Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

 VẤN NẠN TIN GIẢ VỀ DỊCH COVID 19
Quê Choa

Tưởng chừng như chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 với nhiều giá trị cốt lõi của khoa học, công nghệ; khoa học 4.0 với khả tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác, trung thực. Nhưng việc tiếp cận thông tin hiện nay không hẳn là 4.0 mà là bốn không: Không nguồn gốc; không kiểm duyệt; không xác thực và không đúng sự thật được cung cấp một cách tràn lan trên không gian mạng. Mạng Internet, đặc biệt là mạng xã hội đang trở thành chiếc “sọt rác” mà ai muốn vứt gì thì vứt, không phân loại, không xử lý triệt để.


Hình ảnh: Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội làm việc với chị Hoàng Thu T - người có hành vi đăng tin sai sự thật về dịch COVID-19.

Một thời đại người người phóng viên, nhà nhà phóng viên, từ trẻ đến già chỉ cần có chiếc smartphone trên tay và sử dụng một mạng xã hội thì đã có thể trở thành phóng viên online không cần đến hiện trường để chứng kiến sự việc. Phóng viên thời đại này thì chỉ ngồi điều hóa, rung đùi và lên mạng kiếm thông tin xào xáo từ nguồn này qua nguồn khác để được một sản phẩm của riêng mình và hệ quả để lại là một xã hội phức tạp, rối ren chỉ vì vấn nạn tin giả. Mới đây, trung tâm xử lý tin giả quốc gia tiếp tục cảnh báo về việc: Giả mạo tài khoản facebook Chùa Bái Đính kêu gọi từ thiện; Trang fanpage “Cảnh Sát Hình Sự” giả mạo kênh thông tin của Bộ Công an; Tin giả về nạn vận chuyển hàng lậu qua cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh... và nguy hiểm hơn đó là giả mạo tin về tìn hình dịch bệnh.

Địa bàn trọng điểm Hà Nội vừa tiếp tục đề cao tinh thần chủ động, ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật kịp thời xử lý, ngăn chặn các hành vi trên. Điển hình là ngày 10/5, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông (Hà Nội) phạt 12,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ bài viết đối với anh T.V.D. (sinh năm 1982, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) vì hành vi sử dụng tài khoản Facebook có tên "Hà Nội phố" để đăng tin "Hà Nội phố thông thoáng trong ngày đầu phong tỏa" kèm 1 video về trải nghiệm đường phố Hà Nội ngày 4/5/2021 [Conganhanoi]. Thực tế, Hà Nội không hề có lệnh phong tỏa, nhưng tài khoản cá nhân của T.V.Đ vẫn đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang, lo lắng trong người dân, nguy hiểm hơn là tác động đến tâm lý của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thông tin tràn lan không kiểm duyệt, sai sự thật đang dần khiến xã hội trở nên sợ hãi, hoảng loạn, đặc biệt là những người đã từng chịu sức ép “khủng hoảng” truyền thông đều thấy rõ sự “độc hại” của những tin tức này thực sự khủng khiếp. Sự hoang mang, lo lắng, khiếp sợ, dẫn đến các hành vi mất kiểm soát chỉ vì sức ép truyền thông sai sự thật dồn họ vào đường cùng. Chính vì vậy, xin hãy đăng tải thông tin một cách khách quan, trung thực vì một môi trường lành mạnh để bảo vệ xã hội và bảo vệ chính chúng ta.

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

 AI BẮT CÁC "NGHỆ SĨ" ĐI TỪ THIỆN?
Tống Giang

Có lẽ câu chuyện về những người được xem là của “công chúng”, là những “nghệ sĩ” của nhân dân hoạt động từ thiện cho cộng đồng chưa bao giờ là từ khóa được người dân và các trang mạng xã hội quan tâm, bàn tán và tốn nhiều giấy mực như những ngày qua. Câu chuyện về hơn 13 tỷ của những nhà hảo tâm gửi đến danh hài Hoài Linh để ủng hộ cho bà con miền Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt vào cuối năm ngoái đến nay hơn 6 tháng nay vẫn đang ở trong ngân hàng và chưa đến được với người dân đã và đang gây ra sự lên án của xã hội thì mới đây đến lượt “nghệ sĩ” Trấn Thành lại gây dậy sóng với cộng đồng mạng với những phát ngôn của mình về hoạt động từ thiện.


Theo đó, Trấn Thành đã cho rằng: “Nhiều người cứ bắt nghệ sĩ chúng tôi phải làm giải trình số tiền từ thiện, nếu như thế có lẽ chúng tôi sẽ không làm nữa. Đây không phải là nhiệm vụ chúng tôi sinh ra phải làm”... Ngay sau khi bình luận này của Trấn Thành đăng tải trên không gian mạng đã gây ra sự phẫn nộ, lên án của cộng đồng mạng những ngày qua. Phải chăng lâu nay chỉ có những “nghệ sĩ” mới đi làm từ thiện hay chăng? Nếu những “nghệ sĩ” như các anh không đi từ thiện nữa thì người dân chúng tôi sẽ chết đói hay sao?

Là nghề được xem là của công chúng mà những nghệ sĩ như Trấn Thành phát ngôn như vậy đã gây ra sự phẫn nộ, lên án và thậm chí là tẩy chay của cộng đồng mạng là chuyện dễ hiểu. Sau Hoài Linh, Trấn Thành cũng là cái tên bị cộng đồng mạng phanh phui về sự khuất tất trong việc sử dụng tiền từ thiện cho bà con miền Trung năm ngoái khi đăng tải thông tin gửi tiền của các nhà hảo tâm cho ca sĩ Thủy Tiên nhưng đến nay ca sĩ Thủy Tiên vẫn chưa nhận được số tiền từ Trấn Thành. Và khi dư luận quan tâm, phanh phui ra thì Trấn Thành mới chuyển hướng sang khi đã chuyển từ thiện cho nghệ sĩ khác vì không liên lạc được với Thủy Tiên. Câu chuyện từ thiện của các “nghệ sĩ” Hoài Linh, Trấn Thành như đang “diễn hài” cho công chúng xem vậy.

Trở lại câu chuyện việc Trấn Thành cho rằng người dân bắt giải trình tiền từ thiện, nếu như thế có lẽ chúng tôi sẽ không làm nữa thì quả thật cái tâm, tầm của Trấn Thành cũng chỉ đến thế mà thôi. Xin nói thẳng ra người dân có bắt các anh phải làm đâu ? Có tâm thì anh làm, tiền của anh thì anh làm, không một ai bắt buộc anh giải trình. Nhưng tiền của người khác, của những nhà hảo tâm do anh vận động hoặc nhờ anh chuyển đến đồng bào thì tất nhiên anh phải rõ ràng, minh bạch khi mà chưa nơi nào có thiết bị "đo lòng tham" của những người “nghệ sĩ” như các anh.

Rồi Trấn Thành cho rằng hoạt động từ thiện không phải là nhiệm vụ mà các anh sinh ra phải làm. Đúng. Chúng tôi cũng có bắt các anh phải làm đâu. Nếu các anh không thích làm thì ai bắt các anh làm đâu. Các anh tưởng rằng với hàng chục tỷ đồng, trong đó chủ yếu là của các nhà hảo tâm gửi đến nhờ các anh chuyển đến người dân là có thể khắc phục được hậu quả của thiên tai, lũ lụt? Các anh tưởng rằng không có các anh, chính quyền, các cơ quan, ban ngành sẽ để người dân chết đói hay chăng. Xin lỗi các anh, hơn 6 tháng trôi qua số tiền của các anh Hoài Linh, Trấn Thành đã đến với người dân miền Trung chưa nhưng đồng bào miền Trung vẫn kiên cường vượt qua sự khó khăn, gian khổ, sự khắc nghiệt của thiên tai và cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính quyền, của những nhà hảo tâm, những người nghệ sĩ chân chính thì cuộc sống của người dân vẫn tươi đẹp đấy thôi. Các anh nên nhớ rằng, khoác trên mình chiếc áo là “nghệ sĩ”, là người của công chúng, thì nếu không có người dân thì các anh có sống được không thì mới đúng.

Việc từ thiện xuất phát từ cái tâm, vì cái tình người với truyền thống của người dân đất Việt “Lá lành đùm lá rách”, “Thương nhau như thể tay chân” cũng như tinh thần tương thân, tương ái. Người ta có thể hoạt động từ thiện vì tình yêu thương, là việc làm tích đức cho đời sau, trả ơn cuộc đời hay để lòng thanh thản và đương nhiên cũng có những người từ thiện để PR cho bản thân. Cái tâm và cái đức mới nói lên một con người. Vì tất cả chúng ta, đều là con người chỉ khác nhau về sự giàu sang hay nghèo khó mà thôi.

Những nghệ sĩ thực tài năng, chân chính bao giờ cũng có tâm trong sáng, hoạt động nghệ thuật của họ đều lấy mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân. Hoài Linh hay Trấn Thành phải nhìn Quyền Linh để học hỏi thế nào là người nghệ sĩ của nhân dân, của công chúng!

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

 HỘI THÁNH TRUYỀN GIÁO PHỤC HƯNG CÓ TRỞ THÀNH “TÂN THIÊN ĐỊA” THỨ HAI?
Nga Mi

Những ca bệnh nhiễm Covid-19 từ các tín đồ của Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng (Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) đang gây sự lo lắng trong cộng đồng. Với 36 người nghi nhiễm và hàng trăm F1 khác thì nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng của mỗi tín đồ nhưng tập trung đông người gây nhiễm bệnh cho bản thân, đồng đạo và cộng đồng thì đáng bị lên án và xử lý bằng pháp luật.


Khi dịch Covid-19 bùng phát ở Hàn Quốc, nhà chức trách đã phát hiện ra một trong những ổ dịch nguy hiểm là từ giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa). Người đứng đầu giáo phái này Lee Man-hee đã bị những cáo buộc của tòa án về hành vi làm bùng phát dịch bệnh. Giáo phái Tân Thiên địa trở thành “tà giáo” trong xã hội Hàn Quốc. Tháng 3 năm 2020, chính quyền Bang Florida (Mỹ) đã tiến hành bắt mục sư Rodney Howard-Browne khi ông tổ chức các nghi lễ tôn giáo với sự tham dự của hàng trăm người vì vi phạm quy định y tế cộng đồng khẩn cấp. Tháng 4 năm 2020, 08 giáo xứ tại giáo phận Hà Tĩnh đã tổ chức nghi lễ tôn giáo có sự tham dự tập trung đông người vi phạm quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Những hành vi vi phạm pháp luật, giáo luật đó đã bị lên án và chịu những hình phạt thích đáng từ những người đứng đầu tổ chức giáo hội và chính quyền.

Dịch bệnh covid-19 đang lây lan khủng khiếp trong xã hội. Công tác phòng, chống dịch bệnh phải thực hiện trên cơ sở tuân thủ các khuyến cáo y tế và quy định chung của quốc gia - cộng đồng. Không một thế lực siêu nhiên nào có thể chữa khỏi Covid-19 bằng niềm tin. Người dân Ấn Độ tin tưởng tuyệt đối sông Hằng là dòng sông thiêng, có thể gột rửa mọi bệnh tật. Nhưng hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày vì dịch bệnh Covid-19 là bài học đắt giá cho người Ấn Độ vì lầm tưởng vào niềm tin mù quáng.

Những ca bệnh nhiễm Covid-19 của các tín đồ Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng là bài học đau xót và lời cảnh tỉnh cho người đứng đầu Hội thánh về chấp hành quy định phòng dịch để không trở thành “Tân Thiên Địa” của Việt Nam. Nếu còn thực hiện nghi lễ tôn giáo bất chấp các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 thì sẽ nhận những hình phạt thích đáng của pháp luật, sự lên án của xã hội và đôi khi phải trả giá bằng chính mạng sống của bản thân.

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

 CHUYỆN ĐỖ LÊ NA KHÔNG BẦU CỬ: ĐỪNG TRỞ THÀNH TẤM GƯƠNG XẤU CHO CON TRẺ
Lam Hồng

Sau ngày bầu cử 23/5 vừa qua, các báo đài hải ngoại tìm cách bóc phốt những việc làm của chính quyền nhằm quy kết cho đó là cuộc bầu cử "phi dân chủ". Trong đó có việc rêu rao trường hợp bà Đỗ Lê Na (vốn là vợ của một người tự ứng cử nhưng đã bị bắt do vi phạm pháp luật), không đi bầu và bị lập biên bản ghi nhận sự việc.


Bà Đỗ Lê Na không đi bầu bởi lý do cá nhân của cô ta khi chồng đang bị bắt giam, qua thông tin của cơ quan Công an thì mục đích tự ứng cử của chồng bà Lê Na phục vụ chống phá chính quyền. Do đó, bà Lê Na ủng hộ chồng bằng việc không bỏ phiếu bầu.

Thế nhưng buồn lòng ở câu chuyện khi đại diện chính quyền đến tận nhà để vận động bầu cử thì bà Lê Na không chấp hành mà còn thể hiện thái độ bất chấp, đòi hỏi phi lý vượt khỏi cơ chế bầu cử của Hội đồng bầu cử quốc gia. Khi tranh cãi với đại diện chính quyền, có mặt đầy đủ người thân trong gia đình, đặc biệt là 2 người con của bà Lê Na.

Suy cho cùng sự nhẫn nại của chính quyền có giới hạn nhất định, bà Lê Na không phải diện dịch bệnh cách ly tại gia đình nhưng chính quyền vẫn đến vận động bỏ phiếu là để bà thấy được quyền lợi và nghĩa vụ phải chấp hành. Song với thái độ bất chấp, ngang ngược của bà, chính quyền lập biên bản ghi nhận sự việc là còn nhẹ nhàng.

Nhưng hậu quả của việc này đó là sự chứng kiến của trẻ em trong gia đình của Lê Na. Từ bố gán mác dân chủ giả cầy đến mẹ cũng a dua theo dạng thức chống phá chính quyền khiến 02 người con của Lê Na thực sự có ấn tượng không mấy tốt đẹp về bố mẹ mình; thậm chí với văn hóa của Việt Nam, việc bố mẹ có dính líu tới pháp luật sẽ khiến làng xóm xì xào, đàm tiếu trở thành câu chuyện hàng ngày.

Với hình ảnh đó của bố mẹ, chắc chắn những đứa trẻ lớn lên cũng sẽ có cách nhìn lệch lạc, dễ đi vào con đường sai lầm mà bố mẹ chúng đã đi vào.

Cho nên việc được tung hô trên mạng, báo chí hải ngoại ca ngợi, tâng bốc, nhưng gia đình của bà Lê Na sẽ khó có thể ngẩng mặt để nhìn cộng đồng xã hội vì tự tước đi quyền công dân đáng ra được hưởng.

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

 TIẾNG KÊU LẠC LOÀI
Duy Tân

Những ngày vừa qua, nhân dân ta đã thực hiện rất tốt ngày 23/5 “Ngày hội bầu cử”. Tối 23/5, theo ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia "Có thể đánh giá kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp, không sự cố lớn xảy ra”. Tính đến 22h ngày 23/5, theo báo cáo của 44/63 tỉnh, thành phố, tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt 67.630.011/68.709.092 cử tri, đạt tỉ lệ 98,43%.


Hầu hết các Tổ Bầu cử đều tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu đúng theo giờ quy định, có một số nơi kết thúc cuộc bỏ phiếu lúc 21h. Hiện nay, các Tổ Bầu cử đang khẩn trương tiến hành kiểm phiếu để báo cáo kết quả bầu cử đến Ủy ban Bầu cử.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỷ lệ cử tri đi bầu như trên là một thành công lớn của cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong sự kiện trọng đại của đất nước thì lại có những con chim cất tiếng kêu lạc loài giữa trời đất Việt. Tại Giáo phận Hà Tĩnh đích thân Giám quản Tông toà Giáo phận Nguyễn Anh Tuấn cùng hơn 84 linh mục, nam nữ Tu sĩ đã cùng đến khu vực bỏ phiếu để bầu những người có Đức, Tài cho đất nước.

Thế nhưng với tư cách, phẩm phục linh mục Bùi Khiêm Cường quản xứ Kẻ Đọng, xã Sơn Tiến, Hương Sơn, Hà Tĩnh lại có những tiếng kêu lạc loài, hành vi vừa bất nghĩa với Bề trên vừa thể hiện sự chống đối cực đoan trước trách nhiệm công dân nước Việt trên Facebook cá nhân “ Cát trắng Sông la”.

Nực cười thay, là một Linh mục, một công dân của nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa nhưng ông này lại làm lệch đi điều dạy của Chúa, phủ nhận đi những thành quả của lịch sử. Lôi kéo những giáo dân vào những việc làm sai trái của mình làm ảnh hưởng hình ảnh người Công giáo trong mắt dân tộc. Người đứng đầu phải là người làm gương, phải thấm được lời dạy của Chúa, phải hiểu được trách nhiệm của một người công dân. Nhưng hình như Bùi Khiêm Cường không hiểu được điều đó khi liên tục chống phá Đảng, chống phá Nhà nước. Hay phía sau Bùi Khiêm Cường là một thế lực ngầm nào khác, đang dung túng tiền cho ông làm những điều trái với lương tâm, đạo đức của một công dân?

Trước cuộc bầu cử này các tổ chức phản động luôn tìm cách chống phá bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, bôi nhọ danh dự của Đảng, của các cá nhân....nhằm mục đích kích động, phá hoại cuộc bầu cử.

Với hành động này thì giáo hội nên xem xét lại tư cách linh mục của Bùi Khiêm Cường. Có thể nói Cường chưa xứng đáng làm linh mục vì qua việc này thì Cường làm tổn hại đến hình ảnh cộng đồng Công giáo mà thôi. Cuối cùng, tôi chỉ muốn nhắn nhủ đến Cường rằng: Hãy làm đúng bổn phận, trách nhiệm của một người công dân, linh mục của mình./.
 TINH THẦN BÁC VẪN CÒN MINH MẪN - ĐẤT NƯỚC CẦN BÁC KHỎE
Niềm Tin

Đi ngược lại với tinh thần vui tươi, phấn khởi của người dân. Số đối tượng chống đối chính trị đang tìm mọi ngóc ngách, vấn đề trong cuộc bầu cử vừa qua để soi mói, tuyên truyền, xuyên tạc thông tin với sự thiếu khách quan, trung thực. Đồng thời với việc xuyên tạc cho rằng Đảng cố tình tổ chức bầu cử trong những ngày dịch Covid 19 căng thẳng, thì một thông tin mà các đối tượng chống đối chính trị tập trung công kích là hình ảnh TBT Nguyễn Phú Trọng đến điểm bầu cử để bỏ phiếu, hình ảnh của bác được truyền hình trực tiếp trên các chương trình của VTV, báo đài với sức khỏe tốt, cử chỉ, hành động của bác có phần chậm vì sức khỏe, tuổi đời.


Bác năm nay cũng gần tuổi 80 ở độ tuổi xưa nay hiếm, nhưng với tinh thần minh mẫn, mạch lạc bác vẫn luôn giữ vững một niềm tin, và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao phó. Bác Trọng trong những ngày bầu cử cầm tấm phiếu cử tri trên tay cũng là một công dân để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Hình ảnh của Bác Trọng trong những ngày bầu cử không những là niềm vui mà là niềm tin, niềm tự hào của nhân dân mong mỏi bác tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, vực dậy đất nước.

Thế nhưng, những hành động, bước đi của TBT khiến cho những đối tượng chống đối chính trị cảm thấy không hài lòng, thù ghét, tìm cách xuyên tạc sai về hình ảnh này. Những bài viết, thông tin sai sự thật bôi nhọ hình ảnh của TBT thể hiện sự "yếu kém", thất bại của những kẻ chống đối khi không còn cách nào khác mà chỉ thông qua những thủ đoạn thấp hèn để hạ bệ hình tượng. Sự đố kỵ, ích kỷ của những thành phần chống đối chỉ làm cho tâm hồn của họ thêm vấy bẩn, chứ không thể làm xấu đi hình ảnh của TBT Nguyễn Phú Trọng.
 CHIÊU TRÒ PHÁ HOẠI HẬU BẦU CỬ CỦA VIỆT TÂN
Tâm Ngôn

Sau khi hạ màn với các chiêu trò phá hoại bầu cử như kích động, kê gọi cử tri “không đi bầu”, tổ chức khủng bố Việt Tân lại tiếp tục tung ra nhiều thông tin xuyên tạc hậu bầu cử. Thủ đoạn nhằm kích động, gây hoài nghi trong dư luận nhằm phá hoại sự ổn định chính trị của đất nước mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có được.


Trên trang facebook của tổ chức phản động Việt Tân xuất hiện bài viết với nội dung “dư luận hoài nghi về con số 98,43% cử tri đi bầu do Đảng công bố” với các câu hỏi hết sức ngô nghê rằng “Ai hoặc cơ quan nào có thẩm quyền kiểm phiếu?” “Có ủy ban hoặc tổ chức nào giám sát khi kiểm phiếu?”. Rõ ràng đây là sự suy diễn chủ quan, vô căn cứ để cố tình lờ đi quy trình bầu cử rất chặt chẽ, công khai, minh bạch của việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp ở nước ta.

Trước hết, Việt Tân cho rằng “dư luận hoài nghi”: Dư luận đây chẳng ai khác chính là những phần tử của tổ chức phản động Việt Tân và số “chân rết” trong nước tự đặt ra chứ chẳng có dư luận nào như vậy cả. Số này đương nhiên không thể nói là “dư luận”, mà là những kẻ đang tìm cách phá hoại bầu cử.

Còn nói về việc kiểm phiếu và giám sát kiểm phiếu thì không phải bàn cãi, đã có một quy trình rất chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch do pháp luật quy định, cụ thể là tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Theo đó, việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc vào lúc 19 giờ cùng ngày với việc chứng kiến của 2 cử tri là người biết chữ, có uy tín trong nhân dân tại địa bàn và không phải là những người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND. Và quy định khác nữa thể hiện sự công khai, minh bạch, khách quan là: người ứng cử hoặc người đại diện hợp pháp của người ứng cử và các phóng viên được chứng kiến việc kiểm phiếu của Tổ Bầu cử, nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn để Tổ Bầu cử thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu.

Như vậy, việc kiểm phiếu được thực hiện với sự giám sát của cử tri, thậm chí là có sự chứng kiến của cả người ứng cử hoặc người đại diện hợp pháp của người ứng cử và các phóng viên. Với sự công khai, minh bạch như vậy, bất kể ai chứng kiến cũng có thể khiếu nại nếu phát hiện thấy sự sai sót, nhầm lẫn trong kiểm phiếu.

Rõ ràng, sự “hoài nghi” về kết quả bầu cử mà bài viết trên trang của tổ chức phản động Việt Tân là do chính tổ chức này tung ra nhằm phá hoại hậu bầu cử, chứ hoàn toàn chẳng có dư luận nào hết.

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

 CHÚNG LẠI BẮT ĐẦU XUYÊN TẠC BẦU CỬ
Nguyễn Anh

Sau khi đại hội toàn dân kết thúc vào ngày 23/05 thì các đối tượng chống phá, đặc biệt là các tờ báo như Báo Bồn Cầu hay VOA , RFA,.. lại giở trò cũ như mọi kì bầu cử trước, chúng lợi dụng những ngòi bút cực đoan để chống phá những thành tựu của ta, những ngòi bút đó thường tự xưng là một người con yêu nước hay là những người ở hải ngoại so sánh bầu cử ở nước ta với các nước khác.


BBC luôn dẫn đầu trong việc xuyên tạc, lần này cũng không ngoại lệ, ngay trong 23/05, BBC đã đưa ra những bài viết mang tính xuyên tạc sự minh bạch cũng như xuyên tạc về cơ cấu, tổ chức bộ máy chính quyền của nước ta.

Bài viết được viết bởi một người tự xưng là người Việt ở Đức, sau khi tung hô dủ thứ về trách nhiệm của một công dân Đức cũng như những mặt tiến bộ của việc bầu cử ở nước Đức thì những luận điệu bên dưới của bài viết cũng đã thể hiện rõ những ý đồ chống phá thành tựu trong nước.

Trước hết, tác giả của bài viết trên cho rằng, nhà nước ta đã bầu ra Chủ tịch Quốc hội cũng như những chức danh khác quan trọng mà chúng ta hay gọi là Tứ trụ, về vấn đề này có thể giải thích đơn giản như sau: Nhà nước ta được tổ chức theo bộ máy từ Trung Ương tới địa phương, những chức vụ quan trọng theo cá nhân tôi đúng là nên bầu trước bởi những người tiêu biểu, đại diện cho nhân dân. Bên cạnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc cũng đã có sự tham dự đầy đủ của những đại biểu có uy tín, có tâm có tầm trên toàn quốc.

Thứ hai, trong bài viết có đề cập đến việc trong khi cả nước đang chống dịch thì lại chi quá nhiều tiền cho một sự kiện chính trị. Xin thưa, chuyện Nhà nước cũng không đến các người lo, Nhà nước sẽ lo được vấn đề cân đối tài chính cũng như nhân lực, vừa bảo đảm chống dịch cũng như bảo đảm hiệu quả bầu cử, được lòng của nhân dân.

Thời gian tới, chắc chắn sẽ còn nhiều bài viết xuyên tạc về vấn đề bầu cử, tuy nhiên rượu cũ bình mới, chúng ta sẽ vẫn phải cẩn trọng nếu không sẽ bị mắc bẫy của chúng.
 HẬU BẦU CỬ Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG TÂY
Tâm Ngôn

Ngày hội bầu cử toàn dân đã diễn ra thành công trong không khí hân hoan, phấn khởi của cử tri trên khắp mọi miền đất nước. Đâu đâu cũng có thể cảm nhận rõ rõ khí thế nô nức, hy vọng của cử tri cả nước về vị thế đất nước đang đi lên như Đại hội Đảng XIII đã nhận định: …. Dù đất nước đang phải đối phó với diễn biến phức tạp của đại dịch covid-19 nhưng cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp vẫn được tổ chức dân chủ, minh bạch, an toàn, đặc biệt là phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết của người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc.


Nhìn lại diễn biến và thành công của cuộc bầu cử ở Việt Nam với nhiều nước phương Tây có thể thấy rõ được sự khác biệt của nền dân chủ thực sự. Cách đây không lâu, khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc, nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc bởi những cáo buộc về gian lận bầu cử, bạo động diễn ra ở nhiều nơi… Không chỉ ở Mỹ mà nhiều quốc gia phương Tây khác, bầu cử lại trở thành thời điểm các đảng phái tranh giành quyền lực, thậm chí không từ các “thủ đoạn” để bôi nhọ, triệt hạ lẫn nhau. Khi vào thời điểm tranh giành về lợi ích, các kỳ bầu cử của phương Tây lại bộc lộ rõ nét những mặt trái của một nền dân chủ cho thiểu số. Sau các cuộc bầu cử lại là sự phân chia xã hội sâu sắc, thậm chí là sự công kích, đấu tố lẫn nhau giữa các đảng phái.

Ở Việt Nam, quyền lực thuộc về nhân dân bởi Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, không bị phân chia, tranh giành. Do đó, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp luôn diễn ra trong không khí hân hoan, phấn khởi để nhân dân lựa chọn người đủ đức, đủ tài và uy tín để đại diện cho quyền lợi, ý chí và nguyện vọng của mình. Vậy nên, trái ngược với bầu cử ở phương Tây là thời điểm xã hội chia rẽ sâu sắc thì ở Việt Nam bầu cử trở thành ngày hội của non song, truyền thống yêu nước và đoàn kết của nhân dân lại càng được phát huy cao độ.

Dù các tổ chức chống phá Việt Nam vẫn tìm mọi cách để xuyên tạc cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhưng thực tế những gì diễn ra đã minh chứng cho sự ưu việt của nền dân chủ ở Việt Nam, đó là nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bầu cử ở Việt Nam là ngày hội của đoàn kết chứ không phải là sự tranh giành giữa các đảng phái, thậm chí là đấu tố, triệt hạ lẫn nhau bằng mọi thủ đoạn chính trị dẫn đến sự chia rẽ xã hội như ở một số quốc gia phương Tây.

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

 THÀNH CÔNG CỦA BẦU CỬ TẠI VIỆT NAM LÀ CÁI TÁT VÀO LUẬN ĐIỆU "PHI DÂN CHỦ"
Lam Hồng

Không phải ngẫu nhiên mà 69 triệu cử tri trong nước đồng thuận bỏ phiếu bầu cử ngày 23/5, để có được điều đó là nỗ lực của hệ thống chính trị trong tạo cơ chế dân chủ cho người dân bầu cử. Việt Nam đang chứng minh cho thấy bên cạnh đổi mới kinh tế thì dân chủ của người dân đang có sự thay đổi.


Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục khẳng định quan điểm vừa đổi mới kinh tế đi cùng với điều chỉnh, đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Do đó bầu cử lần này cũng là phép thử cho thấy những đổi mới trong tư duy và cách làm.

Tuy nhiên, vẫn còn còn tiếng nói "đối lập" cho rằng cuộc bầu cử tại Việt Nam là "phi dân chủ" của tổ chức Việt Tân ở hải ngoại. Qua điều này cần thấy rằng:

Thứ nhất, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đã có hiệu lực thi hành, cơ chế chính sách cho bầu cử rõ ràng nên việc nói "phi dân chủ" là đơm đặt, mang tính cảm quan.

Thứ hai, người dân tự cầm lá phiếu, tự tay bỏ phiếu đó là dân chủ. Quy trình các bước bỏ phiếu đã được truyền thông nhấn mạnh nhiều ngày qua, người dân nắm kỹ danh sách ứng viên bầu từ trước, khu vực bầu khách quan. Hầu hết người dân bỏ phiếu xong đều cảm thấy trách nhiệm với lá phiếu của mình.

Việc tuyên truyền xuyên tạc bầu cử ở Việt Nam chỉ tồn tại ở các tổ chức phản động lưu vong, khi mà họ không có quyền được tham gia và lợi ích của những kẻ này không gắn liền với lợi ích của người dân và dân tộc Việt Nam.

Cho nên thắng lợi của cuộc bầu cử là cái tát vỗ mặt cho luận điệu "phi dân chủ" trong bầu cử tại Việt Nam.
 KHI LŨ “KỀN KỀN MẠNG” CHỐNG DỊCH BẰNG “MÕM”
Nga Mi

Năm 2014, Kevin Carter đã đạt giải Pulitzer (giải thưởng cao quý nhất của lĩnh vực báo chí) với tác phẩm “Âm thanh của im lặng”. Bức ảnh miêu tả một cậu bé gầy nhom chuẩn bị gục xuống đất vì đói và bên cạnh là một con kền kền đang đợi “thức ăn của mình”. Bức ảnh đã gây những tranh cãi gay gắt về tính nhân đạo và sự tàn khốc của lũ “kền kền” – những kẻ luôn chờ đợi người khác gục ngã để giẫm đạp lên.



Gần 10 năm sau, trước đại dịch Covid-19, một lũ “kền kền mạng” cũng sẵn sàng đợi những sơ hở của những “con mồi” để tấn công. Lũ “kền kền mạng” đó là ai? Có thể dễ dàng kể tên những RFA, BBC, “Việt Tân” luôn chờ đợi thông tin tiêu cực hoặc không khả quan về tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam để bôi lem và vẽ lên một bức tranh ảm đạm của đất nước. Các bài viết như “Việt Nam bỏ phiếu bầu quốc hội giữa đợt bùng phát dịch COVID-19 mới” của RFA; “Bầu cử trong lúc Covid-19 gây lo ngại” trên BBC…như là lời tuyên chiến và sự cay cú với những thành tựu chống dịch của Việt Nam. Phòng, chống dịch Covid-19 phải bằng những hành động cụ thể, có chiến lược lâu dài để chuẩn bị con người, vật lực và điều kiện kinh tế. Không một quốc gia nào có thể đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 bằng “niềm tin” hay những lời kêu gọi rỗng tuếch cả!

Đả kích công cuộc chống dịch bệnh Covid-19 Việt Nam là sự sai lầm nghiêm trọng của lũ “kền kền mạng”. Nên nhớ, sau khi đạt giải Pulitzer thì Kevin Carter đã đối diện với làn sóng chỉ trích khắc nghiệt và đã tự tự để giải thoát khỏi ám ảnh tội lỗi (!).

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

 HẠNH PHÚC KHI ĐƯỢC CẦM TRÊN TAY LÁ PHIẾU BẦU CỬ
Duy Tân

Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước hòa bình, chúng tôi – thế hệ trẻ luôn biết ơn sự hi sinh của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. Trong những ngày gần đây, cả nước đang náo nức chờ đến ngày 23/5 để được cầm trên lá phiếu bầu cử. Đối với mỗi người trẻ chúng tôi, đây là một niềm vinh dự và tự hào khi được đóng góp vào công cuộc xây dựng Tổ quốc.



Ngày còn nhỏ, tôi đã từng theo chân bố mẹ tới địa điểm bầu cử. Nhưng vì tuổi còn quá nhỏ nên tôi chưa hiểu hết được những giá trị to lớn của nó. Tôi chỉ thấy sự nghiêm túc của bố mẹ đối với mỗi lá phiếu. Sáng hôm ấy, trời nắng – cái nắng gay gắt của mùa hè miền Trung, gia đình tôi dậy rất sớm. Bố mẹ chỉnh trang, lựa chọn những bộ quần áo đẹp nhất, lịch sự nhất. Tôi hỏi mẹ “Hôm nay nhà mình có chuyện vui à mẹ?”. Mẹ nhẹ nhàng đáp “Hôm nay là ngày vui của cả nước, lúc nào con lớn sẽ hiểu được cảm giác hạnh phúc này.”

Giờ đây, khi đã đủ tuổi để bầu cử, tôi mới hiểu được hai chữ “hạnh phúc” mà năm ấy mẹ nói với tôi. Cảm giác cảm thấy bản thân mình trưởng thành hơn, chính chắn hơn và sống có trách nhiệm hơn. Và đặc biệt, trong một tuần trở lại đây, tôi đã nghiêm túc tìm hiểu những ứng cử để có thể lựa chọn những người đủ đức, đủ tài để thay nhân dân lãnh đạo đất nước. Việc làm ấy của tôi đã giúp tôi cảm thấy trách nhiệm của mình đối với mỗi lá phiếu.

Lần đầu tiên thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, trong lòng tôi có những cảm xúc rất mới mẻ, vừa hồi hộp, vừa cảm thấy vinh dự, tự hào và ý thức được rằng mình đã thực sự trưởng thành.

“Lá phiếu của cử tri tuy khuôn khổ nó nhỏ bé, nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được nó. Nó chứng tỏ chế độ dân chủ và tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ thực sự của mỗi công dân ta. Vì vậy, đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri.”

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

 LẠI THÊM MỘT TUỒNG "TỰ ỨNG CỬ"
Hiện nay, hai xu hướng chính đang được các tổ chức và đối tượng chống phá, cơ hội chính trị sử dụng để phá hoại bầu cử là “tẩy chay bầu cử” và thực hiện chiêu trò “tự ứng cử”. Hai xu hướng trên mới nghe thì có vẻ như trái chiều, nhưng thực chất, dù thể hiện dưới hình thức nào thì cái đích cuối cùng vẫn là phá hoại bầu cử.



Bầu cử là cách thức người dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình, lựa chọn ra những đại biểu mà mình tín nhiệm để tham gia vào các cơ quan dân cử, trong đó cao nhất là Quốc hội. Khi nói về bầu cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà.Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không phân chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó”.

Trước hết, nói về chiêu trò “tự ứng cử”, có thể thấy một loạt đối tượng cơ hội chính trị, thậm chí là những đối tượng phạm pháp, đang tích cực lên mạng rêu rao về bản thân, tiến hành làm hồ sơ để “tự ứng cử đại biểu Quốc hội”. Những cái tên có thể kể đến là Lê Dũng Vova, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Đình Cống, Lê Chí Thành…

Dĩ nhiên, các “nhà dân chủ” thừa biết bản thân mình không đủ tư cách, điều kiện để tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội và chắc chắn sẽ bị “loại từ vòng gửi xe”, nhưng vẫn tích cực “ứng cử”. Hiển nhiên, đây chẳng phải là một sự “ngây thơ” của các “nhà hoạt động”, mà nó là một chiêu trò chống phá có chủ đích, vô cùng thâm hiểm.

Không phải ngẫu nhiên mà mọi hoạt động “tự ứng cử” của các “nhà dân chủ” đều được cập nhật một cách thường xuyên lên mạng xã hội. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng đang cố biến tướng, đánh lạc hướng dư luận, hình thành một sự lầm tưởng rằng Đảng, Nhà nước “gây khó dễ” cho những người tham gia ứng cử; tạo cớ cho các “mõ làng” núp bóng báo chí như BBC, VOA, RFA, RFI, Thoibao.de… lên bài vu khống cuộc bầu cử tại Việt Nam là “thiếu tự do, dân chủ”, kích động. Sau khi “ứng cử thất bại”, chúng sẽ vận dụng đến chiêu bài thứ hai: tẩy chay bầu cử.

Nếu như việc tự ứng cử là chiêu trò “ném đá giấu tay”, thì “tẩy chay bầu cử” là hoạt động chống phá trực tiếp. Các đối tượng rêu rao nhiều thông tin, luận điệu sai trái để bôi bẩn hoạt động bầu cử tại Việt Nam như “Cuộc bầu cử Quốc hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo không thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân nên không cần đi bỏ phiếu”, “bầu cử tại Việt Nam không có tự do, dân chủ”, “phải thay đổi chế độ bầu cử tại Việt Nam”, “bầu cử không có nghĩa lý gì”…

Từ đây, các “nhà dân chủ” bắt đầu tung ra những luận điệu đòi phải thay đổi “những quy định khắt khe” về đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng viên, bãi bỏ việc hiệp thương, xóa bỏ quan điểm “Đảng cử dân bầu”.

KHÔNG THỂ MƠ HỒ, MẤT CẢNH GIÁC TRƯỚC BẦU CỬ

Bầu cử là một trong những thời điểm rất nhạy cảm. Những người được bầu tham gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước nếu không được sàng lọc kỹ lưỡng, cẩn trọng thì rất có thể sẽ trở thành các “mầm mống tự diễn biến, tự chuyển hóa” ngay trong lòng Quốc hội. Thực tế, các đối tượng “dân chủ” vẫn luôn tìm mọi cách để lẻn vào Quốc hội, biến nghị trường trở thành diễn đàn rêu rao các thông tin, luận điệu sai trái. Thậm chí, nếu có được quyền lực được Nhân dân giao phó, các đối tượng này sẽ tiến hành hướng lái công tác lập pháp, từ đó tiến đến thay đổi thể chế chính trị của đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng không thể chủ quan trước nguy cơ đến từ thủ đoạn cài cắm, móc nối, thu thập tình báo, phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch.

Những chiêu trò đòi chống phá bầu cử, đòi “thay đổi những quy định khắt khe về đề cử, ứng cử” thực chất là thủ đoạn để mở rộng cửa cho các phần tử thiếu tiêu chuẩn tham gia vào các cơ quan quyền lực Nhà nước. Nếu nhẹ dạ, cả tin, chúng ta sẽ rất dễ bị mắc vào bẫy của các “con buôn dân chủ” và các thế lực thù địch, tự tay lấy đá đập vào nền hòa bình, ổn định của đất nước.

Cuộc bầu cử toàn dân, với tầm quan trọng quyết định đến vận mệnh của đất nước, không thể có chỗ cho những sự mơ hồ, thiếu cảnh giác tồn tại. Cần phải nhanh chóng, kiên quyết vạch trần các âm mưu, hoạt động chống phá bầu cử mà các đối tượng xấu đang tiến hành để kịp thời đấu tranh, phản bác, ngăn chặn một cách hiệu quả./.
 TỈNH TÁO TRƯỚC LỜI KÊU GỌI “GIÃN CÁCH XÃ HỘI – KHÔNG ĐI BẦU CỬ”
Nga Mi

Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã điểm. Cuộc Bầu cử diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước. Bầu cử phải đảm bảo sức khỏe của cử tri, không ai bị mắc bệnh trong đợt Bầu cử lần này là yêu cầu tối thượng. Vì vậy, Hội đồng bầu cử các cấp đã chuẩn bị nhiều phương án bầu cử như giãn khoảng cách 2m, kịch bản bầu cử tại các địa điểm cách ly tập trung, các bệnh viện hay là những người yếu thế trong xã hội. Bầu cử - 5K - phòng, chống dịch Covid-19 là vấn đề xuyên suốt trong những ngày gần đây.



Tuy nhiên, cử tri cũng phải tỉnh táo trước những thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Những thông tin đồn thổi, xuyên tạc về đời tư của các ứng viên luôn được khuếch tán với tốc độ chóng mặt. Tính tích cực của nó là phát huy tinh thần phản biện xã hội, là kênh đánh giá “uy tín” của ứng cử viên đại biểu trước nhân dân. Tuy nhiên, những thông tin chưa được kiểm chứng đó lại có thể gây những mầm họa khôn lường. Vì vậy, cử tri cần “gạn đục khơi trong” trước những thông tin trên mạng xã hội.

Đáng trách hơn là lời kêu gọi “thực hiện giãn cách xã hội – không đi bầu cử”. Khẩu hiệu đầy tính chống phá và cực đoan! Về “giãn cách xã hội”, Việt Nam là một trong những quốc gia chủ trương thực hiện sớm nhất để giữ vững thành trì kinh tế - xã hội từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Người dân cũng đã có nhiều kinh nghiệm, biết tự phòng, chống dịch bệnh. Cho nên “giãn cách xã hội” một cách cực đoan như “ngăn sông cấm chợ”, “rào làng biệt lập” là điều đáng lên án. Vì vậy sẽ không có lý do gì để thực hiện giãn cách xã hội mà không đi bầu cử.

Cử tri hãy tỉnh táo, tự tin vừa đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Coid-19, vừa thực hiện quyền bầu cử chính đáng của mình!
 VÌ SAO BBC, RFA, “VIỆT TÂN” ĐIÊN CUỒNG CHỐNG PHÁ BẦU CỬ?
Nga Mi

Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là sự kiện quan trọng của đất nước. Bất kỳ quốc gia theo thể chế dân chủ đều đặc biệt coi trọng sự kiện Bầu cử để lựa chọn lực lượng nắm quyền của đất nước. Ở Việt Nam, Bầu cử là sự kiện để đánh giá tính hợp pháp của hệ thống chính quyền. Mọi hành vi nắm quyền không mà không thông qua những quy định được pháp luật quy định hoặc sử dụng bạo lực để chiếm đoạt quyền lực sẽ không hợp pháp và bị quốc tế lên án như cuộc đảo chính của Quân đội Myanmar. Vì lẽ đó, Bầu cử luôn gặp phải sự chống phá của những kẻ thù của đất nước muốn phá hoại nền dân chủ, hòa bình, thống nhất của Việt Nam.


Không phải ngẫu nhiên mà BBC Tiếng Việt, RFA hay các đối tượng phản quốc lưu vong như “Việt Tân” đều điên cuồng chống phá Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân nhân các cấp. Chiêu bài gây mâu thuẫn nội bộ; đả kích ứng cử Đại biểu Quốc hội và vận động, gây sức ép thâm chí mua chuộc cử tri không đi bầu được tái diễn trong những ngày gần diễn ra thời điểm Bầu cử. Chúng hiểu rằng, sự kiện Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân diễn ra an toàn, thành công thì cơ hội “sống sót” và hy vọng “phục cuốc” của đám vong quốc sẽ ngày càng tiêu tan. Giới trẻ ngày này có nhiều kênh thông tin để học hỏi, tìm hiểu, biết được những nguy cơ từ những thông tin thất thiệt của mạng xã hội và biết phân biệt đúng – sai, phải – trái một cách khoa học, đúng đắn. Trong khi những kẻ phản quốc lưu vong tuổi ngày càng cao đang sống nhờ những khoản trợ cấp thì chỉ sợ không đủ sức khỏe để chứng kiến cuộc Bầu cử diễn ra vào 05 năm nữa.

Hơn nữa, những thành tựu về kinh tế, xã hội, đối ngoại đã khiến cho cộng đồng quốc tế nhìn nhận Việt Nam với cách nhìn khác, không chỉ nhắc đến Việt Nam là nghĩ đến “chiến tranh” như trước. Cuộc chiến chống dịch Covid-19 của Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế, quốc gia trên thế giới lên tiếng ủng hộ và đặt nhiều hy vọng về cơ hội phục hồi kinh tế của Việt Nam. Sự thành công của Việt Nam là cơ hội của mỗi người dân Việt nhưng cũng là sự ghen tuông, tức tối của bao kẻ chống phá. BBC Tiếng Việt, RFA Tiếng Việt hay “Việt Tân” cũng như bao kẻ vong quốc khác chỉ có thể tồn tại khi có những thông tin giật gân, hình ảnh “xấu” về Việt Nam để đổi lại bằng những khoản tiền viện trợ, ủng hộ.

Hành động chống phá điên cuồng của BBC, RFA, “Việt Tân” như kẻ thua bạc đang khát máu mong muốn “thắng lớn” nhưng sớm sẽ bị vùi sâu bởi những tham vọng đê hèn của mình.

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

 JB NGUYỄN HỮU VINH LỘ MẶT LÀ KẺ TÂM THẦN CHÍNH TRỊ
Lam Hồng

JB Nguyễn Hữu Vinh một kẻ coi trời bằng vung luôn tự hào cho mình là một tín đồ Công giáo, xuất thân xứ Nghệ Tĩnh nên tự cho có khí phách ngang tàng, ấy thế nên Vinh tự xưng danh "nhà báo" mạng chuyên đi viết các bài cạnh khóe, chửi xéo lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong mắt của JB Nguyễn Hữu Vinh, những ai ủng hộ chính quyền đều là "tâm thần".


trên fb cá nhân của mình, JB Nguyễn Hữu Vinh đã đưa lên hình ảnh một ông cụ đạp xe đạp, mặc áo quần theo kiểu phương Tây nhưng lại gắn cờ Đảng, cờ Tổ Quốc trên xe. Việc làm đó được Vinh mô tả là "tâm thần nặng".

Ý nghĩ của Vinh thì rất rõ ràng, đó là Vinh không thừa nhận chế độ hiện diện ở Việt Nam hiện nay. Cho nên nhiều năm qua, Vinh biến thành kẻ dân chủ giả cầy chuyên đi thọc mách chuyện lớn bé trong xã hội, biến những sự kiện liên quan tới chính quyền thành món ăn khoái khẩu cho những cư dân tò mò trên mạng để giật tít, câu like.

Trường hợp ông già mà Vinh cho là "tâm thần" thì chẳng ai phán xét, đơn giản điều đó nó quá đỗi bình thường ở xứ sở Việt Nam này, Vinh quê ở Hà Tĩnh cái nôi của phong trào Xô Viết không học sử cũng biết rằng tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua lá cờ Tổ Quốc gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một khi chính trị gắn với đời sống con người thì đương nhiên được người dân trân trọng, coi như là một nét văn hóa.

Qua việc chỉ trích của JB Nguyễn Hữu Vinh chúng ta thấy lòi ra mặt chuột của Vinh đó là kẻ tâm thần chính trị, chống phá chính quyền điên cuồng bằng những việc làm bán rẻ lương tâm của mình. Cho nên nhìn vào một vấn đề gì, Vinh luôn tự quy kết cho là "tâm thần".
 KHÔNG ĐI BẦU CỬ, BẠN SẼ MẤT GÌ?
Nga Mi

Bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần. Cử tri cả nước đã được phát thẻ cử tri và Hồ sơ các ứng cử viên đại biểu các cấp đến từng hộ gia đình để nghiên cứu, chấm chọn và lựa chọn người xứng đáng. Những câu chuyện về ứng cử viên đại biểu Quốc hội hay Hội đồng nhân dân các cấp là chủ đề hot khắp xóm, làng, gia đình để tạm quên đi sự lo lắng về dịch Covid-19 đang lan rộng. Người dân Việt Nam bình thường lo “cơm, áo, gạo, tiền” nhưng khi đất nước có sự kiện chính trị trọng đại thì tinh thần và ý thức dân tộc lại dâng trào. Đâu đó, vẫn còn tiếng nói lạc lõng khi hô hào, kích động người dân không tham gia bầu cử hoặc cố tình phá hoại cuộc bầu cử bởi những lợi ích chưa thỏa mãn hoặc những mưu đồ chính trị đen tối.


Nhiều người vẫn băn khoăn câu chuyên: không đi bầu cử có bị phạt không? Pháp luật Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đều khẳng định bầu cử là QUYỀN của công dân và không có những hình phạt theo quy định của pháp luật. Vì vậy, chính quyền các nước cũng như ở Việt Nam chủ yếu là tuyên truyền, vận động mọi cử tri đi bầu cử theo quy định để thể hiện quyền và trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Lưu ý: Người nào tuyên truyền, vận động cử tri không đi bầu là hành vi vi phạm pháp luật. Điều 95, Chương X, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: "Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự". Hay Điều 160, Bộ luật hình sự quy định: 1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân…”

Như vậy, công dân sẽ không bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu không đi bầu cử. Tuy nhiên, sẽ mất những thứ “vô hình khác”. Trước hết, cử tri đang tự tước đoạn “quyền” của mình một cách vô cớ. Chỉ có những người chưa đủ 18 tuổi hoặc đang bị chấp hành án phạt tù hoặc mất năng lực trách nhiệm hình sự là không được đi bầu cử. Vậy, bạn chưa đủ 18 tuổi hay không đủ năng lực trách nhiệm hình sự ?

Thứ hai, bạn sẽ trở thành nhân vật của công chúng khi cả khu phố, xóm, làng bạn sinh sống đều đi Bầu cử chỉ có một mình bạn nổi tiếng khi không làm “chuyện đó”. Chắc chắn với sự phát triển của mạng xã hội và “điện báo chạy bằng cơm”, bạn sẽ nổi tiếng trong phút chốc và luôn được mọi người xung quanh để ý như khiểu một con vật nuôi đang biểu diễn một tiết mục ở rạp xiếc (!).

Quyền bầu cử là của bạn. Lựa chọn hình thức nào cũng là quyền của bạn. Lựa chọn trở thành người bình thường hay không cũng là của bạn. Hãy sáng suốt suy nghĩ về “việc đó”.

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

 NHẬN DIỆN 4 HÀNH VI, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ BẦU CỬ
Người dân hết sức cảnh giác với những âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá cuộc bầu cử, lợi dụng cuộc bầu cử để chống phá Đảng, Nhà nước của các đối tượng.



Càng gần đến ngày bầu cử Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị càng đẩy mạnh việc tuyên truyền, xuyên tạc, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để chống phá bầu cử.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Phó Trưởng Tiểu ban thường trực, Tiểu ban An ninh trật tự bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đã thông tin về một số hình thức, thủ đoạn chống phá Nhà nước để bạn đọc biết và đề cao cảnh giác.

Thứ nhất, các thế lực triệt để lợi dụng không gian mạng để đưa thông tin xấu, độc, tin giả tuyên truyền, xuyên tạc về cuộc bầu cử, bôi nhọ, hạ uy tín nhân sự ứng cử; móc nối, lôi kéo, đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện phương thức chống phá bầu cử cho các đối tượng phản động, phần tử xấu trong nước.

Thứ hai, một số đối tượng phản động lưu vong, phản động và phần tử xấu trong nước lợi dụng sự thiếu thông tin của một số người dân, nhất là những người có quyền lợi liên quan đến một số vụ tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn, bức xúc... để kích động không đi bầu cử, thậm chí tụ tập gây mất an ninh, trật tự ở khu vực bỏ phiếu.

Thứ ba, một số đối tượng phản động, phần tử xấu, không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, tìm cách che giấu lý lịch, đánh bóng tên tuổi, lợi dụng quyền ứng cử, tự ứng cử của công dân để tìm cách xâm nhập bộ máy chính quyền hòng chống phá từ bên trong; khi bị phát hiện, đấu tranh ngăn chặn thì tìm cách vu cáo, xuyên tạc các cơ quan chức năng vi phạm dân chủ, nhân quyền, kêu gọi tẩy chay bầu cử.

Thứ tư, xuất hiện hiện tượng một số đối tượng chống đối lợi dụng thần quyền, giáo lý để khống chế, gây sức ép một bộ phận quần chúng không tham gia bầu cử, không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua lá phiếu bầu.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu ngày càng có nhiều âm mưu, hoạt động chống phá quyết liệt, ngày càng manh động, liều lĩnh, trắng trợn nhằm gây mất an ninh, an toàn cuộc bầu cử.

Trung tướng Tô Ân Xô đề nghị người dân hết sức cảnh giác với những âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá cuộc bầu cử, lợi dụng cuộc bầu cử để chống phá Đảng, Nhà nước của các đối tượng. Đồng thời người dân cần tích cực đi bầu cử, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình, tham gia xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện-cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương nói riêng và hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng công an phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, chống phá cuộc bầu cử, xâm phạm an ninh, trật tự.

Trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ lực lượng, phương tiện, biện pháp công tác phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa kịp thời từ xa, từ sớm, từ cơ sở, ngay khi mới manh nha mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Các cán bộ chiến sĩ Công an tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, kể cả khi an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, quá trình bảo đảm an ninh, trật tự công tác chuẩn bị cuộc bầu cử đã chủ động đẩy lùi các nguy cơ, điều kiện, các yếu tố tiềm ẩn phát sinh vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự.
 BẦU CỬ - QUYỀN THIÊNG LIÊNG CỦA MỖI CÔNG DÂN!
Duy Tân

Trong những ngày gần đây, cả nước ta đang sôi nổi chuẩn bị cho ngày lễ bầu cử 23/5. Bầu cử là một trong những quyền thiêng liêng cao quý của Nhân dân mà lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì phấn đấu quên mình. Ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính Bác Hồ trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời đã đề nghị sớm có một cuộc bầu cử để thông qua Hiến pháp, Người nói: “… Nhân dân không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ phải có tổ chức càng sớm càng hay, cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” .



Khi được Chính phủ ủng hộ, toàn Dân ta đang tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn Dân đi bỏ phiếu, lời kêu gọi thiết tha của Người cách đây 70 năm vẫn như đang âm vang trong cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021: “… Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta đến con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày sung sướng của đồng bào ta và ngày mai là ngày tổng tuyển cử … Ngày mai tất cả các bạn cử tri nhớ đi bầu cử. Ngày mai mọi người đều vui vẻ hưởng quyền lợi của người dân độc lập, tự do”.

Trải qua gần 70 năm, bầu cử đã trở thành một nhiệm vụ cao cả của mỗi công dân Việt Nam. Đây là việc trọng đại của toàn Đảng, toàn dân. Bởi chính nhân dân sẽ lựa chọn những người đủ đức, đủ tài để lãnh đạo đất nước, để lắng nghe ý kiến của nhân dân và thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Bầu cử là một hình dân chủ ở Việt Nam, thể hiện “Việt Nam là đất nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.”.

Tuy nhiên, có một thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước lại phủ nhận rằng “Để tinh giảm bộ máy nhà nước, chỉ cần ĐCS vứt cái mà đảng gọi là “quốc hội” ấy vào sọt rác là tinh gọn rất nhiều mà nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chính sách của đảng, bởi từ 76 năm qua dân chưa hề có vai trò gì trong nhà nước.”. Cũng giống như muốn viết một bài báo thì nhà báo cần phải đến tận nơi để thực tế, muốn phán xét thì phải là người ở trong nước, phải là một công dân đúng nghĩa của Việt Nam. Chúng tôi đang tự hỏi, người viết bài phản biện của trang Việt Tân có phải là người ở trong lòng dân, sống cùng nhân dân, trải qua những khó khăn cùng nhân dân hay không? Hay “bạn” chỉ là người thấy một con sâu làm rầu nồi canh, quy chụp cho cả một hệ thống?

Nếu một chính Đảng không làm tròn được trách nhiệm của mình, không bảo đảm được quyền lợi của nhân dân thì tất nhiên Đảng đấy sẽ bị nhân dân loại bỏ. Dân là nước, “Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền”. Từ năm 1945 đến nay, việc bầu cử luôn là việc quan trọng và được nhân dân chú trọng và hết sức quan tâm. Vì vậy nếu bài viết này được “các bạn” cho rằng thay nhân dân để nói lên tiếng lòng của mình, chúng tôi rất tiếc rằng nhân dân chúng tôi luôn đặt trọn niềm tin vào Đảng, vào con đường mà Bác Hồ đã chọn./.
 "DÂN CHỦ" LÀ TỰ DO LÀM MỌI THỨ?
Ba Đặng

​Chiều 9/5, tại UBND xã Hòa Phú (huyện Củ Chi, TPHCM), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị bầu cử số 10 (huyện Củ Chi và Hóc Môn). Về vấn đề dân chủ tại Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm của Đảng, nhà nước và cá nhân ông là phát huy mạnh mẽ dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; lắng nghe ý kiến nhân dân và giải quyết thấu tình đạt lý.



“Chúng ta mà mất dân chủ, đất nước sẽ không còn mạnh. Dân chủ cần được đề cao. Đảng, nhà nước luôn xem trọng những ý kiến đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên, nếu “dân chủ tào lao”, không có kỷ cương phép nước thì đất nước sẽ loạn”.

Chủ tịch nước trong phát biểu của mình có đề cập tới cụm từ “dân chủ tào lao”. Ngay lập tức, các hội nhóm phản động, các nhà “rận chủ” như vớ được cơ hội để xuyên tạc vấn đề, tìm cách bôi nhọ, hạ bệ lãnh đạo Nhà nước. Chúng đã đưa ra những lý lẽ hoàn toàn vô căn cứ.

Điển hình như bài viết của RFA “Thế nào là dân chủ tào lao như lời Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc?”, bài viết của Việt Tân “Dân chủ tào lao đất nước sẽ loạn”,… Trong các bài viết này, chúng đưa ra các đánh giá xuyên tạc về câu nói của Chủ tịch nước, trích lời Nguyễn ​Quang A: “Tôi nghĩ người ta kêu ổng là ông Phúc nổ thì không có sai gì cả. Là bởi vì ổng nói mà ổng không biết ổng nói cái gì? Thật sự nếu ổng là một ông nông dân mà nói bỗ bã như thế thì nó có thể rất là hay. Nhưng một ông Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một trong bốn nhà chính trị đứng đầu Việt Nam mà ăn nói những câu gọi là hết sức thô lỗ như thế... thì tôi nghĩ không có cái gì để có thể bình luận về một chính trị gia như vậy được.”, trích lời Nguyễn Văn Đài: “Thế thì dân chủ là như vậy và ông Chủ tịch nước lại phát biểu dân chủ tào lao thì không biết ổng hiểu như thế nào là dân chủ. Chắc chắn là ổng hiểu sai về dân chủ rồi, bởi vì nếu ổng hiểu đúng về dân chủ thì không bao giờ ổng nói như vậy. Bởi vì dân chủ chỉ có một, chứ không có thứ dân chủ tào lao hay dân chủ xã hội chủ nghĩa, hay dân chủ nào khác...”.

Bản thân tôi cho rằng, từ “tào lao” mà bác Phúc cho vào nhằm mục đích cho câu nói của bác dễ dàng cho người dân hiểu được hơn, tạo cảm giác gần gũi trong một buổi tiếp xúc cử chi, giống như phong cách làm việc của Bác Hồ, không nói những gì người dân không hiểu được; theo từ điển tiếng Việt thì từ “tào lao” có nghĩa: “không có nội dung gì đứng đắn, chỉ nói ra cho có chuyện”. Tức là, ý Chủ tích nước muốn nói dân chủ phải tuân thủ theo pháp luật, trên cơ sở luật pháp quy định, dân chủ mà không có kỷ cương phép nước thì đất nước sẽ loạn

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

 NHẬN ĐỊNH PHIẾN DIỆN CỦA NHỮNG KẺ KHÔNG HIỂU BIẾT
Duy Tân

Hoa hậu Hoàn Vũ là một cuộc thi sắc đẹp hàng đầu thế giới. Những năm gần đây, đại diện Việt Nam luôn khẳng định được vị trí của mình trong đấu trường này. Năm 2018, H’hen Nie xuất sắc lọt top 5 chung cuộc. Năm 2019, Hoàng Thùy vào top 20. Và những ngày gần đây, cộng đồng mạng và những người yêu thích các cuộc thi sắc đẹp luôn hướng về Mỹ để ủng hộ và theo dõi Hoa hậu Nguyễn Trần Khánh Vân chinh chiến.


Không phụ lòng mong đợi của khán giả, Khánh Vân đã nỗ lực hết mình, lan tỏa tinh thần tích cực và luôn chỉnh chu về trang phục, makeup khi xuất hiện trong cuộc thi. Điều đặc biệt, năm nay, trang phục dân tộc mà Việt Nam gửi đến đấu trường này là bộ trang phục “Kén em” do nhà thiết kế Khoa Lỗ thực hiện và Khánh Vân trình diễn. Đây là phần thi quan trọng bởi đây là dịp để các người đẹp từ khắp nơi trên thế giới quảng bá văn hóa quốc gia thông qua những bộ trang phục dân tộc ý nghĩa và đầy màu sắc.

Với ý nghĩa tôn vinh nghề dệt tơ tằm của Việt Nam, “Kén Em” được tác giả nghiên cứu sử dụng chất liệu nhẹ, bay, kết hợp kỹ thuật thắt dây marcame của nước ngoài. Tông màu trắng chủ đạo trên nền phom dáng áo dài giúp Khánh Vân không chỉ có những bước đi uyển chuyển mà còn khéo thể hiện sự duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Tuy nhiên, có những người “đường truyền mạng” không ổn định nên lúc Khánh Vân biểu diễn chỉ nhìn được phần mở đầu, không xem được phần trình diễn và kết thúc. Đáng thương thay, trình độ thẩm mỹ về cái đẹp của những người này ở mức dưới cơ bản và trình độ tiếp cận thông tin công chúng cũng chẳng đáng là bao nên họ đã có những phát ngôn gây “sốc”. “Hoa hậu VN lại luôn coi thường các giá trị này, họ chỉ quan tâm đến cái đẹp thể chất và thêm một điều là các "y phục dân tộc" rất dị tưởng là để gây ấn tượng độc đáo nhưng nhìn nó phản cảm làm sao! Nhìn không chịu nổi với bộ y phục này, nói giống cái vật gì đó hơn là 1 con người!” mà trang Việt Tân đăng tải.

Tôi đang tự hỏi, người viết bài này có vấn đề gì về thị giác và tâm lý hay không? Bởi nếu là người có đủ tri thức, người ta sẽ chỉ phán xét, bình luận khi xem đầy đủ về một vấn đề cần bình phẩm. Nhưng không, tác giả của bài bình phẩm ấy lại chỉ cắt một tấm hình trong lúc Khánh Vân đang chờ đến lượt cô ấy trình diễn và dựa vào đó để kết luận cả một ekip, chuyên môn – những người đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang, thiết kế,…. Đồng thời, Khánh Vân đại diện mang hình ảnh đất nước Việt Nam tới bạn bè Quốc tế.

Những ngày vừa qua, cô ấy đã tạo được hiệu ứng rất tốt và nhận được rất nhiều lời khen từ phía cộng đồng Quốc tế. Là người con đất Việt, chúng ta không nên hạ bệ nhau một cách “thô lỗ”, thay vào đó hãy động viên cô ấy, hãy tiếp thêm sức mạnh cho cô ấy. Bởi những gì cô ấy đã và đang thực hiện là mang trái tim yêu thương đến với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, những tiêu chí mà trang Việt Tân đưa ra về hoa hậu, thiết nghĩ, người viết bài đó nên bật Youtube để xem lại tất cả những cuộc thi sắc đẹp và tự đánh giá lại câu phát ngôn của mình. Tự mình ngẫm ra có lẽ sẽ thấm hơn là nghe người khác phản biện./.
 HÃY HỢP TÁC CÙNG CHÚNG TÔI
Quê Choa

Nhìn vào hình ảnh của các chiến binh áo trắng tuyến đầu chống dịch tại Bắc Giang chúng ta không khỏi xót xa, đau lòng. Họ, những người đang đương đầu với hiểm nguy đầu trận tuyến để đối mặt với bao hiểm nguy với dịch Covid 19. Những chiến binh áo trắng nơi đây không chỉ có nguy cơ lây nhiễm cao mà còn đối mặt với áp lực khối lượng công việc lớn. Mỗi ngày phải làm bao nhiêu việc, các công việc phải được triển khai một cách nhanh chóng, nhịp nhàng để kịp tiến độ, không ảnh hưởng đến công tác chống dịch. Nhưng, có một điều mà chúng ta rất tin ở các chiến binh là họ luôn lạc quan, thể hiện tinh thần chiến đấu không mệt mỏi.


Nhưng, trong những ngày qua chúng ta thấy rằng, có một bộ phận không nhỏ người dân lơ là, mất cảnh giác, thiếu ý thức trách nhiệm hợp tác với lực lượng chống dịch. Có nhiều người được nhắc nhở đeo khẩu trang còn quay lại chống đối, một số còn không thực hiện theo y lệnh, khuyến cáo của bác sỹ, không chấp hành, còn tỏ ra thờ ơ, vô cảm trước sức khỏe cộng đồng. Mặc dù người dân đã lên án, phản đối các hành vi thiếu ý thức nhưng tình trạng đó vẫn tái diễn thường xuyên.

Hãy nhìn hình ảnh của các chiến binh áo trắng, họ đang cần giấc ngủ, họ đang cần bữa ăn đúng giờ, họ đang cần một bữa cơm bên gia đình... nhưng vì công việc, vì nhiệm vụ cứu người họ đã vượt qua tất cả. Hãy trân trọng những hi sinh của những người xung quanh để có thái độ tốt hơn với xã hội thay vì thể hiện thái độ thờ ơ, tỏ vẻ thách thức công lý, xã hội. Nếu chúng ta coi họ như người thân của chúng ta đang đầu trận tuyến hoặc đặt vị trí của mỗi chúng ta vào đó thì sẽ hiểu được, thông cảm được để có ý thức tốt hơn.

Hi vọng rằng, mỗi người dân chúng ta có một ý thức tốt, sẵn sàng chung tay vì cộng đồng để đất nước sớm trở lại ngày bình yên. Mong các chiến binh áo trắng, những người tuyến đầu chống dịch luôn khỏe để bảo vệ cuộc sống của người dân.

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

 KHÔNG AI CÓ THỂ XUYÊN TẠC HÌNH ẢNH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI
Niềm Tin

Cha ông ta thường có câu “Con người có tổ có tông, Như cây có cội như sông có nguồn”, câu nói tưởng chừng như đơn giản nhưng hàm chứa ý nghĩa, chúng ta phải thực sự ngẫm sâu xa câu nói đó mới hiểu được giá trị đó. Ngày hôm nay chúng ta có được cuộc sống, có được cơ đồ nếu không có tổ tông, không có những người đi trước thì liệu chúng ta có làm được điều đó không ? Và nếu như một dân tộc không có nền độc lập, tự chủ thì liệu chúng ta có cơ hội để sống trong hòa bình, độc lập tự do như ngày hôm nay không.


Những gì chúng ta hiểu rộng ra trong câu nói “Con người có tổ có tông, Như cây có cội như sông có nguồn” để biết được nguồn gốc, công lao to lớn của những thế hệ đi trước đã cho chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay. Không phải tự nhiên hình ảnh, chân dung của chủ tịch Hồ Chí Minh là hình tượng, là khởi nguồn cho mọi cảm hứng của người trẻ, là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc, có được điều đó bởi những công lao to lớn mà người đã dành cho dân tộc Việt Nam trong suốt cuộc đời.

Để thể hiện tấm lòng biết ơn vô hạn đối với công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh cứ hàng năm đến ngày 19/5 dịp sinh nhật của người đã có rất nhiều tác phẩm của nhiều nghệ sỹ, nhất là các nghệ sỹ trẻ đã thể hiện chân dung của người. Những tác phẩm mộc mạc, ẩn chứa những giá trị đời thường chân dung của chủ tịch Hồ Chí Minh đều toát lên sự giản dị, thanh cao, thể hiện sâu sắc tấm gương đạo đức, phong cách của Người... Hướng đến kỷ niệm dịp sinh nhật năm nay của chủ tịch Hồ Chí Minh vào 19/5/2021, bạn trẻ Lê Đại Pháp đã ghép chân dung của người với 200 triệu đồng gồm: 340 tờ tiền Việt Nam mệnh giá 500.000, 150 tờ 200.000, chàng thanh niên trẻ hoàn thành tác phẩm trong vòng 13 giờ đồng hồ để hướng đến ngày sinh nhật của Bác. Tấm lòng của chàng trai trẻ này cũng giống với bao người dân Việt Nam khác, họ luôn thể hiện sự tôn trọng, trân quý những tình cảm thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh....

Bức tranh đã bị trang “Nhật Ký Yêu nước”, một trong cánh tay nối dài của tổ chức phản động “Việt Tân” sử dụng để xuyên tạc với lời lẽ thô thiển, thiếu văn hóa nhằm hạ bệ hình tượng của người. Nhưng đáng tiếc thay, họ càng xuyên tạc, dân tộc Việt Nam lại càng biết được sự vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Và chính vì sự vĩ đại, nhân cách cao cả và được cả dân tộc Việt Nam cảm phục nên bọn phản động mới tuyên truyền hạ bệ.

Đối với mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cao đẹp, với nhân cách, tâm thế và sự vĩ đại. Chính vì lẽ đó, dù có xuyên tạc đến đâu đi chăng nữa thì cũng không bao giờ làm sụp đổ hình tượng của người trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
 QUẢNG CÁO CHO TIỀN ẢO, TIỀN MÃ HÓA - NHÂN CÁCH “NGHỆ SĨ” Ở ĐÂU?
Tống Giang

Dư luận chưa hết bàng hoàng trước việc thời gian gần đây một số người được cộng đồng mạng được gọi là “nghệ sĩ” đã tham gia quảng cáo các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng không có nguồn gốc trên các trang mạng xã hội với những lời hứa hẹn sẽ "chữa khỏi", "vĩnh biệt căn bệnh", "điều trị tận gốc” thì gần đây việc một số được xem là người nổi tiếng, “nghệ sĩ” đã quảng cáo, kêu gọi đầu cho tiền mã hóa có tên các giống chó như Akita, Shiba hay tiền ảo - một loại tiền không được Nhà nước Việt Nam xem là tài sản và cho lưu thông và bị sập chỉ trong một thời gian ngắn.


Theo đó, vào chiều ngày 11/5/2021, hàng loạt người nổi tiếng như Ngọc Trinh, Khả Như, Kiều Minh Tuấn, Lê Dương Bảo Lâm, Trần Nam Thư... đã đăng dòng trạng thái trên mạng xã hội khoe tài khoản tiền mã hóa có tên các giống chó như Akita, Shiba hay tiền ảo có hơn 10 triệu USD, trong đó có 900.000 USD đầu tư vào đồng tiền ảo Shiba hay còn gọi là Dogecoin và các loại tiền ảo động vật như con chó. Thậm chí những người được xem là “nổi tiếng” này đã kêu gọi những fan của mình đầu tư vào đầu tư tiền mã hóa hay tiền ảo.

Đáng tiếc thay chỉ trong vòng một thời gian ngắn nhiều fan hâm mộ đã đầu tư, thậm chí có những người đã bán hết tài sản, gia tài của mình để nghe lời những người “nghệ sĩ” này đầu tư vào số tiền ảo trên. Và chỉ trong vòng thời gian ngắn, sự rủi ro đã ập đến những “nghệ sĩ” và những fan hâm mộ khi các sàn đầu tư tiền mã hóa, tiền ảo này đã bị sập về con số không. Và chỉ trong chốc lát, tất cả các dòng status kêu gọi của những “nghệ sĩ” cũng đã không còn trên mạng xã hội như trước đây.

Vụ việc các “nghệ sĩ” quảng cáo cho các tiền ảo, tiền mã hóa trên trang cá nhân của mình những ngày qua cũng đã nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, sự lên án, vạch rõ thủ đoạn trên sóng truyền hình quốc gia VTV cũng như hàng loạt tờ báo mạng chính thống cũng đã đăng tải trên không gian mạng. Và thêm một lần nữa người ta đang đặt ra nhân cách của những “nghệ sĩ” này đang ở đâu? Vì lý do nào mà những “nghệ sĩ” này vì tầm ảnh hưởng, nổi tiếng đã lừa đảo những người fan chân chính của mình, đặc biệt là những bạn trẻ có điều kiện kinh tế đang còn gặp rất nhiều khó khăn khi tin nghe những “nghệ sĩ” kiêm "tư vấn tài chính" này đã tiền mất, tật mang. Thêm một lần nữa, dư luận và xã hội đang cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát, quản lý về hoạt động quảng cáo của những người được xem là của công chúng, những “nghệ sĩ” và việc dư luận đặt vấn đề về nhân cách của giới "nghệ sĩ" thời gian vừa qua không phải là không có cơ sở, đặc biệt là trong thời gian gần đây.

Thực tế việc quảng cáo, kêu gọi đầu tư cho một đồng tiền mà không được pháp luật công nhận hay quảng cáo cho các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc gây hậu quả thiệt hại cho người khác là đã và đang vi phạm pháp luật Việt Nam mà cần phải sớm được xử lý nghiêm minh kể cả người đó là những người được xem là “nghệ sĩ”, là người của công chúng.

Đây được xem là bài học đắt giá cho giới “nghệ sĩ” được xem là của công chúng vì sự hào quang của kim tiền mang lại thông qua những like, share, comment trên mạng xã hội của mình mà quảng cáo, PR, tiếp tay cho những sản phẩm mà bản thân không mình không có sự hiểu biết và mang lại hậu quả về kinh tế, tiền tài, sức khỏe của công chúng. Phải chăng là nghệ sĩ thực thụ họ chỉ nên hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật chứ đừng lấn sân sang hoạt động của những "thầy thuốc", "thần dược" hay "chuyên gia kinh tế", "chuyên gia trong tài chính kinh doanh" một cách bất đắc dĩ. Điều đó chỉ làm cho hình ảnh về những người nghệ sĩ thêm méo mó trước công chúng mà thôi.