Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

 CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM KHỘNG PHẢI LÀ MỘT CUỘC NỘI CHIẾN VÀ GỬI ĐẾN NHỮNG NGƯỜI XÉT LẠI LỊCH SỬ
Tháng 7/2018, diễn viên hài Dưa Leo đăng bài viết nói cuộc chiến tranh tại Việt Nam là nội chiến. Và mới đây, bài viết này được “đào mộ” lại và đăng tải trên nhiều nhóm nghiên cứu lịch sử với những lý luận rất là “lật sử”, rằng Mỹ và đồng minh chỉ tham chiến ở Việt Nam với tư cách “trợ giúp” phía đối lập VNCH, cuộc chiến bấy giờ là cuộc “nội chiến” tương tàn giữa Bắc Việt và Nam Việt, giữa hai phe tư bản - cộng sản, chỉ là Bắc Kỳ thắng Nam Kỳ, chứ không có chuyện “thống nhất ở đây”.


“Bắc Việt thì chiến đấu cho Nga, Trung, còn Nam Việt thì chiến đấu cho tự do của họ, Mỹ chỉ giúp những người dân Việt Nam thôi”.

Cũng là những câu chuyện về “lật sử” mới được chia sẻ lại trong những ngày gần đây. Một bạn du học sinh New Zealand và Mỹ, từng làm tại BBC tiếng Việt, nói rằng, tại New Zealand, người ta dạy cuộc chiến tại Việt Nam là “nội chiến” chứ không phải là “cuộc chiến thống nhất”. Bạn ấy nói thêm, lịch sử phải nhìn từ hai phía, phải đứng ở phía thế giới bên ngoài nhìn về phía nước mình, lịch sử ở bên nước ngoài được viết một cách khách quan hơn, trung thực hơn, đúng đắn hơn.

Bạn du học sinh này đặt câu hỏi: Tại sao thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tàn ác như thế thì tại sao chúng ta lại phải học tiếng Pháp và tiếng Anh (?).

“Hãy nhìn rõ đất nước của mình qua lăng kính của người khác, để nhìn nhận lịch sử một cách đúng đắn và trọn vẹn…”.
Gần như mọi định nghĩa về nội chiến trên thế giới đều phủ nhận sự tham chiến trực tiếp của các lực lượng nước ngoài, nếu có, chỉ là sự tham gia hạn chế nhằm mục đích nhân đạo, bảo vệ dân thường, gìn giữ hòa bình.

Lịch sử thế giới ghi nhận China Civil War - hay còn gọi là nội chiến Quốc - Cộng, Nigeria Civil War - nội chiến Nigeria giữa phe chính phủ và phe ly khai, Rwandan Civil War - nội chiến giữa phe chính phủ và Mặt trận yêu nước Rwanda... chứ làm gì có Vietnam Civil War? Nếu xét ở khía cạnh lịch sử thế giới, người ta gọi cuộc chiến tại Việt Nam là Vietnam War, hay Second Indochina War - cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.

Mình chỉ đặt một vài câu hỏi thế này thôi, gần 1 triệu lượt binh lính nước ngoài có mặt trong suốt cuộc chiến để làm gì? Quốc gia nào đã ném bom vào miền Bắc Việt Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh? Quốc gia nào đã khơi ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ - một sự kiện mà chính chính quyền Mỹ cũng tuyên bố là đã được “tạo dựng” nhằm chống lại miền Bắc Việt Nam.

Điều đáng buồn, là dường như thế hệ trẻ ngày nay, dần quên đi một cuộc chiến thống nhất đã qua, một cuộc chiến mà nhân dân Việt Nam phải chiến đấu chống lại Mỹ, VNCH và đồng minh, nhằm thống nhất lãnh thổ, mang lại sự toàn vẹn cho Tổ Quốc. Có một số du học sinh, mang tiếng là được đi ra nước ngoài, tưởng như là học được điều hay ho lẽ phải, thì họ lại mang về những quan điểm chống lại dân tộc, dưới danh nghĩa “đa chiều”.

"Lịch sử Đức đã chứng minh sự nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại bằng việc thay thế những suy nghĩ hợp lý bằng những chuyện thần thoại" - Ngoại trưởng Heiko Mass. Chúng ta đang ở trong một giai đoạn mà lịch sử được viết từ những câu chuyện hư cấu trong phim ảnh, trò chơi điện tử hoặc ngôn ngữ báo chí, và rõ ràng, mặc dù những chuyện đó không có thật, nhưng người ta lại tin rằng những gì diễn ra ở đó lại là sự thực.

Kẻ thủ phạm sẽ được miêu tả như những anh hùng, những nạn nhân sẽ được miêu tả như là thủ phạm. Như những người dân ở Mỹ Lai bị tra tấn, hành hạ, giết hại bởi những người lính Mỹ, nhưng ở Mỹ, người ta nói rằng những người dân vô tội đó là những người lính cộng sản sẵn sàng nã súng vào lính Mỹ - những súng nào, vũ khí nào thì họ không có bằng chứng. Nếu không có những người Mỹ chân chính, những sự thực về Mỹ Lai sẽ bị chôn giấu vĩnh viễn và người Việt vẫn lại ôm mối đau thương mà chẳng bao giờ được phân giải.

Lịch sử tại Hàn Quốc vẫn dạy rằng những người lính Hàn Quốc tham chiến tại Việt nam là những anh hùng vì công lý, vì tự do, mang lại hòa bình cho người dân Việt Nam. Và rồi hệ quả là gì, rất nhiều người Hàn Quốc tin vào câu chuyện “thần thoại” 13 lính đặc công Hàn Quốc chống lại 2400 lính đặc công Việt Nam. Những người Hàn Quốc đã từng làm những bộ phim bôi bác hình ảnh bộ đội ta, họ nói chúng ta là ác quỷ và thẳng tay tàn sát người dân, rồi người dân phải chọn cách là theo lính Hàn Quốc.

Họ đã khắc họa thế hệ cha ông của chúng ta như những kẻ phản diện, bắn vào đồng bào - một việc là ngay cả tư liệu lịch sử từ phương Tây cũng không chứng minh được. Vậy mà nhiều người lại tin tưởng và thờ phụng vào những điều ấy.

Đó là đa chiều à? Đó là văn minh à? Đó là lịch sử à?

Đôi khi, mình hay bắt gặp những bình luận kiểu như: Liệu có nhất thiết phải chiến tranh hay không? Tại sao không như Hàn Quốc và Triều Tiên, phía Bắc theo cộng sản còn phía Nam theo tư bản? Tại sao phải nội chiến làm gì, rồi người thì phải bỏ nước mà đi, người ở lại thì nghèo khó bao nhiêu năm.

Xin lỗi, lãnh thổ và sự toàn vẹn của Tổ Quốc không phải do một đám người thiển cận phán xét, thích chia là chia, thích gộp là gộp. Hàng ngàn năm lịch sử nằm xuống đấu tranh, chống lại hết địch mạnh này đến đến định mạnh khác, và giờ thì có những con người trẻ tự nhận là “tân tiến” sẵn sàng “phỉ nhổ” vào những thành tựu ấy.

Thế hệ đi trước đã hi sinh rất nhiều để thống nhất nước nhà, thì thế hệ sau, đừng làm chuyện ruồi bu nữa.

tifosi
 KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ MAY MẮN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN KHUNG CẢNH NƯỚC NHÀ THỐNG NHẤT
Họ chiến đấu vì điều gì? Vì ngày Tổ quốc thu về một mối. Nhưng không phải người nào cũng có may mắn được chứng kiến khoảnh khắc ấy.


Những ngày cuối cuộc chiến, tại trại Davids - một trại lính của những cuộc đàm phán bốn bên gần Tân Sơn Nhất, có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của hai phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) đồn trú. Tướng Cao Văn Viên của VNCH muốn giữ những người này làm con tìm để ra yêu sách cho quân Giải phóng không tiến vào Sài Gòn, nếu nghiêm trọng hơn, có thể cho xe tăng và hơi độc thủ tiêu. Nhưng hàng trăm chiến sĩ của phía ta đã chuẩn bị sẵn sàng phương án chiến đấu đến hơi thở cuối cùng…

“Nhân dân Việt Nam đã chờ ngày này lâu lắm rồi, không thể trì hoãn lâu hơn được nữa. Toàn thể chiến sĩ hai phái đoàn sẵn sàng chiến đấu và hy sinh! Không được để anh em bận tâm, hãy để các anh em tiến thẳng vào Sài Gòn”.

Đêm 29, rạng sáng 30, một đơn vị đặc công phía ta tấn công đồn bốt Ký Thú Ôn - một địa điểm tiến vào Sài Gòn từ phía Nam. Nhiệm vụ không thành công, phần lớn trung đội hy sinh gần hết. Rạng sáng hôm sau, nơi này thất thủ bởi quân chủ lực của chúng ta. Một chiến sĩ còn lại từ từ trung đội đặc công nói với đoàn quân đến sau: “Cám ơn các anh, thật buồn vì nhiều đồng chí của chúng tôi không đi cùng các anh vào trung tâm được”...

Trước khi tấn công Trà Vinh, chiến sĩ Nguyễn Văn Tuân đã làm “quảng ca” cho đoàn quân, bắt nhịp hát bài: “Thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Anh Tuân được giao nhiệm vụ cầm cờ, một nhiệm vụ rất quan trọng, vừa vinh hạnh nhưng cũng là mục tiêu đầu tiên bị nhắm đến. Trà Vinh sạch bóng quân thù, nhưng anh Tuân phải nằm lại vĩnh viễn ở khoảnh khắc ngay trước khi lá cờ được cắm tại Trà Vinh - 11 giờ ngày 30/4/1975.
“Tuân lúc đó mới 22 tuổi, gia đình nhiều lần thúc giục chuyện vợ con nhưng Tuân chưa chịu với lý do còn chiến tranh, không biết mình hi sinh lúc nào, sợ làm khổ người ở lại… Nó định sau chiến tranh sẽ tính, nhưng thật tiếc vì nó không được ngắm nhìn thời khắc quê hương của nó được giải phóng. Dự định ấy mãi mãi là dự định…” - đồng đội anh kể lại bùi ngùi.

Cầu Rạch Chiếc là chiếc cầu huyết mạch ở cửa vào Sài Gòn. Trong 3 ngày từ 27 đến 30/04, đặc công ta và địch đã chiến đấu quyết liệt để chiếm quyền kiểm soát cây cầu này. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của quân ta trước ngày giải phóng. Đơn vị chiến đấu đã làm lễ truy điệu sớm cùng mong ước khát khao được tiến vào Dinh Độc Lập… Nhưng 52 chiến sĩ đặc công của chúng ta đã hy sinh tại Rạch Chiếc, tuy họ không được tiến vào Dinh Độc Lập, nhưng đồng đội của họ đã thay họ làm việc đó…

Người này ngã xuống thì có người khác đứng lên. Ước mơ luôn được viết tiếp và không bao giờ ngừng lại...!

Nhắc về 30/04, phần đông chúng ta sẽ biết đến khung cảnh húc cổng Dinh Độc Lập, một số khác nghĩ về đoàn người nô nức kéo nhau chờ đón đoàn quân Giải phóng hoặc về hình ảnh lá cờ được phất vào thời khắc 11h30... Nhưng bên cạnh những hình ảnh chiến thắng đó, còn là những sự hy sinh anh hùng trong những khoảnh khắc sau cuối…

Nhớ lại khoảnh khắc cuối cùng của Mùi Cỏ Cháy, bốn chàng sinh viên chơi thân với nhau, cùng mong muốn chiến đấu, cùng khát khao chờ ngày Thống Nhất để chụp bức ảnh ăn mừng. Nhưng sau đó, chỉ còn một người còn sống…

"Giữ cẩn thận, sau này cho con cháu chúng nó biết, chúng ta đã đi qua cuộc chiến này như thế nào nhá"...

Cám ơn các anh, những người đã sống trọn vẹn cho Tổ Quốc!

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

 SAI SỬA, MẠNH DẠN CÚI ĐẦU SOI XÉT ĐỂ ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN
Đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình của cộng đồng xung quanh việc đưa Lịch sử vào môn tự chọn trong chương trình THPT. Trang VNTB cũng đã có nhiều bài viết, list tiêu đề gửi đến bộ GD&ĐT và nhận được sự đồng tình của cộng đồng. Lý do vì sao tác giả Niềm Tin lại quan tâm đến câu chuyện này một cách sâu sắc, có hệ thống như vậy đó chính là lo cho tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam sau khi áp dụng chương trình mới này vào giáo dục THPT, mà xa hơn đó chính là tương lai của một dân tộc, một đất nước vừa trải qua những năm tháng giông bão chiến tranh, sợ rồi người trẻ chẳng bao giờ hiểu được giá trị của Hòa Bình, của nền độc lập dân tộc mà đi theo Tây, Tàu, phủ nhận công trạng của cha ông.


Tác giả thực sự hiểu được nỗi lo, sự đau đáu của các bậc phụ huynh, học sinh. Các bậc phụ huynh mặc dù biết nếu thêm môn học Lịch sử vào môn bắt buộc sẽ thêm áp lực học hành cho các em, nhưng họ vẫn rất mong muốn nhận được áp lực đó cho con em vì đó là cốt lõi, giá trị của dân tộc, nếu mất đi chẳng còn cách nào để cứu vãn. Lịch sử không thể là môn tự chọn, vì không có lịch sử thì đến ngày hôm nay con cháu sẽ không có hòa bình, ấm no, con cháu sẽ mất phương hướng. Chỉ cần ở một vấn đề hẹp hơn là trong một gia đình, nếu cha mẹ thiếu giáo dục truyền thống gia đình, giới thiệu tổ tiên, ông bà đời trước thì con cháu cũng chẳng bao giờ hiểu được giá trị đó, thậm chí họ chỉ đeo đuổi danh lợi, nhưng đến một ngày nào đó họ bỗng nhận ra tất cả những gì họ làm được đều vô giá trị, không mang lại tốt đẹp cho tương lai.

Bộ GD&ĐT có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục, đào tạo cả tài lẫn đức cho thế hệ mai sau. Tuyển người phục vụ công tác ở vị trí này cũng phải là người đủ đức, đủ tài, có tâm với dân tộc, đặc biệt là không hời hợt với thế hệ tương lai mai sau, nhắm mắt đưa chân bằng những quyết sách cảm tính, thiếu khoa học. Người đời sẽ tôn trọng nên Bộ dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn vào cái sai, lệch lạc mà nhận khuyết điểm sữa chữa. Cứ cố gắng để toàn vẹn sự cố hữu, trì trệ của một thiểu số người mà đưa ra quyết sách thì điều đó là sai lầm nghiêm trọng. Dám nhìn nhận trước quốc dân đồng bào mới thực sự là dũng cảm thay vì bảo vệ cái tôi, dùng cái cố chấp để phủ nhận ý kiến cộng đồng. Bộ GD&ĐT cần lưu tâm vấn đề này trước khi lún quá sâu vào sự bảo thủ, trì trệ, cố chấp của một bộ phận thiểu số.

<Niềm Tin>
 CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG QUẢNG CÁO THUỐC TRÊN MẠNG
Rất nhiều người trong khi lướt mạng xã hội bắt gặp những quảng cáo xuất hiện trên điện thoại của họ. Vì nhẹ dạ cả tin họ đã trở thành nạn nhân của nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh, gây tổn hại đến sức khoẻ.


Gần đây, trên các mạng xã hội như Youtube hay Facebook xuất hiện một số clip quảng cáo các phương thuốc chữa bách bệnh, hay các bài thuốc gia truyền: xương khớp, đau mỏi vai gáy… khi dùng những loại thuốc này thì đã có vô số người khoẻ mạnh nhanh chóng.

Hay là các quảng cáo thuốc chữa trị covid lan truyền với tốc độ chóng mặt qua những lượt chia sẻ của người dùng. Không ít người đã tin những quảng cáo này và hậu quả là “ tiền mất, tật mang “. Chẳng những chẳng lành bệnh mà còn làm xấu đi bệnh tình.

Hơn nữa, một số trang Web đã lợi dụng hình ảnh của các bác sĩ nổi tiếng để mạo danh các y bác sĩ nhằm tăng thêm sự uy tín cho người xem quảng cáo. Khiến cho họ không ngại ngần mà mua thuốc của những kẻ giả mạo.

Hiện nay, việc lập các trang fanpage bán hàng online hay các trang web, sàn thương mại điện tử để quảng cáo khá dễ dàng. Nếu không kiểm soát được hoạt động của các trang này thì các quảng cáo sản phẩm sai sự thật vẫn ngang nhiên tồn tại, là "cái bẫy" cực kì nguy hiểm với người tiêu dùng. Ðáng lo ngại hơn nữa là việc quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh có thể lấy đi cơ hội điều trị của nhiều người, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

<Nguyễn Anh>

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

 GIAO LƯU QUỐC PHÒNG VIỆT NAM LIỆU CÓ BẤT THƯỜNG?
Liên tiếp mấy ngày qua thông tin Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức tập trận chung với Nga đã khiến cho nhiều kẻ chọn "phe" trong cuộc xung đột Nga - Ucraina hí hửng cho rằng Việt Nam đang tìm cách lấy lòng Nga khi bỏ phiếu trắng trong cuộc xung đột này.


Nhưng thông tin về giao lưu quốc phòng biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc khiến cho những kẻ chống phá chưng hửng vì mất phương hướng trong định hình chiến lược đối ngoại quốc phòng của Việt Nam.

Liệu giao lưu quốc phòng của Việt Nam với các nước khác có bình thường hay không? Đương nhiên là điều này phù hợp với chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam. Hãy nghe Phó Phát ngôn Bộ ngoại giao nói về giao lưu quốc phòng lần này " Đây là hoạt động thường niên của hai Bộ Quốc phòng, lực lượng bảo vệ biên giới hai nước với nhiều nội dung phong phú, ý nghĩa nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới giữa lực lượng biên phòng hai nước nói riêng và quân đội hai nước nói chung".

Rõ ràng Việt Nam có chiến lược quốc phòng nhất quán không liên minh hoặc cho nước khác sử dụng lãnh thổ để chống lại quốc gia khác. Nhưng nhiều kẻ lại cố tình hiểu sai để xuyên tạc chính sách nhất quán này của Việt Nam để hòng đưa Việt Nam vào bẫy.

Cuộc tập trận phối hợp binh chủng vừa qua tại Bình Định của Bộ Quốc phòng Việt Nam là minh chứng cho thấy quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, qua buổi tập trận này cho các nước khác thấy rõ thông điệp của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền quốc gia. Còn các hoạt động tập trận hay giao lưu chỉ làm tăng thêm tính hợp tác, tin cậy lẫn nhau mà thôi.

Tóm lại trong bối cảnh hội nhập hiện nay Việt Nam không thể đứng bên lề các quốc gia khác ở khu vực và thế giới, thông qua giao lưu mới hiểu rõ về đối thủ tiềm tàng của mình và từ đó xây dựng chiến lược riêng cho nền quốc phòng của quốc gia.

<Lam Hồng>
 NHÂN QUYỀN HAY LỢI ÍCH QUỐC GIA?
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, hôm 26/4 đã kêu gọi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gây sức ép với chính quyền Việt Nam nhằm cải thiện vấn đề nhân quyền.


HRW nói rằng khi tới Việt Nam, Thủ tướng Kishida cần công khai lên án về việc chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, đề nghị Việt Nam không đe doạ bắt bớ các blogger chính nghĩa cất tiếng nói tự do. Đề nghị Việt Nam thả tù nhân lương tâm, trao trả tự do báo chí ... HRW mong muốn nếu Việt Nam không đồng thuận, Nhật Bản sẽ ngưng hợp tác, không đầu tư và viện trợ ODA cho Việt Nam.

Có lẽ, vì quá say mê với chiêu trò "nhân quyền" mà anh HRW quên mất rằng, Việt Nam và Nhật Bản là 2 quốc gia có mối quan hệ chiến lược. Việt Nam là nước mà Nhật viện trợ ODA lớn nhất trong khu vực và không ngừng cam kết tăng cường hỗ trợ. Đó là chưa kể hàng loạt các chương trình dự án song phương khác.

Lý do gì để Nhật quan tâm tới Việt Nam như vậy, tại sao phải tài trợ hàng tỷ Usd cho Việt Nam. Nhật thừa tiền ư, không phải vậy. Bởi vì, đối với Nhật Bản, Việt Nam gắn liền với những lợi ích rất lớn với Nhật. Việt Nam có địa chính trị đặc biệt quan trọng, có tiếng nói đặc biệt trong ASEAN, chưa kể là liên quan đến vấn đề biển Đông. Về mặt kinh tế, hàng loạt các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như Honda, Toyota,... đang đặt trụ sở và kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam, đem về hàng tỷ Usd cho nước Nhật.

Liệu Nhật có đánh đổi lợi ích quốc gia của mình lấy mấy thứ vớ vẩn được khoác áo nhân quyền mà HRW đề ra hay không?

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

NHỮNG NỘI DUNG LỚN CỦA DỰ THẢO LUẬT LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ
Nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở; xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn trong xây dựng, hoạt động, quản lý, sử dụng các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở, Chính phủ đã xây dựng và trình dự thảo dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Dự án Luật đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Đảng, Quốc hội, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức có liên quan, Bộ Công an đã chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện với những nội dung lớn cụ thể như sau:


Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bản chất là điều chỉnh, kiện toàn lại các lực lượng, chức danh đã được thành lập, hoạt động từ ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 và hiện nay đang hoạt động ở địa bàn cơ sở để kiện toàn thống nhất thành một lực lượng chung mà không phải là thành lập lực lượng mới (các lực lượng, chức danh đang hoạt động hiện nay sẽ được kiện toàn thống nhất, quy định trong Luật, bao gồm Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng hiện nay theo quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018, Bảo vệ dân phố và các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng). Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn 15 năm thi hành Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 về Bảo vệ dân phố, 12 năm thi hành Pháp lệnh Công an xã năm 2008 và tổng kết thực tiễn hoạt động của lực lượng Dân phòng theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Bộ Công an đã nghiên cứu, kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đánh giá là phù hợp, còn giá trị để quy định đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm không làm tăng biên chế, không làm tăng chi ngân sách nhà nước, không chồng chéo, không mâu thuẫn với các văn bản luật khác. Theo đó, về nội dung cơ bản của dự thảo Luật quy định như sau:

a) Về phạm vi điều chỉnh: Dự thảo Luật quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

b) Về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Pháp luật hiện hành quy định về vị trí, chức năng của lực lượng Bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách với tính chất là lực lượng thực hiện công tác quản lý, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và làm nòng cốt trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn cấp xã. Tuy nhiên, Luật Công an nhân dân năm 2018 và Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy đã xác định Công an xã, thị trấn về mô hình tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ tương tự như Công an phường đang thực hiện, cụ thể: Công an xã, thị trấn làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và làm nòng cốt trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.

Do đó, để bảo đảm thống nhất với Luật Công an nhân dân năm 2018 và trên cơ sở xác định đúng tính chất hoạt động của lực lượng quần chúng ở địa bàn cơ sở, dự thảo Luật đã có sự điều chỉnh thay đổi bản chất về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sau khi được kiện toàn thống nhất khác với vị trí, chức năng mà pháp luật hiện hành đang quy định đó là xác định rõ đây là lực lượng quần chúng tự quản, không thực hiện công tác quản lý, không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở và làm nòng cốt trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (các nhiệm vụ này do Công an cấp xã thực hiện); lực lượng này chỉ tham gia hỗ trợ Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và làm nòng cốt trong xây dựng mô hình tự quản, tự bảo vệ về an ninh, trật tự trên địa bàn cấp xã. Như vậy, so với quy định của pháp luật hiện hành, dự thảo Luật đã điều chỉnh thay đổi bản chất về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đó là: Chuyển từ chức năng quản lý, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự sang chức năng tự quản và hỗ trợ Công an cấp xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Việc điều chỉnh này là căn cứ, cơ sở quan trọng để xác định và quy định các nội dung có liên quan về nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan và nhất là về chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sau khi được kiện toàn bảo đảm không tạo gánh nặng lên ngân sách nhà nước mà là huy động nguồn lực từ Nhân dân dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý của chính quyền.

c) Về tiêu chuẩn tuyển chọn vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Dự thảo Luật quy định tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe của người tham gia lực lượng này bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tiễn, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.

d) Về quan hệ công tác, phối hợp của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với các cơ quan, tổ chức, các lực lượng có liên quan ở địa bàn cơ sở: Dự thảo Luật quy định đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, thống nhất về quan hệ công tác, phối hợp của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với các cơ quan, tổ chức, các lực lượng có liên quan ở địa bàn cơ sở, cụ thể như sau:

– Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân, quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Công an cấp xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

– Trong quan hệ phối hợp với các lực lượng có liên quan ở địa bàn cơ sở, dự thảo Luật quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có trách nhiệm:

+ Theo sự phân công, chỉ đạo của Công an cấp xã tham gia phối hợp với người đứng đầu thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương, Trưởng ban công tác mặt trận, Bí thư chi bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn cấp xã;

+ Phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia hỗ trợ lực lượng chức năng thực hiện các nhiệm vụ: Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng địa bàn cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện chính sách xã hội; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, dịch bệnh, phòng cháy, chữa cháy; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và hoạt động phòng thủ dân sự khác;

+ Phối hợp với đoàn thể quần chúng, tổ chức quần chúng tự quản ở địa phương, dân phòng, hòa giải viên cơ sở, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, giải quyết tranh chấp, mẫu thuẫn về an ninh, trật tự trên địa bàn cấp xã; tham mưu với Công an cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách.

đ) Về nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động hiện nay của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, dự thảo Luật đã điều chỉnh quy định về nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm phù hợp với trình độ, năng lực và thể hiện rõ tính chất là lực lượng tham gia hỗ trợ lực lượng Công an cấp xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, không trùng lặp với nhiệm vụ của Công an cấp xã và chính quyền cơ sở với 06 nhóm nhiệm vụ được giao, bao gồm:

– Thu thập, tổng hợp tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách;

– Tuyên truyền pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

– Tham gia xây dựng lực lượng dân phòng, thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

– Hỗ trợ thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội;

– Tham gia vận động, giúp đỡ người vi phạm pháp luật đã bị xử lý trở về sinh sống tại cộng đồng;

– Tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và thực hiện các nhiệm vụ khác về bảo vệ an ninh, trật tự.

e) Về kiện toàn, bố trí lực lượng: Dự thảo Luật điều chỉnh theo hướng kiện toàn lực lượng Bảo vệ dân phố, lực lượng Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng hiện nay và các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng hiện đang cùng hoạt động trên địa bàn cấp xã thành 01 lực lượng chung với tên gọi là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và được bố trí theo mô hình Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở thôn, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương thuộc địa bàn cấp xã. Các chức danh tổ trưởng, tổ phó tổ bảo vệ an ninh, trật tự đồng thời là đội trưởng, đội phó đội dân phòng được thành lập theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Đối với chức danh đội viên đội dân phòng và tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của lực lượng dân phòng thực hiện theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Việc điều chỉnh theo hướng này sẽ bảo đảm không làm tăng số lượng người hoạt động, không làm tăng chi ngân sách và góp phần: Kiện toàn, tinh gọn thống nhất một đầu mối; cắt bỏ được các khoản chi hỗ trợ cho nhiều lực lượng hiện nay đang tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; bảo đảm linh hoạt, chủ động, nhanh chóng trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy ở địa bàn cơ sở; khắc phục được những chồng chéo, mâu thuẫn trong thực hiện nhiệm vụ giữa các lực lượng và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật.

g) Về chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Trên cơ sở số liệu báo cáo và lấy ý kiến tham gia của Ủy ban nhân dân, Công an 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về thực trạng tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động hiện nay của các lực lượng Bảo vệ dân phố, Dân phòng, Công an xã bán chuyên trách, Bộ Công an đã nghiên cứu và kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đánh giá là phù hợp, còn giá trị để quy định đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm cân đối trong tổng mức chi thực tế hiện nay của các địa phương đang thực hiện và không làm tăng chi ngân sách nhà nước khi Luật này được ban hành. Theo đó, dự thảo Luật quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng: Hỗ trợ thường xuyên hằng tháng; hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; được trang bị công cụ hỗ trợ, hồ sơ, sổ sách cần thiết để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận để thực hiện nhiệm vụ; lực lượng này tiếp tục sử dụng địa điểm, nơi làm việc trước đây đã bố trí cho lực lượng Bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách và sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn để hoạt động.

h) Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức: Dự thảo luật quy định trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, trách nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc quản lý, giám sát hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
 DŨNG CẢM NHƯNG KHÔNG CHỊU ĐƯỢC LẠNH!
Ba Lan hôm nay tuyên bố sẽ kiện Nga ra Toà án quốc tế nếu Nga "dám" cắt nguồn khí đốt của Ba Lan. Thông tin này được đưa ra sau khi.


Nga thông báo họ sẽ ngừng cung cấp khí đốt dọc theo đường ống Yamal cho Ba Lan khi Ba Lan từ chối mua khí đốt Nga bằng đồng Rub.

Ba Lan cho biết đây là hành động "ngang ngược vi phạm luật pháp quốc tế" và đang tiến hành khởi kiện ra tòa án quốc tế. "Nga sẽ phải đền bù hợp đồng lớn nếu ngừng cung cấp khí đốt".

Nga hiện cung cấp khoảng 55% nhu cầu khi đốt hàng năm của Ba Lan, tức khoảng 21 tỷ m3. Bulgaria phụ thuộc đến 90% vào khi đốt của Nga, với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 3 tỷ m3.

Trong khối NATO, cùng với Anh và Mỹ, Ba Lan là nước "mạnh miệng" nhất trong việc chống Nga, kêu gọi các nước cấm vận triệt để Nga và cho phép NATO đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.

Dũng cảm đấy nhưng xem ra lạnh cũng không chịu được.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

 NHỮNG CHI TIẾT PHI LÝ TRONG CÂU CHUYỆN "LỊCH SỬ"
Càng gần ngày 30/4, lại thấy nhiều câu chuyện xạo lồng trên mấy đài hải ngoại như BBC, RFA, xuất phát từ mấy thánh "mõm", đánh nhau thì kém nhưng bịa chuyện thì giỏi. Đơn cử như câu chuyện này.


Không biết BBC lôi đâu ra anh Nguyễn Quang Duy, để rồi từ anh Duy lại kéo theo một binh sĩ VNCH "giấu tên" kể về hành trình bị dẫn giải ra Hà Nội. Nào là " Đoàn tù binh đi diễn hành qua phố Khâm Thiên, những dây xích sắt khua vang trên mặt đường Hà Nội"; rồi nào là câu chuyện người thương phế binh trên chiếc xe lăn chặn đoàn tù binh và một ông trưởng trại giam nào đó giơ súng vào đồng đội mình để dọa bắn.

Tất cả để vẽ lên bức tranh về một "chính quyền cộng sản" máu lạnh, vi phạm công ước về tù binh chiến tranh rồi vẽ lên hình ảnh những người cộng sản sẵn sàng giơ súng vào nhau, thanh toán như kiểu xã hội đen Hồng Kông. Xin lỗi, đó chỉ là tình tiết trên phim của phương Tây, chứ chẳng hề có thật.

Thử xem, trong tất cả các tài liệu lịch sử, có bao giờ những người cộng sản ở miền Bắc đem tù nhân từ miền Nam ra miền Bắc để diễu hành, chứng minh chiến thắng không. Hoàn toàn không, chúng tôi chỉ có diễu binh bằng những đội quân chiến thắng, chứ không cần thiết phải đem tù nhân chiến tranh ra để diễu hành. Cần gì chứ, khi cả thế giới đã chứng kiến chiến thắng huy hoàng của quân đội giải phóng rồi.

Có bao giờ một trưởng trại giam nào, dám giơ súng với những người đồng đội của mình, nhất là khi họ là thương binh, đã hi sinh phần máu xương cho dân tộc? Không bao giờ có chuyện như vậy!

Lịch sử là lịch sử, không thể có chuyện tô vẽ, bôi nhọ đâu, các anh lưu vong ạ.
 HÀ NỘI RA QUÂN XỬ LÝ TÌNH TRẠNG “MUỐN NGỒI GHẾ ĐÁ PHẢI TRẢ TIỀN NƯỚC”
Trước thực trạng một số hộ dân đã chiếm dụng ghế đá công cộng tại những khu vực ven Hồ Tây, đặc biệt là trên phố Nhật Chiêu để phục vụ mục đích cá nhân như kinh doanh, bán hàng, tự ý kê thêm bàn nhựa, đánh số thứ tự, tên hàng quán và thậm chí là người dân, du khách đến thăm quan, ngắm cảnh Hồ Tây muốn ngồi ghế đá là phải trả tiền nước đã gây bức xúc trong dư luận và làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của Hồ Tây, của thủ đô Hà Nội, ngày 21/4/2022 vừa qua, UBND quận Tây Hồ đã huy động các lực lượng tiến hành các giải pháp đồng bộ như tiến hành tổ chức ký cam kết, vận động người dân hoạt động kinh doanh đúng trong khu vực và đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm để thiết lập lại trật tự đô thị trên địa bàn.


Thực tế sau hơn 3 ngày các cơ quan chức năng xử lý sai phạm, trong đó có những trường hợp bị thu giữ các biển hiệu, biển quảng cáo, bàn, ghế để sai quy định, tháo dỡ các mái che, mái vẩy, các công trình xây dựng trái phép hay xử phạt hành chính với số tiền 2,5 triệu đồng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, chiếm dụng ghế đá công công hay tự ý kê thêm bàn, ghế nhựa sai quy định đã không còn xuất hiện trên các con đường xung quanh ven Hồ Tây. Đây là sự vào cuộc kịp thời các của các cơ quan ban ngành của phường Nhật Tân, UBND quận Tây Hồ cũng như sự chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội trong việc thiết lập lại trật tự, mỹ quan đối với các địa điểm thu hút người dân, du như Hồ Tây. Đặc biệt là trong bối cảnh mùa hè sắp tới và Hồ Tây thường là một trong những địa điểm được du khách, trong đó chủ yếu là các bạn trẻ lựa chọn để hóng mát, ngắm cảnh Hồ Tây.

Để việc thiết lập trật tự, mỹ quan của thủ đô Hà Nội nói chung, đối với các địa điểm du lịch, tập trung đông du khách cả nước ngoài và trong nước đến thăm quan như Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, bên cạnh việc các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, đồng bộ với các sai pham của một số hộ người dân, hơn lúc nào hết, mỗi người dân thủ đô, đặc biệt là các hộ buôn bán, kinh doanh ở địa điểm du lịch, hãy là những “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch cho Hà Nội. Mỗi người dân thủ đô cần nâng cao ý thức của bản thân trong việc tạo ra môi trường thân thiện, trong lành, để lan tỏa những nét đẹp về hình ảnh của con người, của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến trong mắt của du khách, bạn bè trong nước cũng như quốc tế.

<Tống Giang>

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

ĐẠI SỨ UKRAINE "NHÉT BÚT VÀO TAY" TRẺ EM VIỆT NAM
Anh đại sứ Ukraine tham gia Hội chợ từ thiện, có trưng bày bức tranh mà anh quảng cáo là "quà tặng do trẻ em Việt Nam vẽ tặng nhân dân Ukraina".


Không biết anh có "nhét chữ vào miệng" à quên "nhét bút vào tay" các em hay không mà lại có trái tim màu đỏ-đen ngay giữa. Biểu tượng là cờ hai màu đỏ đen của đám dân tộc cực hữu thân quốc xã của Ukraine. Chúng là ngọn nguồn đưa tới thảm cảnh chiến tranh ở Ukraine ngày hôm nay. Rõ ràng, nếu không phải người nghiên cứu nhiều về Ukraine mấy năm gần đây không thể nào biết được lá cờ đỏ đen như trong hình thế kia.

Và chắc chắc một điều trẻ em Việt Nam cóc biết bọn nó là bọn nào chứ đừng nói là chủ ý tô màu "nhóm dân tộc cực hữu" là trái tim của Ukraine thế này. Dân tộc chúng tôi không muốn liên quan gì tới bọn đỏ đen này và đừng lôi trẻ con chúng tôi vào cái thứ đáng nguyền rủa này thưa ngài đại sứ.
 LÊ QUANG LIÊM - NIỀM TỰ HÀO NGƯỜI CON ĐẤT VIỆT
Lê Quang Liêm được biết đến là một kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam trong vòng một thập kỷ qua. Những thành tích anh mang lại cho bộ môn cờ vua nước nhà là vô tiền khoáng hậu và khó có ai có thể lập lại những thành tích vĩ đại trong bộ môn cờ vua được như anh.


“Địa chấn “ chính là câu từ có thể diễn tả những gì đã xảy ra tại giải Oslo Esports Cup, chặng đầu tiên của Champions Chess Tour 2022. Siêu đại kiệnn tướng số 1 của chúng ta đã làm nên lịch sử khi đánh bại “ vua cờ thế giới “ Magnus Carlsen. Người mà trong 15 lần gặp mặt trước đây thành tích của kỳ thủ số 1 của chúng ta chỉ có hoà và thua. Trải qua 4 ván đấu căng thẳng và gay cấn thì chàng trai đến từ Thành phố mang tên Bác đã đánh bại được đối thủ mạnh đến từ Na Uy.

Mặc dù đã giành vô số danh hiệu lớn nhỏ và đã từng có mặt ở top 21 những kỳ thủ cờ vua có hệ số Elo cao nhất thế giới. Nhưng chiến thắng ngày hôm nay đánh dấu 1 sự kiện trong làng cờ vua thế giới và cũng như là niềm vui chiến thắng không thể dấu của Lê Quang Liêm.

Tuy nhiên ít ai biết được, vào năm 2017 trong buổi lễ tốt nghiệp của mình, anh đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng của chúng ta và hiên ngang bước lên nhận bằng cử nhân tại ĐH Webster (Mỹ). Được biết anh tốt nghiệp chuyên ngành khoa học - tài chính và chuyên ngành nghệ thuật - quản lý loại xuất sắc. hình ảnh giương cao Quốc Kỳ của Việt Nam từ từ tiến lên bục nhận bằng đã làm rạng danh đất nước chúng ta trên đất Mỹ, và khiến cho những kẻ hèn mọn năm xưa đu càng bỏ chạy khỏi miền Nam chúng ta càng thêm nóng mặt.

Cũng có những người đi du học tại Mỹ nhưng rồi lại chọn ở lại đây với mức đại ngộ cao và chẳng còn thấy trở về với Tổ Quốc. Cũng có những người sau khi nhận giải thưởng Fields đến nay chẳng thấy đóng góp gì cho nền toán học nước nhà. Đó là những điều đáng buồn khi chảy máu chất xám vẫn đang diễn ra.

Sau khi tốt nghiệp đại học tại Mỹ thì Lê Quang Liêm tiếp tục cống hiện cho nền cờ vua nước nhà thêm nhiều danh hiệu hơn nữa. Anh là minh chứng cho tình yêu Tổ Quốc bao la, và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam khi đã khẳng định vị thế cờ vua của Việt Nam trong bàn cờ của Thế giới.

<Nguyễn Anh>

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

 Ý ĐỒ "VẼ LẠI LỊCH SỬ"
Trong khi dư luận trong nước đang bàn cãi xem nên hay không nên để môn Lịch sử là môn học tự chọn thì một động thái rất đáng quan tâm ở hải ngoại liên quan đến vấn đề này. Đó là Hoàng Cơ Định (em trai của Hoàng Cơ Minh), một thành viên thuộc dạng "Khai quốc công thần" của Việt Tân đã cho xuất bản cuốn sách lịch sử "Đôi dòng Sử Việt".


Nội dung cuốn sách là "vẽ lại" lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc đến nay. Trong đó, nhiều nội dung trong cuốn sách này xuyên tạc trắng trợn vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc của đất nước, vinh danh số ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn....và nhiều vấn đề khác nữa, chuyển vào trong nước.

Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, việc cuốn sách "Đôi dòng Sử Việt" hay nhiều tác phẩm xuyên tạc lịch sử khác là rất đáng quan ngại. Khi mà trẻ em lại thích lên mạng tìm hiểu lịch sử hơn là đọc sách giáo khoa, khi môn Sử là môn tự chọn ở trường thì những thông tin chính thống, chính xác về lịch sử dân tộc sẽ dần biến mất và thay vào đó là những thông tin sai lệch, không đúng sự thật, nhiều nội dung bị hướng lái theo ý đồ của đảm phản động bên ngoài.

Điều này không phải là tương lai xa. Nếu vào những diễn đàn như Tinh tế, Bàn luận chính trị,.. sẽ thấy không ít thế hệ hậu sinh gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ là "cuộc nội chiến hai miền", cách mạng tháng 8 là cuộc "cách mạng ăn may" hay gọi ngày 30/4 là "ngày quốc hận".

Tai hại hơn, nó mới chỉ là manh nha cho một thế hệ mất gốc, không hiểu gì về lịch sử nước nhà.
 TRẢ LẠI GIÁ TRỊ CỦA LỊCH SỬ!
Sau khi giành quyền kiểm soát Melitopol, những vị trí trang trọng đã được Quân đội Nga, chính quyền mới cùng với nhân dân trang trí lại bằng những bức chân dung của những người lính Hồng quân.


Họ là những người từng sinh ra và lớn lên ở thành phố tham gia chiến đấu trong lực lượng Hồng quân chống phát xít, những người đã trở thành Anh hùng của Liên bang Xô viết. Họ xứng đáng được ghi ơn, tôn vinh mãi mãi, thứ mà chính quyền Zelensky đã mặc nhiên chối bỏ, đạp đổ từ những ngày đầu tiên cầm quyền.

Thế mới thấy, một đất nước, dân tộc không được và không thể "quên" đi lịch sử, quên đi những gì ông cha đã hi sinh xương máu để giành lại cho con cháu ngày nay. Và con cháu ngày nay cũng như sau này, không được quyền coi lịch sử như một tùy chọn!

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

 BỘ DỤC NÊN NGHIÊM TÚC TIẾP THU, THAY ĐỔI VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Người dân đang oán thán Bộ GD&ĐT về việc loại trừ môn lịch sử, tức là loại bỏ nguồn gốc nước Việt ra khỏi tri thức của con cháu. Người đời sau sẽ soi xét những người làm trong bộ giáo dục giai đoạn này, và họ sẽ phải trả giá cho sự “ngơ ngáo” của mình. Trong khi tìm con đường cải cách thì họ đem cả một thế hệ trẻ, giống nòi duy nhất để soi sáng nước Việt vào con đường tối tăm mù mịt.


Đặt vấn đề: Các ông trong Bộ GD&ĐT nghĩ xem khi các ông luôn cố gắng để tìm gia phả của nhà thờ họ, các ông đi dịch từng chữ Hán, Nôm để xem gốc tích của mình ở đâu, cha ông các ông đã có những công trạng gì... vậy mà, cả một đất nước, cả một thế hệ hàng triệu con em đang cắp sách đến trường các ông lại đi đưa môn lịch sử vào môn tự chọn. Khi nhận thức của các em còn non kém, mảng chơi, ắt hẳn các em sẽ không lựa chọn một môn nhiều chữ, cần trí nhớ như vậy rồi. Hóa ra, các ông cũng biết được điểm này, nhưng hoàn toàn làm ngơ trước quốc dân. Khi học sinh không mặn mà đối với môn Lịch sử thì cần phải tìm ra phương hướng phù hợp, cách thức giảng dạy thu hút để tạo niềm say mê cho các em chứ không phải bỏ nó đi là xong.

Các ông có phải đang “tự diễn biến” ngay chính trong tư duy của mình, các ông chỉ tìm đến cái để giáo dục làm giàu, nhưng một xã hội bon chen, lừa lọc, và ai ai cũng cúi đầu làm giàu mà quên đi lịch sử, nguồn gốc và cuối cùng là xô đổ nó thì ai là người chịu trách nhiệm. Chính các ông chứ không ai khác là người phải gánh vác hậu quả nặng nề này. Các ông thử lên mạng xã hội, tiếp thu báo chí xem, bao nhiều người dân đang phê phán, thậm chí là có những lời nặng nề đối với các ông để có thể hiểu và chấm dứt việc khai tử môn lịch sử. Nhưng nếu như các ông cứ nhắm mắt làm ngơ thì nghĩ rằng, đến lúc vấn đề này cần được lãnh đạo cấp cao của Nhà nước quan tâm để người dân không phàn nàn, bức xúc trước việc cải lùi của Bộ GD&ĐT.

Chúng tôi hiểu cải cách là cần thiết ! nhưng bao nhiêu năm nay các ông cải tiến mà chưa thấy sự tiến bộ đâu chỉ toàn thấy giật lùi, trong đó có việc đưa môn lịch sử vào môn tự chọn là sự thất bại nhất của các ông. Các ông hãy lắng nghe lời của người dân, của cộng đồng mà thay đổi, chỉnh sửa cho phù hợp, đừng tiếp tục làm những việc khiến người đời nguyền rủa. Chắc chắn rằng, môn Lịch sử không thể là môn tự chọn trong giáo dục phổ thông.

<Niềm Tin>
 CÁC “ÔNG LỚN” BỊ BẮT: ĐAU NHƯNG CẦN THIẾT
Thời gian gần đây, hàng loạt ông chủ của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn kèm theo là những vị quan chức các cấp bị bắt làm dấy lên lo ngại về tình trạng đất nước. Từ vụ việc Nguyễn Phương Hằng (CEO công ty Đại Nam), Trịnh Văn Quyết (FLC), Đỗ Anh Dũng (Tân Hoàng Minh), Đỗ Thành Nhân (công ty cổ phần Louis Holdings), Đỗ Đức Nam (Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt) bị bắt vì những sai phạm của mình làm cho dư luận cảm thấy “khớp”. Một số thông tin cho rằng đó là “sự cáo chung của chế độ XHCN Việt Nam”. Sự thật có u ám và đen tối như vậy?


Từ sau Đại hội XI của Đảng đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng đã được đẩy mạnh với nguyên tắc “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Hàng trăm cán bộ cao cấp, chủ các doanh nghiệp lớn đều đã bị trả giá cho những sai phạm của mình. Họ đều là những người có trí thức, am hiểu pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật. Xã hội cảm thất tiếc nuối vì nhiều người có tài năng, trí thức nhưng dành thời gian phần lớn cuộc đời mình trong tù ngục. Nhiều người đổ lỗi cho “cơ chế” nhưng nếu không có lòng tham, tham vọng tiền - tài, coi thường pháp luật thì không ai có thể đẩy họ đến con đường lao lý. Tiền tài vốn dĩ không mua được tất cả nhưng có thể làm người ta mất đi tất cả. Ai cũng muốn cuộc sống giàu có, hạnh phúc nhưng không thể bán rẻ lương tâm, bất chấp pháp luật.

Bắt, xử lý vi phạm pháp luật của các doanh nhân, cán bộ các cấp là việc đáng tiếc nhưng cần thiết. Mặc dù có thể gây ra những hệ quả nhất thời về kinh tế, xã hội nhưng có thể ngăn chặn các “ung nhọt”, “tế bào ung thư” đang ngấm ngầm phát triển.

Dư luận hoan nghênh và ủng hộ các hành động mạnh tay của các Đảng, Nhà nước để làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, môi trường kinh doanh, làm việc minh bạch hơn. Cần thiết để xây dựng những chuẩn mực mới trong công tác của bộ máy chính quyền, hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc bắt, xử lý các cá nhân vi phạm pháp luật sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà ngược lại tạo lòng tin, động lực của các doanh nhân chân chính.

<Nga Mi>

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

 MẶC VEST THÔI, VIỆT NAM SẮP THÊM MỘT DANH HIỆU DÀI NHẤT THẾ GIỚI
Với tổng chiều dài 632m, cầu kính Bạch Long - Mộc Châu đang ghi danh là cầu kính đi bộ dài nhất thế giới, đón khách tham quan vào 30/4/2022. Trước đó, cây cầu kính dài nhất thế giới được ghi nhận tại Trung Quốc - 526m.


Cầu Bạch Long có tổng chiều dài 632m, với phần bắc qua vách núi là 290m, trên vách đá cao 342m. Dưới cầu là vực sâu 150 m, tạo cảm giác mạo hiểm. Chiều rộng của mặt cầu là 2.4m, phần trên vách đá là 1.5m. Loại kính trên mặt là kính siêu cường lực Saint Gobain của Pháp, bao gồm 3 lớp, dày 40mm.

Cầu kính lắp đặt hệ thống ánh sáng bắt mắt và âm thanh giả lập để tăng trải nghiệm. Cuối chân cầu là hang Mường Móoc, với các nhũ đá tự nhiên, công trình điêu khắc trên đá phản ánh đời sống lao động, sản xuất của người Thái xưa.

Cầu đã hoàn tất các thủ tục công nhận Kỷ lục Guinness và đang đợi ghi danh "Cầu kính đi bộ dài nhất thế giới". Dự kiến Guinness sẽ công bố vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5.

Ông Hoàng Mạnh Duy, Trưởng Phòng truyền thông dự án, cho biết: "Bên cạnh việc kiểm định thử tải đạt các tiêu chuẩn với hệ số an toàn cao gấp 6 lần, chúng tôi tự tin về chất lượng của sản phẩm du lịch cầu kính Bạch Long. Ngoài ra, để du khách có những trải nghiệm tốt nhất, các góc chụp ảnh đẹp, chúng tôi ứng dụng công nghệ kiểm soát tự động số lượng người tham quan trong cùng một thời điểm".
 YÊU NƯỚC VÀ HỌC LỊCH SỬ?
Trong khi dư luận và cộng đồng mạng xã hội những ngày qua đang có những tranh luận xung quanh việc Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định trong niên khóa 2022-2023 tới đây đối với học sinh lớp 10, môn học lịch sử sẽ được đưa vào tổ hợp các môn học tự chọn, thì mới đây những phát ngôn của Vũ Khắc Ngọc, được cho là một thầy giáo dạy Hóa nổi tiếng trên mạng xã hội đã và đang gây tranh cãi trên cộng đồng mạng khi bàn luận về ủng hộ chủ trương về đưa môn lịch sử thành môn học tự chọn và đồng thời đưa ra những quan điểm về yêu nước và học lịch sử.


Theo đó, Vũ Khắc Ngọc đã cho rằng: "Năm 1945, 90% người Việt Nam mù chữ và đương nhiên không được học môn Lịch Sử nhưng Cách mạng tháng 8 vẫn diễn ra thành công và không ai dám nghi ngờ về "lòng yêu nước" của người Việt Nam khi đó". Vũ Khắc Ngọc còn cho biết thêm, việc dạy lịch sử bắt buộc không cần thiết nữa, vì chưa chắc dạy lịch sử đã khiến con người ta yêu nước. Để minh chứng cho điều đó, Vũ Khắc Ngọc còn dẫn chứng rằng không ai có quyền cười chê việc học sinh nói Nguyễn Huệ - Quang Trung là hai anh em, vì bản thân họ cũng chưa chắc đã biết đến những kiến thức lịch sử khác và còn cho rằng: "Xung quanh tôi đầy người không thuộc lịch sử, cũng chẳng yêu môn Lịch sử nhưng họ rất yêu nước. Ngược lại, trên facebook, tôi biết khối anh rất giỏi sử nhưng chưa chắc đã yêu nước theo cách mọi người vẫn hiểu".

Thậm chí khi bị cộng đồng mạng và xã hội vào bình luận về vấn đề này trên trang facebook cá nhân, Vũ Khắc Ngọc đã cho rằng “Muốn ép học sinh học Sử, thuộc Sử thì không khó. Như đây là 1 VD, học sinh lớp 9 của Hà Nội chỉ mất 2 tháng học Sử là điểm thi ngon luôn. Sử vốn là môn dễ học, tự học, tự đọc được. SGK Lịch sử đọc 3 ngày là thuộc làu. Nhưng ép để làm gì? Vì chắc chắn sau khi thi chỉ vài tuần là các cháu lại quên hết cả?! Và xin nhắc lại là “thuộc Sử” với “lòng yêu nước” là 2 câu chuyện khác nhau”.

Khi bàn về quan điểm đưa môn lịch sử thành một môn học trong tổ hợp các môn học tự chọn, việc có những quan điểm, ý kiến trái chiều về vấn đề này là câu chuyện dễ hiểu và tùy theo cách tiếp cân, lý giải của mỗi người. Vậy nhưng dưới góc độ là một Thầy giáo được cho là nổi tiếng trên cộng đồng mạng xã hội như Vũ Khắc Ngọc lại đưa so sánh khập khiễng việc học lịch sử giữa thời kỳ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với hiện tại hay việc cho rằng lịch sử và yêu nước là hoàn toàn khác nhau và bị dư luận, cộng đồng mạng lên án, gây tranh cãi trên mạng xã hội là điều dễ hiểu. Là thầy giáo, mặc dù là chuyên môn về môn Hóa học nhưng những phát ngôn trên mạng xã hội của Vũ Khắc Ngọc về vấn đề môn lịch sử như vậy thì liệu những thế hệ học trò sẽ như thế nào khi nhìn nhận về vị trí, vai trò của môn Lịch sử đối với bản thân mỗi con người Việt Nam cũng như họ hiểu gì về lòng yêu nước đây?

Thời điểm Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân ta đa số là mù chữ, vậy nhưng không đồng nghĩa với việc mù chữ là không biết lịch sử, không biết về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của các thế hệ cha anh đi trước. Không biết viết, biết đọc, nhưng họ còn có đôi tại để nghe những trí thức yêu nước truyền đạt về lịch sử dân tộc, có đôi mắt để nhìn thấy sự tàn bạo của chiến tranh, của bọn xâm lược đế quốc, thực dân. Không những thế mà có người không biết chữ, biết viết mà vẫn kể vanh vách về các sự kiện lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước và sự hy sinh anh dũng của các thế hệ cha anh đi trước, có những người không biết chữ, biết viết nhưng họ vẫn thuộc cả quyển truyện Kiều.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người lãnh tụ vi đại của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Không học môn lịch sử, không biết gì về lịch sử dưng nước, giữ nước của dân tộc, không biết ai là anh hùng dân tộc, kẻ nào là tội đồ của đất nước thì liệu lòng yêu nước, thứ tình cảm thiêng liêng nhất dành cho quê hương, Tổ quốc sẽ được nuôi dưỡng từ đâu thưa “thầy giáo” Vũ Khắc Ngọc? Phải chăng tình yêu đó sẽ nuôi dưỡng từ môn Hóa học của thầy chăng?

<Tống Giang>

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

 THẢ RÔNG NGUYỄN LÂN THẮNG SẼ GÂY HỌA
Đã nhiều lần post bài vạch mặt Nguyễn Lân Thắng để cộng đồng mạng thấy được dã tâm thấp hèn của hắn. Nhưng, nếu chỉ dừng lại ở việc này thì Thắng vẫn thói nào tật nấy, hung hăng, nghênh ngang, ngạo mạn và cắn bừa. Thắng học cái thói ngơ ngáo kiểu Tây Tự Do về áp dụng cho Việt Nam rồi đi ngược lại với truyền thống cha sinh, mẹ đẻ và rằng y tưởng mình là mẹ thiên hạ nên thích nói gì và làm gì cũng được.


Nguyễn Lân Thắng đã rất nhiều lần chế ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có những lời lẽ khiếm nhã với người khiến dân tình bức xúc, điên tiết vì sự sai trái đó. Trên trang facebook cá nhân của Nguyễn Lân Thắng mấy ngày hôm nay lại tiếp tục gắn hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh vào đoàn thủy thủ của tàu Moscow để ngụ ý chê bai, ẩn ý nói về con đường đi tìm đường cứu nước của người. Thắng đã không từ thủ đoạn, lời lẽ nào để đụng chạm, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Hồ Chủ Tịch, người đã cho Thắng có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc hôm nay. Thắng sống trong một đất nước toàn vẹn, thống nhất, có cơ hội cống hiến nhưng lại đi theo ngã rẽ đi ngược với truyền thống cha ông.

Nếu như tình trạng tái diễn hành vi này thường xuyên thì sớm muộn Thắng cũng phải trả giá cho hành vi, việc làm của mình. Cơ quan chức năng cần sớm làm rõ hành vi nhân danh dân chủ, tự do để xúc phạm người khác, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của các cá nhân, tổ chức mà y đang làm. Sớm muộn gì Nguyễn Lân Thắng cũng phải trả giá cho hành vi sai trái của mình. Kẻ như Thắng không nên thả rông bên ngoài vì sẽ gây hại cho cộng đồng, cho xã hội.

<Niềm Tin>
LÀM RÕ HƠN VIỆC CẦN THIẾT XÂY DỰNG 02 DỰ ÁN LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH CÔNG AN
Ngày 14-3, Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở” và “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ" theo hình thức trực tuyến. Trung tướng, Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì hội thảo.


Tham dự tại điểm cầu Công an thành phố Hà Nội có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức, Trung tướng - Giám đốc Công an thành phố Nguyễn Hải Trung; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung trọng tâm của hai dự án luật. Các ý kiến tham luận đã chỉ rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; phân tích, đánh giá về thực tiễn công tác bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hiện nay…

Nhiều ý kiến tại hội thảo bày tỏ nhất trí với việc xây dựng hai dự án luật nói trên, đồng thời nhấn mạnh, việc bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở chính là sợi dây gắn kết quan trọng của lực lượng công an với quần chúng nhân dân, là cánh tay nối dài của lực lượng Công an nhân dân.

Trong khi đó, sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong bối cảnh đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế, các tuyến giao thông đã trở thành những tuyến, địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự cũng đòi hỏi cần xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ…

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng nhấn mạnh, từ thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự thời gian qua cho thấy, việc xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là cần thiết.

Đồng thời, đồng chí Lê Quốc Hùng khẳng định, Bộ Công an, Ban soạn thảo hai dự án luật sẽ nghiêm túc tiếp thu những ý kiến tại Hội thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện cho phù hợp trước khi trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới…