kích chế độ thôi? Nếu chỉ muốn đào xới để đả kích, thì họ sẽ biết phá hoại mà không biết xây dựng xã hội Việt Nam. Những hoạt động của họ vì vậy hứa hẹn gây ra đổ vỡ nhiều hơn là lợi ích.
 ĐỪNG ĐỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý NGHĨA CỦA "KẾ HOẠCH NHỎ"
Việc thực hiện kế hoạch nhỏ bằng việc thu nộp giấy vụn, vỏ lon bia, nước ngọt không phải bây giờ mới có mà từ thời tôi học cấp 2, cấp 3 các thầy cô nhà trường cũng đã phát động thường niên và quan điểm cá nhân của tôi việc làm này cũng góp phần vào việc giáo dục con trẻ.


Vậy nhưng câu chuyện về 1 trường THCS ở Hà Nội có giáo viên đã nhắn tin để yêu cầu các em học sinh thu nộp giấy vụn, nếu không nộp đủ 2 kg sẽ bị phạt tiền 50k đã và đang nhận được nhiều ý kiến từ dư luận, phụ huynh. Đến nay nhà trường cũng đã lên tiếng, cô giáo cũng đã có lời xin lỗi đến phụ huynh, học sinh vì sự truyền đạt không đúng, cứng nhắc về kế hoạch nhỏ của trường.

Một hành động, việc làm có ý nghĩa, mang tính nhân văn, giáo dục đối với các em học sinh nhưng chỉ cần 1 sự sai sót trong cách truyền đạt, cứng nhắc trong thực hiện kế hoạch đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch nhỏ ở các nhà trường.

Đây cũng là bài học cho các trường học, đặc biệt là các trường ở các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh rút kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch nhỏ của mình làm sao vừa thiết thực, ý nghĩa, nhân văn và phù hợp với đối tượng học sinh và hơn cả là nâng cao được ý thức tự nguyện của các em học sinh.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

 CẢNH BÁO: RƠI VÀO VÒNG VÂY CỦA TÀ ĐẠO ĐỨC CHÚA TRỜI MẸ
Mấy ngày gần đây lại nổi lên một số câu chuyện do người trong cuộc thuật lại khi bị các đối tượng tà giáo lừa mị. Ở một số điểm nhóm bí mật tại #HàNội, chị Q.A đã bị nhóm này dụ dỗ và tìm cách dẫn chị theo lời huấn thị của chúng... nhưng rất may,sự cảnh giác đã cứu cả cuộc đời chị sau cuộc tháo chạy khỏi nhóm tà đạo này...


Nhóm tà đạo đang lôi kéo và gây ám ảnh cho những người tham gia khi cung cấp một loại thức uống gọi là "Máu Của Chúa", được tuyên bố là mang lại các phép màu và sức mạnh siêu nhiên. Nhưng thực tế, nó là một loại chất #kíchthích gây ra ảo giác mạnh mẽ, dẫn đến những hậu quả khủng khiếp như rối loạn tâm thần, tan cửa nát nhà, và sự phân liệt trong gia đình.
Đừng bao giờ dại dột uống bất cứ thứ gì mà người lạ đưa cho. Hãy cẩn trọng và luôn tỉnh táo trước những cám dỗ và lời quảng cáo lôi kéo của các tà đạo như vậy.
Chúng ta cần cùng nhau lan tỏa thông điệp này để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi nguy hịa và hậu quả đáng tiếc. Hãy vững vàng trước sự lừa dối của tà đạo và bảo vệ nhau khỏi sự nguy hiểm.
Hãy chia sẻ bài viết này để lan truyền thông điệp cảnh báo đến càng nhiều người càng tốt. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe và chia sẻ!
 Minh chứng sống động!
Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) ngày 9/4 đã nhất trí bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027.



Sự kiện này khẳng định hai điều:

Việt Nam làm rất tốt vai trò bảo đảm bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ!

Việt Nam có sự tin cậy của cộng đồng quốc tế vào năng lực lãnh đạo điều hành các hội đồng của liên hợp quốc như Hội đồng nhân quyền!

Rõ ràng đây là một luận cứ quan trọng phản bác lại các quan điểm sai trái, xuyên tạc vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam!

Tát nhiên, nhiều kẻ hằn học sẽ không thích điều này.

Nhưng không sao, đoàn người cứ bước thôi!

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

 Đưa tin sai sự thật về Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an để quảng cáo game cờ bạc
Trên tính năng Reels của Facebook xuất hiện liên tục các hình ảnh đi kèm thông tin sai sự thật về Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an cấp phép cho 2 trang game cờ bạc quốc tế.


Như VietNamNet đã đưa tin, quảng cáo game cờ bạc, cá cược trực tuyến đang tràn lan trên các nền tảng online tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook. Trên mạng xã hội này liên tục xuất hiện các quảng cáo được trả tiền (được tài trợ) liên quan đến game cờ bạc, cá cược, từ các quảng cáo kêu gọi người dùng tải game; cảnh các cô gái ăn mặc gợi cảm livestream mời chơi game; các video clip “giang hồ mạng” quảng cáo cho game; các group hay fanpage về game cờ bạc, cá cược liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi VIP… Đặc biệt, trong tính năng Reels của mạng xã hội này cũng xuất hiện nhiều video ngắn hướng dẫn chơi game tài xỉu, đặt cược, để quảng bá cho các trang game vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, trong thời gian qua, trên Facebook xuất hiện tài khoản có tên Tống Quốc Hoàng (Kèo Bóng Quốc Hoàng) với 2,9 ngàn người theo dõi, liên tục đưa lên Reels các video dưới dạng hình ảnh đi kèm nội dung sai sự thật về các lãnh đạo cấp cao của Nhà nước như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm… để quảng cáo cho các trang cờ bạc, cá cược quốc tế.
Cụ thể, Facebook này đưa hình ảnh Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đi kèm nội dung như “Bác Tô Lâm bảo sẽ cố gắng đẩy lùi tình trạng các trang casino lừa đảo ra khỏi Việt Nam và sẽ giúp đỡ cho tập đoàn PKxxx phát triển tại Việt Nam…”; hình ảnh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính cùng nội dung “Sáng ngày 24/3 Phạm Minh Chính đã họp đại diện cấp cao cho phép 2 trang web casino quốc tế hoạt động tại Việt Nam nhưng phải đáp ứng sự minh bạch…”, đi kèm là quảng cáo cho 2 trang cờ bạc, cá cược quốc tế PK0xxx và PPxxx.
Ngoài ra, tài khoản này còn đưa nhiều video hình ảnh lãnh đạo cấp cao khác và nhiều nội dung xuyên tạc, sai sự thật, xúc phạm hình ảnh lãnh đạo một cách nghiêm trọng, nguy hiểm hơn có một số video có cả trăm ngàn đến cả triệu lượt xem. Mặc dù, PV đã tiến hành chọn chức năng báo cáo các nội dung này cho Facebook, nhưng tài khoản này vẫn tồn tại.
Trong thời gian qua,Bộ TT&TT đã làm việc, yêu cầu Facebook có giải pháp ngăn chặn, không quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng trên nền tảng của mình; Đồng thờitiến hành làm việc, nhưng nền tảng mạng xã hội này vẫn chưa triển khai hiệu quả, đặc biệt trong việc sử dụng công ng hệ AI để tự động rà quét, chặn quảng cáo đối với game cờ bạc, đổi thưởng.
 HÃY VỀ VIỆT NAM ĐỂ CẢM NHẬN
Có những người biết nói tiếng Việt nhưng vì lý do nào đó giờ đang sinh sống ở nơi xứ Người, họ không được hoặc không có điều kiện để tiếp cận các thông tin về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, về đời sống của người dân nên cứ nghĩ rằng người dân Việt Nam vẫn như cách đây hàng chục năm về trước khi không đủ ăn, đủ mặc. Hình ảnh dưới đây được cắt ra từ 1 video của 1 người sống lưu vong, tha hương ở nơi xứ Người cho rằng những người dân Việt Nam, những “dư luận viên” ở trong nước them chảy cả nước miếng về những cái xúc xích to, nặng cả kg như ở xứ “thiên đường”.



Có lẽ vì chỉ được tiếp cận thông tin từ những báo đài chống Cộng ở nơi xứ người, được chia sẻ từ những kẻ chống phá đất nước đang sống lưu vong, tỵ nạn ở xứ “thiên đường” nên chàng trai này đang cố tình ám chỉ những người “dư luận viên” ở trong nước không đủ ăn, không được ăn ngon, ăn sáng bằng những thứ đồ ăn sẵn to, nặng cả kg như cái xúc xích mà chàng trai này chia sẻ.
Chàng trai này cũng như nhiều kẻ đang sống lưu vong ở nơi xứ người không biết rằng người dân Việt Nam ở trong nước hiện nay sáng họ không biết nên lựa chọn món ăn nào từ phở, bún, cháo, bánh mù, bánh cuốn… được chế biến từ những thực phẩm tươi sống, bảo đảm chất lượng như trâu, bò, lợn, gà, dê… chứ không phải chỉ đơn thuần là những chiếc xúc xích to làm sẵn, đông lạnh như chàng trai đã chia sẻ. Người dân Việt Nam ở trong nước giờ không còn cảnh thiếu ăn, thiếu mặc như những gì cách đây hàng chục năm về trước nữa mà giờ phải là ăn ngon, mặc đẹp, đủ chất dinh dưỡng, bảo đảm sức khoẻ.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có trên 5 triệu người, họ là những người có những đóng góp rất lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Vậy nhưng đáng tiếc thay có những kẻ biết nói tiếng Việt sống tha phương ở nơi xứ Người lại đang có những cách nhing thiển cận, thiếu khách quan, sai sự thật về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, về đời sống của người dân Việt Nam ở trong nước trên tất cả các lĩnh vực. Nếu có điều kiện có lẽ họ nên trở về với quê hương, về với Việt Nam đề cảm nhânn về sự đời sống của người dân trong nước khác xa so với những báo đài chống cộng vẫn rêu rao để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
<Tống Giang>

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

 Chớ nhập nhèm, bôi xấu ngành công an
Sai-đúng rõ ràng, nghiêm minh và kiên quyết!


Chuyện 2 nữ công an Hải Phòng bị phát hiện tham gia “bữa tiệc” ma tuý cũng như chuyện con sâu làm rầu nồi canh, không có gì phải xoắn lên cả.
2 nữ công an này đã ngay lập tức bị tước quân tịch, thải loại khỏi ngành Công an.
Đây là hành động rất kiên quyết và nhanh chóng của Công an Hải Phòng.
Không bao che, không dung dưỡng, phát hiện cán bộ sai phạm là xử lý luôn.
Thế nên, đừng vì chuyện có hai cán bộ công an suy thoái đó mà vơ đũa cả nắm, quy kết, bôi xấu cả tập thể Công an Hải Phòng.
Chẳng phải Công an Hải Phòng cũng vừa triệt phá cả một loạt chuyên án ma tuý hay sao???
Công-tội phải phân minh chứ.
Còn sai phạm đâu thì xử lý thôi!

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

 CÁCH TIẾP CẬN LỆCH LẠC CỦA ĐÁM KỀN KỀN VỀ VẤN ĐỀ NGOẠI GIAO
Sáng ngày 7/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4/2024 theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.



Chuyến công du của Chủ tịch Quốc Hội được các kênh thông tấn, báo chí trong và ngoài nước rầm rộ đưa tin. Đám kền kền “việt tân” cũng nhanh tay, bồi bút, chia sẻ các bài viết bàn luận về chủ đề này, nhưng với một cách rất là khác người đúng theo bản chất đen tối trong tâm tưởng của họ.
Đám kền kền miệng lưỡi diều hâu dùng những lời lẽ điêu ngoa khi cho rằng “Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam sang Trung Quốc để nhận sự chỉ đạo công tác tiếp theo”, nguyên nhân được đám kền kền cho rằng đó là do tình hình chính trị trong nước thời gian quan bất ổn, nhất là sau sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xin từ chức. Nói theo cách hiểu của “việt tân”, nghĩa là các lãnh đạo của Việt Nam thi thoảng sang báo cáo với “thiên triều” và xin ý kiến chỉ đạo.
Đúng là luận điệu của đám “vong nô” chuyên ăn bám, chúng mang tư duy của cha ông xưa kia trong giới lãnh đạo bù nhìn “Việt Nam cộng hòa” để làm hệ quy chiếu khi nhìn nhận các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam. Thế hệ tiền bối hèn nhát thế nào thì đám hậu duệ sau này cũng không hơn không kém.
Trong khi đó, theo giới truyền thông đưa tin, chuyến công du của Chủ tịch Quốc hội là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta sau khi hai nước ra Tuyên bố chung nâng tầm quan hệ, có ý nghĩa hết sức quan trọng, định hướng chiến lược cho quan hệ song phương, cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao và những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong năm 2022 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, năm 2023; khẳng định Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại.
Vấn đề sáng rõ như ban ngày vậy mà đám kền kền vẫn cố tỉnh đổi trắng thay đen hòng tạo tâm lý tiêu cực, dắt mũi những người nhẹ dạ cả tin ở hải ngoại. Qua đây cũng cho thấy tính “tự nhục” đã ăn sâu vào tiềm thức đám vong nô như “việt tân”, cho thấy sự khác biệt trong cách tiếp cận của chúng. Khi các lãnh đạo của Việt Nam sang công du tại Mỹ và các nước phương Tây thì chúng nháo nhác vác vờ vàng ba sọc ra biểu tình phản đối; còn khi các vị lãnh đạo sang Trung Quốc thì lại dở giọng tiểu nhân, cho rằng đó là sang yết kiến thiên triều.
Giọng điệu của những kẻ miệng lưỡi diều hâu là vậy và sự thực cho thấy khi đất nước càng phát triển, quan hệ ngoại giao của Việt Nam càng mạnh thì chúng càng chống phá điên cuồng, không từ một thủ đoạn nào để đạt được mục tiêu đen tối.