Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

 Tự sự cho xái gọi là "quốc hận"
Chiến tranh qua đi, bên cạnh những kẻ còn cực đoan, chống đối, thậm chí giả vờ cực đoan để kiếm tiền từ cộng đồng hải ngoại, thì vẫn còn rất, rất nhiều người hiểu chuyện như chia sẻ của một F2 về F1 cha anh họ sau chiến tranh dưới đây.


Họ chấp nhận thực tại, rằng việc chế độ Việt Nam cộng hoà sụp đổ là đương nhiên, vì vốn dĩ nó đã có quá nhiều khuyết tật, vấn đề là sớm hay muộn hay không mà thôi.

Gác lại quá khứ, hướng về quê hương, để cùng nhau xây một đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn, to đẹp hơn. Đấy mới là suy nghĩ của một người yêu nước thật sự!

Cũng có ý kiến thẳng thừng bóc mẽ, vạch trần những kẻ hành nghề "chống cộng": "Không chống cộng thì tiền đâu đổ vào mòm. Bọn này ham ăn lười lao động, chỉ cần ngày ngày đang bài chạy kpi là được tiền thì chả tích cực"
 Những giọng điệu lạc lõng
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc toàn thể nhân dân Việt Nam chúng ta thành kính tổ chức lễ Giỗ Tổ vào 10/3 Âm lịch hàng năm ngoài ý nghĩa tâm linh thường thấy, hướng về nguồn cội thì đó còn là cách mỗi người Việt Nam chúng ta xích lại gần nhau trong tâm thức đại đoàn kết dân tộc. Từ đó nhân lên sức mạnh của tập thể, ý chí chung, để đưa cả dân tộc đi lên!


Có lẽ cũng vì hiểu điều đó nên cứ đến dịp 10/3 Âm lịch hàng năm, một số kẻ hoặc vì dã tâm chính trị hoặc vì mục đích đen tối nào đó đã cố tình “bẻ lái” ý nghĩa ngày giỗ Tổ, cho đây là một câu chuyện hư cấu, thuộc về truyền thuyết và tổ chức gây lãng phí, tốn kém, ảnh hưởng tới các hoạt động khác. Một số kẻ khác lấy ra chuyện Giỗ Tổ để nói rằng Đảng và nhà nước Việt Nam không thực tâm hòa hợp dân tộc, rằng đó chỉ là luận điệu, là lời đãi bôi, mị dân nọ kia…

Đích đến của những luận điệu này không ngoài gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng họ đều không hiểu được giá trị đích thực, ý nghĩa nhân văn mà Giỗ Tổ hướng đến. Họ càng không thể hiểu được tại sao sau chừng ấy năm bị chống phá nhưng Giỗ Tổ không những không bị mai một, phai nhòa mà ngày càng được người dân Việt Nam coi trọng, thực hiện một cách chu đáo, thành kính!

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc xâm lược từ các thế lực bên ngoài. Thử hỏi nếu không có tinh thần đoàn kết, cùng nhau hướng đến một mục tiêu, con đường thì sẽ ra sao? Và chất liệu kết dính, hòa cả dân tộc Việt Nam làm một, tạo nên sức mạnh to lớn đó không gì chính là chung một nguồn cội. Và xin thưa rằng đó là điều không phải quốc gia – dân tộc nào cũng có được. Vậy thì tại sao lại không ra sức để phát huy và làm cho nó trở nên mạnh mẽ và kết dính hơn???

Đó mãi là những tiếng nói lạc điệu trong dàn đồng ca đoàn kết đi lên của cả dân tộc.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

 Việt Nam, trong con mắt các nhà nghiên cứu chính trị thế giới, là trường hợp "vô cùng kỳ lạ"
Một quốc gia bé nhỏ về diện tích, đông đảo về dân số, GDP đầu người chỉ tầm trung bình thấp, kinh tế chỉ đang phát triển, cũng không phải là quốc gia có những tiếng nói quyết định về mặt chính trị, cũng không có quyền lực mềm về tài nguyên.


Việt Nam còn nằm trong khu vực được coi là "vũng trũng thế giới". Nhưng trong con mắt của các nước lớn, Việt Nam luôn có một cái thái độ khiến người ta không thể hài lòng nổi nhưng cũng không thể ghét được. Giống như cô gái hotgirl trên FB hay Instagram, cô ấy có thể quăng cục thính khắp nơi nhưng tuyệt nhiên không ngả vào ai cả. Điều đó khiến cho các quan khách, các anh trai khó chịu nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng.

Việt Nam có quan hệ khăng khít với cả Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, 3 nước mới đây đã thành lập một liên minh trong G20 chống lại cuộc chiến thương mại do Mỹ đơn phương án đặt ra.

Tờ Economictimes loan tin rằng Ấn Độ đã bán t.ê.n. l.ử.a BrahMos – tên lửa hành trình siêu vượt âm mạnh nhất thế giới hiện nay cho một quốc gia Đông Nam Á và họ chỉ đích danh Việt Nam. Nhưng Việt Nam thì không bình luận và từ chối trả lời báo chí quốc tế về vấn đề này. Viettel, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng lớn nhất Việt Nam được cho rằng tham gia vào việc thiết kế linh kiện cho phiên bản BrahMos lắp trên các máy bay Su, cũng từ chối lời bình luận.

Cũng mới quý I, 2019, một nguồn tin giấu tên trên MSN cho biết, Việt Nam sẽ mua tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga là SU-57, phiên bản khắc chế J31 của Trung Quốc và F35 của Mỹ. SU-57 Việt Nam được đồn đoán sẽ gắn BrahMos phiên bản đặc biệt. Nhưng cũng như thường lệ, các lãnh đạo ngoại giao Việt Nam đều “từ chối phát ngôn” về các vấn đề này.

Việt Nam vẫn luôn “âm thầm viện trợ nhân đạo” cho Triều Tiên để đổi chác những thứ không ai biết. Những người Hàn Quốc biết chứ, nhưng họ không nói gì cả. Trong nhiều diễn đàn quân sự, những người Hàn Quốc cho rằng có vẻ như ông Un đã đem thứ gì đó đến Hà Nội trên chuyến tàu mấy toa bọc thép với sức chứa vài trăm tấn. Chưa kể rằng việc Hà Nội điều 3 sư đoàn bộ binh, nhiều đoàn vận tải đến Đồng Đăng là có “một lý do ngoài việc đón tiếp”.

“Tại sao họ lại phong tỏa quốc lộ 1? Điều nhiều xe vận tải, xe phá sóng? Hay họ đang vận chuyển vũ khí của Bắc Triều Tiên”. Và ý kiến này có vẻ như không được đúng? khi hơn 5000 tấn gạo, hàng trăm tấn rau củ đã cập bến Triều Tiên trong tháng qua.

Người Hàn biết rằng người Việt thân với người Triền Tiên. Họ cần 1 vùng đệm để có thể kê cao gối ngủ. Cũng đúng, nhà giàu thì thường sợ mất nhiều hơn. Người Hàn trở thành một trong những quốc gia đầu tư và viện trợ ODA cho Việt Nam nhiều nhất. Đại sứ Hàn Quốc và đại sứ Triều Tiên được cho rằng vẫn thường xuyên duy trì kênh liên lạc tại Hà Nội. Người Hàn sang Việt Nam ngày càng nhiều, được biết, có tới gần 200.000 người Hàn đang sinh sống làm việc tại Việt Nam.

Các bạn có biết quốc gia nào viện trợ ODA nhiều nhất cho Việt Nam không? Đúng rồi đó, là Nhật Bản. Người Nhật Bản luôn cho rằng, họ phải là anh cả của châu Á. Họ muốn vươn lên như một cường quốc thực sự về mặt chính trị. Một giáo sư Nhật ở Đại học Kyoto cho rằng có 3 điều cần phải làm để hiện thực hóa điều này:
1. Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á.
2. Có nền kinh tế top châu Á
3. Có chiếc ghế thường trực trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Nhật Bản đã đạt được điều 2, họ duy trì là nền kinh tế vững chắc nhất châu Á trước khi Trung Quốc vượt qua. Về điều 1, họ cần có sự ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực này. Tại Nam Á, họ chơi rất thân với Ấn Độ. Tại Tây Á, họ có quan hệ tốt với các nước Ả Rập, Iran bất chấp thái độ không hài lòng của Mỹ. Tại Đông Nam Á, khu vực vốn hợp nhất nhưng lại có sự chia rẽ sâu sắc, người Nhật cần sự ủng hộ của một quốc gia “nắm trùm” Đông Nam Á, nhưng không muốn quốc gia đó quá thân với Mỹ, quá thân với Trung Quốc, quá thân với EU nhưng phải “có sự ảnh hưởng nhất định đến các ông lớn”.
Các bạn biết quốc gia nào đó ở Đông Nam Á rồi chứ: Việt Nam.
Đức cũng như Nhật, người Đức cho rằng thật là quá vô lý khi Đức phải đứng sau Anh và Pháp tại châu Âu. Người Đức cũng chọn Việt Nam, chứ không phải là quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Từng có thời gian “không bằng lòng” với việc họ cho rằng Việt Nam đã âm thầm b.ắ.t c.ó.c Trịnh Xuân Thanh ngay giữa Berlin, người Đức phải thể hiện tâm thế “ông lớn” khi tạm thời đóng băng quan hệ với Việt Nam.
Nhưng thật buồn khi hơn 40 tỷ USD mua máy bay từ 3 hãng hàng không Việt đã khiến cho giới chính trị Đức tái mặt. Thêm nữa, Vinfast công bố sẽ hợp tác với GM, Ford nếu giới chính trị Đức tiếp tục thái độ “không hợp tác”. Và một ngày cuối tháng 2/2019, ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã bày tỏ thiện chí mong muốn xin bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Việt Nam thì vẫn chưa lên tiếng, dửng dưng và có vẻ muốn đưa mối quan hệ này vào “chế độ chờ”. Đức tiếp tục thể hiện thiện bằng cách đưa kim ngạch giao thương 2 nước lên 2 tỷ USD và vận động doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam. Tổng vốn FDI của Đức đầu tư vào Việt Nam chạm mốc 343,5 triệu USD, đứng thứ 5 trong khối EU.
Mới đây, cựu phó thủ tướng Đức cũng đã về làm việc tại Việt Nam, và người Đức muốn cựu phó thủ tướng có 2 dòng máu Việt – Đức này làm cầu nối cho việc nối lại quan hệ 2 quốc gia. Điều này khiến cho giới ba dòng kẻ ở bên kia bán cầu tỏ ý khó chịu ra mặt khi ông này về làm việc tại Hà Nội.
Tờ Bloomberg cho rằng, Mỹ đang coi Việt Nam là đồng minh thân cận, không có quốc gia xuất siêu vào Mỹ lại được Mỹ “làm lơ” như vậy. Việc Mỹ đưa Việt Nam vào “theo dõi” về việc phá giá đồng tiền chỉ là do sức ép phải “công bằng” của một nước lớn. Thậm chí tờ báo này cho rằng mối quan hệ Mỹ – Việt đã vượt qua 2 đồng minh truyền thống khác ở Đông Nam Á là Thái Lan và Philippines.
Philippines thì liên tục cầu thị sự hành động của Mỹ tại Biển Đông nhưng Mỹ thì dửng dưng, chính mối quan hệ này đã bị xát muối khi Mỹ im lặng để Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines mà không tốn một viên đạn. Còn về mặt Thái Lan, vị vua mới lên thay, họ đã không còn coi Hoa Kỳ như một đồng minh không thể thay thế nữa. Cả 2 quốc gia này, kèm với Indonesia luôn mong muốn trở thành lãnh đạo Asean, nhưng rất tiếc, trong những năm vừa qua, các lãnh đạo thế giới liên tục tụ họp về Việt Nam đã khiến cho cả Đông Nam Á có lẽ đã phải nhận ra: Ai mới đang là kẻ có tiếng nói quyết định tại khu vực này.
Việt Nam, đang trên đà trở thành cường quốc tầm trung mới trên thế giới – báo Singapore nhận xét.
Sức mạnh của Việt Nam, đến từ nền ngoại giao thượng thừa và sức nặng từ lịch sử. Quốc gia này là nguồn cảm hứng duy nhất khiến cho nhân dân châu Phi, Tây Á, Nam Mỹ tiến lên giành độc lập. Quốc gia này đã đánh bại những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại. Việt Nam chính là tấm gương cho những thế hệ quốc gia thứ 3, những quốc gia vươn lên từ chiến tranh, đói nghèo.
Giữa thế giới đầy lọc lõi, Việt Nam như một anh bạn sẵn sàng đón tiếp tất cả đến nhà vui vẻ, trò chuyện và hướng đến tương lai. Không một nơi nào trên Trái Đất này có thể khiến đại sứ quán Triều Tiên và Hàn Quốc cùng ngồi lại với nhau, đại sứ quán Palestine và Israel có thể trao đổi các thông tin ngoại giao, đại sứ quán Ấn Độ và Pakistan ngồi điện đàm trong lúc xung đột tới đỉnh. Không một quốc gia nào ở Đông Nam Á, lãnh đạo Nga – Mỹ – Trung có thể đi dạo đường hoàng và có những cái bắt tay khăng khít.
Sức mạnh của Việt Nam, không đến từ những năm tháng hòa bình như đa phần những người hàng xóm khác ở Đông Nam Á, những quốc gia được “trao trả độc lập” hoặc chịu mất đất để đổi lấy hòa bình. Việt Nam đã chiến thắng thì có quyền ít nhất là mặt hướng lên cao và tay nắm chặt hiên ngang

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bác bỏ báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam
Báo cáo của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 đã đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.


Chiều 15/4, Bộ Ngoại giao họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền, với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc, qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về quyền con người trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch.
Phóng viên gửi câu hỏi đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt về việc có bình luận gì về các báo cáo của các cơ quan Liên Hợp Quốc và các bên liên quan về Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ 4.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, liên quan đến báo cáo của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam thì Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phát biểu hôm 11/4.
"Một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc đó là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Và một trong những nguyên tắc cũng mang tính nền tảng của quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đó là tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Tôi kiên quyết bác bỏ những ý kiến, những đề xuất, kiến nghị vi phạm quy tắc này", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh.
Về những nội dung báo cáo khác, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng bày tỏ sự không đồng tình với rất nhiều ý kiến, nội dung trong báo cáo đó. Bởi vì các báo cáo có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam tổ chức rất nhiều hội thảo tham vấn để lấy ý kiến nhưng các tổ chức đã không tham gia vào tiến trình đó, thậm chí không có mặt ở Việt Nam nhưng họ gửi rất nhiều thông tin đánh giá sai lệch về tình hình của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao còn cho biết thêm: "Đối với báo cáo quốc gia của Việt Nam, chúng tôi đã có một tiến trình tham vấn rất rộng rãi với tất cả các bên liên quan để củng cố và xây dựng báo cáo của Việt Nam".
Ở chiều ngược lại, tất cả báo cáo khác của các cơ quan Liên Hợp Quốc đều không được tiến hành công khai, minh bạch, không được tham vấn đầy đủ như là cách của Việt Nam tiến hành đối với báo cáo quốc gia của Việt Nam. "Chúng tôi hoàn toàn không được tham gia tham vấn gì về nội dung các báo cáo đó", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu.
"Trong khi chúng tôi rất minh bạch, công khai, bảo đảm tính bao trùm với sự tham gia của tất cả các bên liên quan thì các báo cáo khác không được tiến hành theo cách như vậy", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao nhấn mạnh những nguyên tắc khi làm UPR là "đối thoại, bình đẳng, khách quan và minh bạch".
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt mong muốn các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao các nước sẽ cân nhắc thận trọng khi sử dụng thông tin trong các báo cáo và sử dụng nguồn thông tin đã được kiểm chứng.
"Chính các Đại sứ - những người trực tiếp hiện diện tại Việt Nam, được chứng kiến đổi thay, tiến triển, tiến bộ của Việt Nam từng ngày, từng giờ sẽ mang đến những thông tin đầy đủ, khách quan nhất cho các Chính phủ trong quá trình trao đổi, khuyến nghị đối với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền thời gian tới", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói.
Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong đảm bảo quyền con người
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, báo cáo quốc gia UPR chu kỳ 4 trình bày tổng thể việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trên các lĩnh vực.
Tính đến tháng 1/2024, trong số 241 khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận tại chu kỳ 3, Việt Nam đã hoàn thành thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị (chiếm 86,7%), thực hiện một phần 30 khuyến nghị (12,4%) và 2 khuyến nghị còn lại đang được xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp.
Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong thúc đẩy quyền con người trên thế giới với những sáng kiến, hành động thiết thực.
Việt Nam đạt được những thành tựu tích cực trong bảo đảm các quyền con người trên thực tế. Các phương tiện truyền thông ở Việt Nam được hoạt động tự do. Báo chí phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của nhân dân.
Sau 26 năm kết nối Internet, Việt Nam đã có công nghệ viễn thông hiện đại, mức phổ cập internet cao. Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có hơn 78 triệu người sử dụng Internet (xếp thứ 13 thế giới về số lượng người dùng, tăng 21% so với năm 2019), số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu (tăng 38% so với năm 2019).
Hiện có khoảng 72.000 hội hoạt động ở Việt Nam, thường xuyên tích cực tham gia đóng góp vào việc xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, cung cấp dịch vụ công, nhất là cho các nhóm dễ bị tổn thương được tập trung thúc đẩy.
Bên cạnh những kết quả này, báo cáo cũng chỉ ra những thách thức còn tồn tại và từ đó đề ra các hướng ưu tiên và nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong thời gian tới nhằm bảo đảm sự thụ hưởng tốt hơn nữa các quyền con người cho người dân...
 Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tờ Resumen Latinoamericano trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó khẳng định trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam trong 94 năm qua.



Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bài viết khẳng định sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam, thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Marx-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; khắc phục hậu quả chiến tranh; tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; xây dựng phát triển đất nước.
Tờ Resumen Latinoamericano trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó khẳng định trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam trong 94 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang.
Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh; truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.
Theo báo Resumen Latinoamericano, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu.
Việc gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối là nhân tố đặc biệt quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện thắng lợi những mục tiêu to lớn của cách mạng. Nhân dân chính là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam./.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

 BIỂU HIỆN MƠ HỒ, THIẾU NIỀM TIN
Trong khi đất nước đang phát triển và tạo dựng được vị thế trên trường quốc tế, thì nhiều đối tượng trong nước chống phá bằng những lời lẽ bịa chuyện đăng tải trên mạng xã hội đã cố tình bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh đất nước, đặc biệt trong công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực, trong đó phải kể đến đối tượng Nguyễn Quang Lập.


Có thể khẳng định rằng, phòng chống tham nhũng là quá trình khó khăn, lâu dài và gian nan, không thể nôn nóng. Bởi tham nhũng xuất hiện từ khi có giai cấp, nhà nước và tồn tại ở các chế độ chính trị khác nhau, luôn gắn liền với quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế mà không phụ thuộc vào bất cứ chế độ chính trị hay đảng phái nào. Bởi vậy, công tác phòng chống tham nhũng có hiệu quả hay không phụ thuộc vào ý chí của nhà nước đó. Bởi vậy luận điệu cho rằng tham nhũng là bản chất của chế độ XHCN là hoàn toàn sai lệch.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực một cách thường xuyên, liên tục và quyết liệt với quan điểm không có vùng cấm, sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có ngoại lệ được tiến hành sâu rộng từ Trung ương đến cơ sở. Chính vì vậy, Đảng ta đã mạnh tay kỷ luật nhiều trường hợp sai phạm, kể cả các cán bộ thuộc diện TW quản lý, cho thấy quyết tâm chính trị quyét sạch tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Tuy nhiên, Nguyễn Quang Lập hay các đối tượng phản động, cơ hội chính trị khác lại bất chấp những thành tựu đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam thời gian qua, xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ, bóp méo sự thật, nhắm mắt làm ngơ trước những điều tốt đẹp mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được. Luận điệu xuyên tạc, phủ nhận công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua của Nguyễn Quang Lập thể hiện rõ dã tâm chính trị muốn hạ thấp vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Tuy nhiên điều này lại càng minh chứng rằng các thế lực càng chống phá thì sự nghiệp đại cuộc này của chúng ta càng mạnh mẽ.