Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

 ĐẢM BẢO AN NINH MẠNG TRONG THỜI ĐẠI 4.0
<Nguyễn Anh>

Chiều 24/11, tại Hà Nội, Bộ Công an cùng Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ký Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ An ninh Quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.


Có thể nói trong thời đại hiện nay, ngoài đảm bảo an ninh truyền thống sự xuất hiện của Internet kết nối cộng đồng làm xuất hiện tội phạm lợi dụng mạng toàn cầu để tuyên truyền đưa những thông tin sai sự thật, tội phạm công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng để qua mặt cơ quan chức năng để tổ chức hoạt động phạm tội ngày càng có xu hường gia tăng. Nguy hiểm hơn là các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc, bóp méo chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, các đối tượng tội phạm mạng cũng không để yên chúng gửi tin nhắn lừa “nhận tiền trợ cấp vì dịch bệnh Covid-19” cho người dân. Đi kèm với tin nhắn ấy là những đoạn mã độc nếu người dân mất cảnh giác nhấn vào đường link sẽ lộ những thông tin cá nhân, các đối tượng sẽ sử dụng những thông tin của bản thân chủ thể nhẹ thì chúng bán thông tin cho bên thứ ba, nặng thì chúng sẽ đe dọa tống tiền.

Mạng xã hội cũng là một kênh quan trọng để thông tin và truyền thông bẩn. Điền hình nhất có lẽ cái tên “Dưa leo” đã từng bị VTV lấy làm thí dụ, bằng lối hành văn độc thoại, chậm rãi nhưng những thông tin mà tên youtuber này đưa nếu nhìn kỹ là cách châm bím, mỉa mai những chính sách, đường lối của đất nước hay dạy hư giới trẻ mà hắn đang lợi dụng sự rộng rãi của mạng xã hội để tuyên truyền đến mọi người vô cùng nguy hiểm, mà cái từ VTV dùng cho hắn rất đúng “rác truyền thông”.

Dạo gần đây sự nổi tiếng một nữ CEO Phương Hằng trên livestream từ người già đến trẻ đều theo dõi có lúc gần nửa triệu người xem, nếu cơ quan Công an và cơ quan, chức năng không theo dõi, giám sát kỹ thì hệ luỵ diễn ra khó lường. Cụ thể, khách mời tham dự giao lưu livestream của bà Nguyễn Phương Hằng ngày 14-11 có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tung tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải nhanh chóng xác minh, tránh những dư luận xấu gây ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự xã hội.

Trên lĩnh vực an ninh quốc gia các thế lực thù địch, phản động Việt Tân, Việt Nam quốc gia lâm thời,… luôn lợi dụng Internet để truyền thông bẩn. Chúng lập ra những trang báo Đài Á châu tự do(RFA), Fb Việt Tân,… liên tục xuyên tạc các vị lãnh tụ, lãnh đạo đất nước, đường lối của Đảng và Nhà nước. Cách thức thì không có gì mới chúng đọc tin đúng sau đó sửa đổi câu chữ thành tin sai, tin nhạy cảm chưa xác minh chính xác thì thổi phồng bừa bãi, mục đích không gì khác là gây hoang mang cộng đồng người đọc tin, kích động gây chia rẽ người dân. Đó là bản chất xấu xa của những kẻ bán rẻ đất nước chỉ vì đồng tiền, vì ước mơ sang xứ cờ hoa.

Sự kiện Bộ Công an – Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp bảo vệ An ninh Quốc gia là điều thật sự cần thiết để ngăn chặn những thông tin sai sự thật, những rác truyền thông, đảm bảo không để xót, lọt tội phạm. Và cần hơn hết là sự cảnh giác, chọn lọc của người dân về những thông tin trên Internet, người dân phải sẵn sàng mạnh dạn thông tin, tố giác tội phạm đến cơ quan Công an hay cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu phạm tội để đảm bảo An ninh trật tự, An ninh Quốc gia đối với tình hình hiện nay.
 NGHỆ THUẬT “ĐỔ LỖI CHÍNH QUYỀN”
Phải nói rằng, hành động đổ lỗi cho chính quyền đã trở thành nghệ thuật của anh em dân chủ. Lũ lụt, thiên tai xảy ra – lỗi ở chính quyền, dịch bệnh ít – chính quyền giấu dịch, dịch bệnh nhiều – chính sách chống dịch sai lầm. Và những người nhập cư trái phép vào Anh bị thiệt mạng, cũng là lỗi ở chính quyền.


Là lãnh đạo, ai chẳng mong người dân của mình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng một quốc gia 100 triệu dân, mới bước qua cuộc chiến tranh có hơn 30 năm, việc người dân phải ra nước ngoài để kiếm tiền, nâng cao thu nhập là điều bình thường, tại sao lại coi là “thất bại của chính quyền” cơ chứ. Họ ra đi, không phải vì chế độ chèn ép, hay đàn áp gì, mà đó là để có mức lương cao hơn, có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Và đó là điều bình thường trong một thế giới phẳng hiện nay.

Mỹ, dù là quốc gia giàu có, bỏ ra hàng trăm tỷ USD để tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa, nhưng vẫn có hàng chục triệu người sống ở mức nghèo khổ, vô gia cứ, thất nghiệp, phải sống lang thang ngoài đường phố. Liệu có nhà dân chủ nào có cho rằng đó là sự thất bại của chế độ tư bản hay vi phạm nhân quyền hay không?

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

VỤ BỒI THƯỜNG 2000Đ
Hai ngày vừa rồi, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh của một tờ giấy mời lên nhận tiền bồi thường kèm một tờ 2000đ. Được biết, vụ việc trên được chính quyền địa phương xác nhận là có thật, không chỉ riêng trường hợp của gia đình nói trên nhận bồi thường với số tiền ít như vậy mà có tới 31/588 trường hợp nhận hỗ trợ dưới 10000 đồng.


Vụ việc trên đã để lại nhiều tranh cãi trên mạng xã hội về cách xử lí của chính quyền địa phương. Được biết, mức thiệt hại của gia đình này chỉ là 1 cây chuối (diện tích thiệt hại là 10m2), thiệt hại hơn 70%. Mức hỗ trợ theo quy định, về thiệt hại cây công nghiệp, ăn quả hơn 70% thì mức hỗ trợ 4 triệu đồng/ha. Căn cứ thiệt hại là 10m2 nên gia đình trên nhận mức hỗ trợ chỉ 2.000 đồng.

Theo quy định thì mức đền bù như trên là đúng. Nhưng có lẽ, việc phải chờ quá lâu để nhận mức đền bù chỉ 2000đ đã khiến cho nhân dân bức xúc.

Chính quyền cơ sở đã có cách làm không hợp tình, hợp lý trong vụ việc lần này, chỉ nhận 2000đ mà lại bắt người dân chờ cả buổi đã thể hiện cách làm quan liêu và quá máy móc, với số tiền nhỏ như vậy thì chính quyền có thể in trước lên giấy mời để người dân có thể chuẩn bị trước. Huyện ủy địa phương cũng đã yêu cầu xã phải tự kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Xây dựng một Nhà nước với bộ máy chính quyền không quan liêu, công tâm, minh bạch, hoạt động có hiệu quả đang là mục tiêu hàng đầu của ta. Do đó, đây là bài học cho các địa phương khác trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân một cách công tâm, hợp lý hợp tình.

<Vương Lương>
 SẢN XUẤT 1 TRIỆU LIỀU VẮC XIN SPUTNIK V, VIỆT NAM CHỨNG MINH HIỆU QUẢ CỦA NGOẠI GIAO VẮC XIN
<Lam Hồng>

Không chỉ đưa vắc xin từ các nước sản xuất về Việt Nam mà quan trọng hơn đó là đưa được công nghệ chuyển giao để sản xuất ngay trong nước đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid19. Đó là yêu cầu trong chiến lược ngoại giao vắc xin mà Chính phủ Việt Nam triển khai thời gian qua.


Trước đấy ngày 13.8.2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã Quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các Bộ Ngoại giao, Y tế, Quốc phòng, Công an, Công thương, Khoa học - Công nghệ. Khi đó nhiều người chưa hiểu rõ về ngoại giao vắc xin mà Chính phủ triển khai.

Đến khi hàng triệu liều vắc xin cập bến Việt Nam được tiêm cho người dân đã chứng minh về khả năng đi tắt đón đầu về chiến lược tiêm vắc xin cho người dân. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết và tỏ lòng cảm ơn đối với những việc làm của Chính phủ Việt Nam.

Điển hình như các trang đài báo ở hải ngoại bằng tiếng Việt như: Việt Tân, RFA,BBC tiếng Việt luôn dè bỉu coi chiến lược ngoại giao vắc xin là "nhục quốc thể", thể hiện yếu kém của chính phủ Việt Nam trong đối phó với đại dịch Covid 19....

Tất nhiên chó cứ sủa, đoàn người vẫn đi, thực tế chứng minh trong đợt dịch lần thứ 4 vừa qua nếu không có vắc xin phòng ngừa cho người dân thì số lượng người mắc bệnh và tử vong do dịch sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Hiện tại Việt Nam tự tin vào chiến lược bình thường mới, chung sống cùng với covid19 để có điều đó là hiệu quả của việc tiêm phủ vắc xin cho người dân.

Việc sản xuất được 1 triệu liều Sputnik V thêm lần nữa khẳng định thành công của chiến lược ngoại giao vắc xin đã triển khai thời gian qua, sau 1 triệu liều này sẽ còn nhiều triệu liều khác nữa sản xuất đáp ứng nhu cầu cho người dân sử dụng.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

 CỐNG RÃNH LẠI ĐÒI SO SÁNH VỚI ĐẠI DƯƠNG
Mới đây, trang BBC đã đăng tải bài viết của Frank Snepp, được Đài này khoác chiếc áo “nhà phân tích chính của CIA trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trong đó nhấn mạnh rằng “So với Võ Văn Ba, Phạm Xuân Ẩn không là gì cả”. Với một cái nhìn lệch lạc, so sánh Phạm Xuân Ẩn - anh hùng của đất nước trong cuộc chiến chống Mỹ với Võ Văn Ba – một kẻ nội gián, phản quốc, làm việc cho CIA, “chuyên gia” này nhận xét “Võ Văn Ba là thứ thiện, ông như nhân vật trong phim James Bond. Võ Văn Ba nằm ở ngay trung ương Cục miền Nam của phe cộng sản, đầu não của họ ở miền Nam”.


Việc đưa ra so sánh giữa Võ Văn Ba và anh hùng Phạm Xuân Ẩn, chỉ cần nghe qua, đã là sự nực cười. Xét về phẩm chất, trong khi Phạm Xuân Ẩn là một người có yêu nước, có tinh thần dân tộc bất khuất, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, gia đình, không màng danh vọng để đóng vai ngụy trang, trở thành nhân viên tình báo ngay giữa lòng địch trong suốt 20 năm. Còn Võ Văn Ba, chỉ là một kẻ hèn nhát, cầu an, sợ khó khăn, gian khổ mà chấp nhận hợp tác với CIA để chỉ điểm, bán re đồng đội, bạn bè.

Xét về vị thế, trong khi Võ Văn Ba chỉ leo được lên chức Huyện ủy viên, thì Phạm Xuân Ẩn trở thành một nhà báo kỳ cựu của Tuần báo Time, ngoài ra ông còn là cộng tác viên của các tờ báo khác như The Christian Science Monitor..., tiếp cận được với các lãnh đạo cấp cao của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, được ngay cả Trần Kim Tuyến, giám đốc cơ quan mật vụ trực thuộc Phủ Tổng thống tin tưởng, qua mặt cả CIA và các cơ quan mật vụ khác của ngụy quân. Chỉ cần như vậy mới hiểu trình độ, khả năng tình báo của ông giỏi như thế nào.

Về thành quả đạt được, những thông tin do Võ Văn Ba cung cấp, dù quan trọng cũng không thể thay đổi được kết quả cuộc chiến. Mỹ thất bại, chính quyền VNCH sụp đổ và cuối cùng Võ Văn Ba bị bắt. Trong khi những thông tin do Phạm Xuân Ẩn cung cấp đã giúp ích rất nhiều cho chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. hững báo cáo của ông Ẩn cũng vô cùng chính xác, khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Cứ như ta đang ở trong bộ tổng tham mưu của địch”.

Chỉ vài nét thế thôi, mới thấy được sự nực cười của chuyên gia đến từ CIA. Thế mới hiểu tại sao Mỹ lại thua cuộc ở Việt Nam

<Thanh Huyền>
 VĂN HOÁ CÒN THÌ DÂN TỘC CÒN
<Nguyễn Anh>

Văn hoá được xem là nền tàng của một dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hoá cũng chính là đang giữ gìn dân tộc mình. Thế nhưng, khi mà xu thế hội nhập quốc tế đang dần mở ra, sự giao thoa giữa các nền văn hoá là không thể tránh khỏi. Và có thể thấy rằng, sự du nhập văn hoá xấu độc đang ngấm ngầm xâm lược nước ta. Đây cũng là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và được đặt lên hàng đầu trong thời kỳ hiện đại hoá như bây giờ.


Mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mượn lời tiền nhân: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất” và nhấn mạnh sự đồng tình với quan điểm “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc. Vì vậy mà văn hoá có một vai trò, vị trí rất quan trọng của một đất nước.

Từ xưa đến nay, mỗi quốc gia đều giữ cho mình một nét văn hoá riêng và Việt Nam cũng vậy, cái “hồn cốt” vẫn còn riêng đậm chất Việt. Bởi vậy mà từ thời Pháp thuộc đến trải qua nhiều cuộc đấu tranh với các đế quốc Việt Nam vẫn không bị đồng hoá bởi lẽ mỗi con người Việt Nam đều nhận thức và giữ cho mình cái bản sắc văn hoá chung của dân tộc. Ngôn ngữ riêng, giọng nói riêng và cả những đặc sản văn hoá riêng đã làm nên một phong cách rất riêng, rất Việt Nam. Để rồi đến bây giờ, chúng ta có quyền tự hào về điều ấy. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới.

Thế nhưng, bên cạnh đó khi mà nước ta “mở cửa” giao lưu, khi mà xu thế hội nhập và cách mạng 4.0 phát triển thì thực trạng lai căng văn hoá của một bộ phận giới trẻ hiện nay là đáng báo động. Sự du nhập nền văn hoá phương Tây với sự canh tân văn hoá, sử dụng mạng xã hội Tiktok để chê bai hay tạo ‘trend” phản cảm trái với văn hoá Việt như gần đây, giới trẻ tạo trend từ bài hát “Gia tài của mẹ”. Hay điển hình là việc các bạn trẻ sử dụng những từ ngữ với những kí tự không theo chuẩn quy tắc chung, từ “teen code”, hoặc sử dụng các loại ngoại ngữ chêm xen vào với Tiếng việt, khiến chúng mất đi sự trong sáng vốn có.

Văn hoá là cái “hồn cốt” của dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi". Hãy cùng chung tay phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

 MẠNG LÀ ẢO NHƯNG TÙ LÀ THẬT
Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam và Bình Định, 2 đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến vụ tấn công Báo điện tử VOV xảy ra vào tháng 6/2021.


Ngày 27/11, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an bắt một nghi phạm 31 tuổi liên quan đến vụ việc tấn công Báo điện tử VOV.

Trước đó, ngày 15/6 Huỳnh Phước Mẫn (ngụ thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) đã thực hiện hành vi tấn công vào website VOV.VN khiến độc giả không vào được trang web này.

Khi phát hiện hành vi của Mẫn, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự “cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử”.

Cùng với đó, Công an tỉnh Quảng Nam ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Huỳnh Phước Mẫn để tiếp tục điều tra làm rõ.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phê chuẩn quyết định khởi tố trên.

Theo cơ quan điều tra, Mẫn đã tấn công Báo điện tử VOV tại nhà riêng, thực hiện hành vi một cách vô tư, không có động cơ, mục đích khác.

Cùng ngày, tại Bình Định, cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh cũng tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan vụ án "Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử" đối với Báo điện tử VOV.

Lực lượng chức năng đã khởi tố Vương Quốc Thịnh (23 tuổi, trú tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Cơ quan chức năng tỉnh Bình Định vẫn tiếp tục điều tra để mở rộng vụ án.

Trước đó, Báo điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) đăng tải 2 bài viết phản ánh việc bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng, chủ Khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương) có hành vi phát trực tiếp (livestream) với những ngôn từ thiếu chuẩn mực, phản cảm và xúc phạm nhiều cá nhân trên không gian mạng, một số đối tượng đã có hành vi kích động trên mạng, tạo các tài khoản ảo để tấn công nhiều nền tảng của Báo điện tử VOV để phản đối loạt bài viết trên.

Theo Vietnamnet
KHẨN CẤP ỨNG PHÓ BIẾN THỂ NGUY HIỂM HƠN DELTA
Nhiều khu vực đã khẩn trương vào cuộc tìm hiểu và ngăn chặn biến thể mới B.1.1.529 mang nhiều đột biến có thể có khả năng lây lan nhanh và kháng vaccine.


Đài CNBC ngày 26-11 cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tích cực theo dõi thông tin về một loại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên mã là B.1.1.529 vừa được phát hiện hồi đầu tuần này. Theo trưởng nhóm nghiên cứu về COVID-19 của WHO - TS Maria Van Kerkhove, các chuyên gia đã họp và sẽ xem xét liệu sẽ xếp biến thể B.1.1.529 vào nhóm biến thể đáng quan tâm hay đáng lo ngại, sau đó sẽ đặt tên chính thức cho biến thể này.

“Chúng tôi hiện không có quá nhiều thông tin về biến thể mới. Điều chúng tôi biết lúc này là nó mang nhiều đột biến và nhiều khả năng các đột biến này sẽ làm thay đổi đáng kể cơ chế lây lan của virus” - theo bà Van Kerkhove.

Tại sao cần quan tâm biến thể B.1.1.529?

Theo đài BBC, điều khiến biến thể B.1.1.529 khác biệt và có thể nguy hiểm hơn các biến thể trước đó nằm ở chỗ nó có tới 32 đột biến trong protein gai - bộ phận giúp virus bám vào các tế bào người. Để so sánh, Alpha có trên dưới 20 đột biến, trong khi Delta chỉ có 15-17 đột biến.

Thông thường, các đột biến khi xuất hiện ở protein gai sẽ giúp virus có khả năng lây lan nhanh hơn, cũng như khiến tế bào miễn dịch khó tấn công mầm bệnh hơn. GS Tom Peacock thuộc ĐH Hoàng gia London (Anh) xác nhận các nghiên cứu sơ bộ do ông tự tiến hành về biến thể B.1.1.529 phát hiện biến thể này có đồng thời hai đột biến P681H và N679K làm tăng sức lây nhiễm và giảm khả năng nhận biết của kháng thể. Hai đột biến này từng xuất hiện ở các biến thể Alpha, Mu và Gamma.

“Cần phải theo dõi sát sao hướng lây lan của biến thể B.1.1.529. Đây là lần đầu tiên tôi thấy hai đột biến P681H và N679K cùng xuất hiện trên một biến thể. Cộng với số lượng đột biến khủng khiếp của nó, B.1.1.529 có thể là mối nguy lớn nhất mà con người phải đối mặt từ hồi đầu dịch đến nay” - ông Peacock cảnh báo.

Trong khi đó, GS Francois Balloux thuộc ĐH London (Anh) cho biết số lượng lớn các đột biến trong biến thể B.1.1.529 dường như đã được tích lũy từ một loạt “các đợt bùng phát nhỏ lẻ”. Do lúc này số liệu còn hạn chế nên việc dự đoán biến thể này sẽ còn phát triển tới đâu rất khó khăn, song ông vẫn hy vọng là việc có quá nhiều đột biến sẽ khiến cấu trúc của virus bất ổn, dẫn tới tự diệt theo thời gian.

B.1.1.529 có thể là “siêu biến thể” từng được cảnh báo

Việc phát hiện biến thể B.1.1.529 với các đặc điểm có phần vượt trội hơn các biến thể trước đã chứng minh một kịch bản rất đáng lo ngại mà nhiều nhà khoa học đã cảnh báo thời gian qua: Các biến thể sinh ra từ chủng gốc đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn, theo tờ The Guardian. Với đà này, việc xuất hiện một “siêu biến thể” với độc tính và khả năng lây lan chưa từng thấy có thể chỉ là vấn đề thời gian. Thậm chí, GS Ravi Gupta thuộc ĐH Cambridge (Anh) còn dự đoán những “siêu biến thể” như vậy có tới 80% khả năng xuất hiện và lây nhiễm trên diện rộng trong hai năm tới.

“Từ cuối năm ngoái, giới dịch tễ học bắt đầu quan sát thấy các dấu hiệu của một hiện tượng được gọi là tái tổ hợp virus với các phiên bản khác nhau của virus SARS-CoV-2 trao đổi các đột biến và kết hợp để tạo thành một biến thể hoàn toàn mới. Quá trình tái tổ hợp này không phổ biến nhưng sẽ diễn ra ngày càng thường xuyên hơn nếu số ca nhiễm vẫn tiếp tục xuất hiện hằng ngày” - bà Gupta nói.

Đầu năm nay, chuyên gia này cũng từng công bố một nghiên cứu cho thấy quá trình tái tổ hợp cũng có khả năng xảy ra ở những người nhiễm bệnh nặng được cho dùng huyết tương chứa kháng thể diệt virus. Do hệ thống miễn dịch của họ không thể loại bỏ virus hoàn toàn, virus đã đột biến thành một biến thể mới dựa trên kháng thể đó. Bà Gupta còn đưa ra khả năng rằng việc sử dụng rộng rãi huyết tương chứa kháng thể để điều trị trong thời kỳ đầu của đại dịch là nguyên nhân thúc đẩy sự xuất hiện liên tục của các biến thể của virus SARS-CoV-2.•
 ĐỂ CÓ MỘT BẢN ÁN ĐÚNG NGƯỜI ĐÚNG TỘI
Đúng 17 giờ, ngày 10/11/2021, Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên án Lê Quang Huy Phương 5 năm 2 tháng tù với các tội danh “cố ý gây thương tích” và “giữ người trái pháp luật”. Bản án được dư luận hết sức đồng tình, ủng hộ đã khép lại một vụ án từng gây xôn xao trong thời gian dài không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà còn trên cả nước.


Cần khẳng định rõ: đây là một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, kẻ phạm tội phải bị xử lý và quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại đã được bảo vệ.

Đó cũng là những nỗ lực hết mình để bảo vệ công lý, thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Huế, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân 02 cấp Thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế (trong đó có vai trò rất quan trọng của ông Nguyễn Văn Bường - nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế - nay là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng) trong suốt 02 năm trước những sức ép, tác động không hề nhỏ của phía gia đình bị cáo để tìm cách “chạy tội” cho Lê Quang Huy Phương .

Trong vụ án Lê Quang Huy Phương – một đối tượng với hành vi và thái độ hết sức côn đồ, ngoan cố, coi thường đạo lý, hậu thuẫn cho Phương là gia đình lắm tiền nhiều của đã dùng mọi cách để chạy tội với một đội ngũ 11 vị luật sư tham gia bào chữa cho thân chủ, với những thủ đoạn tranh tụng hết sức ngang ngược, kết hợp với truyền thông bẩn trên báo chí, mạng xã hội để hướng lái làm sai lệch bản chất vụ án, bôi nhọ cơ quan chức năng hòng “kêu oan” cho Lê Quang Huy Phương, họ “mua” nhiều tờ tạp chí, chuyên trang điện tử, lập ra hàng loạt trang mạng xã hội, tài khoản cá nhân facebook, kênh Youtube chỉ để đăng tải các bài viết có lợi cho Phương, thậm chí thay mặt Tòa án kết luận Phương bị oan sai và hậu quả dẫn đến không ít người thiếu hiểu biết đã tin lời bịa đặt, sai trái quay ra nghi ngờ cơ quan chức năng, bênh vực cho kẻ thủ ác. Đưa ra xét xử và tuyên án đối với Lê Quang Huy Phương không những thể hiện trình độ, năng lực, bản lĩnh mà còn thể hiện sự thận trọng, khách quan của Tòa án nhân dân các cấp.

Trong khoảng thời gian 02 năm, 01 tháng, 23 ngày kể từ khi Lê Quang Huy Phương bị khởi tố thì hồ sơ vụ án này có đến 01 năm 04 tháng 14 ngày được chuyển sang Tòa án nhân dân Thành phố Huế và Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế để nghiên cứu kỹ lưỡng, chuẩn bị cho công tác xét xử. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm lần thứ 1 (vào các ngày 26, 27/11/2020), bị cáo Lê Quang Huy Phương bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế truy tố 03 tội: “h.i.ế.p d.â.m”, “cố ý gây thương tích”, “giữ người trái pháp luật”, tuy nhiên xét thấy có một số vấn đề chưa được làm rõ Hội đồng xét xử tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Sau đó, trong các ngày 22, 23/3/2021, Tòa án nhân dân thành phố Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần thứ 2 nhưng phải đến ngày 26/3/2021, Hội đồng xét xử mới tuyên án. Đó là một sự thận trọng cần thiết cho một phiên tòa mà mọi ánh mắt, ống kính và dư luận đều được đổ dồn và trên internet phía gia đình bị cáo đã tung ra lời lẽ “kêu oan” trước ngày xét xử, thậm chí là đã bôi lem uy tín, danh dự và nhân phẩm của Hội đồng xét xử và những người bảo vệ pháp luật. Nhưng với bản lĩnh của mình, những người cầm cán cân công lý đã dứt khoát gõ búa tuyên án 6 năm 8 tháng tù đối với Lê Quang Huy Phương với các tội danh “h.i.ế.p d.â.m”, “cố ý gây thương tích”, “giữ người trái pháp luật”.

Tuy nhiên với vai trò, trách nhiệm của mình, nhận thấy bản án chưa tương xứng với hành vi mà bị cáo gây ra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế đã có kháng nghị đối với bản án sơ thẩm (phía bị hại và bị cáo cũng đều kháng cáo). Thêm một lần nữa, Tòa án nhân dân 02 cấp tỉnh Thừa Thiên Huế lại phải tiếp tục đánh giá, nghiên cứu lại tất cả các chứng cứ, tài liệu của vụ án một cách thận trọng trước khi tổ chức phiên tòa xét xử phúc thẩm đầu tháng 11/2021 vừa qua. Đó không phải là một sự việc đơn giản như nhiều người nghĩ đã có hồ sơ thì mở tòa xét xử phúc thẩm mà là thời gian cực kì căng thẳng cho cuộc đấu lý, đấu trí giữa công lý và tiền bạc, bởi trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm giữa gia đình bị cáo và bị hại đã thương lượng để bị hại rút đơn đề nghị khởi tố hành vi hiếp dâm của Lê Quang Huy Phương – đây là một thủ đoạn để đem lại cơ hội thoát tội hoặc được giảm án của đội ngũ tư vấn pháp luật và chiến dịch truyền thông vu cáo cơ quan chức năng cố tình hãm hại Phương, đưa Phương đến đường cùng, “thân bại danh liệt”. Một áp lực rất lớn từ dư luận có thể nói rất “nóng bỏng” với nhiều ý kiến trái chiều, đòi “xử lý” Lê Quang Huy Phương với mức án cao nhất và cũng không ít người có thái độ nghi ngờ liệu có sự thông đồng trước giờ xử án với nhau hay không? Và cũng có người ca thán “kẻ có tiền sẽ thoát tội!”,… Cả xã hội đều tập trung về phiên tòa phúc thẩm và cuối cùng như khi Chủ tọa phiên tòa tuyên án 5 năm 2 tháng tù giam cho Lê Quang Huy Phương, nhiều tiếng vỗ tay, hò reo chúc mừng cho công lý khắp nơi – một bản án đúng pháp luật nhưng cũng rất nhân văn, thấu tình đạt lý giành cho Lê Quang Huy Phương, cho bị hại và cả xã hội.

Vụ án Lê Quang Huy Phương đã để lại nhiều bài học, kinh nghiệm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và tranh tụng tại tòa, góp một phần không nhỏ vào quá trình hoàn thiện các chính sách về cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Để công lý được thực thi thì mỗi cá nhân, cơ quan thực thi pháp luật tham gia với các vai trò khác nhau phải nỗ lực, cố gắng không ngừng. Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa và các thành viên Hội đồng xét xử cả 02 cấp phải là người am hiểu pháp luật và làm việc thận trọng, tỉ mỉ, khoa học; phải nêu cao tinh thần khách quan, toàn diện trong quá trình điều tra, xác minh; bình tĩnh đánh giá chứng cứ của vụ án và quyết đoán, bản lĩnh trong quá trình xét xử.

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

 ĐỐI TƯỢNG CẦM ĐẦU TỔ CHỨC FULRO Ở MỸ CHẾT VÌ COVID -19
Ksor Thom (còn gọi là Thomas Y Ksor) là đối tượng cầm đầu tổ chức Quỹ người Thượng (MFI) ở Mỹ đã chết ngày 6/11/2021. Thông tin này mặc dù đã được tổ chức MFI giấu nhẹm nhưng bạn bè, người thân đã xác nhận Ksor Thom đã chết sau một thời gian điều trị Covid 19.


MFI là tổ chức FULRO ở Mỹ thường xuyên có hoạt động kích động, lôi kéo người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền, tổ chức biểu tình phá hoại và các năm 2001, 2004, 2008 ở Tây Nguyên.

Vậy, Thomas Y Ksor là ai?

Thomas Y Ksor còn gọi là Ksor Thom hay Ksor Thomas sinh năm 1968, quốc tịch Mỹ, là con trai cả của Ksor Kơk (người đứng đầu Quỹ người Thượng, tự xưng là “Tổng thống Nhà nước Degar”, đã chết năm 2019).

Tháng 1 năm 2019, sau khi Ksor Kok chết, nội bộ tổ chức MFI ngày càng rối ren, thối nát. Đa số thành viên MFI đã lũ lượt rời bỏ tổ chức vì họ đã nhận ra cái gọi là “Quỹ người Thượng” thực chất chỉ là công cụ, chiêu trò kiếm tiền của gia đình Ksor Kok chứ thực ra chẳng có cuộc đấu tranh nào giành cho người Thượng Tây Nguyên.

Trong thời điểm này quyền lực của MFI nằm trong tay Ksor Blih (Ama Rơchel), Y đã thao túng, tiến hành cải tổ để cố gắng duy trì bóng ma MFI. Âm mưu muốn trở thành chủ tịch “Quỹ người Thượng” của Ama Rơchel sớm vấp phải sự phản ứng quyết liệt của số đối tượng còn lại trong tổ chức đặc biệt là thành viên trong gia đình Ksor Kơk. Vì số này biết rõ miếng mồi béo bở mà Quỹ người Thượng đem lại.

Tuy ấm ức và cay cú nhưng cuối cùng Ama Rơchel cũng phải thỏa hiệp để dựng Thomas Y Ksor con trai cả của Ksor Kơk lên làm chủ tịch để điều hành MFI.

Vậy là người Thượng Tây Nguyên lại được dịp xem vở hài kịch mà nhân vật chính lần này là Thomas Y Ksor một người Mỹ lấy vợ Mexico, chưa từng được đặt chân đến Tây Nguyên nhưng sẽ đại diện đấu tranh cho lợi ích của họ.

Đối với người Tây Nguyên, Thomas Y Ksor là tên xa lạ, không có bất cứ liên quan gì đến cuộc sống bình yên của họ. Nhưng tại sao MFI lại cố tình dựng nhân vật này lên nắm quyền? phải chăng tất cả chỉ vì tiền hay nói đúng hơn MFI đang muốn lợi dụng uy tín, ảnh hưởng của Ksor Kơk để tiếp tục hút máu cộng đồng người Thượng.

Thomas Y Ksor một nhân vật đứng đầu tổ chức, tự xưng là “Tổng thống nhà nước Degar” luôn khoe khoang được nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nước ủng hộ … nhưng khi chết thông tin bị giấu kín, không dám công khai trên các phương tiện truyền thông đã làm dấy lên nhiều nghi vấn.

Phải chăng xung quanh cái chết của Thomas Y Ksor còn nhiều uẩn khúc? Câu hỏi này giành lại cho Ama Rơchel, ông ta nên sớm trả lời cộng đồng người Thượng ở Mỹ, ghế Chủ tịch MFI đang bỏ trống, không lẽ ông ta không vui sao?

Tổ chức MFI đã gây bao tội ác cho nhân dân Tây Nguyên, mới đây nhất chúng lớn tiếng tuyên truyền xuyên tạc công dụng của Vacxin và ngăn cản người dân tộc thiểu ở Tây Nguyên tiêm Vacxin phòng chống Covid – 19.

Nhưng trớ trêu thay, giờ đây Thomas Y Ksor đối tượng cầm đầu của MFI lại chết vì Covid -19. Đúng là lại một lần nữa MFI thất bại thảm hại.

Giờ đây Thomas Y Ksor, Daniel Y Ksor, Ama Rơchel hay nhân vật nào đó trong tổ chức MFI có sống hay chết thì đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng chẵng còn ý nghĩa gì, bởi vì họ đã sớm nhận ra bộ mặt thật của đám phản động lưu vong nên tổ chức MFI không còn tồn tại trong bộ nhớ của họ.

Những kẻ còn đang ôm mộng lật đổ chế độ với ảo tưởng thành lập “nhà nước Degar tự trị” hãy nhìn vào gia đình Ksor Kok mà soi lại mình. Đừng để đến khi chết vẫn lưu lạc nơi xứ người.
 NHÀ BÁO TRUNG QUỐC BỊ PHẢN BIỆN “NGẬP HÀNH” KHI NÓI VIỆT NAM XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC.
Ngày 14/11 vừa qua, giáo sư gốc Hy Lạp Yanis Varoufakis viết trên Twitter cho rằng Trung Quốc đã bắt nạt Việt Nam và có nhiều cuộc giao tranh đẫm máu với Ấn Độ và những gì mà Trung Quốc làm giống với biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc. Thì Chen Weihua đã phản hồi rằng: “Hầu hết mọi người đều cho rằng các quốc gia lớn bắt nạt các quốc gia nhỏ. Nhưng Việt Nam ở năm 1979, họ đã nhiều lần khiêu khích bắt nạt Trung Quốc. Đó là vì sao chúng tôi quyết định dạy cho Việt Nam một bài học. Người Trung Quốc đã khoan dung với các hành động của Việt Nam cho đến khi “lằn ranh đỏ” bị vượt qua”. Chen Weihua, nhà báo theo tư tưởng dân tộc Trung Quốc, chánh văn phòng EU của tờ China Daily - một tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Twitter ekstasis: “Này anh bạn, tôi có một câu hỏi, năm 1978, Việt Nam đã làm gì khiến Trung Quốc khó chịu?”. Năm 1978, Việt Nam đã tấn công Khmer Đỏ - thứ mà Trung Quốc đã hậu thuẫn và luôn bao bọc. Điều đáng lên án ở đây là Khmer Đỏ là một chế độ diệt chủng, nhưng Trung Quốc luôn muốn duy trì chế độ ấy bằng việc “bảo kê” trên trường quốc tế.

Twitter GakiLiu13: “Theo Hoàng Văn Hoan, một người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ trốn qua Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã xâm lược Khmer Đỏ và tấn công Trung Quốc”. Twitter Jeff Fecke mỉa mai: “Ai sẽ khóc cho Khmer Đỏ”. Tài khoản Ka1312TheRoll cho biết, Khmer Đỏ đã thực hiện một cuộc diệt chủng nhắm vào Nam Bộ của Việt Nam và tấn công biên giới phía Nam của Việt Nam.

“Tự dưng Việt Nam xâm lược Campuchia và bắt nạt Trung Quốc. Họ nghĩ họ mạnh bằng Hoa Kỳ + Liên Xô à? Người Trung Quốc ơi, vu cáo cũng phải có tính logic chứ” - Twitter McKennie.

Nhà sử học gốc Brazil Jones Manoel có gần 150 ngàn lượt theo dõi trên Twitter, 180 ngàn đăng ký trên Youtube cho biết phía Trung Quốc đang cố gắng loại bỏ cuộc xâm lược Việt Nam ra khỏi chiến lược ngoại giao của Trung Quốc thời kỳ đó.
Brecht Jonkers, Tổng biên tập của một tờ báo tại Yemen bức xúc: “Năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam để ủng hộ Khmer Đỏ. Tại sao Việt Nam xung đột với Khmer Đỏ? Đó là vì Khmer Đỏ đã xâm lược Việt Nam trước và thảm sát người dân Việt Nam”.

Twitter Clovis cà khịa: “Đúng rồi. Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam một bài học. Bài học là số lính Trung Quốc thiệt mạng trong 1 tháng chiến đấu với Việt Nam bằng số lính Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam trong 8 năm”.

Nhà hoạt động KnowNothingTV có 40 ngàn theo dõi trên Twitter cho biết: “À quên. Không ai có thể quên việc Việt Nam “bắt nạt Trung Quốc” bằng cách chấm dứt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ”. Một tài khoản khác phản hồi: “Trung Quốc nuôi dưỡng Khmer Đỏ như một đứa con. Đứa con này phạm tội ác diệt chủng. Nhưng bố mẹ chúng vẫn bao che và còn đi tấn công lại những người thực thi công lý”.

Tài khoản dragon_sickle viết: “Việt Nam đã bắt nạt Trung Quốc như thế nào? Anh có thể giải thích? Điều anh nói rất vô nghĩa”. Tài khoản HareDurer: “Trung Quốc đã thua trong một cuộc chiến với Việt Nam và Chen Weihua rất cay cú vì điều đó”.

“David "bắt nạt" Goliath” - một bình luận của tài khoản Twitter có vẻ như của một người Việt Nam.

“Trung Quốc coi Việt Nam là quốc gia anh em. Nhưng họ không giúp đỡ Việt Nam. Ngược lại, họ còn tấn công Việt Nam khi quốc gia này vừa mới trải qua chiến tranh. Tại sao họ không đem quân đi đánh Khmer Đỏ? Hàng triệu người Campuchia đang cầu cứu và Trung Quốc làm ngơ trước điều điều đó”.

Dân mạng accidentalflyer: “Việt Nam đã “bắt nạt” bằng cách lật đổ Pol Pot và Khmer Đỏ. Còn Trung Quốc lại là người ban hành ra Cánh đồng Chết”. Cánh đồng Chết - tên tiếng Anh là Killing Fields, tên một khu vực mà Khmer Đỏ dùng để chôn 1 triệu người vô tội trong chiến dịch diệt chủng.

“Bạn đã dạy một bài học cho người khác. Bài học ở đây là bạn đột nhập vào nhà của anh ta và bị anh ta đá đít (???)” - Twetter Lycy Dream.

Người Trung Quốc nói rằng họ "dạy cho Việt Nam một bài học". Bài học ở đây là gì? Người Trung Quốc lại không nói rõ. Vậy với người Việt Nam, bài học rút ra sau cuộc chiến 1979 là gì? Người Trung Quốc không dám nói về Tuol Sleng - một bảo tàng diệt chủng ở Phnom Penh, không dám nói về thảm sát Ba Chúc... về việc họ lờ đi việc Khmer Đỏ chủ động tấn công Việt Nam.

Họ nói Việt Nam nhiều lần xâm phạm lãnh thổ, bắt nạt người dân Trung Quốc, nhưng suốt bao nhiêu năm tháng qua, chẳng có bằng chứng nào được đưa ra cả. Còn ở Việt Nam, câu chuyện thảm sát Tổng Chúp vẫn ám ảnh bao lâu qua.

Đúng là lời nói dối từ 1979.

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

 NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN, XIN ĐỪNG CHÀ XÁT THÊM NỮA NỖI ĐAU
<Niềm Tin>

Đồng bào ta "máu đỏ da vàng" mất đi vì nguyên nhân gì thì đó cũng là nỗi đau, sự mất mát lớn lao, sự sẻ chia của đồng loại. Đại dịch Covid-19 đã cướp đi hàng triệu sinh linh trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam đó là sự đau thương của toàn nhân loại. Với văn hóa, truyền thống và nghĩa cử cao đẹp của dân tộc Việt Nam, Lễ tưởng niệm ĐỒNG BÀO và cán bộ, chiến sỹ hi sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19 diễn ra vào tối 19/11 vừa qua dưới sự chủ trì của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được sự dõi theo của hàng triệu trái tim người Việt.Xúc động Lễ tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ đã mất vì đại dịch COVID-19 nhiều người dân đã bày tỏ tấm lòng thành kính, tri ân các chiến sỹ, chia sẻ cùng đồng bào tử vong và đó là truyền thống tốt đẹp của đồng bào ta.


Đáng tiếc thay, đi ngược lại với những điều đó, số bất mãn, chống đối nhà nước vẫn buông lời cay nghiệt, đăng tải những thông tin không đúng sự thật về hoạt động tưởng niệm. Nhìn nhận về sự việc này, nhiều người đánh giá rằng, với những kẻ đã in đậm tiềm thức chống đối thì mọi điều chúng ta làm dù tốt hay xấu thì đều qui về một mẫu số chung đó là sự tồi tệ, đỗ lỗi cho chính quyền. Một số trang mạng xã hội của "Việt Tân", "Nhật ký yên nước"...đã phát tán thông tin sai sự thật, họ lấp liếm, mập mờ, đánh lận cho rằng: nếu chính quyền Việt Nam làm tốt, nỗ lực thì chắc chắn số ca tử vong thấp hơn, hoạt động tưởng niệm mang tính che lấp sự thật đối với sai lầm của chính quyền.... Quả thật, những màn đấu tố rất đáng trách, trong khi toàn dân đang hướng về những người đã khuất thì số này lại đưa ra các thông tin xuyên tạc không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đến tâm tư của cộng đồng.

Nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, tâm thức, những hành vi đăng tải thông tin sai sự thật nói trên của số chống đối khó có thể nhận được sự chấp nhận, đồng tình của cộng đồng. Hơn 2,3 vạn đồng bào tử vong, cùng cán bộ, chiến sỹ đã hi sinh, việc tri ân chiến sĩ, các lực lượng đã hy sinh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 là một việc làm thiết thực, đúng đắn, không thể lợi dụng sự việc này để tuyên truyền, phá hoại, đặc biệt là không thể chà đạp lên nỗi đau của đồng bào.
 GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI NẰM Ở SỰ TÔN TRỌNG LẪN NHAU
<Lam Hồng>

Một bức ảnh của nhóm có tên gọi là "Hội Anh Em Dân Chủ" đã có cách ứng xử thiếu nhân văn khi tới trước tượng đài của C. Mác - người khai sáng học thuyết về chủ nghĩa xã hội để bày tỏ quan điểm riêng của mình với băng rôn, hình ảnh không mấy tích cực.


Cụ thể, theo trang fb của Việt Tân đưa tin "Facebooker Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ loan báo: Sáng ngày 21/11/2021, Hội Anh Em Dân Chủ tại UK đã tới mộ của Các Mác tại nghĩa trang Highgate, London".

Và tại đó những người này đã mang theo băng rộn, các hình ảnh được cho là chính quyền Việt Nam "đàn áp" các nhà dân chủ trong nước. Đây là cách làm thường xuyên của các hội nhóm không được chính quyền Việt Nam công nhận luôn bày tỏ quan điểm tại các địa điểm công cộng.

Lần nay không phải là trong nước mà là Anh Quốc, nhưng đáng phê phán thay khi những thanh niên dù còn trẻ này đã lấy hình tượng của một chủ thuyết được nhiều nước công nhận để bày tỏ quan điểm tiêu cực của mình.

Thử nghĩ ngược lại rằng dù giá trị tư sản phương Tây không được ủng hộ tại Việt Nam nhưng chưa bao giờ người Việt Nam lấy các biểu tượng dân chủ, hình ảnh lãnh tụ tư sản để bêu rếu, lên án. Thậm chí Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến thăm biểu tượng Nữ thần tự do tại Mỹ, Người kính cẩn tôn trọng giá trị Mỹ và muốn những giá trị đó có thể phù hợp với văn hóa dân tộc Việt Nam.

Điều đó khẳng định rằng con người hơn nhau hay không ở cách ứng xử văn hóa tích cực hay tiêu cực. Một số bạn trẻ dù xa quê hương không chịu đóng góp thêm vào sự phát triển đất nước mà lại đi cổ súy, bôi lem lãnh tụ thì thật đáng lên án.

Nếu có sức, có tài hãy làm những việc thực sự có ích chứ đi làm việc hèn hạ trước một tượng đài bất tử như của Mác thì càng minh chứng cho sự thất bại của thế hệ dù thế kỷ 21 cũng không phát triển đi lên được.

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

TÊN PHẢN ĐỘNG LƯU VONG NGUYỄN VĂN ĐÀI KẺ LA LIẾM BÊN TRỜI TÂY NHƯ THẾ NÀO ?
Khi mà nhiều nhà "rận chủ" được xuất khẩu ra nước ngoài và bị sốc phản vệ về văn hóa, sốc về trình độ, sốc về sự thật "dân chủ, nhân quyền" từ đó trở nên cay đắng, chán ghét cuộc sống phương Tây thì đâu đó có 1 tên vong nô tên là Nguyễn Văn Đài lại tỏ ra khá thích thú với cuộc sống tại Đức.


Chắc hẳn các bạn đã biết N.V. Đài hắn ta có 1 biệt danh rất là kêu đó là Ông hoàng chuyển nhượng, bởi vì nhờ Đài mát tay đã đưa hết đội ngũ Hội Anh em dân chủ (HAEDC) ở trong nước chuyển nhượng sang CLB Juventus hợp đồng có thời hạn. Thế nhưng, hắn ta đã tìm cách để được diện tha bổng, xin tị nạn xuất khẩu ra nước ngoài để được chống phá livestream nói xấu, xuyên tạc mãnh liệt hơn. Không những vậy, hắn ta tiếp tục gây dựng lại Hội anh em dâm chủ (HAEDC) ở đây, biến nó thành 1 công cụ chống phá, công cụ kiếm tiền, biến một tổ chức phản động trong nước thành một tổ chức phản động lưu vong cực đoan hay còn gọi là những đứa con hoang ở bên trời tây chuyên la liếm giải thưởng "Tiếng sủa vàng".

Và 1 câu chuyện khá là trầm trồ khi có 1 cô gái tên là Trần Thu Hà, một cộng sự khá thân thiết của Nguyễn Văn Đài khi ở trong nước, dành cả tuổi thanh xuân và cuộc đời để cống hiến cho sự nghiệp của Đài. Vào tù ra nước ngoài cùng với Đài, sống chết có nhau nhưng chưa đầy nửa năm sống tại Đức, Thu Hà đã phải lẳng lặng xách khăn gói về Việt Nam. Nhưng đi thì dễ chứ về thì khó, Thu Hà buộc phải quay lại Đức. Hà chua xót tâm sự rằng: "đừng dựa vào thế lực từ bên ngoài nào, người Việt hải ngoại hay áp lực quốc tế chỉ có tác nhân trợ lực". Cũng từ đây mâu thuẫn giữa Hà và Đài bộc lộ, Đài là 1 thằng hèn khi hắn ta chữa thẹn bằng cách tung tin Hà bị tâm thần trong khi Hà cũng không ngân ngại vạch bộ mặt thật của Đài trước cư dân mạng: "Tôi đã im lặng trong một thời gian khá dài, điều này đã tạo cơ hội cho những kẻ xấu cố tình (mà tôi sẽ nêu cụ thể ở đây là ls Nguyễn Văn Ðài) phao tin đồn nhảm rằng tôi bị tâm thần, cố tình hạ uy tín của tôi để nhằm bảo vệ mình, mặc dù tôi đã cảnh cáo vài lần là phải đính chính thông tin". Thế là hết đời 1 thiếu nữ cả tin ngây dại.

Vừa qua, Đài sang Anh nhằm tiếp tục phát triển tổ chức tại đây. Nghe Đài khoe ở đây, Hội Anh em dân chủ cũng được sáu chục mạng. Đài cũng khoe 1 cô bé trẻ đẹp, non (nớt) là thành viên mới nhất của Đài. Nhìn cô gái xinh đẹp về hình thức nhưng đang dần tối rầm về nội dung mà tôi lại thấy buồn cho cô gái ấy. Ánh mắt khao khát đầy tự hào của vị Chủ tịt đang đắm đuối nhìn hội viên, nghĩ cách khai thác hết tiềm năng, cái tay muốn chạm vào cái tay mà tôi chỉ nghĩ rằng: Âu cũng là xong một kiếp người.

Và phải công nhận 1 điều Đài đúng là một tên lưu manh, xỏ lá 3///, tên tâm thần chính trị, lộng ngôn, tráo trở và cũng là tên phản động cực đoan chống đối Việt Nam.
 PHẢI CHĂNG BỘ ĐỘI KHÔNG CẦN ĐƯỢC TÔN VINH TRONG THỜI BÌNH?
<Tống Giang>

Xung quanh phát biểu của GS.TS Từ Thị Loan tại chương trình “Câu chuyện văn hóa – Hệ giá trị con người Việt Nam” do VTV1 tổ chức đã và đang nhận sự lên án, phẫn nộ của cộng đồng mạng và khán giả những ngày qua. Theo đó, tại chương trình này, GS.TS Từ Thị Loan đã cho rằng “Phải xây dựng mẫu hình mới. Trước đây việc tôn vinh các danh nhân, chí sỹ, anh bộ đội Cụ Hồ thì văn học nghệ thuật đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình rồi...giờ văn học nghệ thuật phải tôn vinh doanh nhân, nghệ sỹ, ca sỹ...". Trong khi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ trong thời bình vẫn đang phải đổ máu, phải hy sinh để mang lại sự bình yên cho Tổ quốc, đặc biệt là trong gần 02 năm trở lại đây trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 hiện nay, thì phát biểu của GS,TS Từ Thị Loan gặp phải sự lên án của cộng đồng mạng, khán giả xem truyền hình cũng là điều dễ hiểu. Phải chăng bộ đội không cần được tôn vinh trong thời bình hiện nay qua các tác phẩm văn học nghệ thuật mà thay vào đó là các nghệ sĩ, ca sĩ – những người mà trong số họ đang phải khốn khổ về “sao kê” từ thiện?


Được biết, GS.TS Từ Thị Loan, sinh năm 1962, tại Hà Hồi, Thường Tín, Hà Nội, là Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, là người đã từng được học tập Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội); công tác tại Trường Viết văn Nguyễn Du (nay là Đại học Văn hóa Hà Nội); học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Văn học A.M.Gorky, Moskva, Liên Bang Nga; làm thực tập sinh và cộng tác viên khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Sau đó vào năm 2003, TS Từ Thị Loan trở về nước và đảm trách vị trí là Nghiên cứu viên Ban Văn hóa Thông tin, sau đó là Ban Lý luận và Lịch sử Văn hóa, Viện Văn hóa Thông tin (nay là Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam). Trong chặng đường sự nghiệp của mình, GS.TS. Từ Thị Loan đã đảm nhiệm nhiều cương vị, vai trò quan trọng như: Phó Trưởng Ban Lý luận và Lịch sử Văn hóa, Trưởng Ban Lý luận và Lịch sử Văn hóa, Trưởng phòng Khoa học - Hợp tác Quốc tế, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và sau giờ Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

Với bảng thành tích và những vị trí chức vụ mà GS.TS Từ Thị Loan đã đảm nhận cũng như cống hiến cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của Việt Nam là điều không ai có thể tranh cãi và ghi nhận. Nhưng rõ ràng việc một vị GS.TS đầu ngành văn hóa nghệ thuật, là người đã chứng kiến sự phát triển về văn hóa, nghệ thuật của nước nhà, là người sinh ra ở mảnh đất thủ đô văn hiến và đã chứng kiến bom đạn đã tàn phá đất nước chúng ta như thế nào, sự hy sinh của biết bao thế hệ bộ đội Cụ Hồ để mang lại sự bình yên cho Tổ quốc mà có thể phát biểu cho rằng: “Phải xây dựng mẫu hình mới. Trước đây việc tôn vinh các danh nhân, chí sỹ, anh bộ đội Cụ Hồ thì văn học nghệ thuật đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình rồi...giờ văn học nghệ thuật phải tôn vinh doanh nhân, nghệ sỹ, ca sỹ...” thì quả là đã có lỗi với các thế hệ cha anh đi trước, các anh hùng liệt sĩ đã xuống vì sự độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Trải qua biết bao nhiêu thế hệ, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tấm gương hy sinh của con dân đất Việt trong thời đại Hồ Chí Minh sẽ mãi trường tồn cùng dân tộc bởi đây là sự nối tiếp truyền thống hào hùng của dân tộc ta từ thời Hùng Vương dựng nước thời Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung...giữ nước. Văn hóa gì cũng phải trên nền tảng của sự biết ơn của lòng thành kính với những người đã hy sinh cho độc lập tự do. Mong rằng đây cũng chỉ là “tai nạn” của GS.TS Từ Thị Loan và chương trình VTV mà thôi.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

 TRỨNG MÀ ĐÒI KHÔN HƠN VỊT
< Nguyễn Anh>

Có ai đã từng nói: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sư bất lương”. Và nghề báo cũng vậy, phải luôn có cái nhìn nhận, khách quan và đúng với thực tế đã xảy ra. Là những người cầm ngòi bút chân chính nên đưa ra những lẽ phải và phản biện xã hội. Như gần đây, báo Tuổi trẻ đã làm cho mọi người mất niềm tin khi lên mặt dạy chính quyền cách chống dịch.


Ngay sau khi Hà Nội đưa ra chính sách thí điểm cách ly F1 ở nhà để đảm bảo hiệu quả thì các anh em bàn phím online lại viết bài và đưa ra những quan điểm thiếu khả quan lên trang báo của mình. Họ đưa ra những luận điểm cho rằng Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…đã làm việc này từ rất lâu rồi thì Hà Nội cần gì phải thí điểm và cho rằng đó chẳng có gì là mới mẻ cả. Tôi không biết mục đích của các nhà báo này là đưa ra ý kiến cá nhân hay là câu like, view…làm tăng sự tương tác cho người đọc.

Xin thưa, việc vốn dĩ các tỉnh phía Nam đã từng cách ly F1 tại nhà và thậm chí là cả F0 nữa bởi vì lúc đó dịch bệnh đang căng thẳng, phức tạp, số ca liên tục tăng nhanh. Trong khi đó, cơ sở vật chất của chúng ta đang thiếu, không đủ và đáp ứng ngay được tất cả đối với mỗi người bệnh.

Hơn nữa, từ trước đến giờ Hà Nội chưa làm cách này bởi Hà Nội đang trong tầm kiểm soát được dịch bệnh, cơ sở vật chất cùng với hạ tầng Hà Nội cũng đảm bảo. Ngoài ra, 100% người dân từ 18 tuổi đã được tiêm 1 mũi, gần 50% đã tiêm xong 2 mũi, số lượng ca nhiễm vẫn ở mức xung quanh 200 ca/1 ngày nên mọi vấn đề vẫn trong tầm kiểm soát, vẫn còn điều kiện để lựa chọn.

Việc Hà Nội thí điểm F1 ở nhà là rất chính đáng và tạo ra nhiều thuận lợi cho bản thân họ, gia đình và cả lực lượng chức năng. Để xem thử, hiệu qủa của cách này đến đâu rồi từ đó nhân rộng mô hình này. Chính vì thế, mỗi người dân hãy tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, tin vào sự chóng dịch của Thủ đô bởi họ đã và đang làm rất tốt, đúng quy định. Và xin gửi đến một số nhà báo trang Tuổi trẻ, hãy sống đúng với lương tâm của mình, hãy dùng ngòi bút ấy là sức mạnh để tuyên truyền, vận động và tôn vinh cái hay, cái đẹp.
 ĐẰNG SAU ÂM MƯU KÊU GỌI HUỶ BỎ ĐIỀU 117 - BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Các thế lực chống phá tìm cách đánh tráo bản chất các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, từ đó kêu gọi Nhà nước Việt Nam cần “huỷ bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự”.


Nhận diện những “con rối” lưu vong chống phá đất nước

Pháp luật là sản phẩm của tiến trình phát triển xã hội loài người, phản ánh ý chí của Nhà nước, giai cấp thống trị. Sự xuất hiện của Nhà nước hay nói cách khác là giai cấp cầm quyền cũng chính là nguyên nhân cho sự ra đời của pháp luật, hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật dựa trên ý kiến tổng hợp, đóng góp của người dân, từ đó đưa ra các qui định chung điều chỉnh, quản lý xã hội. Như vậy, pháp luật ra đời gắn liền với lợi ích của Nhà nước, quyền lợi chính đáng của những người dân trong xã hội đó. Pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đại diện cho ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mang lại lợi ích chung cho toàn dân tộc. Thế nhưng, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số người dân, các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước tìm cách tác động, hướng lái, tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ một số điều trong Hiến pháp, pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự (BLHS) nhằm thay đổi bản chất, giá trị; bình luận sai lệch một số điều luật và sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước, của cơ quan tiến hành tố tụng.

Trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử các đối tượng Cấn Thị Thêu (SN 1962, thường trú tại Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội); Trịnh Bá Tư (SN 1989, trú tại Đại Đồng, Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 BLHS, các đối tượng phản động, chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ điều luật này. Không chỉ riêng Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, mà một số đối tượng như Phạm Chí Dũng (SN 1966, quê Đồng Tháp, thường trú tại phường 1, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Văn Công Em (SN 1971, cư trú tại Mỹ Thạnh, Giồng Trôm, Bến Tre), Nguyễn Tường Thụy (SN 1950, cư trú tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội), Nguyễn Thị Cẩm Thúy (SN 1976, thường trú tại Cam Thành Bắc, Cam Lâm, Khánh Hòa)… cũng đã vi phạm quy định của điều luật trên và cơ quan chức năng đã và đang tiến hành các biện pháp tố tụng theo đúng quy định của pháp luật để xử lý hành vi phạm tội.

Chính vì những “tổn thất” trong hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, các đối tượng chống đối trong, ngoài nước ra sức đòi yêu sách với đề nghị xóa bỏ Điều 117, BLHS.

Các luận điệu tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS trong thời gian qua được các đối tượng phản động, chống đối tuyên truyền rộng khắp, đặc biệt là trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin tuyên truyền, đưa ra các lý lẽ yêu cầu Việt Nam xóa bỏ điều luật này. Điều 117, BLHS quy định: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung từ Điều 88 BLHS năm 1999 với một số điểm mới về tên điều luật, nội dung điều luật theo hướng qui định cụ thể hơn và mở rộng phạm vi khách quan của tội này. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLHS nói chung, Điều 88 của BLHS cũ nói riêng nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, các mặt khách quan trong công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Trước đó, Điều 88 BLHS năm 1999 cũng là điều luật mà các đối tượng chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền, yêu cầu xóa bỏ. Sau khi điều luật này được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo Điều 117, BLHS 2015 thì các phần tử chống đối cũng không từ bỏ âm mưu, mà tiếp tục “bài ca” kêu gọi xóa bỏ nhằm đạt được âm mưu, ý đồ chống phá Nhà nước với mục tiêu xóa bỏ vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Liên quan đến hoạt động kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS, Đài RFA (Đài Á Châu Tự do) dẫn lời của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) cùng một số đối tượng chống đối trong nước vu cáo rằng Điều 117, BLHS là “mơ hồ, dập tắt tiếng nói trái chiều”. Trước đó, diễn đàn “Văn Việt” cũng đã đăng tải một bức thư của nhóm hành nghề luật sư ở hải ngoại kêu gọi hủy bỏ Điều 117, BLHS với nội dung qui kết rằng: “Điều 117 vi phạm Hiến pháp và đang sử dụng như là một phương tiện trấn áp nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị dưới danh nghĩa luật pháp quốc gia…”. Đặc biệt, khi “nghe tin” phiên tòa xét xử các bị cáo Cấn Thị Thêu, Phạm Thị Đoan Trang sắp diễn ra, số thành phần bất mãn, chống đối chính trị trong, ngoài nước lại tiếp tục kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS với luận điệu “Điều 117 là hạn chế và cản trở quyền công dân qui định tại điều 25 Hiến pháp…”. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các đối tượng chống phá Nhà nước không ngừng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xóa bỏ Điều 117, BLHS để đạt được các mục tiêu, ý đồ phá vỡ quy tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, thúc đẩy hoạt động lợi dụng “quyền tự do ngôn luận” để tuyên truyền chống phá chế độ, tạo tiền đề, điều kiện để chuyển hóa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vậy, câu hỏi đặt ra, tại sao các đối tượng phản động, chống phá lại kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS?

Kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS, các đối tượng phản động, chống phá nhằm tác động trực tiếp đến nền tư pháp Việt Nam. Các lập luận, quan điểm xóa bỏ Điều 117, BLHS nhằm tạo ra kẽ hở về mặt pháp lý cho các phần tử phản động, chống phá có thời cơ để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Có thể nói rằng, muốn có cơ hội cho hoạt động tuyên truyền, tán phát các tài liệu chống phá Nhà nước mà không bị các cơ chế pháp lý ràng buộc thì dĩ nhiên các đối tượng cần phải kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, can thiệp vào quyền “tự do ngôn luận” nói lên tiếng nói của công dân. Các hoạt động kêu gọi xóa bỏ điều luật nhằm tạo cơ hội cho các đối tượng chống phá nhà nước tuyên truyền, can thiệp vào các lĩnh vực nhạy cảm của đời sống xã hội của Việt Nam trong vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những mục tiêu mà các đối tượng phản động, chống đối đặt ra là có thời cơ, điều kiện thuận lợi để tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Rõ ràng, mọi hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản động, chống phá là một đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội. Phải khẳng định rằng, Điều 117, BLHS nói riêng, BLHS nói chung được ban hành hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền, xuyên tạc. Việc thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này dựa trên các căn cứ, cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của toàn xã hội và tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, ngoại trừ các đối tượng có mục đích, ý đồ xấu. Các dấu hiệu, hành vi liệt kê trong Điều 117, BLHS đe dọa đến an ninh quốc gia, chế độ và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Vì vậy, việc ban hành điều luật này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Hiến pháp.

Bên cạnh đó, không thể cho rằng Điều 117, BLHS là “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”, bởi lẽ trên thực tế ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ và đó cũng là quyền cơ bản của công dân theo qui định của Hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây cần phải hiểu rằng, quyền tự do ngôn luận luôn gắn với nghĩa vụ của công dân, gắn với chế độ chính trị của từng quốc gia, do đó cần phải hiểu đúng các qui định về vấn đề này. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng có các giới hạn, quy định riêng về các quyền tự do ngôn luận để phù hợp với đặc thù của chế độ xã hội, tình hình chính trị, văn hóa của các quốc gia đó. Bàn về vấn đề này, năm 1993, Hội nghị quốc tế về quyền con người ở Vienna (Áo), đại diện các quốc gia đã khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”…

Các lập luận, viện dẫn các thông tin cho rằng Điều 117, BLHS “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận” là hoàn toàn không có cơ sở, thiếu căn cứ để ràng buộc. Rõ ràng, đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản động, chống đối nhằm hướng đến mục đích, ý đồ xâm phạm an ninh quốc gia, đe dọa đến sự tồn tại của chế độ, của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

 HÂM MỘ THẦN TƯỢNG VÀ SỰ SUY ĐỒI VĂN HOÁ HIỆN NAY
<Nguyễn Anh>

Văn hoá được xem là nền tàng của một dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hoá cũng chính là đang giữ gìn dân tộc mình. Thế nhưng, khi mà xu thế hội nhập quốc tế đang dần mở ra, sự giao thoa giữa các nền văn hoá là không thể tránh khỏi. Và có thể thấy rằng, sự du nhập văn hoá xấu độc đang ngấm ngầm xâm lược nước ta đặc biệt là văn hoá “hâm mộ thần tượng” của một số giới trẻ hiện nay.


Hâm mộ thần tượng vẫn đang là một trong những vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm và cần được thức tỉnh. Có thể thấy, hâm mộ thần tượng không phải là một văn hoá xấu bởi nó tác động tích cực đến đời sống tinh thần của nhiều bộ phận giới trẻ. Có lúc, đó là động lực để một người nào đó sinh hoạt và học tập trong cuộc sống. Việc tôn thờ thần tượng của giới trẻ hiện nay không có gì sai, cũng không cần phải quá gay gắt phê phán mà quan trọng là hướng dẫn họ cách say mê đúng. Tuy nhiên, xét về phía cạnh chung thì hệ quả của nó là vô cùng lớn, hệ luỵ đến một quốc gia – dân tộc.

Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều xu hướng “trend” đang dần du nhập vào Việt Nam với những lối sống “cởi mở”. Nhất là xu hướng “thần tượng” các cá nhân ở nước ngoài, tung hô và có những hành động thái quá. Có những bạn trẻ mơ ước được như thần tượng, học theo thần tượng từ cách mặc đến kiểu tóc... Có người vòi tiền cha mẹ để mua vé xem thần tượng; bỏ ăn, bỏ học, bỏ công việc để đi đón thần tượng dù chưa chắc được nhìn thấy; cay cú khi thần tượng thua cuộc trong cuộc thi nào đó...Thậm chí, vì thần tượng mà sẵn sàng bỏ đi tính mạng của bẩn thân. Có thể kể đến như thần tượng Jack, Sơn Tùng MTP,…và tôn thời những bài hát phản cảm mà phất lờ đi những giá trị xung quanh. Vô hình chung, làm mất đi giá trị con người thậm chí là cả gía trị văn hoá.

Các bạn thấy nó có xứng đáng không?

Khi mà bản thân mình mất đi giá trị thực của cá nhân, sống trong phần của người khác mà quên mất đi chính bản thân. Khi mà đam mê đến nỗi lấy tiền của cha mẹ mà bạn quên mất rằng đồng tiền ấy kiếm ra là cả mồ hôi và công sức, tại sao lại không đầu tư vào một việc làm chính đáng. Thậm chí nguy hại hơn là kết thúc mạng sống của mình, cha mẹ cho hình hài khoẻ mạnh để rồi đãi ngược bản thân đến như vậy.

Thần tượng rồi cũng sẽ là nhất thời, rồi những cảm xúc ấy dần dần sẽ hết trong chúng ta. Để rồi đừng để đến lúc ấy, bạn phải cảm thấy hối tiếc về tuổi trẻ, sức lực, tiền tài và danh vọng của bản thân. Đừng biến bạn thành một người núp bóng dưới thần tượng và bạn hãy là chính bạn.