Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

 VIỆT NAM LẠI TIẾP TỤC "XUẤT KHẨU RÂN CHỦ"
Mấy ngày trước, đài RFA, Việt Tân có đưa tin, sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đáp xuống sân bay Nội Bài bắt đầu hai ngày công du tại Việt Nam, Việt Nam đã thả hai tù nhân chính trị đã bị giam hơn 40 tháng vì cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, gồm Angel Phan (64 tuổi) và James Hân Nguyễn, 53 tuổi là công dân Mỹ gốc Việt. Đây là 2 đối tượng thuộc tổ chức khủ.ng bố, phản động "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do Đào Minh Quân (66 tuổi, sống lưu vong tại Mỹ) cầm đầu, đã bị xét xử 14 năm tù vào năm 2018.


Anh em dân chủ mừng lắm, vỗ ngực coi đây là thắng lợi cho công cuộc đấu tranh trả "tự do cho các tù nhân lương tâm" ở Việt Nam, trong đó, công lao của bà Phó Tổng thống rất lớn, đã buộc chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho những đối tượng này. Nhưng nếu nhìn rộng ra, thì có lẽ, chính quyền Việt Nam mới hưởng lợi hơn từ vụ việc này.

Trước mắt, nếu coi 2 đối tượng trên là mặt hàng trao đổi, thì Việt Nam lời quá. Đánh đổi 2 tên thuộc tổ chức phản động đổi lấy 1 triệu liều vacxin cho nhân dân, nhiều dự án hợp tác, 1 công trình ĐSQ Mỹ trị giá 1.2 tỷ, chưa kể là nhiều hứa hẹn trong quan hệ hợp tác với Mỹ thời gian tới. Lời quá đi chứ. Đó là chưa kể, chính quyền trục xuất được 02 đối tượng phản động, quốc tịch Mỹ về nơi cố quốc, loại trừ được những nguy cơ của đối tượng có thể xâm hại an ninh, trật tự sau khi ra tù.
Thực tế, thời gian vừa qua, Việt Nam đã liên tục đẩy đuổi các đối tượng chống đối ở trong nước sang Phương Tây, mà cộng đồng mạng gọi vui là "xuất khẩu rân chủ". Bằng cách làm thông minh này, chúng ta đã vô hiệu hóa rất nhiều đối tượng phức tạp như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cày). Ở Việt Nam đối tượng còn có giá trị với các đối tượng phản động, chứ về đến nước Mỹ thử hỏi còn giá trị nào nữa đâu. Được mấy bữa anh em dân chủ còn tung hô, tặng vòng hoa, nâng bi bằng những câu chuyện đẫm nước mắt về nỗi khổ ở chế độ độc tài; dăm bữa, nửa tháng sau, là anh em dân chủ mất hút như giọt nước giữa biển khơi; phải đối mặt với nỗi lo cơm áo, gạo tiền khi không nhận được tiền hỗ trợ như trước.

Như vậy, không biết keo này anh em dân chủ thua hay thắng nhỉ?

<Thanh Huyền>
 MỸ LẠI ĐIÊU ĐỨNG VÌ COVID-19…
Toàn bộ 50 bang của Mỹ đang có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở mức cao với nhiều nơi đang đối mặt với tình trạng thiếu oxy, nhân viên y tế và giường bệnh.


Tình hình dịch bệnh ở Mỹ có dấu hiệu nghiêm trọng trở lại trong bối cảnh năm học mới đang bắt đầu. Theo dữ liệu mới, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở 42 bang của Mỹ đã tăng lên trong tuần qua, CNN đưa tin ngày 29.8.

Số ca tử vong vì Covid-19 tại 14 bang đã tăng hơn 50% so với tuần trước đó trong khi con số của 28 bang khác tăng ít nhất 10%, theo dữ liệu ngày 27.8 từ Đại học Johns Hopkins.

Số người nhập viện tại Alabama cũng liên tục tăng cao. Đây là một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong làn sóng lây nhiễm mới ở Mỹ. CNN dẫn lời quan chức y tế Scott Harris của Alabama cho biết bang này đã phải dùng 2 container đông lạnh để chứa thi thể vì số người chết tăng vọt, lần đầu tiên Alabama phải làm vậy kể từ khi đại dịch bắt đầu.

"Chúng tôi có quá nhiều người chết. Không đủ nơi để chứa thi thể nữa. Chúng tôi thực sự đang gặp khủng hoảng. Tôi không biết chúng tôi có thể chịu đựng trong bao lâu nữa”, ông Harris cho biết.

Quan chức này nói thêm rằng số người tử vong vì Covid-19 mỗi ngày ở Alabama nằm ở mức 2 con số trong hai đến ba tuần qua. Ít nhất 5.571 trẻ em ở Alabama dương tính với SARS-CoV-2 trong tuần trước và giới chức y tế vẫn chưa rõ nguồn lây. Trong 2.879 người nhập viện vì Covid-19 vào ngày 26.8 ở Alabama, 45 bệnh nhân là trẻ em và ít nhất 5 trẻ trong số đó đang thở máy.

Bên cạnh việc thiếu giường bệnh và nhân viên y tế, các bang ở miền Nam nước Mỹ còn đối mặt với nỗi lo thiếu oxy. Theo giới chức y tế và các chuyên gia, một số bệnh viện trên khắp Florida, Nam Carolina, Texas và Louisiana đang bị thiếu oxy y tế. Một số nơi đã phải dùng đến nguồn oxy dự trữ hay thậm chí cạn oxy.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), toàn bộ 50 bang của nước Mỹ đang có tỷ lệ lây nhiễm cao trong bối cảnh hàng triệu trẻ em chưa được chủng ngừa phải quay lại trường học. Tuy nhiên, chỉ một nửa số bang trên, cùng với Washington D.C, chủng ngừa xong 2 mũi cho ít nhất 50 dân số.

Chỉ khoảng 32% người 12-17 tuổi trên cả nước Mỹ đã tiêm đủ 2 liều và CDC đang kêu gọi trẻ em cùng thanh niên đủ điều kiện chủng ngừa đi chích vắc xin để đối phó với làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta gây ra.

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

 HÀ NỘI: TẠM GIỮ HÌNH SỰ .THANH NIÊN TẤN CÔNG CÁN BỘ CHỐT KIỂM DỊCH
<Quê Choa>

Hà Nội hiện nay vẫn là một trong những địa phương có nguy cơ bùng phát dịch lớn. Chính quyền Thành phố đã rất nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch, cùng với sự chung tay, đoàn kết của nhân dân Thủ đô thời gian vừa qua đã góp phần quan trọng vào công tác dập dịch. Tuy nhiên, để việc giãn cách không bị kéo dài, cuộc sống nhanh chóng trở lại bình thường thì việc kết hợp giữa Vaccine phòng dịch và “Vaccine ý thức” là vấn đề tối quan trọng. Song, trên địa bàn Thành phố vẫn xuất hiện nhiều trường hợp lơ là, mất cảnh giác, thiếu ý thức, thậm chí tấn công người đang bảo vệ mình.


Sự việc xảy ra tại chốt kiểm dịch số 2 thôn Giao Tất A, xã Kim Sơn, Gia Lâm, một thanh niên không đeo khẩu trang, tự ý di chuyển qua chốt kiểm dịch và yêu cầu được qua chốt nhưng tổ công tác đã yêu cầu người này đeo khẩu trang và chấp hành quay về nhà khi không đủ các điều kiện di chuyển theo Chỉ thị 17 của UBND Thành phố. Mặc dù, tổ công tác đã giải thích, nhắc nhở và khuyên ngăn người này nhưng Y vẫn cố tình không chấp hành mà còn có hành vi chửi bới, thách thức đối với tổ công tác. Ngoài ra, Y còn đấm vào gáy đồng chí Hồ Việt Anh, cán bộ Công an huyện Gia Lâm đang thực thi nhiệm vụ, quay lại hình ảnh khi Y có hành vi trên.

Tổ công tác xác định đây là Phạm Thanh Tùng (SN 1994; trú tại: Giao Tất A, Kim Sơn, Gia Lâm), đã từng có 1 tiền án về tội cố ý gây thương tích vào năm 2014. Xác định hành vi trên của đối tượng vi phạm nên tổ công tác đã khống chế và đưa về trụ sở để làm rõ hành vi, xử lý theo quy định của pháp luật. Hành vi thiếu ý thức, coi thường, thách thức pháp luật, không nêu cao ý thức trong công tác phòng, chống dịch của Tùng đã gây ra cản trở không nhỏ việc đẩy lùi dịch Covid của thành phố. Chúng ta thấy rằng, nếu như chỉ cần 1 mắt xích thôi, chỉ cần lỡ đó là trường hợp F0 đi hết chỗ này chỗ kia thì việc kiểm soát dịch sẽ rất khó. Điều đó để thấy rằng, “Vaccine ý thức” rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch.

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

 Lạm bàn: TẠI SAO “NGHỆ SĨ TỪ THIỆN” LẠI SỢ SAO KÊ”?
Ƭɦời buổi mạnց xã ɦội lên nցôi, ɦànց loạt ρɦươnց tiện truуền tɦônց nɦư VƬV, báo Nɦân dân từnց đưɑ ɦànց loạt tin bài ám cɦỉ việc từ tɦiện củɑ nցɦệ sĩ tɦiếu minɦ bạcɦ, nɦưnց ɑnɦ em nցɦệ sĩ cứ bìnɦ cɦân nɦư vại. Ấу vậу mà cɦỉ một câu “điểm dɑnɦ” củɑ ρɦú bà Đại Nɑm, cả ցiới sɦowbiz lại nɦáo nɦào, ɦết lên mạnց để ƙɦóc lóc, ցiãi bàу đến bàу trò ƙiện cáo để “lấу lại sự tronց sạcɦ”.


Sức ɦút truуền tɦônց lớn, nội dunց toàn các vấn đề “tɦâm cunց bí sử”, và nɦiều nội dunց là đúnց (nɦư việc từ tɦiện củɑ Hoài Linɦ, Ƭrấn Ƭɦànɦ trước đâу) nên đɑ số nցười trunց lậρ nցả về ρɦíɑ bà Hằnց. Và nցɦệ sĩ s/ợ nɦất là mất ɦìnɦ ảnɦ, bị dư luận đàm tếu và đó là điểm уếu lớn nɦất. Cứ nɦư Hoài Linɦ, cốnց ɦiến 20 năm, một sánց mɑi tɦức dậу từ ônց ɦoànց lànց ցiải trí xuốnց nցɑу một ɑnɦ “Linɦ 14 tỏi” nցɑу, ƙɦônց dám xuất ɦiện bất cứ ցɑmesɦow nào. Và đó sẽ là Đàm Vĩnɦ Hưnց, Ƭɦủу Ƭiên nếu ƙɦônց cɦứnց minɦ được sự tronց sạcɦ củɑ mìnɦ.

Ƭɦực tế, việc ɑnɦ em nցɦệ sĩ sợ bà Hằnց xuất ρɦát từ ɦɑi vấn đề cɦínɦ. Kɦônց cɦỉ đơn tɦuần là bà nàу ցiàu có, mà quɑn trọnց nɦất là bà nắm được các điểm уếu cốt lõi củɑ ɑnɦ em. Ƭrước ɦết là truуền tɦônց. Giới nցɦệ sĩ vốn tự coi mìnɦ là nցười củɑ cônց cɦúnց, trɑnց fɑnρɑցe từ vài trăm nցàn đến cả triệu lượt tɦeo dõi, và sức mạnɦ nɦiều ƙɦi nցɑnց một tờ báo cɦínɦ tɦốnց. Nɦưnց xem rɑ, so với bà Hằnց, lại ƙɦônց ăn tɦuɑ về sức ɦút. 1.4 triệu lượt xem trực tiếρ trên tất cả nền tảnց, một điều mà nցɑу cả mơ, ɑnɦ em nցɦệ sĩ cũnց ƙɦônց bɑo ցiờ mơ đến, mỗi tút cɦỉ cần vài nցàn liƙe là mɑу lắm rồi.

Ƭɦứ ɦɑi, đó là điểm уếu sɑo ƙê. Việc sɑo ƙê, để làm rõ xem tài ƙɦoản lên tới vài cɦục tỷ, tɦậm cɦí trăm tỷ (nɦư Ƭɦủу Ƭiên) có cɦi tiêu đúnց nɦư cɑm ƙết ɦɑу ƙɦônց, có cɦi ցì cɦo cá nɦân ɦɑу ƙɦônց, là một vấn đề rất nɦạу cảm, nɦiều nցɦệ sĩ ƙɦônց dám đưɑ bản sɑo ƙê rɑ.

Đó là cɦưɑ ƙể, sɑo ƙê, sẽ rɑ rất nɦiều tɦứ, nɦư tɦu nɦậρ tɦực sự, từ đó soi rɑ xem ɑnɦ đónց tɦuế bɑo nɦiêu, ɑnɦ ցiɑn dối nɦư tɦế nào. Lúc đó là ρɦáρ luật sờ ցáу, cɦứ ƙɦônց cɦỉ là câu cɦuуện ցiữɑ các cá nɦân trên mạnց xã ɦội nữɑ.

Đơn cử nɦư một MC nào đó, nցười tɑ tɦấу rằnց, ɑnɦ nàу muɑ bò tínɦ tɦeo ƙց, cɦỉ điểm đấу là ƙɦônց ít đàm tếu rồi. Cɦưɑ ƙể, nɦư Đàm Vĩnɦ Hưnց, ɦô ɦào từ tɦiện bằnց tài ƙɦoản cá nɦân, ƙɦônց lậρ một tài ƙɦoản riênց để tɦực ɦiện từ tɦiện, lại là một sơ sót sơ đẳnց đối với bất cứ ɑi làm từ tɦiện.

Hãу nɦìn nữ diễn viên Ƭrịnɦ Sảnց củɑ Ƭrunց Quốc. Cơ quɑn cɦức nănց xác đinɦ Ƭrịnɦ Sảnց đã ƙɦônց ƙɦɑi báo tɦu nɦậρ cá nɦân là 191 triệu NDƬ, trốn tɦuế ɦơn 45 triệu NDƬ và các ƙɦoản tɦuế nộρ tɦiếu ɦơn 26 triệu NDƬ từ năm 2019 đến năm 2020. Cục tɦuế đã уêu cầu Ƭrịnɦ Sảnց nộρ lại tɦuế tɦeo quу địnɦ củɑ ρɦáρ luật tổnց cộnց 299 triệu NDƬ (ɦơn 1056 tỷ đồnց) bɑo ցồm tiền tɦuế, ρɦí cɦậm nộρ và tiền ρɦạt đã được áρ dụnց. Cɦỉ vài ցiờ sɑu, cô nàу nցoɑn nցoãn nộρ 1056 tỷ tiền tɦuế, dù trước đó tɦɑn nցɦèo ƙể ƙɦổ ƙɦắρ mạnց xã ɦội.

Pɦươnց Hằnց ƙɦônց cɦỉ là một nցười tɦícɦ nổi tiếnց trên mạnց xã ɦội, mà còn là một doɑnɦ nɦân ցiỏi. Cɦínɦ vì tɦế, ƙɦi đã quуết “ƙɦô máu”, bà tɑ đã cɦọn đánɦ vào nɦữnց điểm уếu nɦất củɑ ɑnɦ em nցɦệ sĩ. Đɑu tɦế cɦứ.
 "SHIPPER" QUÂN NHÂN BỊ "BOM HÀNG" TRONG MÙA DỊCH
<Ba Đặng>

​Dịch bệnh Covid vẫn tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt, các tỉnh thành miền Nam giờ đang là điểm nóng khi số ca nhiễm được ghi nhận trong một ngày liên tục đạt mức kỉ lục. Giữa lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng như vậy, không gì tốt hơn là ở nhà cùng gia đình và không ra ngoài đường. Ấy vậy mà, lúc này đây vẫn luôn có những người gác lại hạnh phúc gia đình phía sau, không quản gian khó mà cống hiến thầm lặng cho cộng đồng. Họ chính là những y bác sĩ, chiến sĩ công an, quân đội vẫn luôn sát cánh bên người dân. Ở họ, mong mỏi lớn nhất lúc này là làm sao có thể cho dịch bệnh mong chóng qua đi để không phải thấy nước mắt của những gia đình bị mất người thân vì Covid, mong cho cuộc sống của người dân có thể an yên phần nào. Những vất vả nơi tuyến đầu chống dịch mấy ai hiểu được nếu chưa trải qua? Sự hy sinh thầm lặng đó cần được đồng cảm và sẻ chia. Tuy nhiên, đâu đó trong xã hội vẫn luôn có những kẻ vô ơn đứng ra chỉ trích, chửi bới lực lượng chống dịch.


​Những ngày gần đây, khi toàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường giãn cách xã hội, người dân yên tâm khi được ở nhà phòng dịch, không phải ra ngoài mua đồ dùng khi đã có những chiến sĩ giúp người dân mang hàng đến tận trước ở cửa nhà, chỉ việc ra lấy. Tin chắc rằng, trên thế giới không có mấy quốc gia có chính sách quan tâm, chăm lo người dân đến vậy.

​Ấy vậy mà, có những người khi nhận hàng được giao, không những không biết ơn, ngược lại còn lên mạng mà đăng tải những bài viết, video với những ngôn từ hằn học chỉ trích các chiến sĩ giao hàng, cho rằng các chiến sĩ giao hàng bất cẩn làm hỏng nát đồ họ đặt mua. Việc số lượng hàng hóa phải cung cấp cho người dân toàn TP.HCM một ngày quá nhiều, công việc của các chiến sĩ hết sức vất vả, áp lực; việc một vài cọng hành, mớ rau bị dập nát là điều khó có thể tránh khỏi. Trong lúc khó khăn này, có đủ thực phẩm để ăn đã là điều tốt, vậy mà nhiều người không hề biết trân trọng mà đưa ra quá nhiều đòi hỏi.

​Chưa dừng lại ở đó, có những người dân đặt hàng xong thì "bom hàng". Việc làm như vậy khiến các chiến sĩ, cán bộ vừa mất tiền, vừa mất thời gian. Nhiều người trong số họ còn vô cảm đến mức đưa ra lời bao biện "đặt cho vui", "đặt thử xem có được không" và “tưởng miễn phí thì lấy chứ tiền thì thôi”. Truyền thống người Việt Nam ta không vậy, dân tộc ta tự hào với truyền thống yêu thương, đùm bọc, sẻ chia không phải là thói vô ơn, phản phúc. Xin đề nghị đối với những người cố tình “bom hàng”, đặt để trêu đùa các chiến sĩ, cán bộ cần có biện pháp xử phạt để tránh các trường hợp tương tự có thể tái diễn.

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

 VỤ VIỆC CHỐNG ĐỐI CƠ QUAN CHỨC NĂNG VỀ CÁCH LY TẠI BÌNH THUẬN - CẦN XỬ LÝ NGHIÊM MINH
<Lam Hồng>

Trên các trang mạng xã hội hôm nay lan truyền một đoạn clip ngắn về việc lực lượng Công an bắt một số người trong diện cách ly f1 ở tại thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Sau khi đoạn clip ngắn này được đưa lên mạng nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra tranh luận.


Một số trang mạng thiếu thiện chí với chính quyền về công tác chống dịch đã ngay lập tức coi việc Công an bắt giữ các thành phần quá khích đó là việc "Công an đánh dân", chỉ trích việc chống dịch của chính quyền là thiếu "Khoa học" và hệ quả dẫn đến người dân chống đối.

Nguyên do chủ yếu là đoạn clip đưa lên không đầy đủ, sáng tỏ nguồn cơn câu chuyện tại thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Một số người tiến hành chống đối lại việc cách ly, dù biết đây là các trường hợp f1 phải cách ly tại nơi riêng. Việc bắt giữ những người trốn khỏi các khu cách ly không phải là hiếm trong thời gian qua.

Vì vậy cần có cách nhìn nhận thực tế là những kẻ chống đối cơ quan chức năng là vi phạm pháp luật, lực lượng Công an có đầy đủ quyền hành để thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, những thành phần bỏ trốn ra khỏi vùng cách ly là vi phạm cần phải sử dụng sức mạnh để ngăn chặn ngay những kẻ trên.

Còn đối với những trang mạng thiếu thiện chí với chính quyền Việt Nam thì lâu nay họ vẫn luôn tung ra các luận điệu chống phá, xuyên tạc cách thức chống dịch, mục đích của họ chỉ để hạ uy tín chính quyền, kích động người dân chống lại các biện pháp chống dịch bệnh, sâu xa hơn đó là nhằm tạo bất ổn trong nước để chúng có thể đạt mục đích thay đổi chế độ.

Vì vậy qua vụ việc tại Bình Thuận chúng ta cần ý thức sâu sắc hơn về chống dịch là để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội, chính quyền đang nỗ lực ngăn chặn dịch, chúng ta hãy chung tay ủng hộ bằng biện pháp thiết thực nhất.
 CẦN XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI GÂY RỐI TẠI KHU CÁCH LY TẬP TRUNG Ở BÌNH THUẬN
Mới đây, clip về một vụ việc xảy ra tại Bình Thuận được lan truyền trên mạng xã hội và thu hút sự quan tâm của dư luận. Vụ việc liên quan đến năm đối tượng nghiện ma túy đang được cách ly y tế tập trung đã tụ tập, kích động, la hét gây rối loạn tại Khu cách ly số 2, thị xã La Gi, Bình Thuận, sau đó tháo cổng cơ sở cách ly, vượt ra ngoài. Ngay khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng đã sớm thực hiện các biện pháp để kiểm soát, ổn định tình hình.


Vụ việc như vậy ngay lập tức bị trang facebook của tổ chức Việt Tân xuyên tạc với nội dung “cảnh đàn áp, hàng hung đến từ lực lượng Công an nhằm vào những người đang cách ly tại diện F1 tại La Gi, Bình Thuận”. Tuy nhiên, khi chứng kiến nội dung trong clip, cộng đồng mạng sớm nhận ra được nội dung của sự việc và bức xúc trước những hành động quá khích của một số đối tượng trong vụ việc, nhất là thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Được biết, nơi xảy ra vụ việc là một địa điểm cách ly cho số đối tượng F1 là người nghiện, sử dụng ma túy và số đối tượng ma túy lang thang của thị xã La Gi, Bình Thuận. Các đối tượng này khi đưa vào địa điểm cách ly này đều có quyết định và thực hiện theo quy trình cũng như bảo đảm các chế độ theo quy định. Tuy nhiên, do đây là số đối tượng nghiện ma túy thường tìm cách bỏ trốn và gây áp lực vì cho rằng mình không bị gì, không phải cách ly.

Vào chiều ngày 27/8, một nhóm gồm 5 đối tượng tại điểm cách ly này đã tụ tập, kích động, la hét đòi về dù được thuyết phục giải thích nhưng vẫn có hành động quá khích hô hào, gỡ đổ hàng rào địa điểm cách ly để ra ngoài. Lực lượng chức năng đã ngay lập tức trấn áp, bắt giữ các đối tượng quá khích trên và củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên cộng đồng mạng, dư luận đều tỏ ra bức xúc với những hành vi thiếu ý thức, kỷ luật và quá khích của các đối tượng trên trong thời điểm cả nước đang căng mình chống dịch, đồng thời ủng hộ với việc trấn áp, bắt giữ kịp thời của lực lượng chức năng. Các hành vi trên phải được điều tra, xử lý theo quy định để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

<Tâm Ngôn>

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

 ĐÃ ĐẾN LÚC HÀ NỘI PHẢI QUYẾT LIỆT !!
Đã đến lúc Hà Nội phải thắt chặt cách ly xã hội, thậm chí phải kiểm soát chặt chẽ như Thành phố Hồ Chí Minh lúc này. Kinh nghiệm đau xót từ miền Nam không cho phép bất cứ một địa phương nào mắc sai lầm đi vào vết xe đổ, nhất là Thủ Đô thì càng phải thế.


Chúng ta có thể mất thêm nửa tháng hoặc thậm chí là một tháng chấp nhận những hạn chế, bí bách nhất định về đời sống sinh hoạt... để sớm có một xã hội yên bình, mạnh khoẻ... nhưng phải sớm; hoặc trái lại thì chắc chắn vẫn không tránh khỏi phải thực hiện cách ly xã hội nghiêm ngặt nhưng không có thời hạn và kèm theo nó là cái giá phải trả bằng hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn sinh mạng con người cùng sự đình trệ, tê liệt của toàn bộ nền kinh tế và các mặt của đời sống xã hội. Nếu xác định phải làm thì hãy làm sớm khi tình hình còn chưa phức tạp và dân còn tiền, còn gạo cũng như còn sức chịu đựng chứ không nên lừng chừng đợi đến lúc mất kiểm soát đối với bệnh dịch và dân hết tiền hết gạo, mệt mỏi và kiệt quệ không còn khả năng chịu đựng nữa thì không những không đem lại hiệu quả gì mà còn nảy sinh vô vàn hệ lụy xã hội khác.

Chúng ta có niềm tin vào các biện pháp phòng dịch của Chính phủ, nhưng thực tế cho thấy rằng chúng ta không thể tin 100% người dân sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những chính sách ấy. Chúng ta đã thấy những khu vực được treo biển "vùng xanh" nhưng có vẻ như ở phía trong đó người ta lại đang quá tự tin và chủ quan với cái vỏ "vùng xanh" ấy mà nhởn nhơ qua lại, không tuân thủ cách ly xã hội để dẫn đến hậu quả dịch lại bùng lên từ chính trong lòng nơi đó. Tôi gọi là "xanh vỏ đỏ lòng"...

Hãy quyết liệt trước khi quá muộn!
 KHI ANH EM RÂN CHỦ TIẾP TỤC BỊ BỎ RƠI
Chiều 26/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris lên chuyên cơ "Không lực 2" rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam kéo dài tròn 2 ngày. Trong 2 ngày đó, người ta thấy được rất nhiều cử chỉ ngoại giao thân thiện, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam của Chính phủ Mỹ: tặng 1 triều liều vacxin, đề xuất nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược; ký thỏa thuận về địa điểm đại sứ quán mới tại Hà Nội với số tiền lên tới 1.2 tỷ USD - cơ quan đại diện của Mỹ lớn nhất tại Đông Nam Á. Nhiều kỳ vọng mới về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới.


Giữa những kỳ vọng mới, lại đan xen nỗi thất vọng, thở dài trong nhóm anh em rân chủ. Trong chuyến thăm lần này của nguyên thủ Mỹ, nhiều người nhận thấy rằng bà Harris không gặp gỡ nhà bất đồng nào như cựu Tổng thống Obama từng làm hồi năm 2016. Những nhóm, tổ chức, cá nhân mà bà Harris gặp sáng ngày 26/8 tập trung vào các chủ đề về môi trường, quyền cho người khuyết tật và quyền cho người LGBT tại Việt Nam. Tức là, Phó Tổng thống Mỹ coi trọng người khuyết tật và quyền cho người LGBT ở Việt Nam hơn cả anh em rân chủ. Thế có đau không chứ. Mất bao công ngóng chờ, tôn vinh, nhiều anh còn chuẩn bị sẵn bộ comple để bắt tay nữ Phó Tổng thống, ấy vậy mà lại phải cất một góc, quả là đáng buồn.

Còn nhớ, một tháng trở lại đây, phong trào gửi tâm thư, kiến nghị tới Phó Tổng thống Mỹ rầm rộ trên các trang mạng, nhất là từ các gia đình "tù nhân lương tâm" như Cấn Thị Thêu, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy,… với hi vọng chính phủ Mỹ sẽ gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam phải thả những người này. Tuy nhiên, những hi vọng này vụt tắt khi bà Harris không hề đả động tới nhóm này, chứ đừng nói là gây sức ép với chính quyền Việt Nam. Có lẽ, trong mắt Chính phủ Mỹ hiện nay, đám rân chủ ở Việt Nam không còn giá trị, hoặc họ đã quá chán ngán với năng lực của đám này.

Chuyến thăm của nữ Phó Tổng thống Mỹ cứ nghĩ thắp lên một tia sáng cho phong trào rân chủ Việt Nam, nhưng rốt cuộc, lại xát thêm muối vào nỗi buồn bị bỏ rơi cho anh em rân chủ nước Việt.

<Thanh Huyền>

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

 KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ DÂN ĐÓI
Đó là mệnh lệnh của Đảng, Nhà nước đối với chính quyền TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh phía Nam khi tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội tại đây. Lực lượng quân đội, công an cùng các đoàn thể ở địa phương đã được huy động để đi chợ giúp dân.


- Tuy nhiên, trên mạng, tại một số khu vực, một số bà con vẫn lên mạng kêu than là chưa nhận được hàng cứu trợ, các gói an sinh, hàng thiện nguyện của các mạnh thường quân. Và hôm nay, một vị mạnh thường quân đã trực tiếp đến 2 khu dân cư kêu than trên thì phát hiện bà con ở đây không chỉ nhận 1 mà còn nhận 2,3 suất, không chỉ nhận để phòng thân mà còn nhận để đầu cơ, bán kiếm lời. Không quá lời chứ sự việc không khác gì giữ lại vỏ bình ô xy để bán vỏ lấy tiền cả.

- Video về một cụ ông đi mua gạo nhưng không được, kể hoàn cảnh con đi bộ đội, ở nhà cụ bà ốm nặng đã lấy được sự đồng cảm của không ít cư dân mạng. Nhiều mạnh thường quân sẵn sàng gửi đồ tiếp phẩm đến nhà cụ trong khi không ít cư dân mạng lên tiếng trách móc vì chính quyền không chăm lo cho gia đình cụ, nhất là gia đình có con trai đi bộ đội. Vậy nhưng đến buổi chiều, chính con cháu nhà cụ đã đăng tải lên mạng là do cụ ông bị lẫn chứ trong nhà rất nhiều thực phẩm.

- Đi kiểm tra công tác chống dịch tại Bình Dương, thấy một tấm biển cần hỗ trợ ngay trước nhà dân, PTT Vũ Đức Đam đã chất vấn lãnh đạo phường tại nơi đây. Dù sau đó, lãnh đạo phường cho biết tấm biển này mới có và đây là trường hợp cá biệt thì một lần nữa, PTT Vũ Đức Đam đã chỉ đạo quyết liệt không được để bất kỳ hộ dân nào được thiếu ăn khi giãn cách.

Không thể phủ nhận nhiều gia đình đang gặp khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch tại các địa phương trong miền Nam. Nhưng bằng sự chỉ đạo quyết liệt, bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền đang cố gắng đảm bảo cuộc sống thiết yếu nhất cho người dân. Tuy nhiên, những thông tin chưa tích cực trên mạng về đời sống người dân vẫn hàng ngày được đăng tải trên các trang mạng xã hội. Do đó, với cư dân mạng cần bình tĩnh, tránh trở thành nạn nhân của thông tin xấu độc. Nếu các thông tin đó phản ánh đúng thì chính quyền, các lực lượng chức năng sẽ tiếp nhận, giải quyết nhanh chóng theo đúng tinh thần chỉ đạo của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng kích động.

<Trung Quân>
 MÊ MUỘI THẦN TƯỢNG
<Duy Tân>

Dịch Covid – 19 với biến chủng Delta hoành hành, tốc độ lây nhiễm của nó cao hơn rất nhiều so với những chủng trước đó. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã gồng mình chống dịch, lực lượng tuyến đầu mỏng và đang chịu áp lực quá lớn. Chính vì vậy, những ngày qua, quân đội đã trực tiếp vào tâm dịch để cải thiện tình hình, hỗ trợ đồng bào chống dịch Covid – 19. Sự tham gia của lực lượng Quân đội đã có tác động tích cực ngay tức thì khi số lượng phương tiện, người đi trên đường giảm 80% so với trước. Không thấy cá nhân "ngáo đá" nào dám cãi cọ với lực lượng thực thi công vụ.


Ngay khi thông tin được truyền tới người dân, những trang fanpage phim ảnh, giải trí đã liên tục đăng tải những hình ảnh so sánh lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam với lực lượng Trung – Hàn. Đáng chú ý, những hình ảnh lực lượng nước ngoài đều cắt từ phim ảnh. Mục đích của những bức ảnh này là miệt thị (body shaming) Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Một số hội nhóm lấy hình ảnh các chú, các bác trong các đội dân phòng, dân quân tự vệ, hội cựu chiến binh, vốn già và có ngoại hình theo năm tháng, rồi đem ra so sánh tiếp với mấy minh tinh màn bạc Hàn Quốc “Hậu duệ mặt trời”. Đáng lên án ở đây là những bạn trẻ cuồng phim Hàn, các bạn liên tục để lại những bình luận như: “thất vọng”, “mơ thấy các anh sáu múi tới đưa đồ mà lại mấy người gầy gầy cận cận”. Nên nhớ theo Bảng xếp hạng của Global Firepower, sức mạnh Quân sự của Việt Nam đứng hạng 24 thế giới mặc dù khí tái, phương tiện thua thiệt nhiều so với các quốc gia phát triển trên thế giới.

Những bộ phim về quân đội nước bạn đã làm cho một số bộ phận giới trẻ chìm trong sự hoang tưởng và quay lại chỉ trích nước nhà. Không ở đâu xa, cha ông chúng ta – những người cân nặng, chiều cao chỉ bằng một nửa lính Tây đã đánh thắng và buộc chúng rút quân, trả lại độc lập, tự do. Giờ đây, khi giặc Covid xâm nhập, các bạn ấy lại lặp lại hành động ấy một lần nữa. Đáng buồn thay!

Bộ đội chúng ta rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt, sống trong kỷ luật thép. Các anh không có thời gian để chăm sóc da, vóc dáng như những minh tinh trên màn ảnh. Quả thật, khi người ta rảnh rỗi, không có việc gì làm luôn nghĩ rằng mọi việc đều quá đơn giản. Sự so sánh của các bạn ấy không chỉ là “cho vui” mà đang làm tổn thương quân nhân Việt Nam. Họ đã và đang bảo vệ Tổ quốc, bình yên cho cuộc sống của các bạn. Vì vậy hãy ngưng ảo tưởng, ngưng bị ru ngủ trong giấc mơ hão huyền ấy nữa. Hãy bước ra thế giới ảo, sống trách nhiệm với bản thân và cộng đồng mình hơn…

Hâm mộ thần tượng cũng cần bản lĩnh!
 PHẠM MINH VŨ - KẺ THẦN KINH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
<Ba Đặng>

​Trước những diễn biến phức, khó lường, khó kiểm soát của tình hình dịch bệnh Covid thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã chủ động phối hợp triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp và sự hưởng ứng, vào cuộc tích cực của các tầng lớp nhân dân nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước.


​Trong lúc các lực lượng đang nỗ lực chống dịch thì vẫn luôn tồn tại một bộ phận bất hợp tác với chính quyền; thay vì có những hành động thiết thực góp sức vào công tác chống dịch thì chúng thường tìm cách bới móc những thiếu sót trong công tác chống dịch mà chính quyền chưa kịp khắc phục; xuyên tạc những chủ trương, chính sách, phủ nhận những những cố gắng, nỗ lực chống dịch của Đảng và Nhà nước để từ đó kích động quần chúng gây khó khăn cho công tác chống dịch của cả nước.

​Dạo gần đây, đối tượng Phạm Minh Vũ thường xuyên đăng tải các bài viết đề cập tới tình hình cũng như công tác chống dịch Covid của Việt Nam. Những bài viết của Vũ nhận được phần lớn sự phản hồi trái chiều và ăn không ít "gạch đá" từ cộng đồng do nội dung của những bài viết hoàn toàn sai lệch với thực tiễn công tác chống dịch của Việt Nam.

​Khi các chiến sĩ đi chuyển phát nhu yếu phẩm giúp người dân trong vùng phong tỏa thì Vũ không những không biểu dương hay đồng cảm, sẻ chia với những đóng góp của các chiến sĩ mà coi đó là hành động của "gánh xiếc", "làm màu". Khi các quân nhân đang canh gác các chốt kiểm dịch, hắn xuyên tạc hành động của quân đội là chĩa súng vào đồng bào. Đúng thật là quân đội đang chĩa súng nhưng là chĩa súng vào hướng dịch Covid, họ đứng đó gác vì muốn bảo vệ sức khỏe cho người dân, muốn số ca nhiễm từng ngày giảm đi, muốn không phải chứng kiến cảnh ai đó chết vì Covid. Luôn có những kẻ như Vũ, luôn nghĩ cho lợi ích của bản thân mà quên đi lợi ích của đồng bào, hắn sẵn sàng vì nhận chút lợi ích từ các thế lực thù địch bên ngoài mà không ngại đăng tải các bài viết kích động người dân, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của công tác chống dịch.

​Với một "bề dày" trong việc chống phá chế độ, không khó hiểu tại sao Vũ luôn dùng con mắt phiến diện một chiều và tư tưởng thù hằn để nhìn nhận các sự kiện chính trị - xã hội. Ngay từ năm 2012, Vũ sử dụng nickname "Pham Vu" trên mạng xã hội Facebook để tìm cách móc nối với các trang mạng phản động, trong đó có tổ chức Việt Tân. Đến năm 2013, hắn tham gia tổ chức "Hội anh em dân chủ" có những hành động chống phá và nhận được tiền từ các tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài như Nguyễn Văn Đài. Năm 2014, Phạm Minh Vũ bị tuyên án 18 tháng tù vì tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước" quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự.

​Phạm Minh Vũ là một kẻ cơ hội chính trị, từ trước tới nay vẫn luôn vậy, vẫn "ngựa quen đường cũ","chứng nào tật ấy", mọi người cần cảnh giác trước những thông tin được hắn đăng tải. Để dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, đoàn kết và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của chính quyền, tránh bị các thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ, kích động.

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

LẠ ĐỜI CHO MỘT ĐÁM NGƯỜI CHUYÊN ĐI DÈM PHA XÃ HỘI
<Lam Hồng>

Đứng trước tình hình dịch bệnh căng thẳng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi chiến lược chống dịch bằng việc tăng cường thêm lực lượng để thực hiện mục tiêu hạn chế người ra đường không cần thiết và hỗ trợ lực lượng tuần tra, kiểm soát, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.


Việc quân đội triển khai lực lượng vào thành phố Hồ Chí Minh là chuyện bình thường với người dân Việt Nam bởi người lính cụ Hồ luôn có truyền thống gần dân, vì nhân dân phục vụ. Đối với công tác chống dịch họ không thể là lực lượng ở tuyến sau mà phải gác lại việc thao luyện để sát cánh cùng dân chống dịch.

Thế nhưng "Việt Tân" rất bức xúc trước hình ảnh này của quân đội Việt Nam nên đã tung ra rất nhiều luận điệu xuyên tạc nào là "Quân đội Bắc Kỳ chiếm đóng Sài Gòn", "Quân đội dùng thiết quân luật", những thông tin này đăng tải trên các trang fb của tổ chức Việt Tân, đài RFA, BBC tiếng Việt để phá hoại công tác chống dịch với góc nhìn không mấy tốt đẹp.

Thực sự đằng sau đó còn là sự lo sợ của đám Việt Tân và các nhà dân chủ Việt về hành động được cho là quyết đoán của chính quyền Việt Nam. Điều động quân đội tham gia chống dịch là động thái đáp trả mạnh mẽ cho những tiếng nói của những kẻ xấu khi rêu rao tình thần chống dịch của chính quyền đã "cạn kiệt và rệu rã".

Những cú áp phe của chính quyền trong một giây phút quan trọng đã đảo lộn lại thuyết âm mưu của những kẻ này. Quân đội, Công an tăng cường đã khích lệ tinh thần chống dịch của cả hệ thống chính trị lẫn người dân. Qua đây cũng là cách để quân đội tập luyện cách thức ứng phó với các thảm họa thiên tai dịch bệnh, khả năng quản lý xã hội trong tình huống xấu đặt ra.

Nên biết rằng sau ngày 30/4/1975 Quân đội, Công an là chỗ dựa vững chắc cho việc quản lý và tái thiết miền Nam sau những năm tháng chiến tranh. Giờ đây là nhiệm vụ chống dịch, hỗ trợ nhân dân trong đời sống có lẽ sẽ không mấy khó khăn cho những lực lượng chủ chốt này.
 THÔNG ĐIỆP TỪ CHUYẾN THĂM CỦA PHÓ TỔNG THỐNG MỸ
Hôm nay, 25/8, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Phó Tổng Thống Mỹ Kamala Harris đã có cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ. Sự kiện này nhận được sự quan tâm rất lớn của truyền thông quốc tế cũng như người dân hai nước.


Liên tục hai chuyến thăm tới Việt Nam trong vòng một tháng của hai nhân vật cấp cao trong chính quyền Tổng thống Joe Biden đến các một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam tiếp tục khẳng định chiến lược trở lại đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Với Việt Nam, thông điệp của chuyến thăm là Mỹ coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương trên nguyên tắc nhấn mạnh sự tôn trọng thể chế chính trị của nhau “ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế và đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN và khu vực”. Tới đây, hai bên sẽ tăng cường quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư an ninh quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ.

Nhìn nhận về quan hệ Việt – Mỹ, dù có khác biệt về chính sách đối ngoại giữa thời Tổng thống Mỹ: Brack Obama, Donal Trump và hiện nay là Joe Biden nhưng đều cho thấy sự coi trọng và những nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, chấp nhận sự khác biệt về thể chế chính trị giữa hai quốc gia (thể hiện rõ nét trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ năm 2015). Thành tựu trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước cũng khẳng định sự đúng đắn trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế của Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc.

<Tâm Ngôn>

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

 HÃY TỈNH TÁO KHI ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC HÌNH ẢNH TRÊN MXH
1. CHIẾN SỸ QDND VN ÔM SÚNG ĐỨNG GÁC CHỐT.

Một chốt thường có 3 chiến sỹ trở lên, nếu để ý thì thấy rõ ràng chỉ có 1 chiến sỹ ôm súng, những người còn lại không mang súng. Đây là cách tổ chức đội hình của QDND VN vừa thể hiện suy uy nghiêm, nghiêm túc. Bên cạnh đó, nếu các bạn chia số người mất trong 24h (VOV.VN - Tính từ 18h ngày 21/8 đến 18h ngày 22/8) là 737 người sẽ thấy 1 giờ là hơn 30 người chết, tức là 2 phút có hơn 1 người chết. Bây giờ không làm nghiêm túc mạnh tay thì bao giờ mới làm? Thà hi sinh, thật sự nghiêm túc, tù túng nhưng sẽ khỏe sau 15 - 30 ngày còn hơn không có lối ra.


2. CẢNH PHÓNG VIÊN ĐI THEO VÀ CHỤP HÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRAO QUÀ VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN.

Một số facebooker lên tiếng cho rằng đây là diễn với thái độ mỉa mai. Xin thưa, chiến tranh bom đạn cũng có phóng viên chiến trường vậy. Họ cũng len lỏi, đi theo quân đội để ghi hình cung cấp thông tin. Việc chống dịch vẫn chống, việc phóng viên nhà báo bám sát đi lấy tin, hình ảnh là hết sức bình thường. Nên xin hãy cẩn trọng đưa ra phán xét khi chưa nhìn nhận toàn diện, khách quan.

3. TÓM LẠI:

- Khi nhìn nhận một sự kiện, hình ảnh: Hãy đặt nó trong ngữ cảnh, hoàn cảnh cụ thể, đừng vội bóc nó ra để phán xét một cách chủ quan, duy ý chí.

- Từ cửa khẩu Hữu Nghị tới Mũi Cà Mau, từ đất liền ra Biển Đảo đều là một dải non sông gấm vóc Việt Nam ta. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

- Trong đại dịch hay thảm hoạ, không có sự lựa chọn hoàn hảo, chỉ có bình tĩnh nhìn nhận, suy nghĩ thấu đáo, đoàn kết để đẩy lùi dịch bệnh.
 THÍCH ĐÀM THOA LẠI HÀNH NGHỀ “SƯ OAN” GIỮA DỊCH COVID-19
<Tống Giang>

Trước diễn biến tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nước ta, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống "Tốt đời đẹp đạo" và tinh thần trách nhiệm cao cả với đất nước, với nhân dân, các tôn giáo ở Việt Nam đã tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phấn đấu từng bước ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19. Trong đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức phát động phong trào "Cởi áo cà sa khoác áo blouse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch", hàng ngàn tăng ni, phật tử tại nhiều địa phương, nhiều cơ sở Phật giáo trong cả nước đã tích cực hưởng ứng, xung phong tình nguyện lên tuyến đầu phòng, chống dịch.


Đồng thời, để giảm áp lực cho các bệnh viện, trung tâm điều trị COVID-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến khích các chùa, tự viện phát huy tinh thần "Hộ quốc an dân", tích cực phát tâm đăng ký, đề nghị chính quyền sở tại sử dụng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly thông qua phong trào "Dùng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly phòng, chống dịch COVID-19" và có nhiều chùa, cơ sở tu viện đã đăng ký như: Việt Nam Phật Quốc Tự, chùa Phổ Quang ở TP Hồ Chí Minh, chùa Keo tại tỉnh Thái Bình; chùa Ích Minh tỉnh Bắc Giang; chùa Trình Yên Tử, Cung Trúc Lâm, Thiện viện Trúc Lâm, chùa Ba Vàng tỉnh Quảng Ninh; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; chùa Vĩnh An tỉnh Bến Tre, Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại Bình Dương... Các chùa, cơ sở tự viện cũng đưa các nội dung tuyên truyền, khuyến cáo của Bộ Y tế về dịch COVID-19 thành các chuyên đề kết hợp trong các bài giảng trực tuyến thuyết pháp trên các phương tiện truyền thông; đẩy mạnh việc tuyên truyền trong tín đồ, phật tử về việc cảnh giác với các thông tin giả, thông tin không chính xác, mê tín dị đoan về dịch bệnh...

Vậy nhưng đáng tiếc thay, ngược dòng chảy với hàng triệu người dân Việt Nam, đi ngược với truyền thống tốt đẹp của các tôn giáo, những ngày qua câu chuyện về “sư oan” Thích Đàm Thoa đã và đang nhận sự quan tâm, lên án của người dân Hà Nội về những hành động vi phạm quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngày 23/8/2021 vừa qua, “sư oan” Thích Đàm Thoa đã đi lang thang từ chùa Non Đào, thôn Tiến Sơn Đông, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đi sang Long Biên, Hà Nội với lý do “nhận tiền hỗ trợ được cho là của phật tử Phạm Quý” nhưng khi sư cô đi đến 309 đường Nguyễn Văn Cừ , phường Ngọc Lân , quận Long Biên thì bị Công an phường yêu cầu dừng lại, xuất trình giấy tờ. Do không xuất trình được lý do chính đáng khi đi ra đường nên Thích Đàm Thoa đã được mời về trụ sở Công an phường để làm việc.

Việc “sư oan” này tự do đi lại không có lý do chính đáng, không xuất trình được giấy tờ theo quy định trong khi TP Hà Nội đang siết chặt thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 17 của UBND Thành phố Hà Nội để phòng, chống dịch COVID-19 và được lực lượng Công an kiểm tra, yêu cầu xuất trình giấy tờ và xử phạt theo quy định là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thủ đô đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp có thể bùng phát dịch. Vậy nhưng, không chỉ không nộp phạt theo quy định của pháp luật, “sư oan” Thích Đàm Thoa còn đăng tải những thông tin xuyên tạc, sai sự thật về vụ việc trên trang cá nhân facebook “Đàm Thoa Thích”, thậm chí còn “cầu cứu” của cộng đồng mạng. Đáng buồn thay, chưa thấy sự “cứu giúp” ở đâu nhưng cộng đồng mạng đã ngay lập tức lên án trước việc không tuân thủ quy định phòng, chống dịch của vị “sư oan” này có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho xã hội.

Rõ ràng với bản chất của quá trình hành nghề “sư oan” đến “dân oan” của Thích Đàm Thoa đã được cộng đồng mạng bóc mẽ trong thời gian qua, đây cũng chỉ là chiêu trò, trò hề mà vị “sư oan” này diễn lại để mong nhận được sự “giúp đỡ” của những kẻ chống phá đất nước như bấy lâu nay mà thôi.

Xin thông tin thêm về quá trình hành nghề của vị “sư oan” Thích Đàm Thoa để bạn đọc được hiểu rõ hơn về con người này.

Thích Đàm Thoa tên thật là Lý Thị Hà, sinh ngày 17/8/1969, Quê quán: An Xá, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên. Với bản tính lười lao động, năm 1991, Lý Thị Hà xuất gia (đi tu) và sau thời gian lạy lục nhiều nơi, y được sư trụ trì chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên mở lòng từ bi nhận làm đệ tử. Trong thời gian ở chùa Hang, Lý Thị Hà không chịu tu hành, thường xuyên có những hoạt động mê tín, dị đoan, đi ngược lại với giáo lý, giáo luật của Phật giáo. Khi được răn dạy, Lý Thị Hà không những không chịu sám hối mà còn kiếm cớ gây sự, cãi nhau với cả thầy.

Đến đầu năm 1992, Lý Thị Hà bị sư trụ trì chùa Hang và chính quyền địa phương trục xuất ra khỏi chùa. Tháng 02/1992, Lý Thị Hà đến xin tu hành tại chùa Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Tuy vậy, với bản tính của mình, từ tháng 02/1992 đến tháng 6/1992, Lý Thị Hà thường xuyên gây mâu thuẫn với cả sư thầy Thích Đàm Trung (trụ trì chùa Đại Từ) và phật tử địa phương. Đến cuối tháng 6/1992, sư thầy Thích Đàm Trung phải thuê ô tô để đưa Lý Thị Hà về giao lại cho gia đình.

Sau hai lần bị thầy đuổi, Lý Thị Hà vẫn kiên nhẫn tiếp tục khăn gói đến chùa Nguyệt Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xin tu tập. Tại đây, Lý Thị Hà được sư Thích Đàm Ý nhận làm đệ tử, cho thụ giới Sa Di, lấy pháp danh là Thích Đàm Thoa. Thích Đàm Thoa được thầy cử đến trông nom, chăm lo công tác phật sự tại chùa Ảm, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng. Là người chăm lo tâm linh, tín ngưỡng cho nhân dân nhưng Thích Đàm Thoa lại tiếp tục thường xuyên vi phạm các chính sách, pháp luật, các quy định của địa phương: tự ý dỡ nhà kho của Hợp tác xã để làm công trình phụ cho chùa, bán đất của nhà chùa, hoạt động mê tín dị đoan. Vì vậy chính quyền địa phương đã trục xuất khỏi chùa và trả về chùa Nguyệt Nham, Tân Liễu, Yên Dũng giao cho sư thầy nuôi dạy quản lý. Về chùa Nguyệt Nham ở với thầy, Thích Đàm Thoa rắp tâm đuổi thầy ra khỏi chùa. Và với nhiều mưu kế bày ra, cuối cùng vào tháng 3/2004, sư Thích Đàm Thoa đã "đuổi" được thầy mình ra khỏi chùa Nguyệt Nham khiến toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham phẫn nộ.

Ngày 28/3/2004, toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham họp ra nghị quyết không chấp nhận cho sư Thích Đàm Thoa trụ trì chùa Nguyệt Nham, đề nghị UBND xã và cấp có thẩm quyền trục xuất Đàm Thoa ra khỏi chùa. Đến năm 2008, Thích Đàm Thoa về Bắc Giang và bằng nhiều thủ đoạn, Thích Đàm Thoa lại được làm trụ trì chùa Non Đào, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngựa quen đường cũ, Thích Đàm Thoa tiếp tục có những hoạt động sai phạm: tự ý thuê người san lấp vườn chùa, chặt bỏ một số cây cổ thụ, xây tường rào bao quanh và dãy công trình phụ để chăn nuôi, tự ý đào ao ngay trước sân chùa, quy hoạch lại toàn bộ vườn chùa làm khu chăn nuôi gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nơi thờ tự, khu vực xung quanh gây bức xúc, phản ứng trong nhân dân. Nhân dân và phật tử chùa Non Đào đã nhiều lần tập trung tại chùa yêu cầu sư Thích Đàm Thoa rời khỏi chùa. Hội người cao tuổi thôn Tiến Sơn đã làm đơn với hơn 100 chữ ký gửi các cấp chính quyền đề nghị thuyên chuyển sư Thích Đàm Thoa ra khỏi chùa Non Đào.

Những năm gần đây, “sư oan” Thích Đàm Thoa là cái tên không phải xa lạ khi có mặt ở tất cả các vụ việc khiếu kiện, tụ tập biểu tình trên địa bàn thủ đô Hà Nội và đồng thời cũng là cái tên được một số hội, nhóm chống phá đất nước, giới “dân chủ” quan tâm, hậu thuẫn như “NoU”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội dân oan”... Và khi các hội, nhóm dần bị tan rã, các cá nhân chống phá như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Lê Dũng Vova... cũng bị bắt, xử lý theo quy định của pháp luật, việc hành nghề “sư oa” của Thích Đàm Thoa càng gặp thêm khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Vậy nên, vụ việc xảy ra vào ngày 23/8/2021 vừa qua cũng chỉ là chiêu trò của Thích Đàm Thoa để hành nghề “sư oan” mà thôi.

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

 CỞI ÁO CÀ SA, KHOÁC ÁO BLOUSE CHỐNG DỊCH
<Nguyên Anh>

Dịch Covid – 19 đã gây khó khăn cho toàn bộ hệ thống chính quyền và người dân. Chúng càn quét dữ dội, mỗi ngày có hàng ngàn ca nhiễm, hàng trăm ca tử vong. Biến thể Delta đã lan truyền với tốc độ khủng khiếp.


Cả nước đồng lòng chống dịch trong suốt quãng thời gian vừa qua. Từ cán bộ chính quyền, y bác sỹ, công an, bộ đội đến các cụ cựu chiến binh cũng tham gia chống dịch với quyết tâm cao. Và mới đây, hình ảnh các sư thầy tham gia chống dịch đã cho thấy sự đoàn kết, toàn dân như một của người Việt Nam.

Phong trào “Cởi áo cà sa khoác áo blouse trắng phòng, chống dịch” và việc đăng ký sử dụng cơ sở thờ tự làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã diễn ra rất sôi nổi. Hàng trăm tăng, ni các chùa và tăng, ni sinh Trường Trung cấp Phật học tỉnh đã đăng ký tình nguyện lên đường, chung sức tham gia cùng các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch COVID-19.

Vào ngày 16/8 vừa qua đã có thêm 10 tăng ni tại Nam Định lên đường tham gia phòng chống dịch tại tỉnh Long An. Nhằm động viên tinh thần cho các tăng ni trước khi lên đường làm nhiệm vụ, các lãnh đạo tỉnh Nam Định đã đến tặng hoa và chúc sức khỏe và nâng cao tinh thần kịp thời trong lễ xuất quân.

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, tăng ni đã cởi áo cà sa khoác áo bào lên đường ra trận. Và giờ đây, khi đất nước dịch bệnh, tăng ni sẽ cởi áo cà sa tham gia vào lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đây là một việc làm đầy nghĩa cử cao đẹp và nhân văn của tăng ni trong cả nước.

Trong tháng 7 vừa qua đã có 612 tình nguyện viên Phật giáo, 59 tăng ni và 553 phật tử phát tâm đăng ký chăm sóc bệnh nhân F0 tại bệnh viện dã chiến. Và trong tháng 8 này sẽ có thêm nhiều tình nguyện viên Phật giáo vào tâm dịch, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu.

Những lúc đất nước gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc lại được trỗi dậy một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Hi vọng với sự quyết tâm cao độ này cùng ý thức của người dân, sẽ không xa chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh.
 BÁC SĨ, SINH VIÊN QUÂN Y ĐÃ CÓ MẶT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỐNG DỊCH
<Ba Đặng>

​Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang là điểm nóng của dịch bệnh Covid trên cả nước. Tính đến nay, tổng số ca mắc tại đây đã vượt mức 170000 ca gây khó khăn rất lớn cho đời sống xã hội nói chung và công tác y tế chống dịch của TP.HCM nói riêng.


​Trước những khó khăn của TP.HCM, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, các y bác sĩ, học viên Học viện Quân y đã lập tức vượt ngàn cây số, từ Bắc vào Nam để chi viện, góp sức để cùng nhau chống dịch. Chiều ngày 21/08, 300 bác sĩ, học viên Học viện Quân y đầu tiên đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Các quân nhân sẽ được phân công đến các trạm y tế lưu động ở TP.HCM để lấy mẫu xét nghiệm, tiêm phòng vaccine và tiến hành thăm khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các bệnh thông thường; quản lý, chăm sóc các bệnh nhân F0 được cách ly, điều trị tại gia đình; tiến hành phối hợp chuyển tuyến, vận chuyển bệnh nhân khi cần thiết và thực hiện các nhiệm vụ khác.

​Theo dự kiến, từ ngày 21 đến 23/08 sẽ có khoảng 1000 bác sĩ, học viên Học viện Quân y cùng các trang thiết bị được vận chuyển TP.HCM phục vụ công tác chống dịch. Trước đó vào tháng 5/2021, các học viên Học viện Quân y đã tham gia hỗ trợ chống dịch Covid tại Bắc Giang và Bắc Ninh, giúp 2 địa phương nhanh chóng dập dịch.

​Mang trong mình là nhiệt huyết tuổi trẻ, y đức của đội ngũ cán bộ và tinh thần trách nhiệm nghĩa vụ của người quân nhân, tin chắc các học viên Học viện Quân y sẽ không ngại khó, ngại khổ, cùng nhau tập trung tinh thần, phát huy tối đa kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khắc phục mọi khó khăn, hết lòng cống hiến phục vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống và quyết tâm “chia lửa” với đội ngũ y bác sỹ tuyến đầu để TP.HCM sớm ngày khống chế và dập dịch Covid thành công.

​Không chỉ riêng Học viện Quân y, với tinh thần “Thành phố Hồ Chí Minh gọi, cả nước đáp lời”, rất nhiều các lực lượng, đơn vị trên cả nước đã cùng nhau lên đường hướng về nơi đây với tình cảm sâu sắc, sự gắn bó sẻ chia vì mục tiêu chung làm sao cho đất nước mau chóng hết dịch.
 CHÚNG TA CẦN ĐOÀN KẾT, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ BẠO LOẠN!
Ngày hôm qua, trên mạng xã hội đã lan truyền một video hàng chục người trong khi cách ly ở Tân Uyên, Bình Dương tiến hành đập phá khu cách ly, thậm chí cướp bóc tài sản của một số người dân xung quanh. Bắt nguồn từ việc có một người phụ nữ mang thai bị bất tỉnh, do xe cấp cứu đến chậm một 10-15 phút, nhiều đối tượng trong khu cách ly đã kích động những người xung quanh, cho rằng chính quyền "bỏ mặc mọi người đến chết", "phải phá chốt để xông ra ngoài, đi về",… Từ thông tin trên, nhiều đối tượng quá khích đã tiến hành đập phá các điểm chốt xung quanh khu cách ly, một số đối tượng khác tranh thủ "hôi của" trong lều trực của cán bộ.


Nhìn những hình ảnh trên, bất chợt, chúng ta lại nhớ về vụ việc bạo loạn cũng ở Bình Dương liên quan đến sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014. Những người công nhân do hiểu biết hạn chế đã tiến hành đập phá các nhà máy trong các khu công nghiệp, khiến Nhà nước phải đền bù cho các doanh nghiệp hàng nghìn tỷ đồng, đồng thời, rất nhiều công nhân thời điểm đó rơi vào tình trạng thất nghiệp sau đó. Điều đó cho thấy bạo loạn, đập phá, cướp bóc chưa phải là cách hữu hiệu để giải quyết bất cứ vấn đề gì.

Dịch bệnh ở Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung đang rất căng thẳng. Họ - những người ở trong khu cách ly, tất nhiên sẽ bị thiệt thòi hơn so với ở tại nhà của mình. Nhưng họ thử nhìn xem hàng vạn y bác sĩ, lực lượng vũ trang đang vất vả trên tuyến đầu chống dịch phải sống, làm việc trong điều kiện hạn chế hơn nhiều, chưa kể đối diện với nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong bất cứ lúc nào. Chỉ trong thời gian ngắn, hơn 2300 y bác sĩ; 1300 cán bộ chiến sĩ bị phơi nhiễm, nhiều người trong số đó mãi mãi ra đi. Liệu họ có biểu tình, đập phá hay không, hay chấp nhận hi sinh vì công cuộc chống dịch của đất nước.

Đất nước đang trong thời kỳ rất khó khăn, chúng ta cần sự đoàn kết chứ không phải là bạo loạn và cướp bóc.

<Thanh Huyền>

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

 Ý NGHĨA VIỆC CÔNG AN, QUÂN ĐỘI THAM GIA CHỐNG DỊCH
<Nga Mi>

Cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 đang cực kỳ gay go, quyết liệt và phức tạp. Một trong những quyết định được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân là huy động lực lượng Quân đội, Công an tham gia chống dịch. Lực lượng tuyến đầu như: Y tế, Công an, Quân đội có vai trò then chốt, quyết định thành công hay thất bại của đợt giãn cách xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.


Trong tuần từ 21-28/8, hàng nghìn quân nhân, y bác sĩ Quân đội, Công an sẽ đi bằng các phương tiện khác nhau từ mọi miền Tổ quốc đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tham gia chống dịch. Hàng trăm chiến sĩ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động từ Hà Nội, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng đã lên đường làm nhiệm vụ chống dịch. Bởi lẽ, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đã trải qua 04 đợt giãn cách xã hội nhưng số ca bệnh trong cộng đồng vẫn diễn biến phức tạp, các biện pháp đảm bảo giãn cách xã hội chưa được thực thi quyết liệt, hiệu quả. Số lượng người di chuyển trên đường vẫn đông đúc, chưa giải quyết triệt để nguồn lây bệnh. Để các biện pháp chống dịch có hiệu quả nhất là giãn cách xã hội thì cần có lực lượng chuyên trách có tính kỷ luật cao, tinh nhuệ nghiệp vụ của Công an, Quân đội.

Việc ra quân của lực lượng Công an, Quân đội cũng đã gửi đi một thông điệp rằng: Với sự tham gia của lực lượng tinh nhuệ, kỷ luật théo thì ý thức của người dân sẽ tốt hơn, giãn cách xã hội thực hiện nghiêm túc, triệt để hơn. Lực lượng quân y của Công an, Quân đội sẽ đảm nhiệm lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà. Các lực lượng khác sẽ tham gia đảm bảo ANTT; cung cấp, phát lương thực, thực phẩm cho người dân, đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau”, không ai bị đói, thiếu lương thực, thực phẩm. Lực lượng Công an sẽ duy trì nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân, bảo vệ tài sản, trật tự trị an, phòng, chống hoạt động lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh để phạm tội. Sự hành động quyết liệt, mạnh mẽ của lực lượng Công an, Quân đội là “Lá chắn thép” trong công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19 lần này.

Giãn cách phải thực sự nghiêm ngặt, chặt chẽ với tinh thần “người cách ly với người”, “nhà cách ly với nhà”, thậm chí những người trong cùng gia đình cũng đảm bảo giãn cách với nhau. Huy động lực lượng Công an, Quân đội tham gia chống dịch là “liều thuốc” đủ mạnh để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả.
 LÀM VIỆC TỐT VÀ CẦN TRẢ LẠI!
Với thông điệp “Trao oxy – nối dài sự sống”, ATM Oxy là một sáng kiến rất hữu ích trong mùa dịch tại TP Hồ Chí Minh. Thông qua ATM Oxy, nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 nguy kịch đã được cứu sống nhờ sớm tiếp cận được nguồn Oxy miền phí từ chương trình này. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên UBTW Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hiện đang là Giám đốc triển khai chương trình ATM-Oxy thì hiện tại ATM Oxy có 1.500 bình đã cho mượn nhưng chỉ nhận lại được khoảng 500 bình, số còn lại đang bị kẹt trong cộng đồng, gây ra tình trạng thiếu vỏ bình oxy.


Giải thích về nguyên nhân kẹt vỏ bình Oxy kia thì do nhiều bệnh nhân Covid-19 dù đã qua cơn nguy kịch, như vẫn muốn giữ lại bình, chưa chịu trả lại thậm chí có trường hợp không mắc Covid-19 nhưng vẫn đến mượn bình oxy để phòng bất trắc. Điều này đã xảy ra tình trạng Oxy thì đủ nhưng lại thiếu bình trong khi rất nhiều trường hợp mắc Covid-19 trở nặng đang cần Oxy từng giờ, từng phút.

Làm việc tốt không cần báo đáp là tinh thần của mỗi người khi làm việc thiện bời họ làm việc thiện xuất phát từ tâm. Tuy nhiên, đối với chương trình ATM-Oxy, những thành viên của chương trình này rất mong rằng khi họ nỗ lực làm việc tốt vì cộng động thì những người dân sẽ trả lại cho họ. Ở đây, họ không cần phải báo đáp bằng vật chất hay tình cảm mà họ cần những người dân đã mượn bình Oxy sẽ trả lại cho họ vỏ bình. Bởi lẽ, mặc dù những người sáng lập chương trình đang nỗ lực tăng lượng vỏ bình cung ứng nhưng với nhu cầu Oxy ngày càng tăng trong khi nhiều người cố tình giữ lại vỏ bình thì tăng lượng vỏ bình bao nhiêu cũng không đủ, như muối bỏ biển.

ATM-Oxy là một chương tình từ thiện, hỗ trợ người dân rất hữu ích, mong rằng khi đón nhận tình cảm, đón nhận nguồn Oxy quý giá từ chương trình, những người dân đã vượt qua cơn nguy kịch hãy trả lại vỏ bình cho chương trình, hãy giúp nhiều người dân không may mắc Covid-19 có thêm cơ hội sống. Cùng với nhau, chúng ta sẽ chiến thắng qua đợt dịch Covid-19 lần thứ tư này.

<Trung Quân>

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

 CỐ LÊN! THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong thời gian qua cả nước và thành phố Hồ Chí Minh đã quyết liệt trong công tác chống dịch. Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa thể khống chế dịch bệnh, tình hình dịch còn diễn biến phức tạp. Mới đây Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ hơn với quyết tâm đến ngày 15/9 khống chế được dịch bệnh.


Bắt đầu từ 0 giờ, ngày 23/8/2021, tiếp tục tăng cường thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, với tinh thần “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố - ấp cách ly khu phố - ấp, phường - xã - thị trấn cách ly phường - xã - thị trấn.

Ngành y tế đã huy động đội ngũ y, bác sĩ trên toàn quốc chi viện cho tuyến đầu thành phố Hồ Chí Minh, quân đội, công an đã tăng cường, bổ sung nhiều lực lượng; các cấp, các ngành của thành phố tiếp tục huy động tối đa sức người, sức của với quyết tâm cao nhất cho trận đánh “then chốt”, có tính chất quyết định này.

Thời gian qua, dịch bệnh hoành hành tại thành phố Hồ Chí Minh đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, đời sống nhân dân lao đao, vất vả; các lực lượng tuyến đầu chống dịch căng mình ở mọi nơi và đã có những mất mát, hy sinh; đồng bào ta rất nhiều gia đình phải gánh chịu những đau thương không bao giờ bù đắp nổi.

Nay các cấp chính quyền đã quyết liệt, nhiều giải pháp cao nhất đã được đưa ra. Điều quan trọng có tính chất quyết định bây giờ đó chính là ý thức, quyết tâm, trách nhiệm cùng đồng lòng chống dịch của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Ý thức của nhân dân là rất quan trọng, có tính chất quyết định đến thành hay bại của cuộc chiến này. Đừng để những sự hy sinh của lực lượng tuyến đầu trở nên vô nghĩa, chúng ta không muốn chứng kiến nhiều hơn nữa sự mất mát, đau thương của đồng bào ta.

Cả nước đang dõi theo, mong chờ và tin tưởng ở thành phố Hồ Chí Minh. Mong muốn nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cùng chung sức, đồng lòng, thực hiện nghiêm tinh thần “ai ở đâu ở yên đó”, nỗ lực quyết tâm cao nhất để đẩy lùi dịch bệnh.
Chờ tin chiến thắng nơi “chiến trường” thành phố Hồ Chí Minh sớm nhất!