Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

ĐỀ THI MÔN VĂN - KHÔNG KHÓ NHƯNG ĐÒI HỎI THÍ SINH KIẾN THỨC VỀ CUỘC SỐNG
Hơn 900.000 thí sinh vừa hoàn thành bài thi môn văn kỳ thi THPT quốc gia 2018. Đề văn gồm 4 câu, trong đó có câu hỏi về tiềm lực kinh tế Việt Nam.


Đề chính thức (120 phút):

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích:

Hãy thức dậy đất đai!
Cho áo em tôi không còn vá vai
Cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn.
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu bắu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông, bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giầu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy làm chi những lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên…

Tp. Hồ Chí Minh – 1982
(Trích "Đánh thức tiềm lực", "Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em",
Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.289 – 290)

Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đấ nước?

Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.

Câu 4. Theo anh/chị, quan điểm của tác giả tỏng hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)1. Từ đó, anh/ chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)2 để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả...

Chia sẻ với nhóm phóng viên, nhiều thí sinh cho rằng, đề văn năm nay không khó để đạt điểm trung bình trở lên, tuy nhiên muốn được điểm cao, đòi hỏi thí sinh cần nhiều kiến thức về cuộc sống.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

AI? KẺ NÀO CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG VỤ BIỂU TÌNH TẠI BÌNH THUẬN
Với những HẬU QUẢ MỘT ĐÊM BẠO ĐỘNG Ở BÌNH THUẬN người ta sẽ đặt câu hỏi rằng: Ai? Kẻ nào chịu trách nhiệm? 

1- Ủy ban pháp luật của Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư:

Bộ Kế hoạch Đầu tư là đơn vị được giao chắp bút soạn thảo dự luật về đặc khu kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, Bộ này đã không tham khảo các văn bản có liên quan đến thời hạn cho thuê đất đã được quy định trong Luật Đất đai và Luật Tài nguyên; cũng không tham khảo ý kiến của Bộ Tài nguyên môi trường, dẫn đến đề xuất thời hạn thuê đất tới 99 năm là dài so với nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, đây chỉ là cái cớ để những kẻ phản động kích động người dân làm bậy. Thực ra, Quốc hội vẫn còn đang thảo luận và đến đêm 9-6-2018, trong Bản tin thời sự cuối ngày, trên các kênh VTV1, VTC1, TTXVN, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Nhân dân… đã có thông báo rằng việc xem xét dự luật này sẽ được lùi lại đến kỳ họp thứ 6 khóa XIV diễn ra vào tháng 10 nhưng những kẻ “đạo diễn” cuộc bạo loạn này vẫn cố tình “châm lửa”.

2- Địch bên ngoài:

Có nhiều thế lực mặc dù cần Việt Nam ở một mức độ nhất định nhưng hoàn toàn không muốn Việt Nam lớn mạnh để “dễ bề sai bảo”, để “dùng Việt Nam làm bàn đạp chống lại một nước thứ ba”. Không khó để chỉ ra kẻ viết kịch bản cho những vụ bạo loạn như vậy là CIA mà trực tiếp là Phân cục CIA Đông Nam Á đặt tại Bangkok (Thái Lan).

Từ sau ngày “Mỹ cút” (29-3-1973), “ngụy nhào” (30-4-1975), Mỹ liên kết với Trung Quốc và các nước phương Tây trong khối NATO tổ chức “bao vây, cấm vận dài hạn” Việt Nam, thực hiện cuộc “Chiến tranh phá hoại nhiều mặt” với mục đích cuối cùng là “hạ cờ đỏ, dựng cờ vàng”. Nhưng bất chấp việc Liên Xô tan rã và khối XHCN Đông Âu sụp đổ, Việt Nam vẫn đứng vững. Từ năm 1991, CIA vẫn không hề từ bỏ mục đích chiến lược chống phá Việt Nam. Chỉ có sách lược là thay đổi. Hai mục tiêu sách lược mà CIA luôn nhắm tới là tình trạng tham nhũng trong nội bộ chính quyền Việt Nam và các quan hệ đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là quan hệ với Trung Quốc mà trọng tâm là vấn đề chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Đây cũng là hai vấn đề mà CIA qua nhiều năm khảo sát đã đánh giá là hai vấn đề nhạy cảm nhất đối với người dân Việt Nam.

Từ khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ XII thành công rất rất tốt đẹp đến nay, công cuộc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đạt được những bước tiến quan trọng. Nhiều cán bộ cao cấp dính líu đến tham nhũng (bao gồm cả Ủy viên Bộ Chính trị) đã bị pháp luật Việt Nam xử lý. Con bài “mượn danh nghĩa chống tham nhũng” để chống Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dần mất tác dụng. CIA đã chỉ đạo đám tay sai phản động người Việt hướng đến tận dụng con bài thứ hai là chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là những mâu thuẫn Việt - Trung về chủ quyền biển đảo.

Nhưng với sự lớn mạnh của thực lực quân sự của Việt Nam cũng như chính sách đối ngoại chính trị - kinh tế - quân sự khôn khéo của Việt Nam, việc lợi dụng những mâu thuẫn trong quan hệ Việt – Trung không hề dễ dàng. Và việc thảo luận dự luật Đặc khu kinh tế với thời hạn thuê đất dự kiến là 99 năm đã trở thành cái cớ để địch lợi dụng chống phá.

Tuy nhiên, mọi “kịch bản” sẽ vẫn chỉ là “kịch bản” nếu không có “diễn viên”. Nên nhớ rằng CIA không bao giờ dại dột lộ mặt để kích động ở Việt Nam. Ngay cả các đại sứ, lãnh sự Mỹ ở Việt Nam cũng không dám trắng trợn trực tiếp ra kích động dân chúng như từng làm ở Nam Tư, ở Ukraina, ở Gruzia .v.v… Đối với một đất nước có bộ máy an ninh tương đối tốt như ở Việt Nam, CIA phải thông qua các tổ chức phản động lưu vong người Việt, đặc biệt là Việt Tân ở Mỹ và một số nước khác. Đó cũng là kẻ địch bên ngoài.

Hỗ trợ cho kẻ địch bên ngoài còn có bộ máy truyền thông khổng lồ của Mỹ và phương Tây mà trực tiếp là các phiên bản tiếng Việt của các hãng truyền thông BBC, VOA, RFA, RFI .v.v… Những hãng này không chỉ trực tiếp là cái loa tuyên truyền, khuếch trương thanh thế cho các thế lực phản động chống Việt nam ở trong và ngoài nước mà còn trợ giúp tung ra những thông tin thật giả lẫn lộn, đánh vào thị hiếu hiếu kỳ của người Việt, làm xói mòn lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam, hạ uy tín của Việt Nam và nhiều lúc đã công kích trực diện Việt Nam trên trường quốc tế.

Có thể nói, kể từ khi những cuộc bạo động có sử dụng vũ khí thô sơ của những kẻ phản đọng ở Tây Nguyên năm 2001 thì cuộc “Chiến tranh phá hoại nhiều mặt lần thứ hai” của Mỹ chống Việt Nam chính thức bắt đầu. Đây là cuộc chiến tranh đánh vào kinh tế, đánh vào quan hệ đối ngoại, đánh vào tâm lý người dân, qua đó làm rối loạn xã hội, tác động đến chính trị làm chuyển hóa chế độ chính trị mà không cần dùng đến lự lượng quân sự. Sở dĩ gọi là “Chiến tranh pha hoại nhiều mặt” là vì địch công kích ta trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, đối ngoại… chứ không chỉ ở một lĩnh vực.

Các đòn công kích ấy có sự phối hợp khi địch lợi dụng tất cả những vấn đề xã hội như tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, văn hóa giáo dục… “Cú đánh” năm 2014 vào khu tam giác “Bình Dương - Đồng Nai - TP Hồ Chí Minh” cho thấy điều đó. Và ngày 10-6-2018, “cú đánh” vào Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận của địch cũng cho thấy có sự phối hợp với những ổ nhóm phản động ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Với cuộc bạo loạn ngày và đêm 10-6-2018, địch không chỉ nhằm mục tiêu chính trị suông mà còn nhằm gây tổn thất cho ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh từ năm 2015 đến nay.

3- Địch bên trong:

Ở Việt Nam, không ai là không biết đến những ổ nhóm vệ tinh của Việt Tân hoạt động chống phá Việt Nam như “Hội anh em dân chủ”, “Con đường Việt Nam”, “The Voice”, “Hội nhà báo tự do”, “Văn đoàn độc lập” .v.v… Tuy nhiên, kể từ khi Nhà nước Việt Nam tuyên bố Việt Tân là tổ chức khủng bố và bóc gỡ nhiều ổ nhóm, xử lý bằng pháp luật nhiều phẩn tử phản động cộm cán thì nhiều kẻ trước đây dính líu đến Việt Tân đã vội vã giảm quan hệ với tổ chức này. Nhiều kẻ đã tuyên bố ổ nhóm của chúng không phải là Việt Tân.

Mục đích chiến lược chống phá Việt Nam của CIA là không bao giờ thay đổi. Vì vậy, việc Cơ quan An ninh Việt Nam bóc gỡ nhiều ổ nhóm phản động trong nước những năm qua đã buộc CIA và các tổ chức phản động người Việt lưu vong phải tìm kiếm và tuyển mộ những “thành viên” mới, khả dĩ có thể tiếp tục làm “cánh tay nối dài” cho CIA cũng như cho các tổ chức phản động lưu vong. Trong đó, có những tổ chức cũ nhưng được quan thầy “may và khoác cho cái áo mới”, sơn phết lại bộ mặt co có vẻ “ưa nhìn” để dễ dàng mỵ dân hơn. Nhưng vào thời điểm này thì tôi chưa thể công bố danh tính của những tổ chức bất hợp pháp ấy. Khi Cơ quan An ninh Việt Nam giải quyết xong một phần vụ bạo loạn này và đưa những kẻ phạm tội ra trước tòa án, họ sẽ công bố điều mà mọi người muốn biết.

4- Những kẻ tiếp tay cho địch:

Trước hết, phải khẳng định rằng những người này gốc gác không phải là địch mà là ta. Nhưng trong quá trình “vật đổi sao rời” những người ấy đã suy thoái, biến chất, tự diễn biến, tự chuyển hóa và trở thành những kẻ tiếp tay cho địch. Những người này thuộc đủ mọi thành phần. Từ lưu manh trộm cướp cho đến người dân thiếu hiểu biết. Từ dân nghèo đi “biểu tình thuê” để mong kiếm 400.000 VND/ngày đến một số vị “mũ cao áo dài”. Từ những người bất mãn, cơ hội chính trị cho đến những vị trí thức có học hàm, học vị cao đã tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Trong số này, đáng chú ý nhất là những vị “mũ cao áo dài” đang là các “ông nghị, bà nghị”. Trong đó có cả những người nguyên là bộ trưởng, nguyên là thứ trưởng, là nhà sử học, là tiến sĩ điện tử viễn thông và chuyện gia bậc cao trên một số lĩnh vực. Những người này thường lợi dụng chiêu bài “phản biện” để “biện” thì ít mà “phản” thì nhiều.

Để chống lại Dự luật An ninh mạng và phản đối một số điều của luật Đặc khu kinh tế, nhóm của các ông Đặng Hữu, Chu Hảo còn bịa đặt ra chuyện Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an đã tham gia vào cái gọi là “nhóm chuyên gia” của các ông này. Đến mức Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn phải viết thư gửi Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông và gửi thẳng cho báo Thanh Niên (tờ báo đã đăng tải thông tin này) để tố cáo sự gian dối của nhóm các ông Đặng Hữu và Chu Hảo.

Trong số những người này còn có một vị đại biểu Quốc hội khi được phóng viên VTV1 phỏng vấn yêu cầu đánh giá về sự kiện vừa qua ở Bình Thuận đã buông sõng một câu: “Đó là điều đáng tiếc”. Và khi được hỏi về việc không có dân thường thương vong nhưng đã có hơn chục chiến sĩ Cảnh sát bị thương, ông ta vẫn giữ giọng điệu cũ: “Tôi lấy làm tiếc.”

Ông ta tiếc cái gì vậy ? Ông ta tiếc rằng “cái que diêm” Bình Thuận ấy không đủ châm một mồi lửa cho một đám cháy bạo loạn có thể thiêu đốt cả xứ sở này ư ? Nghe giọng điệu này, người ta có cảm giác ông ta không phải là người Việt Nam, và những chiến sĩ Cảnh sát bị thương kia không phải là đồng bào của ông ta. Ông ta phát biểu hệt như một lãnh đạo nước ngoài mà công dân nước đó xô xát và gây thương vong cho công dân Việt Nam chứ không phải là một người đại biểu của nhân dân Việt Nam trong nghị trường Quốc hội Việt Nam.

Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy những con người này đã xa rời cuộc sống như lại rất giỏi mỵ dân và đã bị kẻ địch bên trong và bên ngoài loại dụng đến mức nào. Khỏi phải nói, mọt người cũng đã hiểu ra ông ta là ai.

5- Bộ máy truyền thông:

Chỉ đến khi sự việc nổ ra, bộ máy truyền thông Việt Nam mới vào cuộc. Sáng 11-6-2018, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin truyền thông mới vội vã tổ chức họp khẩn và điều chỉnh, định hướng thông tin cho báo chí. Triệu chứng địch chuẩn bị biểu tình đã có từ hàng chục ngày trước khi những “tờ rơi trên mạng”, “truyền đơn trên mạng” được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Những điều này, lực lượng An ninh Việt Nam đã biết và đã “ra tay trước” ở khi họ tóm cổ hai tên in ấn và tán phát tài liệu hô hào người dân biểu tình. Công an biết và thực chất đã cảnh báo nhưng Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin truyền thông vẫn hầu như làm ngơ. Chỉ đến sau khi vụ bạo loạn đã bị dẹp tan trong vòng hơn 6 tiếng đồng hồ thì các cơ quan này mới “tỉnh giấc trong cơn ngái ngủ”.

Thế nhưng “họa phúc hữu môi phi nhất nhật”. Trong cả chục năm trước và đặc biệt là từ năm 2014 đến nay, người ta thấy xuất hiện nhan nhản trên báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ và một số tờ báo được coi là “cởi mở” khác những bài viết xuyên tạc, thậm chí có bài đi ngược lại quan điểm đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Thậm chí, có những tờ báo còn công khai ca ngợi Mỹ trong việc chống Trung Quốc bành trước ở Biển Đông, thể hiện quan điểm dựa vào Mỹ để bảo vệ độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

Bên cạnh đó là những bài báo kích động chủ nghĩa dân tộc sô vanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, kích động hận thù dân tộc đi kèm với những thông tin xuyên tạc lịch sử, bịa đặt sự kiện lịch sử, đánh giá sai đối với lịch sử cũng được đăng tải với tần số ngày càng tăng. Điều tồi tệ là những tờ báo ấy không bị ai chấn chỉnh. Những bài báo thể hiện quan điểm sai trái, lệch lạc vẫn không bị gỡ bỏ hoặc cải chính. Vậy ai đã chống lưng cho những tờ báo này ?

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

HẬU QUẢ MỘT ĐÊM BẠO ĐỘNG Ở BÌNH THUẬN (PHẦN 1)
Tâm Minh Nguyễn@
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống hết sức quý báu của dân tộc ta”. Tuy nhiên, lòng yêu nước mà Người đề cập đến ở đây ở đây là lòng yêu nước chân chính, trên tinh thần dân tộc chân chính chứ không phải thứ yêu nước sô vanh, yêu nước cực đoan, yêu nước giả hiệu. Và trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta từ cổ chí kim, đã không ít lần chủ nghĩa yêu nước bị lợi dụng để làm những điều khuất tất. Trong hơn 10 năm trở lại đây, cùng với chủ nghĩa dân túy, nói trắng ra đó là thứ chính trị mị dân, lừa dân xuất phát từ Mỹ và phương Tây đang dậy sóng từ Tây sang Đông thì thứ chủ nghĩa yêu nước cực đoan, chủ nghĩa sô vanh dân tộc hẹp hòi,cùng những chiêu bài yêu nước giả hiệu cũng theo đó mà sống lại.


Năm 2001-2004, lợi dụng những khó khăn về kinh tế và những vụ việc tham nhũng trên địa bàn Tây Nguyên, hậu duệ của cái gọi là Mặt trận dân tộc giải phóng cao nguyên (FULRO) đã gây ra cuộc bạo loạn lớn. Chúng rêu rao rằng “người Kinh chiếm đất của người Thượng” và đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Tin lành Đề Ga”. Tình hình phức tạp kéo dài trong 3 năm và được giải quyết nhờ các biện pháp tổng hợp chính trị - kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh. Đến nay, Tây Nguyên trở thành địa bàn có tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế phát triển, quốc phòng và an ninh được giữ vững.

Lợi dụng sự kiện Trung Quốc đưa dàn khoan nước sâu HD-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của ta vào đầu năm 2014 cũng như việc ra cho phép nước ngoài xây dựng 2 khu khai thác và sơ chế quặng nhôm (Aluminium) ở Nhân Cơ (Đắc Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng) trước đó, bọn Việt Tân phản quốc đã kích động những cuộc bạo loạn lớn tại các khu công nghiệp nước ngoài ở Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Những kẻ phá hoại đội lốt “yêu nước” ấy đã đập phá tài sản của hàng trăm công ty, nhà máy, xí nghiệp. Không chỉ các nhà máy của Đài Loan (Trung Quốc) bị đốt phá mà cả những nhà máy của Hàn Quốc, Nhật Bản vốn dùng chữ tượng hình na ná chữ Hán cũng trở thành nạn nhân của những kẻ đội lốt “yêu nước”. Thiệt hại là rất rất lớn đến hàng chục nghìn tỷ đồng và Nhà nước Việt Nam phải bồi thường một phần không nhỏ cho các nhà đầu tư.

Hậu quả một đêm bạo động ở Bình Thuận.

Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIV dự kiến sẽ xem xét thông qua hoặc không thông qua Dự luật về Đơn vị hành chính đặc biệt – đặc khu kinh tế, trong đó có dự kiến quy định cho thuê đất đến 99 năm trong trường hợp đặc biệt. Bằng thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt, đám Việt Tân lưu vong ở Mỹ và phương Tây đã rêu rao rằng chính quyền Việt Nam dùng luật này để hợp pháp hóa việc bán đất cho Trung Quốc. Bằng thủ đoạn kích động, những kẻ đó tiếp tục nhai lại luận điệu Trung Quốc sẽ thôn tính Việt Nam thành một tỉnh vào năm 2020. Chúng còtun ng ra những luận điệu về việc Trung Quốc sẽ lợi dụng luật cho thuê đất để di dân sang Việt Nam, để đồng hóa người Việt Nam .v.v…

Những diễn biến của ngày 10-6-2018 tại Bình Thuận gần như được “truyền hình trực tiếp” trên hai mạng xã hội chủ yếu là Facebook và Youtube nên tôi không cần phải tường thuật lại. Tôi chỉ đề cập đến những thiệt hại do vụ bạo loạn 1 ngày này gây ra.

- Về người: Không có ai tử vong nhưng đã có hơn 10 chiến sĩ Cảnh sát cơ động bị thương khi bị những kẻ manh động ném bom xăng, ném gạch đá và quật gậy đinh vào người. Nên nhớ một điều rằng Cảnh sát cơ động thừa sức để “tiễn” những kẻ tấn công họ về “chầu ông bà ông vải” nhưng bởi tính tuân thủ kỷ luật rất cao, họ đã hết sức kiềm chế, chỉ làm những điều mà cấp trên của họ cho phép làm.

- Về tài sản: Ước tính ban đầu cho thấy thiệt hại vật chất lên đến hàng vài trăm tỷ đồng. Hơn nửa trong số đó là các ô tô và tài sản có giá trị khác bị đốt phá, số còn lại là các công trình công cộng, công sở bị đập phá. Nên nhớ rằng tài sản bị tổn thất do tham nhũng là tài sản còn có thể thu hồi được bởi chúng chỉ chuyển từ chủ này sang chủ khác. Nhưng tài sản bị tổn thất do đốt phá là thứ tài sản không thể thu hồi được do chúng đã biến thành… lửa và khói. Những thứ còn lại chỉ là phế liệu.

- Về công ăn việc làm: Trước mắt, hơn 4.000 công nhân Công ty Pouyuen (chủ đầu tư Trung Quốc) có trụ sở đặt tại TP Hồ Chí Minh có nguy cơ mất việc nếu họ không chịu quay lại làm việc vào ngày 12-6-2018. Những người bỏ việc đi tham gia biểu tình ở một số nơi khác cũng có nguy cơ mất việc tương tư. Không khó đoán rằng nếu bị mất việc, không ít số công nhân thất nghiệp sẽ tham gia vào đội ngũ lưu manh chính trị, tiếp tục đi biểu tình, đập phá để lấy… tiền công.

- Về kinh tế và thương hiệu du lịch: Ngày 11-6-2018, nhiều công ty du lịch lữ hành của Nga và Trung Quốc đã hoãn tua, hủy tua; đồng thời khuyến cáo khách hàng của họ chưa nên đến miền Nam Trung bộ của Việt Nam vào thời gian này do lo ngại những bất ổn về an ninh tại khu vực. Động thái này sẽ khiến ngành du lịch Việt Nam nói chung và các khu du lịch tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu (vốn được khách du lịch Nga và Trung Quốc ưa thích) tổn thất hàng vài trăm tỷ đồng thu nhập trực tiếp và hàng vài trăm tỷ đồng thu nhập qua dịch vụ kèm theo.

- Về an ninh đối ngoại: Cho đến nay, Việt Nam vốn được quốc tế xếp hạng vào 10 nước có tình hình an ninh trật tự tốt và là điểm đến an toàn vào top nhất thế giới. Những vụ bạo loạn, gây rối vừa qua chắc chắn sẽ đánh tụt vị trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng quốc tế về tình hình an ninh.

(Còn nữa)

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

XE CỨU HỎA DUY NHẤT CÒN LẠI CHỮA CHÁY LỚN TẠI PHAN RÍ, BÌNH THUẬN
Khoảng 12 giờ 15 ngày 17-6, một đám cháy xảy ra tại phía sau Siêu thị Điện máy XANH Phan Rí Cửa, bên cạnh cây xăng Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) khiến nhiều người hoảng loạn.


Khi mọi người phát hiện khói bốc lên dữ dội và gió thổi rất mạnh đã chạy hết ra đường hô hoán. Được biết mọi người ở đây vẫn chưa hết ám ảnh của vụ cháy hôm 11-6 khi hơn 10 chiếc xe cảnh sát, cứu hỏa tại Đội Cảnh sát PCCC Phan Rí bị đập phá, đốt cháy nên đã chung tay dập lửa.
Đoàn người biểu tình quá khích đốt trụ sở PCCC tỉnh Bình Thuận
Tuy nhiên, sau đó một chiếc xe cứu hỏa hú còi có mặt và cũng là lúc đám cháy được dập tắt. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại lớn.

Theo những người dân Phan Rí Cửa, đây là chiếc xe chữa cháy còn sót lại sau vụ đập phá kinh hoàng ở Đội PCCC Phan Rí.Trao đổi với chúng tôi, đại diện Đội Cảnh sát PCCC Phan Rí cho biết mấy hôm nay lực lượng lính chữa cháy đang khắc phục, sửa chữa trụ sở sau vụ đập phá. Đường dây điện thoại nóng của Đội Cảnh sát PCCC này cũng đã bị hỏng, không thể liên lạc được.

Khi phát hiện đám cháy, người dân đã gọi vào Phòng Cảnh sát PCCC Bình Thuận. Sau đó, nơi đây liên lạc điện thoại di động với Đội PCCC Phan Rí báo cháy để đơn vị này triển khai đưa xe và lính cứu hỏa đến ứng cứu.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

LỰC LƯỢNG NÀO ĐỨNG SAU VỤ BIỂU TÌNH TẠI BÌNH THUẬN
Cách đây hơn 1 tuần, mình có đăng stt cảnh báo mọi người về việc có đối tượng kích động, trà trộn vào đám biểu tình để gây rối, tạo ra bạo loạn, làm bất ổn trật tự xã hội. Chúng được tổ chức bài bản, chỉ đạo chặt chẽ của tổ nhóm người đứng sau. Rất có thể đó là người của tổ chức Việt Tân.

Sau khi mình đăng, có một số ý kiến vào châm chọc, mỉa mai mình, với ngụ ý rằng mình lôi cái tổ chức Việt Tân ra để lòe thiên hạ, rằng đây là chiêu bài cũ rích, rằng đám biểu tình kia chỉ thuần túy là những người dân yêu nước vì bức xúc nên xuống đường để nêu quan điểm. Biết là tranh luận cũng ko đi đến đâu, mình đã hủy kết bạn và block một số người bởi nhận ra ko thể làm bạn với họ nữa.

Nhưng đến nay mọi chuyện đã có kết quả rõ ràng, việc có thế lực đứng sau cuộc biểu tình vừa qua tại Bình Thuận là hoàn toàn có thật, có người được thuê để kích động, thậm chí đánh cảnh sát là có thật. Điều này đã được nhiều đối tượng khai nhận. Và ngay ngày hôm nay, tại Sài gòn và Bình dương, công an đã bắt được 3 kẻ giả danh côn an, cảnh sát cơ động. Điểm đáng chú ý là những kẻ này đều có đeo chiếc dây ở cổ tay bên phải. Có lẽ để dễ nhận ra nhau khi hành động. Hành vi đóng giả cảnh sát, trà trộn vào đám đông để hành động gây bất lợi cho cơ quan chức năng cũng đã được dự báo trước.


Như vậy, có thể thấy, những hoạt động xuống đường đã ko còn là hành động biểu tình ôn hòa vì những điều lớn lao như nhiều người nhầm tưởng. Đó chỉ là trò chơi chính trị, hay cụ thể hơn là hành động gây rối, bạo động, mang hơi hướng tập rượt để thực hiện hoạt động lật đổ. 

Những người bạn tôi trên facebook, xin hãy phân biệt chính xác đâu là hành động xuống đường biểu thị lòng yêu nước, đâu là adua bám theo đám phản động để chống phá Nhà nước. Đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng. Đừng tự biến mình thành con bò để những kẻ không xứng đáng dẫn đi. Tại sao không xứng đáng? Nhìn bản mặt và cách thức hành động của chúng đã đủ thấy rồi!

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

TẬP ĐOÀN POU CHEN CÓ THỂ RỜI VIỆT NAM, 90.000 CÔNG NHÂN THẤT NGHIỆP!
Quang Minh@
Ngay sau khi cuộc biểu tình vừa qua tại Bình Thuận, PV Nguyệt Báo nhận được thông tin, Tập đoàn Pou Chen đã gửi thư nội bộ cho toàn bộ lãnh đạo, quản lý, đốc công và đối tác sẽ xem xét việc tạm dừng hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời các lãnh đạo cấp cao, các nhân sự người Trung Quốc đã được điều chuyển sang Indonesia.
Hơn một trăm ngàn công nhân đi biểu tình ở Công ty Pouyen (KCN Bình Tân, Sài Gòn) và Công ty Chingluh (KCN Bến Lức, Long An)

Được biết, vào các ngày 9-10-11/6, hàng chục ngàn công nhân Công ty Pou Yuen Việt Nam (thành viên Tập đoàn Pou Chen) tại khu Công nghiệp Tân Tạo đã đồng loạt đình công, biểu tình và có những hành động phá hoại như ném đá vào Công ty và hành hung CSCĐ.

Đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra với Tập đoàn Pou Chen. Ngày 13/5/2014, khoảng hơn 1.000 công nhân thuộc Tập đoàn Pou Chen tại Biên Hòa đã xuống đường để “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi Biển Đông”. Ngoài xuống đường, trước cổng Công ty Pou Chen còn xuất hiện tình trạng đập phá và ném đá vào Công ty gây thiệt hại không nhỏ cho Tập đoàn.

Với tâm lí chống lại các Doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tăng cao như hiện nay, kèm theo các cuộc biểu tình, bạo động khiến cho Tập đoàn Pou Chen chịu tổn thất với con số khổng lồ chỉ trong 3 ngày qua. Ngoài ra, sự việc xảy ra khiến tâm lí của những nhân viên nước ngoài làm việc tại đây vô cùng hoảng sợ. Tập đoàn Pou Chen sẽ xem xét việc sa thải toàn bộ công nhân đồng thời rút khỏi Việt Nam, di dời toàn bộ Tập đoàn sang Indonesia.

Tập đoàn Pou Chen là tập đoàn giày dép hàng đầu ở Đài Loan, và là một trong những nhà sản xuất giày dép lớn nhất toàn cầu. Tại Việt Nam, Pou Chen có 4 công ty thành viên do Yue Yuen Industrial Holdings quản lý, hiện tại đây là nhà sản xuất giày thể thao lớn nhất thế giới, cũng là doanh nghiệp FDI lớn nhất ngành da giầy Việt Nam.

Tuy nhiên, đến ngày 13/06: Theo thông tin mới nhất chúng tôi nhận được, hơn 100.000 công nhân công ty Pouchen Tân Tạo, KCN Bình Tân, Sài Gòn và Chingluh KCN Bến Lức, Long An đã nhận được sự đồng cảm của ban lãnh đạo công ty với tinh thần yêu nước của anh chị em công nhân và xem xét giữ nguyên lương những ngày đi biểu tình vừa rồi cũng như cho phép công nhân được nghỉ thêm ngày 13/6. Mọi tin đồn trước đó chỉ là thất thiệt, gây hoang mang lòng dân.


Tuy nhiên, đây cũng là bài học sâu sắc mà người lao động cần cảnh tỉnh. Một khi Tập đoàn Pou Chen rút khỏi Việt Nam sẽ khiến hơn 90.000 công nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp. Việc này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về an sinh xã hội, trật tự công cộng, khiến ngân sách thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế. 
Chúng ta hãy yêu nước bằng cả con tim và trí óc,đừng để các thế lực thù địch kích động, lợi dụng để phá hoại đất nước.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

BẮT KHẦN CẤP ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN KÍCH ĐỘNG BIỂU TÌNH TẠI THANH HÓA
Tại Thanh Hoá, do chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn nên ANTT trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vững ổn định, không để xảy ra hoạt động tụ tập biểu tình, kích động gây rối ANTT. 

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh cũng phát hiện một số đối tượng thông qua các trang mạng xã hội, nhất là trang Facebook để tuyên truyền kích động nhân dân biểu tình trái pháp luật.

Thông qua công tác nghiệp vụ, mới đây ngày 12/6, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã điều tra, làm rõ và thi hành Lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Văn Quang (31 tuổi) ở xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa về hành vi tàng trữ, phát tán thông tin có nội dung chống phá Nhà nước. 

Kết quả điều tra ban đầu của lực lượng an ninh đã xác định đối tượng Nguyễn Văn Quang đã thường xuyên sử dụng facebook cá nhân có địa chỉ Quang Nguyen Van để đăng tải, phát tán những bài viết có nội dung kêu gọi, kích động nhân dân biểu tình trái pháp luật. Tại cơ quan công an đối tượng này đã khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Hiện nay, Giám đốc Công an tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị công an trong tỉnh tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là công nhân, thanh niên, học siinh, sinh viên trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Riêng lực lượng công an đã xây dựng các kế hoạch, phương án tăng cường lực lượng sẵn sàng giải quyết, xử lý các tình huống phức tạp về ANTT liên quan đến hoạt động biểu tình trái pháp luật trên địa bàn tỉnh để giữ vững ANTT và cuộc sống bình yên của nhân dân.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

UBND TỈNH BÌNH THUẬN: SẼ XỬ LÝ NGHIÊM ĐỐI TƯỢNG KÍCH ĐỘNG, QUÁ KHÍCH
Chiều 12/6, UBND tỉnh Bình Thuận đã phát đi thông báo yêu cầu người dân cảnh giác, kiên quyết không để đối tượng xấu kích động thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật…
Đoàn người biểu tình quá khích đốt xe công tại Bình Thuận

UBND tỉnh cho biết, những ngày qua, các phần tử xấu đã lôi kéo, kích động nhiều người dân, nhất là thanh niên, phụ nữ và trẻ em ở các địa phương trong tỉnh tụ tập đông người, gây rối tại các trụ sở cơ quan nhà nước, các tuyến đường trọng điểm của tỉnh và quốc gia. Các đối tượng này đã phá hoại nhiều tài sản của các cơ quan nhà nước, nhất là các loại phương tiện chuyên dùng, phương tiện dùng để cứu người.

Những hành động gây rối, phá hoại nói trên không chỉ gây mất an ninh trật tự tại địa phương và đất nước, mà còn có những tác động xấu đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập người dân và môi trường đầu tư của tỉnh. 

Vì vậy, rất nhiều nhân sĩ, trí thức và nhân dân đã lên án, phản đối những hành vi trái pháp luật này và kiến nghị các cơ quan chức năng triển khai lực lượng ngăn chặn hoạt động phá hoại và xác minh, làm rõ các đối tượng cầm đầu, có hành vi dụ dỗ, lợi dụng tình hình để kích động nhiều người cùng tham gia gây rối an ninh trật tự.

Hiện nay, các lực lượng chức năng bước đầu đã mời làm việc, tạm giữ một số đối tượng cầm đầu, cùng nhiều người trực tiếp tham gia gây mất an ninh trật tự và sẽ xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Để ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương, cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận khuyến cáo người dân, nhất là thanh niên, phụ nữ và trẻ em trong toàn tỉnh hết sức cảnh giác, kiên quyết không để các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo; không tham gia các hoạt động gây rối tại cơ quan nhà nước hoặc có hành vi cản trở, chống đối các lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ. Không cổ súy, không tập trung theo dõi, không kêu gọi mọi người tham gia các hoạt động trái pháp luật của những phần tử xấu.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các gia đình cần thường xuyên theo dõi, tăng cường vận động người thân và con em mình không nên tụ tập, hạn chế đi lại tại các khu vực có tụ tập bất hợp pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những nguy hiểm có thể xảy ra cho mình và người thân, nhất là trẻ em./.
Nguồn:vov.vn

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

86,86% ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TÁN THÀNH - LUẬT AN NINH MẠNG ĐƯỢC THÔNG QUA
Với 423 đại biểu bấm nút tán thành, chiếm 86,86% tổng số đại biểu Quốc hội (15 đại biểu không tán thành, chiếm 3,08%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật an ninh mạng vào lúc 9h57 sáng nay 12-6.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng
Với 7 chương, 43 điều, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2019, Luật An ninh mạng điều chỉnh "về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan".

Bộ Công an có quyền kiểm tra an ninh mạng

Trước khi Quốc hội thông qua luật, đại diện Ủy ban Quốc phòng an ninh đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo luật.

Về băn khoăn với phạm vi điều chỉnh nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích: "Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh như vậy là phù hợp với tình hình hoạt động xâm phạm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp hiện nay; đồng thời bổ sung cơ sở pháp lý cần thiết bảo đảm cho các lực lượng chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động này".

"Hơn nữa, giữa an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ, tác động qua lại, trong một chừng mực nhất định có thể chuyển hóa lẫn nhau nên khó có thể tách bạch, phân định rõ ràng, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin, không gian mạng phát triển như hiện nay", báo cáo thể hiện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng khẳng định hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải chịu sự quản lý nhà nước về an ninh mạng của Bộ Công an và sự quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng của Bộ Thông tin - truyền thông là theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ chủ quản nên không có sự trùng lặp về nội dung quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, để tránh gây phiền hà nhiều lần thực hiện, dự thảo luật đã giao cho Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành chức năng. 

Dự thảo luật quy định những nội dung cơ bản về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và giao Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cụ thể.

Buộc doanh nghiệp nước ngoài lưu trữ dữ liệu tại VN là cần thiết

"Các hiệp định cơ bản của WTO (Hiệp định GATT, Hiệp định GATS) và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh. 

Do đó, việc chúng ta áp dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh trong luật này là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia", Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình.

Và khẳng định: "Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; 

Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các hoạt động này phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam".

Không chỉ Việt Nam, mà đến nay đã có hơn 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Pháp) quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia.

Vẫn theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hong Kong và Singgapore. 

Nếu quy định của luật này có hiệu lực thì các doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán (máy chủ ảo) về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

Trường hợp trung tâm dữ liệu được đặt ở Việt Nam tuy có gia tăng thêm chi phí của doanh nghiệp, nhưng là quy định cần thiết phải đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng của nước ta.

Mặt khác, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài cũng như hoạt động sử dụng dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước cũng có điểm thuận lợi hơn; nếu gặp sự cố gián đoạn sẽ được xử lý nhanh hơn; 

Cơ quan chức năng sẽ quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này; khi có hành vi xâm phạm an ninh mạng, việc phối hợp xử lý thông tin và hành vi vi phạm sẽ hiệu quả và khả thi hơn.

"Căn cứ quy định của luật này và tình hình thực tiễn, Chính phủ quy định phạm vi doanh nghiệp cụ thể phải áp dụng quy định này, nên sẽ cơ bản không gây cản trở lưu thông dòng chảy dữ liệu, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp", báo cáo viết.
CHỐNG TRUNG QUỐC CHỈ LÀ CÁI CỚ CHỐNG CHÍNH QUYỀN
Trước phản ứng của dư luận xoay quanh dự thảo Luật về 3 đặc khu kinh tế với nghi ngại rằng dự luật này vừa không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng, vừa tạo ra nguy cơ an ninh, chủ quyền cho đất nước đã khiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải đề nghị Quốc hội hoãn thông qua dự luật, để chỉnh sửa các chi tiết gây tranh cãi, xem xét thấu đáo hơn. Đây rõ ràng là dấu hiệu cho thấy nền dân chủ của Việt Nam đang được cải thiện. Công dân Việt Nam hoàn toàn có quyền tác động đến nghị trường thông qua Quốc hội, qua báo chí – truyền thông, và qua các diễn đàn khoa học có uy tín. Tuy nhiên, khi làm việc này, công dân vẫn phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Đó là điều mà nhiều người đã không giữ được.

Cụ thể, trong thời gian qua, nhiều gương mặt dân túy trong giới cố vấn, giới giải trí và giới chống Cộng cực đoan đã thổi phồng nguy cơ Trung Quốc trong dự luật Đặc khu. Họ tuyên truyền rằng nếu nhà đầu tư nước ngoài được phép thuê đất đặc khu trong thời hạn 99 năm, như nêu trong dự luật, thì Trung Quốc sẽ xâm lược Việt Nam bằng cách mua đất. Từ đó, họ vu cáo rằng Quốc hội Việt Nam đang bán nước cho Trung Quốc, khi dám soạn thảo dự luật này.

Nếu bình tĩnh theo dõi luồng ý kiến cực đoan trên, ta sẽ thấy nó có hai hạn chế.

Thứ nhất, nó không dựa trên sự thật. Khi vu cáo Quốc hội Việt Nam bán nước, người ta đã bất chấp sự thật rằng nhiều đại biểu đã phản đối dự luật, và dự luật chưa được Quốc hội thông qua. Khi tuyên truyền rằng Trung Quốc sẽ xâm lược bằng cách thuê đất 99 năm ở các đặc khu kinh tế, người ta đã bất chấp sự thật rằng luật hiện tại cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trong thời hạn 70 năm trên cả nước. Nếu Trung Quốc có thể xâm lược bằng thời hạn 99 năm, sao họ không thể xâm lược bằng thời hạn 70 năm? Và giờ đây, khi Quốc hội đã đồng ý hoãn thông qua dự luật, theo đề nghị của chính phủ, các tiếng nói nêu trên vẫn tiếp tục vu cáo Quốc hội Việt Nam bán nước. Qua chi tiết này, có thể thấy những kẻ cực đoan không thật sự quan tâm đến an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Họ chỉ mượn những vấn đề này để công kích nhà nước, nhằm phục vụ mục đích chính trị riêng.

Hạn chế thứ hai của luồng dư luận này là nó quá hằn học, cực đoan. Chẳng hạn, Lưu Trọng Văn, một thành viên của hai tổ chức chống Cộng mang tên Diễn đàn Xã hội Dân sự và Văn đoàn Độc lập, đã kêu gọi soạn thảo một “Bộ luật Đoàn kết Dân tộc”, để xử bắn và tống giam bất cứ ai không yêu nước theo cách mà ông ta muốn. Lời kêu gọi này rõ ràng đi ngược lại lý tưởng dân chủ, nhân quyền mà tổ chức của ông tuyên bố theo đuổi.

Vậy tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về luồng dư luận này? Nếu quan sát liên tục, bạn sẽ thấy luồng dư luận này được phát động bởi các thành viên Viện IDS cũ, nay cầm đầu Diễn đàn Xã hội Dân sự, Văn đoàn Độc lập và Viện Phan Chu Trinh.

Cụ thể, Phạm Chi Lan, cựu thành viên Viện IDS, là người đầu tiên hướng dư luận vào chi tiết 99 năm trong dự luật Đặc khu. Bà Lan làm điều đó từ ngày 24 tháng 5, chỉ một ngày sau khi dự luật được đưa ra Quốc hội. Vào ngày 1 tháng 6, các cựu thành viên Viện IDS liên tục tung ra hai văn bản phản đối, và kêu gọi cộng đồng mạng ký tên. Chi tiết 99 năm chỉ trở thành tâm điểm của dư luận từ thời điểm đó.

Sau đó, các hậu duệ của Viện IDS tiếp tục dẫn dắt dư luận. Cụ thể, từ ngày 26 tháng 5, hai anh em Lưu Trọng Văn, Lưu Trọng Ninh liên tục đăng bài vu cáo Quốc hội Việt Nam bán nước. Vì đạo diễn Lưu Trọng Ninh có ảnh hưởng lớn trong giới giải trí, ý kiến của ông ta lan mạnh trong giới này. Chẳng hạn, ngày 3 tháng 6, MC Phan Anh đăng lại bài viết của ông Ninh, rồi kêu gọi cộng đồng mạng đổi avatar để phản đối dự luật. Từ đó, “làn sóngphản ứng khủng khiếp” đã hình thành.

Trước đây, nhóm cựu thành viên Viện IDS cũng là bên khởi xướng phong trào biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, thông qua các blog Bauxite Việt Nam và Xuân Diện Hán Nôm. Ông Nguyễn Quang A, người đứng đầu nhóm này, cũng là người thiết kế mẫu áo No-U của đoàn biểu tình, và thường xuyên tài trợ cho đoàn biểu tình ăn nhậu. Trong cả hai lần, nhóm Nguyễn Quang A chỉ đứng sau giật dây, và đùn đẩy việc tổ chức các cuộc biểu tình bất hợp pháp cho lớp thanh niên.

Làn sóng phản ứng dự luật của giới trí thức, văn nghệ sỹ bất mãn đã được các hội nhóm tổ chức cờ vàng, chống cộng khai thác triệt để và mưu toan tổ chức các cuộc bạo động ở các khu công nghiệp phía Nam và các cuộc biểu tình ở các thành phố lớn.

Những ngày qua, công an đã bắt giữ được 2 đối tượng rải hàng ngàn truyền đơn kêu gọi biểu tình ở khu công nghiệp Bình Dương. Rất nhiều “nhà dân chủ” len lỏi vào các diễn đàn công nhân của các công ty lớn trong các khu công nghiệp với hoang tin đã có biến, thúc giục họ hưởng ứng hay kêu gọi họ đình công để hưởng lương vừa bảo vệ đất nước. Vụ việc hàng ngàn công nhân công ty Pouyen gây ách tắc Quốc lộ 1 và gây xáo trộn,nguy cơ mất an ninh trật tự,khiến nhiều công ty nước ngoài ở đây đã chủ động giăng khẩu hiệu khẳng định mình là công ty X, Y, Z (ý không phải công ty của Trung Quốc) và ủng hộ lòng yêu nước của người dân, khiến dư luận lo lắng về cuộc bạo động nhu vu HD981 trước đây tái diễn.

Thực tế cuộc biểu tình diễn ra ở phía Nam cho thấy,bàn tay đạo diễn của các nhóm yêu cờ vàng,mong phục quốc VNCH rõ mồn một. Lời kêu gọi biểu tình đầu tiên phát đi từ nhóm Đô Thành Sài Gòn được điều hành với admin thề nguyện trung thành VNCH. Hình ảnh những người đi biểu tình giương cờ Mỹ và hình Tổng thống Trump và khởi phát từ khu vực Lãnh sự quán Mỹ khi dư luận nghi ngại,không hiểu họ là công dân nước nào và đang yêu nước nào!?!

Rõ ràng khi Chính phủ và Quốc hội đã hoãn thông qua luật sang kỳ họp sau, tức là còn nhiều thời gian để góp ý, chỉnh sửa, nêu quan điểm của người dân cũng như tạo điều kiện giám sát xây dựng luật, đáng lý không còn lý do gì cho việc “tố cáo “bán nước””. Bản thân thủ lĩnh NO-U Hà Nội đã kêu gọi “bảo toàn lực lượng”, hoãn biểu tình để “chuẩn bị trận đánh quan trọng hơn”, rõ ràng cho thấy, chính kẻ cầu đầu các tổ chức chuyên biểu tình tự nhận thấy cái lý do để kêu gọi biểu tình không còn nữa. Việc cố đấm ăn xôi của những kẻ khởi xướng và tổ chức cho bằng được, cho thấy chúng đã nằm trong vận hành của việc “giải ngân” của việc phải “có kết quả” cho bằng được,bất chấp lý lẽ, pháp luật. Chắc chắn pháp luật không dung thứ cho các hành vi vu cáo, đưa tin sai sự thật, gây rối mất trật tự, hoặc thông đồng với các tổ chức đe dọa an ninh quốc gia, bởi vậy những ai cố tình mượn cớ phản đối dự luật này để gây rối cần phải nghiêm trị.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

QUỐC HỘI LÙI VIỆC THÔNG QUA LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT


Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.

Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn. Dự án Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV. 

Tại kỳ họp này, sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. 

Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

BÀN VỀ "ĐẶC KHU KINH TẾ" (PHẦN 2)
Mai Duong@

Xem phần 1: tại đây

Nói qua về lịch sử hình thành khái niệm “đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt” ở Việt Nam.

Hiến pháp 1992, phần viết về chức năng, quyền hạn của Quốc hội, có viết “[Quốc hội có quyền] Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.
Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Nghĩa là, không phải bây giờ mới xuất hiện khái niệm “đặc khu”, mà ngay từ những năm cuối 80, đầu 90, nhà nước đã tính đến khái niệm này như một phương thức phát triển đất nước.

Tài liệu cũ cho thấy, người được cho là đã ủng hộ mạnh mẽ nhất việc đưa chủ trương hình thành đặc khu thậm chí vào Hiến pháp, là cụ Võ Chí Công, thời điểm đó là Chủ tịch Hôi đồng Nhà nước tương đương vị trí Chủ tịch nước bây giờ, và đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Rất tiếc, sau gần ¼ thế kỷ, khái niệm “đặc khu” trong Hiến pháp gần như bị rơi vào quên lãng. Lìu tìu và còi cọc.

Nói thế để thấy rằng, mô hình phát triển kinh tế này đã được tính đến từ thời xa lắc, từ những thế hệ vàng của cách mạng Việt Nam. Và việc triển khai bây giờ là cả một quá trình kế thừa có tính lịch sử, chứ không phải là ý tưởng ngẫu nhiên khơi khơi của dàn lãnh đạo đương nhiệm. Sự ưu hay nhược của mô hình là điều cần bàn cãi trong bối cảnh mới, nhưng phê phán kế hoạch triển khai “luật đặc khu” này bằng việc đánh đồng các yếu tố chính trị cho dàn lãnh đạo hiện nay, là điều không đúng đắn.

Nếu chửi bán nước, nên chửi tất tật lãnh đạo trong 30 năm qua, cho nó công bằng hehe.

***

Tháng 3/2017, Bộ chính trị cũng có văn bản thông báo kết luận về việc này, trong đó nêu rõ mấy ý đáng lưu tâm, rằng đây là chuyện lớn, vừa mới, vừa khó. Đồng thời cũng là chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng. Vì thế “cần quyết tâm triển khai thực hiện”, và làm thì làm từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Đảng thần thánh đã dự đoán đúng không gian mà các vẩu đã mổ bò tập thể trên dư luận fb mấy ngày qua, Đảng ngồi yên em lạy Đảng mấy vái!!!

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

BÀN VỀ "ĐẶC KHU KINH TẾ" (PHẦN 1)
Mai Duong@

* Tuyệt đối KHÔNG có khái niệm “Đặc Khu Kinh tế” (viết tắt: ĐKKT) trong quy định pháp luật của Việt Nam. Khái niệm ĐKKT là ngôn ngữ truyền miệng, nói mồm, là do dịch từ tiếng anh là Special Economic Zone.

* Chính vì lạm dụng khái niệm ĐKKT ngay cả trên truyền thông, dẫn đến nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh ĐKKT là một cái gì đó to tát thậm chí to một cách vĩ đại hãi hùng, kiểu như 1 vùng đất riêng biệt, tách biệt hay lãnh thổ riêng trong một quốc gia. Kiểu như “đặc sệt” hay “sữa đặc” – tạo cảm giác dính lại với nhau thành một khối. Kỳ lạ đến như 1 hội kinh tế hẳn hoi, khi gửi kiến nghị lên Thủ tướng vẫn viết là “Quốc hội đang xem xét Luật Đặc khu kinh tế” (?), bảo sao dân đen không hiểu lầm.

* Trong luật pháp Việt Nam chỉ có duy nhất khái niệm “đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt”. Lịch sử ra đời được chữ này, là từ thời cụ Võ Chí Công. Dưới tư tưởng và tầm nhìn của cụ, khái niệm “Đơn vị HCKTĐB” lần đầu tiên được Quốc hội phê chuẩn đưa vào Hiến pháp năm 1992. Câu chuyện này rất hay, ai quan tâm comment.

* Theo quy định hiện nay, Đơn vị HC-KT ĐB là mô hình trực thuộc tỉnh. Đây ko phải là 1 khu biệt lập, ko phải là 1 địa giới riêng, càng không phải là 1 tình riêng. Nó chỉ là một mô hình nho nhỏ xinh xinh trực thuộc cấp tỉnh, ko phải to tát như ĐKKT mọi người đg nghĩ đến ở tây hay tầu.

* Trung ương lựa chọn 3 địa điểm để lập Đơn vị HCKTĐB là Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc. Tổng diện tích đất cả 3 điểm này chỉ chiếm 0,5% diện tích đất toàn quốc. Làm sao có thể mất đất 100% được khi chỉ thí điểm ở 0,5% diện tích đã có.

* Đây là câu chuyện quốc gia,,tư tưởng phát triển quốc gia, được thể hiện ở 3 vùng đất được lựa chọn. Không phải do địa phương tự xin mà có được. Nên không có chuyện cạnh tranh giữa các địa phương tranh giành nguồn lực.

* Vả lại, nhìn vào thực tế, 30 năm qua kể từ khi mở cửa thu hút đầu tư, kể cả FDI, thử hỏi xem và cố tìm xem, có ai, nhà đầu tư nào (tây hay tầu) cướp được tí cắc đất nào của Việt Nam thông qua việc đầu tư kinh doanh chưa. Đương nhiên là ko có. Bởi vì sao? Bởi vì, ta có các hàng rào kỹ thuật che chắn cho các việc đó. Ai láo toét, 2 giây thu hồi giấy phép được ngay. Những ai làm doanh nghiệp rất hiểu điều này.

* Năm 2018, mới đây, Việt Nam tham gia tổ chức khu tự do thế giới (World Free Zone Organisation). Khi chúng ta chuẩn bị cuộc chơi mới, chúng ta cần biết thế giới người ta đã chơi như thế nào. Việc tham gia tổ chức này là để tiếp thu kinh nghiệm thành công lẫn thất bại của họ. Nên đừng bao h ngớ ngẩn cho rằng, chỉ kinh nghiệm của 1 quốc gia nào đó (cụ thể là Trung quốc chẳng hạn) có thể tác động được đến tư duy hay nhận thức của người Việt khi ra quyết định trong bất kì chính sách mới nào.