Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

 Chớ nhập nhèm, bôi xấu ngành công an
Sai-đúng rõ ràng, nghiêm minh và kiên quyết!


Chuyện 2 nữ công an Hải Phòng bị phát hiện tham gia “bữa tiệc” ma tuý cũng như chuyện con sâu làm rầu nồi canh, không có gì phải xoắn lên cả.
2 nữ công an này đã ngay lập tức bị tước quân tịch, thải loại khỏi ngành Công an.
Đây là hành động rất kiên quyết và nhanh chóng của Công an Hải Phòng.
Không bao che, không dung dưỡng, phát hiện cán bộ sai phạm là xử lý luôn.
Thế nên, đừng vì chuyện có hai cán bộ công an suy thoái đó mà vơ đũa cả nắm, quy kết, bôi xấu cả tập thể Công an Hải Phòng.
Chẳng phải Công an Hải Phòng cũng vừa triệt phá cả một loạt chuyên án ma tuý hay sao???
Công-tội phải phân minh chứ.
Còn sai phạm đâu thì xử lý thôi!

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

 VĂN MINH LÀ ĐÂY HAY SAO?
Xem video của một khách du lịch Tây balo trên Tiktok, ban đầu mình thấy rất bình thường. Đến khi nhìn thấy tiêu đề và đoạn sub của video mà mình rất ngạc nhiên.


Trước hết, về tiêu đề. Anh khách du lịch này đặt tiêu đề “Vietnamese Police Wanted a Bribel”. Tức là muốn một khoản hối lộ. Nhưng xem toàn video, mình thấy 2 cán bộ công an rất chuẩn mực, đúng điều lệnh và rất lịch sự khi kiểm tra ông này. Hoàn toàn không có một thái độ gì đòi hỏi khoản hối lộ. Tiêu đề như vậy là rất sai lệch, nếu không muốn nói là vu khống.
Chưa kể, vị khách Tây đã chêm thêm những câu không có trong đoạn hội thoại như "Chúng ta cần bắt ngay gã đàn ông này, hắn là một con l.ợn tư bản đáng ghét" hoặc dịch sai câu nói thực như “bạn ấy bảo là giấy phép lái xe của bạn ấy từ…” thành “đám khách du lịch ch.ết tiệt này và logic của bọn nó nữa chứ. Bọn nó không biết cách mà chủ nghĩa cộng sản hoạt động à?”.
Điều đáng nguy hiểm là người Tây không hiểu tiếng Việt để biết clip đúng hay sai, người Ta thì xem xong nhưng một là nhanh, hai là trình độ tiếng Anh chưa tới để kịp biết những dòng dịch kia xuyên tạc trắng trợn.
Một video bố láo, nhưng lại có tới 10 triệu người xem, trong đó rất nhiều người nước ngoài. Thử hỏi, chúng ta đã bị hiểu sai như thế nào vì một video xuyên tạc như thế này?

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

 VIỆT NAM ĐỀ NGHỊ TRUNG QUỐC TÔN TRỌNG VÀ TUÂN THỦ HIỆP ĐỊNH VỀ PHÂN ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ
Chiều 14/3, tại Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc công bố Đường cơ sở thẳng bên trong Vịnh Bắc Bộ mới đây, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:


Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ. Ngày 25/12/2000, hai nước ký kết Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này đã có hiệu lực vào ngày 30/6/2004 để xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi nước trong Vịnh Bắc Bộ.

Việt Nam cho rằng các quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải, quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Đồng thời, Việt Nam bảo lưu quyền và lợi ích pháp lý của mình theo luật pháp quốc tế cũng như quan điểm đã nêu tại Tuyên bố ngày 6/6/1996 của Chính phủ Việt Nam liên quan đến Tuyên bố ngày 15/5/1996 của Chính phủ Trung Quốc công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Như tất cả các mối quan hệ khác, những điểm còn khác biệt trong quan hệ giữa các nước, cụ thể ở đây là Việt Nam và Trung Quốc, luôn được hai nước trao đổi. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau./.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

 6 NĂM TÙ CHO ĐỐI TƯỢNG VIẾT, TÁN PHÁT TÀI LIỆU CÓ NỘI DUNG CHỐNG NHÀ NƯỚC
Ngày 11/3/2024, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 6 năm tù đối với Đỗ Minh Hiền, 67 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Điều 117, khoản 1, điểm b, c - Bộ luật Hình sự.


Với những hành vi tán phát tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước theo như nội dung cáo trạng thì bản án 6 năm tù đối với Đỗ Minh Hiền là hoàn toàn xứng đáng, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Vậy nhưng ngay sau khi phiên toà kết thúc và bản án được tuyên phạt, một số trang mạng đã đăng tải các thông tin phản ánh không đúng về tính chất vụ án và hành vi vi phạm pháp luật của Đỗ Minh Hiền. Không có ai bị bắt vì thể hiện quan điểm chính trị, quan điểm triết học của cá nhân nếu quan điểm đó không có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước.
Đỗ Minh Hiền đã lấy các thông tin trên Internet không được kiểm chứng, sai sự thật và lồng ghép quan điểm cá nhân, thông qua các tài khoản điện tử cá nhân, y đã phát tán 72 bài viết, đến hơn 10.000 lượt địa chỉ thư điện tử. Trong số đó, lực lượng chức năng xác định có 16 trích đoạn thuộc 11 tài liệu chứa đựng nội dung “Tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”; 11 trích đoạn thuộc 6 tài liệu chứa đựng nội dung “Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”; 4 trích đoạn thuộc 2 tài liệu chứa đựng nội dung “Xúc phạm lãnh tụ, danh nhân".
Với những hành vi trên việc Đỗ Minh Hiền bị tuyên phạt 6 năm tù giam là hoàn toàn xứng đáng và mong rằng đó là khoảng thời gian đủ để y nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục, cải tạo chấp hành bản án để sớm được trở về với gia đình và xã hội. Đây cũng là bài học cho việc tiếp nhận thông tin trên các trang mạng xã hội chưa được kiểm chứng, sai sự thật cũng như việc thông qua các trang mạng để thể hiện quan điểm cá nhân nhưng lại có nội dung chống phá nước thì sẽ bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
<Tống Giang>

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2024

 Họ lại trắng trợn vi phạm nguyên tắc quốc tế
Đã thành thói quen mỗi khi các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam khởi tố, truy tố, xét xử các đối tượng tội phạm xâm phạm về an ninh quốc gia, là một số cơ quan, tổ chức thông qua các trang mạng phản động, đài báo nước ngoài thiếu thiện chí lại đưa ra những cái nhìn sai lệch, xuyên tạc sự thật. Không là ngoại lệ, mới đây khi Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Chí Tuyến về tội “Tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự cũng thế. Khi đưa tin, bình luận về việc bắt giữ này trên VOA, RFA, BBC... một số cơ quan, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam cho rằng, Nguyễn Chí Tuyến là “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà hoạt động dân chủ và môi trường”... từ đó họ vu khống Việt Nam “đàn áp giới bất đồng chính kiến”, “đàn áp các nhà hoạt động dân chủ” và đòi trả tự do cho đối tượng này.


Đây là những luận điệu hoàn toàn sai lệch, xuyên tạc sự thật và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Bởi lẽ trên thực tế tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử chỉ vì “bày tỏ chính kiến”, “bảo vệ nhân quyền”. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Những hành vi vi phạm pháp luật dù đó là ai đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật. Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, cũng như với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Đối với Nguyễn Chí Tuyến là đối tượng mà các cơ quan chức năng đã theo dõi từ lâu. Đã nhiều lần cơ quan chức năng gọi Nguyễn Chí Tuyến lên làm việc, giáo dục, nhắc nhở về những hành vi vi phạm Bộ luật Hình sự, như “Làm, tàng trữ hoặc phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa XHCN” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”... Cho đến nay, khi đã xác định đầy đủ căn cứ có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam để điều tra xử lý Nguyễn Chí Tuyến về tội “Tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Việc khởi tố, bắt giữ xử lý đối tượng Nguyễn Chí Tuyến là hoàn toàn đúng trình tự, thủ tục pháp luật, không có gì là oan sai hay “đàn áp giới bất đồng chính kiến”, “đàn áp các nhà hoạt động dân chủ” như một số cơ quan, tổ chức, đài báo nước ngoài lu loa.
Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo an ninh và sự ổn định của quốc gia. Bắt giữ, điều tra, xử lý công dân vi phạm pháp luật nhằm giữ nghiêm kỷ cương, phép nước là công việc đối nội bình thường của Việt Nam. Việc một số cơ quan, tổ chức, đài báo nước ngoài đứng ra bênh vực, bảo vệ, đòi trả tự do cho Nguyễn Chí Tuyến là hành vi vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Quy định về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được đề cập trong các điều ước quốc tế. Đặc biệt trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, lần đầu tiên đã quy định về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác ở Điều 2. Sau đó tại Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận cụ thể và rõ ràng hơn.
Trong nhiều văn bản pháp luật Nhà nước Việt Nam cũng quy định rõ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó phải: Tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam... Thế nhưng một số cơ quan, tổ chức vẫn phớt lờ những quy định ấy. Hành động của họ vừa trái với pháp luật Việt Nam, vừa vi phạm nguyên tắc quan hệ quốc tế và không thể chấp nhận.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

 VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM NGÀY CÀNG ĐƯỢC NÂNG TẦM
Việt Nam đang ngày càng thể hiện vị thế quan trọng của mình tên trưởng quốc tế và điều đó cũng đã được ghi nhận. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam thăm chính thức Australia và hai nước đã chính thức nâng mối quan hệ ngoại giao lên đối tác chiến lược toàn diện là một minh chứng rõ ràng cho vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.



Cuộc hội đàm sâu rộng giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese không chỉ là một sự kiện nhưng còn là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa hai quốc gia. Việt Nam đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình thông qua việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội bền vững và toàn diện. Sự phát triển của Việt Nam không chỉ là lợi ích của chính quốc gia này mà còn mang lại lợi ích cho toàn cầu.

Để khẳng định vai trò và vị thế của đất nước đòi hỏi sự đoàn kết và lòng tự hào dân tộc để đẩy mạnh hơn nữa giá trị Việt Nam trên phạm vi toàn cầu. Qua việc thúc đẩy quan hệ đối tác với các quốc gia khác, Việt Nam đang khẳng định vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nếu thấy đúng, hãy cùng lan tỏa giá trị Việt Nam bằng nút share của các bạn!

<Niềm Tin>
 SAO LẠI TRẢ TỰ DO CHO KẺ CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC?
Ngày 07/3/2024, Công an Hà Nội cho biết Cơ quan an ninh điều tra đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Vũ Bình (56 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước theo điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là điều đã được dự báo từ trước với những gì mà Nguyễn Vũ Bình đã trả lời phỏng vấn trên RFA hay đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội có nội dung tuyên truyền chống phá nhà nước.



Vậy nhưng đáng tiếc thay, trên các trang mạng của một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí lại đăng tải các bài viết để đòi trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình. Điển hình trong số đó Đài Á Châu Tự Do (RFA) và tổ chức Văn bút Quốc tế (PEN International) mới đây đã cho rằng “Việc bắt giữ Nguyễn Vũ Bình theo Điều 117 là một ví dụ khác về việc Việt Nam nhắm mục tiêu không công bằng vào các nhà báo độc lập và đe d.ọa trắng trợn họ.

Vậy nhưng cũng giống như Nguyễn Chí Tuyến (sinh năm 1974, trú tại số 14, ngách 243/7, Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội) việc Nguyễn Vũ Bình bị bắ.t là điều dĩ nhiên khi y đã núp bóng dưới danh nghĩa là nhà báo, là blogger để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước.

Lẽ ra khi được Đảng, Nhà nước cho hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo khi được cho ra t.ù trước thời hạn về tội Gián điệp vào năm 2007, Nguyễn Vũ Bình sẽ biết “quay đầu về bờ”, biết hoàn lương để trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.

Vậy nhưng y lại “ngựa quen đường cũ” và bị Công an Hà Nội bắt về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước. Và có lẽ với những gì mà Nguyễn Vũ Bình đã làm thì có lẽ y sẽ phải chịu 1 bản án nghiêm minh trước pháp luật. Và việc cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình cũng chỉ là chiêu trò nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà thôi.

<Tống Giang>

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2024

 BẮT, KHỞI TỐ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI NGUYỄN CHÍ TUYẾN VÀ NGUYỄN VŨ BÌNH!
Như vậy, sau nhiều thông tin đồn đoán thì hôm nay, Công an TP Hà Nội đã chính thức thông báo ngày 29/2 cơ quan an ninh điều tra CATP Hà nội đã tiến hành bắt tạm giam đối với Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình nhằm điều tra về hành vi Chống phá Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.


Trong nhiều ngày qua, chưa cần đến CATP Hà Nội thông tin chính thức về 2 lệnh bắt trên thì các tổ chức nhân danh nhân quyền, các tổ chức phản động cùng báo đài nước ngoài đều đã đồng loạt lên tiếng. Và sự lên tiếng này chỉ càng khẳng định CATP Hà Nội đã bắt đúng người, đúng tội.
Nguyễn Chí Tuyến là cái tên rân chủ không quá xa lạ, đây là đối tượng có dấu hiệu tội phạm từ lâu, có nhiều hành động xuyên tạc, chống phá đất nước khiến dư luận rất bức xúc. Cụ thể, Nguyễn Chí Tuyến đã lập ra kênh Youtube riêng, ngày ngày khai thác thông tin tiêu cực, sai trái để kích động bất mãn, công kích, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, không giấu giếm ý đồ cổ súy hành động chống chế độ. Tuyễn còn khai thác lợi thế biết tiếng Anh để lập tài khoản Twitter kể lể, chuyển thể thông tin sai sự thật này đến với các nhân viên ngoại giao, nhà báo, tổ chức nhân quyền nước ngoài. Đó mới là những biểu hiện công khai, ai cũng thấy được.
Trong khi đó, Nguyễn Vũ Bình là con người được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, Bình sớm đã tham gia các hoạt động chống đối, đòi thành lập Đảng Tự do - Dân chủ, thậm chí thu thập, chuyển giao tài liệu ra nước ngoài. Do đó, năm 2003, Nguyễn Vũ Bình đã bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội làm gián điệp. Năm 2007, Bình được đặc xá ra tù nhưng từ đó đến nay, Bình lại ngựa quen đường cũ, có nhiều hoạt động xuyên tạc, chống phá.
Vì vậy, việc CATP Hà Nội tiến hành bắt giam đối với 02 đối tượng trên là điều rất dễ hiểu. Thậm chí, CATP Hà Nội còn được đánh giá là khá nhân văn với các đối tượng khi đã để 02 đối tượng này ăn một cái tết trọn vẹn với gia đình trước khi nhập trại để trả giá cho những hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2024

 BỨC ẢNH ĐỊNH MỆNH KHI TẤT CẢ ĐỀU… VÀO TÙ
Cách đây 8 năm, 3 thanh niên “dân chủ” gồm Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng phi hồ), Phan Văn Bách và Nguyễn Chí Tuyến (tức Tuyến râu) đã chụp bức ảnh kỷ niệm. Không ngờ, sau 8 năm, số phận 3 dân chủ này như gắn với nhau, không chỉ ngoài đời, mà còn cả ở trong tù.


Đối với Nguyễn Viết Dũng, ngày 29/9/2017, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Viết Dũng về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự, nước CHXHCN Việt Nam để điều tra theo quy định của pháp luật.

Tiếp sau Dũng, tới ngày 19/1/2024, Phan Văn Bách bị Công an thành phố Hà Nội khởi tố, bắt giữ để điều tra về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 117 Bộ Luật hình sự 2015.

Và cách đây mấy ngày, giới dân chủ liên tục kháo nhau về việc Nguyễn Chí Tuyến bị Công an Hà Nội bắt giữ vì hành vi tương tự với Phan Văn Bách.

3 cuộc đời, 1 bức ảnh, 1 con đường chống phá đất nước và chung 1 kết cục giống nhau: Vào tù ra tội.

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2024

 CẦN TƯ DUY RÕ RÀNG GIỮA CẤM UỐNG R.Ư.Ợ.U, B.I.A KHI THAM GIA GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT R.Ư.Ợ.U, B.I.A
Theo tôi, quyết định cấm uống r.ư.ợ.u b.i.a khi tham gia giao thông là một biện pháp cần thiết và hợp lý và nhận được đông đảo sự đồng tình, ủng hộ. Chúng ta không phủ nhận những vụ việc t.a.i n.ạ.n g.i.a.o thông thảm khốc xảy ra do người lái xe say r.ư.ợ.u, và những hậu quả đau lòng mà chúng mang lại cho gia đình và xã hội. Vậy tại sao nhiều người phản đối quyết định trên?


Cấm uống r.ự.ợ.u, b.i.a có sai không? Tại sao cấm uống mà không cấm sản xuất,??? Xin thưa! Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau. R.ư.ợ.u b.i.a cấm khi tham gia giao thông?? Đâu có phải cấm mọi người sử dụng? Nghĩa là đã sử dụng thì del lái xe là được. Sản xuất r.ự.ợ.u, b.i.a thì xuất khẩu, hoặc dùng trong giới hạn an toàn, đơn giản vậy thôi.
Việc thúc đẩy sản xuất r.ư.ợ.u b.i.a là một phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia, nhưng việc cấm người uống khi tham gia giao thông là hoàn toàn hợp lý, vả lại, nếu sợ không tiêu thụ được r.ư.ợ.u, b.i.a thì thưa là không thể đặt tính mạng và an toàn của hàng triệu người lên cân đối với lợi ích kinh tế. Tôi tin rằng việc cấm uống rượu bia khi lái xe không chỉ là để bảo vệ bản thân, mà còn là để bảo vệ mọi người trên đường.
Trên tinh thần tuân thủ pháp luật, tôi mong muốn mọi người đều nhận thức được nguy hiểm của việc lái xe khi say rư.ợu và chấp hành nghiêm ngặt quy định này. Chỉ cần ý thức, trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của mình, chúng ta có thể hạn chế được nhiều thảm họa không đáng có trên đường.
<Niềm Tin>

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2024

 Đối tượng bịa đặt, chống phá Nhà nước lĩnh án
Ngày 7/2, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt bị cáo Danh Minh Quang (SN 1987, ngụ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) 3 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.


Theo cáo trạng của Viện KSND cùng cấp, qua thực hiện nhiệm vụ, cơ quan chức năng phát hiện Quang có hành vi sử dụng tài khoản Facebook cá nhân tên “Minh Quang” để đăng tải, chia sẻ, phát trực tiếp những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng nên chuyển nguồn tin về tội phạm đến cơ quan ANĐT Công an tỉnh Sóc Trăng tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Năm 2018, Quang là lái xe của một công ty tư nhân, có đăng ký tài khoản Facebook để kết bạn, theo dõi thông tin, đăng tải, chia sẻ, phát trực tiếp video. Thời điểm kiểm tra của cơ quan chức năng vào ngày 4/8/2023, tài khoản Facebook của Danh Minh Quang có 3.561 bạn bè, chia sẻ.
Từ năm 2021 đến tháng 7/2023, Quang sử dụng Facebook để viết, đăng tải, chia sẻ công khai 51 bài viết, hình ảnh với nội dung có tính chất tiêu cực, tuyên truyền xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây ảnh hưởng xấu đến ANTT, an toàn xã hội tại địa phương.
Cơ quan tố tụng xác định, Quang là người có đầy đủ năng lực hành vi, nhận thức được hành vi đăng tải, chia sẻ các hình ảnh cắt ghép, bài viết, bình luận có nội dung xuyên tạc không đúng sự thật để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức nhà nước đưa lên mạng xã hội là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Hành vi đó không những ảnh hưởng xấu đến uy tín cán bộ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Vì vậy, HĐXX tuyên phạt Quang mức án 3 năm 6 tháng tù về hành vi phạm tội của mình.
Trước đó, ngày 31/7/2023, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Sóc Trăng khởi tố, bắt tạm giam Quang về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Theo cơ quan chức năng, Quang đã đăng tải, chia sẻ trên trang Facebook cá nhân nhiều hình ảnh, bài viết và phát trực tiếp nhiều video có nội dung sai sự thật về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chính sách an sinh xã hội tại địa phương. Quang bịa đặt, vu khống, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của chính quyền địa phương; ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ, tư tưởng, nhận thức của một bộ phận nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và ANTT ở địa phương.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

 CHÊNH VÊNH GIỮA DÒNG ĐỜI... LẠI CÒN ĐÒI VƯỢT BIÊN
Mấy hôm trước Huỳnh Ngọc Chênh vừa đăng tin để tránh các BOT từ Bắc vào Nam thì khi đến Nghệ An phải rẽ qua Lào xuống Campuchia rồi mới vào thành phố Hồ Chí Minh. Quả nhiên Huỳnh Ngọc Chênh dự liệu như thần, linh tính của y còn biết trước cả việc ngày Y sẽ không thể rời khỏi Việt Nam. Và thế là vừa rồi Huỳnh Ngọc Chênh có quyết định cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.


Có lẽ rằng rất nhiều người thắc mắc tại sao Huỳnh Ngọc Chênh lại bị cấm xuất cảnh?? Tuy nhiên nếu nhìn vào quá khứ của chênh thì có lẽ sẽ có nhiều giả thuyết đặt ra. Y từng có một thời gian công tác tại báo Thanh Niên, và việc làm của y cũng chẳng mấy trong sáng, bản thân đã vướng vào nhiều sai phạm trong việc cung cấp và đưa các thông tin không chính xác nên không gian mạng... bản thân y còn liên kết với số đối tượng phản động để chống nhà nước Việt Nam.

Tuổi gần đất xa trời rồi đáng ra có cơ hội được đi đây đi đó, nhưng đến nay Huỳnh Ngọc Chênh lại phải chấp nhận nhiều trái đắng do hành vi sai trái của mình. Âu cũng là do cái miệng làm khổ cái thân.

<Niềm Tin>

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2024

 CÁI KẾT CHO KẺ ĐỐT QUỐC KỲ!
Ngày 17-1, Cơ quan CSĐT Công an TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Phạm Công Hùng Nhân về tội "Xúc phạm Quốc kỳ" .



Theo công an TP Bà Rịa, qua công tác nắm tình hình, đơn vị phát hiện tài khoản Facebook tên "Hung Van Pham Cong" thường xuyên đăng tải bài viết, hình ảnh, video có nội dung xúc phạm Quốc kỳ; phỉ báng, bôi nhọ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ lãnh đạo Đảng, nhà nước.
Ngày 10-12-2023, tài khoản này đăng tải 1 video clip có thời lượng 3 phút 57 giây ghi lại việc đốt Quốc kỳ Việt Nam.
Qua làm việc, Phạm Công Hùng Nhân thừa nhận tối 9-12-2023 nấu cơm tại một khu vực trên đường Nguyễn Tất Thành, phường Phước Nguyên, TP Bà Rịa, là nơi Nhân đang sinh sống tạm thời.
Lúc này Nhân đem lá cờ Việt Nam lấy trộm từ nhà người khác để đốt. Nhân dùng điện thoại của mình quay video và lưu giữ trong điện thoại.
Đến ngày 10-12-2023, Nhân sử dụng điện thoại của mình đăng tải video clip "đốt lá cờ Việt Nam" lên tài khoản Facebook "Hung Van Pham Cong".
Theo điều tra, Nhân tuy có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng không có nơi ở ổn định, thường xuyên lang thang, nhặt phế liệu bán kiếm sống.
Phạm Công Hùng Nhân thường xuyên đăng tải bài viết, hình ảnh, video xúc phạm, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

 HÀ NỘI - CẢNH GIÁC VỚI THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
Thời gian qua, tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước, số lượng người sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng và chủ yếu là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Đáng lo ngại hơn khi một số loại thuốc lá điện tử có những chất kích thích có hại cho sức khoẻ, thậm chí là chứa m.a t.uý bán trôi nổi trên các mạng xã hội như vụ việc được Công an Hà Nội thông tin vừa qua.


Theo đó, ngày 08/01/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tạm giữ đối với Nguyễn Văn Hiếu (SN 1987, trú tại phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Trước đó, vào tối muộn ngày 25/12/2023, lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện Nguyễn Văn Hiếu chứa 30 cái "Pob Chill" (thuốc lá điện tử). Kết quả giám định số tang vật bị thu giữ là thuốc lá điện tử đều có ma. t.úy loại ADB – BUTINACA.
Trước thực trạng về vấn đề sử dụng các loại thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, thậm chí có chứa m.a t.uý và phần lớn được mua bán trên các trang mạng xã hội như hiện nay rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành để xử lý nghiêm minh với hành vi mua bán, sử dụng trái phép thuốc lá điện tử chất m.a t.uý. Đặc biệt là vấn đề mua bán các loại thuốc lá này lại được diễn ra công khai trên nhiều nhóm, diễn đàn mạng xã hội.
Đồng thời, các trường học, gia đình cũng cần vào cuộc để tuyên truyền, vận động con em không sử dụng các loại thuốc lá điện tử có các chất kích thích có hại cho sức khoẻ, đặc biệt là có chứa chất m.a t.uý. Trường hợp có những vi phạm cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh theo pháp luật để răn đe và làm gương cho những trường hợp khác, đặc biệt là trong bối cảnh dịp Tết Nguyên đán đang đến gần.
<Tống Giang>

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2024

 Phớt lờ sự thật
Lâu nay, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và các tổ chức phi chính phủ như Phóng viên không biên giới - RSF, Tổ chức Theo dõi nhân quyền - HRW hoặc Tổ chức Ân xá quốc tế - AL…, đã và đang vào hùa với một số tổ chức, cá nhân phản động, cơ hội chính trị để tìm cách xuyên tạc, bịa đặt và vu khống về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam. Trên trang facebook của Đài RFI và VOA ngày 3-5-2023 cho biết, RSF vừa công bố cái gọi là báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2023”. Trong bảng xếp hạng này, RSF tự cho mình cái quyền đánh giá về tình hình hoạt động báo chí ở các quốc gia có chủ quyền. Cụ thể, RSF đã xếp 3 nước đứng cuối bảng đều ở châu Á, trong đó xếp Việt Nam ở hạng 178. Tuy nhiên, lập luận của RSF có sự đánh tráo khái niệm giữa tự do báo chí với báo chí tự do.



Đánh tráo bản chất
Mọi người đều hiểu tự do là quyền cơ bản của con người, nhưng cùng với đó là nhận thức và phương thức hành xử phù hợp với cộng đồng quốc tế, quốc gia, dân tộc, để tôn trọng quyền tự do của người khác và tuân thủ pháp luật. Điều 29 trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc đã nêu rõ: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội”. Tuy lấy Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền làm cơ sở để hành động, nhưng từ khi ra đời đến nay, RSF lại “hát theo người cho bánh mì” bằng những việc xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ thực tế ở các quốc gia có chủ quyền nhưng không phải là đồng minh của phương Tây.
Điều này vô cùng dễ hiểu vì RSF sống được là hoàn toàn dựa vào nguồn hỗ trợ kinh phí của một số chính giới phương Tây. Vì vậy, trong các bảng xếp hạng tự do báo chí hằng năm, RSF thường tuân theo sự sắp đặt một cách có chủ ý từ các quốc gia tài trợ cho tổ chức này tồn tại. Đây là nguyên nhân dẫn đến những thông tin được tổ chức này sử dụng để đánh giá mức độ tự do báo chí của những quốc gia mà phương Tây không có thiện chí đều thiếu khách quan, vì không có hoạt động khảo sát, kiểm chứng thực chất…, mà đó là những đánh giá vô căn cứ hoặc được suy diễn, phóng đại, chụp mũ. Cụ thể, đối với Việt Nam, RSF không sử dụng thông tin chính thống từ chính phủ để đưa ra đánh giá mà dựa vào những thông tin do một số tổ chức phản động, thù địch và cá nhân cơ hội chính trị, thậm chí là tội phạm cung cấp. Do đó, mọi nhận định của RSF về tự do báo chí ở Việt Nam đều dựa vào những thông tin xuyên tạc, bịa đặt.
Trước việc làm sai trái của RSF, Việt Nam đã nhiều lần kịch liệt phản đối quan điểm cũng như cách tiếp cận phi thực tế của tổ chức này về tự do báo chí ở Việt Nam. Tuy nhiên, với bản chất của một con rối sống bằng nghề “cố đấm ăn xôi”, RSF đã xếp Việt Nam trong nhóm các quốc gia đứng gần cuối “Bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thường niên” năm 2023. Sau khi thông tin vô căn cứ được RSF phát tán, thì ngay lập tức các tổ chức “ăn theo nói leo” BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân phản động lao vào quy kết, vu khống rằng ở Việt Nam không có tự do báo chí. Chưa hết, chúng còn bịa đặt, xuyên tạc rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam quản lý báo chí theo chế độ “đăng ký”, “bị kiểm duyệt”, “hà khắc”... Mục đích của thủ đoạn này nhằm thực hiện âm mưu kích động các phần tử xấu đòi thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chính sách cho phép báo chí tư nhân hoạt động…
Sự thật về tự do báo chí tại Việt Nam
Thực tế từ khi thành lập nước đến nay, Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, luôn tuân thủ Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”. Bằng chứng là trong Hiến pháp hiện hành có quy định rõ tại Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Và cụ thể hóa quy định nêu trên của Hiến pháp, tại khoản 1 Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Bên cạnh đó, Luật Báo chí cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí.
Theo đó, báo chí ở Việt Nam có chức năng là diễn đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, để nhân dân trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình, thông qua đó báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội, đề xuất những ý kiến đối với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, báo chí ở Việt Nam có nhiệm vụ định hướng dư luận trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có trách nhiệm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội. Chính những quy định này đã thể hiện rõ về quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Nhà nước ta bảo đảm, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và thông lệ quốc tế. Như vậy, ở Việt Nam mọi công dân không chỉ có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà còn có quyền tự do tiếp cận thông tin. Và chính điều này đã khẳng định ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tiếp cận thông tin là những quyền cơ bản của mọi công dân và được Nhà nước bảo hộ.
Chính vì thế, các cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo ở Việt Nam liên tục tăng theo yêu cầu phát triển của đất nước. Tính đến nay, cả nước có 127 cơ quan báo in, 670 cơ quan tạp chí, 72 đài phát thanh - truyền hình, 77 kênh phát thanh cùng 194 kênh truyền hình trong nước và 57 kênh truyền hình nước ngoài. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí hiện có khoảng 41.000 người. Bên cạnh đó, hiện có gần 40 hãng truyền thông quốc tế có mặt tại Việt Nam, trong đó có nhiều hãng lớn như CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc)... Và điều đáng ghi nhận là các cơ quan truyền thông quốc tế như CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… đều đến được với công chúng Việt Nam dễ dàng, thuận tiện mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào. Các nhà báo quốc tế được Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp…
Chưa hết, Việt Nam hiện là 1 trong 20 quốc gia có số người sử dụng internet cao nhất thế giới, với 72,1 triệu người, đạt 73,2% dân số. Thông qua các trang mạng xã hội Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram..., người dân Việt Nam có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống xã hội. Như vậy, từ những cơ sở pháp lý đã phân tích và thực tiễn đã khẳng định quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm. Điều này đã minh chứng, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, sai trái của RSF cũng như các thế lực thù địch về bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2024

 Một năm thất bát toàn diện của anh em dân chủ.
2023 tiếp tục là một lao dốc sâu hơn, triệt để hơn của cái gọi là "phong trào dân chủ".


Không có chiến dịch nào để "thổi" bong bóng!

Không có hoạt động nào "ghi" dấu ấn!

Phong trào đi xuống, người thì vào tù ra tội, còn mấy kẻ lanh lợi hơn thì chuyển từ bán nước sang bán hàng online.

Thế nên dân mạng mới chế nhạo: "Một năm đìu hiu thế nên chọn người đại diện năm để trao giải thưởng nhân quyền cũng khó. Cuối cùng, Việt Tân tìm mãi được anh xe ôm kiêm “nhà bất đồng chính kiến” Trương Văn Dũng (hay còn gọi là Trương Dũng), người đang thụ án sáu năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” được chọn trao giải thưởng Lê Đình Lượng 2023.

Một kết quả khá bất ngờ vì xét về độ minh mẫn hay mức độ thu hút thì Trương Dũng không cửa nào sánh với Phạm Đoan Trang hay Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thậm chí là Trịnh Bá Phương.

Nhưng biết làm sao được. Thôi thì “không có ch.ó thì bắt mèo ăn ” vậy".

Dự rằng, tình hình đi đát thế này còn dài dài khi "thực lực" không còn, tài chính cũng hẻo

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

 Ghi hình Cảnh sát giao thông đăng lên mạng xã hội: Thế giới ảo gây hệ luỵ thật
Trước sự bùng nổ và tác động mạnh mẽ của mạng xã hội và các nền tảng giải trí, ai cũng có thể dễ dàng nổi tiếng. Có lẽ vì “hào quang” ảo đó, nhiều người đã làm những video phản cảm, dân chủ quá trớn, thậm chí làm các clip trêu ghẹo Cảnh sát giao thông (CSGT) đang làm nhiệm vụ để câu view hoặc quay CSGT đang làm nhiệm vụ để tạo áp lực... Họ đâu biết rằng trong thế giới ảo ấy lại gây ra những hệ lụy thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho đời sống xã hội.



“Trào lưu” quay clip CSGT làm nhiệm vụ
Một nữ Tiktoker gần đây đã tạo sự chú ý và tranh cãi khi liên tục quay clip có hành động gây rối, trêu ghẹo lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ. Người phụ nữ này có hành động lẽo đẽo đi theo, áp sát các chiến sĩ CSGT, liên tục nói câu “em yêu anh” và gọi tên các đồng chí cảnh sát, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ.
Đáng nói hành vi của người phụ nữ này diễn ra trong nhiều ngày, nhắm vào nhiều CSGT tại nhiều chốt trên địa bàn Hà Nội. Các clip gây rối, trêu ghẹo CSGT sau đó đã được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok… thu hút đông đảo lượt tương tác mỗi ngày. Dưới các clip được đăng tải, một bộ phận cộng đồng mạng cho rằng hành vi của người phụ nữ là quá trớn, gây ảnh hưởng đến lực lượng chức năng, làm phiền người khác, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Phản ứng về các clip này, một người dùng mạng xã hội có nick Lê Hòa Đồng bày tỏ quan điểm: “Đang giờ làm việc của các đồng chí CSGT, đừng để ảnh hưởng đến công việc của họ, đừng để họ phải bị khiển trách. Cơ quan chức năng cần phải có biện pháp ngăn chặn hành vi lố lăng này, không thể để tiếp diễn”. Trong khi đó chị Nguyễn Thu Phương, nhân viên ngân hàng (Ba Đình, Hà Nội) bức xúc: “Tôi không hiểu nổi những clip như thế này hay ở chỗ nào? Một sự lố lăng, cợt nhả… vô duyên”.
Mặc dù vậy, phía dưới mỗi clip vẫn có nhiều các ý kiến bình luận coi đây là một trò đùa có "tính giải trí" cao, số lượng người thả biểu tượng tim, like hay mặt cười chiếm đa số. Tài khoản Lưu Thị Huyền91 bình luận: "A Tuấn khó thế, a Nam, a Quang vừa tử tế, vừa tinh tế". Tài khoản Linh Hà thì viết: "Lại phải cho thêm a Nam vào danh sách những a thân thiện, dịu dàng"… Dù không trực tiếp nhưng những tương tác này như một sự cổ vũ, khuyến khích gián tiếp khiến nữ Tiktoker tiếp tục thực hiện hành vi của mình.
Rõ ràng hành động của người phụ nữ này là không thể chấp nhận được, CSGT là lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ nhằm giảm thiểu các vi phạm có thể gây mất an toàn giao thông.
Trước hành động quá trớn này, Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết, qua xác minh ban đầu, người phụ nữ có dấu hiệu bị ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý. Nguyên nhân là chị này từng trải qua một vụ tai nạn giao thông. Trước tình trạng trên, cán bộ CSGT đã nhắc nhở và cương quyết yêu cầu người phụ nữ dừng ngay hành động này. Đồng thời, Đội CSGT số 1 đã yêu cầu chị viết cam kết không tái phạm hành vi này.
Dư luận không chỉ bức xúc với những clip “làm trò, cợt nhả quá trớn” mà thời gian gần đây còn bức xúc với các video của một người hoặc nhóm chuyên đi quay các chốt CSGT và Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đang làm nhiệm vụ. Các đối tượng này lợi dụng việc “giám sát” để tạo áp lực, thậm chí uy hiếp, can thiệp đến lực lượng làm nhiệm vụ. Hành động của những người này rất nhạy cảm, họ đứng ở lằn ranh giới mong manh giữa “giám sát” lực lượng thực thi công vụ và vi phạm pháp luật.
Nổi nhất trong số này chính là TikToker “Tuấn Phò Mã 36”, người thường xuyên có những clip đối phó với CSGT, CSCĐ trong quá trình làm nhiệm vụ. Trong các video đăng tải của mình, TikToker này thường xuyên hướng dẫn các tài xế lái xe an toàn trên các cung đường, đồng thời chia sẻ các tình huống tranh luận với lực lượng CSGT, CSCĐ trong quá trình làm nhiệm vụ và xử lý vi phạm. Đáng nói, kênh TikTok của “Tuấn Phò Mã 36” hiện nay có gần 190.000 lượt theo dõi và hàng triệu lượt thích. Trong khi đó kênh YouTube “Tuấn Phò Mã 36” cũng có gần 10.000 lượt đăng ký và mỗi video đăng lên cũng thu hút hàng chục nghìn lượt xem và có nhiều clip được cho là "gây nhiễu" khi can thiệp cả việc xử lý vi phạm của CSGT.
Ranh giới mong manh giữa giám sát và vi phạm
Liên quan đến việc quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT, CSCĐ khi thi hành công vụ có nhiều ý kiến tranh luận. Có ý kiến cho rằng, người dân có quyền giám sát lực lượng CSGT, CSCĐ nên việc ghi âm, ghi hình rồi phát trực tiếp lên mạng xã hội là bình thường, là quyền của người dân. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều ý kiến không đồng tình, vì người dân có quyền giám sát nhưng không được lạm dụng quyền này để cản trở hoạt động nghiệp vụ, xâm phạm các quyền về hình ảnh cá nhân.
Một vụ việc xảy ra vào tối ngày 12/2/2023, tổ công tác Y11/141 thực hiện lập chốt tại nút giao Lê Trọng Tấn – Khu đô thị Park City (Hà Đông). Một phần đường Lê Trọng Tấn (hướng từ Hoài Đức đi Hà Đông) được lực lượng chức năng ngăn lại để kiểm tra nồng độ cồn với tài xế. Đến 20h35 phút cùng ngày, tổ công tác yêu cầu dừng ô tô mang BKS 30H- 484.XX do tài xế V.Đ.N. (SN 1995), trú tại Phú Thọ, điều khiển để kiểm tra. Tuy nhiên, tài xế này không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn, mà yêu cầu tổ Cảnh sát 141 cho kiểm tra chuyên đề, kế hoạch công tác.
Trung tá Nguyễn Đức Huấn, tổ trưởng Tổ công tác Y11/141 giải thích cho tài xế V.Đ.N. biết về việc, người vi phạm không được phép kiểm tra chuyên đề của tổ Cảnh sát 141 vì đây là kế hoạch mật do Công an Hà Nội ban hành. Nhưng tài xế N. tiếp tục yêu cầu phải cho xem kế hoạch. Tài xế liên tục dùng điện thoại quay clip và phát trực tiếp sự việc lên mạng xã hội (MXH), kêu gọi những người khác đến chốt kiểm tra để giúp sức. Sự việc kéo dài đến 23h30 phút cùng ngày, tuy tài xế không chịu hợp tác nhưng lực lượng Cảnh sát 141 vẫn kiên quyết lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn.
Chưa kể, một số kẻ xấu lợi dụng quyền này với mục đích gây rối trật tự xã hội, phá hoại, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thi hành công vụ. Nói về vấn đề này, Thiếu tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho rằng, việc công dân quay phim, chụp ảnh để giám sát lực lượng chức năng làm nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật là bình thường. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đòi quay video muốn sử dụng nền tảng MXH để câu like, câu view, các lực lượng chức năng có nhiệm vụ giải thích các thông tư, nghị định cũng như chỉ cho họ các trang công khai kế hoạch…
“Được giải thích, nhưng họ vẫn cố tình không chấp hành, cán bộ làm nhiệm vụ sẽ lập biên bản và lấy nhân chứng là người xung quanh, dùng thiết bị nghiệp vụ quay lại các hành vi vi phạm để làm cơ sở xử lý sau này…” - Thiếu tá Chiến nhấn mạnh.
Tháng 4/2019, Công an TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) thực hiện lệnh khám xét nhà khẩn cấp và bắt tạm giam đối với Trần Đình Sang (SN 1980), trú tại tổ 40, phường Minh Tân, TP Yên Bái, để làm rõ hành vi “Chống người thi hành công vụ”. Ngày 18/9/2019, TAND TP Yên Bái đã tổ chức xét xử sơ thẩm với bị cáo Trần Đình Sang. Căn cứ vào hồ sơ vụ án, tính chất, mức độ vi phạm pháp luật của bị cáo, các tình tiết giảm nhẹ và quy định tại Khoản 1, Điều 330 của Bộ luật Hình sự về tội chống người thi hành công vụ, HĐXX tuyên phạt Trần Đình Sang 2 năm tù giam.
Nhắc đến Trần Đình Sang, cư dân mạng đã trở nên quen thuộc với trang MXH Facebook “Trần Đình Sang và những người bạn” với 99.101 lượt người thích và 173.418 người theo dõi. Đây là một người chuyên đăng tải những hình ảnh, video clip để gây rối và hạ uy tín của lực lượng Công an trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám Đốc, Công ty Luật TNHH TGS (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, luật pháp hiện hành không cấm người dân quay phim, chụp ảnh, giám sát lực lượng CSGT đang thực hiện nhiệm vụ. Người dân được quyền làm những gì pháp luật không cấm. Từ ngày 15/1/2020, người dân có quyền giám sát lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình.
Việc ghi hình được quy định trong Thông tư 67/2019/TT-BCA, cụ thể người dân có quyền giám sát bằng thiết bị ghi âm, ghi hình nhưng phải bảo đảm các điều kiện: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tuân thủ các quy định pháp luật khác.
Đặc biệt, trước khi thực hiện quyền giám sát thì chính người dân cần thực hiện nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật. Qua đó tránh hành vi chống đối, thậm chí dẫn đến vi phạm pháp luật và bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

 XÚI NGƯỜI TA VÀO CHỖ CHẾT RỒI LẠI CÒN VỜ THƯƠNG CẢM...!
"Tù nhân lương tâm" một định nghĩa theo kiểu biên chế, ấn định do mấy tay chống Cộng dựng nên để bôi tro, trát trấu vào chế độ. Nhưng không, không có cái gọi là "tù nhân lương tâm" đó chỉ là việc đánh tráo bản chất để mị người dân. Đã là Tù thì chỉ có vi phạm pháp luật, và đã đi bóc lịch thì ắt hẳn vi phạm pháp luật cấm có sai tí nào???



Tù mà còn đòi cơm thịt, chăn ấm, nệm êm ư? Thế lại chả nhiều người bỏ mà đi theo ah? Lại còn miền bắc trời trở rét nên anh em thương cảm ấy nữa chứ, bà láp, bà trợn quá... Bùi Hiếu Võ, Đoàn Khánh Vinh Quang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Văn Túc, Huỳnh Trương Ca, Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Anh, Trần Thị Xuân... toàn là cái tên bị mấy đối tượng ngồi mát ăn bát vàng nó xúi dục, đẩy vào chỗ chết, thế mà còn không nhận ra cái ngu của mình.

Thế nên, tù nhân lương tâm" không chỉ là xuyên tạc mà còn là sự lợi dụng dân chủ để che đậy các hành vi đột phá pháp luật. Việc này không chỉ là một âm mưu nguy hiểm, mà còn ngăn chặn nỗ lực xây dựng và bảo vệ quốc gia. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tôn trọng nội bộ của mỗi quốc gia, tránh lạm dụng thông tin và hãy hiểu rõ hơn về thực tế tại Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà còn là một cuộc chiến chống lại sự xuyên tạc và thao túng thông tin trên thế giới.

Sự xuyên tạc về "tù nhân lương tâm" không chỉ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia mà còn làm mất lòng tin của dư luận quốc tế. Chúng ta cần cùng nhau đối mặt với thách thức này, bảo vệ hình ảnh của Việt Nam và đồng thời giữ vững quyền tự chủ và phát triển của mỗi quốc gia.

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

 KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG ĐỐI VỚI ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG
Sau kỳ họp lần thứ 34 diễn ra từ ngày 18/12 đến ngày 20/12/2023, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã ra Thông cáo báo chí về kết luận nội dung kỳ họp này, trong đó có việc thi hành kỷ luật đối với ông Lưu Bình Nhưỡng - nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng.



Thông cáo báo chí nêu: "UBKT Trung ương nhận thấy: Đồng chí Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi; vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.

Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Lưu Bình Nhưỡng" (hết trích).

Cứ nghĩ rằng ảnh chỉ là bị người ta lợi dụng mà vô tình phạm pháp, chứ đến mức bị kết luận là "suy thoái đạo đức, lối sống" và "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi thì tính chủ động và chủ đích phải rõ ràng lắm. Lại còn vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước nữa thì... hết thuốc. Phen này chắc anh đi hơi lâu, lịch bóc cũng mỏi tay phết đấy!

Hoá ra anh Nhưỡng không chỉ lỗi mỗi chuyện làm toán mà còn sống rất lỗi nữa, lỗi đến tệ hại. Hoá ra tất cả những lời nói và việc làm có vẻ như "vì dân" của anh chỉ là để tạo cho mình cái bình phong đặng che đậy đi cái nhân cách thối tha bẩn thỉu. Hoá ra bấy nay dân xứ này bị anh dắt mũi lừa mị cả. Hoá ra... xưa nay Cụ bảo rằng anh không có trình độ và cái bằng Tiến sĩ của anh là không có giá trị gì là Cụ sai thật. Không có trình độ làm sao nghĩ ra thủ đoạn ấy để mà che mắt thiên hạ những thứ tày đình như vậy, có phỏng?

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2023

 TẠI SAO DƯ LUẬN BÀY TỎ SỰ ĐỒNG CẢM, ỦNG HỘ HÀNH ĐỘNG CỦA CÁN BỘ CẢNH SÁT GIAO THÔNG DÙNG CHÂN ĐẠP NGƯỜI ĐI XE MÁY ???
Trên các trang báo điện tử đã chia sẻ thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM (PC08) về vụ việc chiến sĩ Cảnh sát giao thôngdùng chân đạp người đi xe máy ngã xuống đường xảy ra trên đường 3/2, quận 10 thuộc địa bàn đảm trách của Đội Cảnh sát giao thông Bàn Cờ. Hiện tại, cán bộ cảnh sát này đang được tạm đình chỉ để làm rõ thêm sự việc.


Một số người thiếu thiện chí với lực lượng Cảnh sát giao thông cho rằng đó là hình ảnh không đẹp và có thể gây tai nạn cho người khác. Tuy nhiên, đại đa số cộng đồng mạng đều tán dương hành động trách nhiệm của cán bộ công an khi quyết liệt ngăn chặn, xử lý những sai phạm.
Nhiều người còn cho rằng, pháp luật Việt Nam quá nhân văn, cho nên người thực thi pháp luật cũng nhân văn theo xu hướng tích cực. Chính vì vậy, không ít đối tượng nhờn mặt, thách thức quy định của pháp luật vì mức xử lý chưa đủ sức răn đe. Họ còn so sánh với các nước văn minh như Mỹ và phương Tây, cho rằng nếu như ở các xứ sở này thì người vi phạm chắc có khi ăn kẹo “cao su” của cảnh sát rồi.
Nếu ai đã từng sống ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì mới thấy bức xúc với những thành phần “ngồi xổm trên pháp luật”, coi thường tính mạng của người khác của mấy thanh niên như trong clip. Họ tham gia giao thông như thể con đường đó là của chính mình nên bất chấp sự lên án của xã hội và khi bị lực lượng chức năng xử lý thì tìm cách bỏ chạy.
Những hành vi đó không chỉ gây nguy hiểm cho những người xung quanh mà ngay cả bản thân họ cũng có thể gặp tai nạn nếu như lực lượng chức năng có biện pháp mạnh. Đây cũng là lý do mà tại sao dư luận xã hội lại đồng tình với hành động đầy trách nhiệm của người cán bộ công an giao thông trên, thậm chí họ còn chúc đồng chí ấy sớm đi làm và sẽ tiếp tục thể hiện trách nhiệm với công việc, đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người dân trên đường phố.
<Duy Quý>