Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

ĐẠI SỨ MỸ BỊ DÂN CHỦ VIỆT GÂY ÁP LỰC
Anh Tân Đại sứ Mỹ Marc Knapper vừa mới đến Hà Nội hôm 27/1 để bắt đầu nhiệm kỳ, chưa hết thời gian cách ly thì ngay ngày hôm sau, 28/1, đám dân chủ ở Mẽo đã nhanh chóng gửi bức tâm thư đẫm nước mắt, yêu cầu ông gây sức ép lên chính quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền, đồng thời bày tỏ quan ngại đặc biệt đối với hơn 20 trường hợp "tù nhân lương tâm" đang bị cầm tù.


Kể ra, anh em dân chủ sốt sắng của phát thôi. Sự xuất hiện của anh Marc Knapper như ánh sáng cuối đường hầm cho đám dân chủ trong nước, vì trong suốt thời gian qua, giới dân chủ cảm giác bị Mỹ bỏ rơi, để mặc cho chính quyền "lùa" hết vào trại giam. Đến những cái tên tương đối nổi như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng,… bị an ninh bắt giữ, giới chức Mỹ cũng chỉ lên tiếng vài câu lấy lệ rồi im bặt. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hầu hết anh em dân chủ đã gặp nhau ở cùng một nơi mà họ xứng đáng thuộc về - nhà tù. Chưa bao giờ, cuốn Cẩm nang nuôi tù của Phạm Đoan Trang lại bán chạy như thế.

Nhưng dự báo, sự xuất hiện của Tân Đại sứ Marc Knapper sẽ không làm thay đổi nhiều chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Trong bối cảnh Mỹ đang ra sức lôi kéo Việt Nam cũng như các nước ở Đông Nam Á vào chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc thì chẳng dại gì Mỹ lại can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam. Và chiêu trò dân chủ, nhân quyền sẽ bị gạt sang một bên, thay vào đó là các lợi ích về kinh tế, chính trị, ngoại giao sẽ được đặt lên hàng đầu.

Nói chung, anh em dân chủ sẽ còn được phát lịch để bóc dài dài, ít nhất là trong 5 năm tới.

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

 CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG THẦN TỐC MÙA XUÂN 2022
<Nguyễn Anh>

Bắt đầu từ ngày 29/01, cũng là ngày đầu tiên trong kì nghỉ Tết Nguyên đán, theo phát động của Thủ tướng Chính phủ, ngành y tế và các địa phương sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa xuân 2022 với tinh thần làm ngay, làm tốt, làm hiệu quả ngay trong những ngày nghỉ Tết. Các lực lượng sẽ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho các đối tượng được chỉ định.


Cụ thể, mục tiêu tiêm vaccine đã được Chính phủ xác định như sau: Hết tháng 1, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi; trong quý I, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ các đối tượng chống chỉ định). Đồng thời, nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng trong việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Theo kế hoạch, chiến dịch tiêm chủng mùa xuân được triển khai trên quy mô toàn quốc từ ngày 29/01 đến ngày 28/02/2022. Hoàn thành mục tiêu tiêm chủng nghĩa là tăng tỉ lệ bao phủ vaccine; nguy cơ lây nhiễm, số ca mắc và tỉ lệ chuyển nặng, tỉ lệ tử vong càng giảm, chúng ta có thể dần dần yên tâm mở cửa các hoạt động kinh tế - xã hội.

Cảm ơn những chiến binh của chúng ta đang dâng những “mùa xuân” nho nhỏ và lặng lẽ của mình cho mùa xuân của dân tộc!
 NHỮNG CON "THẠCH SÙNG" CỦA THẾ KỶ XXI!
Nếu so với vụ Việt Á, vụ việc ở Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao có thể số tiền chiếm đoạt chưa bằng, nhưng về tính chất và mức độ… khốn nạn, thì có thể coi là ngang ngửa. Đó đều là những kẻ lợi dụng sự khó khăn của đồng bào mình để vơ vét cho đầy túi tham của cá nhân, mà như nguyên Phó Chủ nước Nguyễn Thị Doan từng nói "Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.


Trong một thời gian dài, trên mạng xã hội xôn xao câu chuyện các chuyến bay giải cứu, sau này là chuyến bay thương mại đưa công dân từ nước ngoài về Việt Nam. Nhiều người không xin được "slot" về nước, chỉ đơn giản là không có tiền vì mỗi "slot", số tiền lên tới cả trăm triệu, trong khi vé máy bay thông thường, kể cả từ Mỹ, Canada về chỉ chưa tới 40 triệu. Vậy mà để được trở về nhà, trong thời điểm dịch, có người phải mất đến 150 triệu (bao gồm cả chi phí cách ly). Thật quá khủng khiếp.

Nhiều người rỉ tai nhau, muốn về nước với chi phí thấp, đừng đi các chuyến bay giải cứu, mà nên bay về Campuchia, sau đó, qua cửa khẩu Mộc Bài trở về nước, chi phí chưa đến một nửa. Có công dân nước nào phải làm điều tréo ngoe như vậy không? Những ai có người nhà là du học sinh, người lao động, khách du lịch bị kẹt ở nước ngoài trong thời gian 2 năm đại dịch vừa qua mới thấu hiểu nỗi khổ này... không được đi học, không công ăn việc làm, phải sống lay lắt ở nước ngoài, vì không thể mua được vé máy bay về nước!

Chủ trương có các chuyến bay giải cứu, đưa công dân từ các vùng dịch về nước là một chủ trương vô cùng đúng và nhân văn. Một chủ trương nhân văn như vậy lại bị những kẻ có quyền, có quan hệ nhẫn tâm vấy bẩn để kiếm lời cho mình, trên xương máu đồng bào.

Chúng - thực sự là những con Thạch Sùng của thế kỷ XXI.

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

CẢM ƠN NHỮNG QUỐC GIA ĐÃ GIÚP VIỆT NAM CHỐNG CHỌI VỚI ĐẠI DỊCH
<Ba Đặng>

Trước lúc tết Nhâm Dần đến, Việt Nam đã được tiếp nhận rất nhiều liều vacxin từ các quốc gia bạn bè nhằm đồng hành và giúp đỡ Việt Nam chống chọi, vượt qua đại dịch COVID-19.


Lần này với khoảng 4 triệu liều vacxin từ chính phủ Đức, 100 nghìn liều vacxin từ chính phủ Luxembourg, 160 nghìn liều do chính phủ Bồ Đào Nha, và 2 triệu liều do chính phủ Vương Quốc Anh hỗ trợ chính là một trong những nguồn lực to lớn giúp đất nước chúng ta đẩy lùi dịch bệnh.

Số vacxin mà Đức hỗ trợ cho chúng ta hiện nay đã lên đến 10 triệu liều, điều đó chứng tỏ được sự ngoại giao giỏi của Việt Nam, chứng tỏ được sự uy tín, và đáng tin cậy cho các quốc gia đang liên minh, và hợp tác với Việt Nam.

Với số vacxin được hỗ trợ, chúng ta đã tăng cường được tiêm vacxin mũi 3 cho một số vùng trọng điểm, đặc biệt tỉnh An Giang đã tiêm vacxin mũi thứ 3 cho những người dân từ 18 tuổi trở lên. Có thể nói đây là sự cố gắng cả trong nước và bạn bè quốc tế nhằm giúp Việt Nam ngăn chặn, phòng ngừa đại dịch.

Tuy số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam vẫn còn tăng cao, điều này chứng tỏ chúng ta còn phải cố gắng và kiên trì rất lâu nữa mới vượt qua được đại dịch. Nhưng với tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng phát triển với các nước khác Việt Nam sẽ cùng chung tay với thế giới để chóng chọi, và vượt qua đại dịch.
 SAU NHỮNG SCANDAL TRONG NĂM 2021, CÁC ‘NGHỆ SĨ” CÓ ĐI LÀM TỪ THIỆN?
<Tống Giang>

Năm 2021 được xem là một trong những năm đầy biến động với các scandal đình đám của một số “nghệ sĩ” liên quan đến hoạt động từ thiện và có lẽ liên quan đến vấn đề này chương trình Táo quân vào đêm giao thừa vào ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu cũng sẽ được đề cập để đáp ứng niềm mong mỏi của đông đảo khán giả trong năm 2021 này. Những ngày qua dư luận cũng đang tiếp tục bàn tán trên các diễn đàn liên quan đến việc các nghệ sĩ như ca sĩ Thủy Tiên, MC, diễn viên Trấn Thành, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng... và một số nghệ sĩ khác đã được Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Cục C02, Bộ Công an đã có thông báo về kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm, trong đó đã xác định là không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung gặp thiên tai, lũ lụt năm 2020 và nội dung các tin báo, tố giác không có dấu hiệu tội phạm, không có sự việc pham tội và không quyết định khởi tố vụ án hình sự.


Trước đó, trong thời gian qua, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, trụ sở tại Bình Dương) trong những livestream trên các nền tảng mạng xã hội lần lượt gọi tên các nghệ sĩ vì nghi vấn trong hoạt động từ thiện. Bà Hằng yêu cầu họ sao kê ngân hàng tài khoản nhận tiền quyên góp. Nhiều nghệ sĩ đã có đơn tố cáo bà Hằng về các phát ngôn của mình. Ngoài ra, có một số đơn của những người đã gửi tiền từ thiện tố cáo một số nghệ sĩ, đề nghị làm rõ có hay không việc kêu gọi quyên góp từ thiện nhằm chiếm đoạt.

Như vậy là một năm 2021 được cho là nhiều vụ việc scandal đối với các nghệ sĩ, đặc biệt là liên quan đến hoạt động từ thiện. Từ Hoài Linh đến Trấn Thành, Thủy Tiên hay Đàm Vĩnh Hưng từ trước đến nay được xem là những người có danh tiếng, thậm chí có những người được xem là “bất khả xâm phạm” trong giới hoạt động nghệ sĩ nhưng cũng đã dính vào những vụ việc lùm xùm đến hoạt động từ thiện, trong đó có những người kêu gọi từ thiện nhưng phải đến hơn 6 tháng, từ mùa lũ năm nay đến mùa hạn năm sau mới đến từ thiện cho đồng bào miền Trung được. Một năm 2021 cũng sắp qua đi, câu hỏi đặt ra là liệu các nghệ sĩ đó có còn làm từ thiện vào năm 2022 và các năm tới nữa hay không?

Trước đây ông cha ta thường có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương”, ở đây được hiểu là vật gì có mùi thơm thì tự nó sẽ tỏa lan ra xung quanh, hay một người nào đó có tài có đức thì tự nhiên mọi người sẽ biết đến, sẽ cảm nhận được. Chính vì vậy, mỗi chúng ta không cần khoe mẽ, phô trương những công việc mình làm để cho cả thiên hạ thấy và tán thưởng, đặc biệt là câu chuyện liên quan đến hoạt động từ thiện thì điều này lại càng thể hiện rõ nhất. Như đã từng đề cập ở một số bài viết, việc từ thiện xuất phát từ cái tâm, vì cái tình người với truyền thống của người dân đất Việt “Lá lành đùm lá rách”, “Thương nhau như thể tay chân” cũng như tinh thần tương thân, tương ái. Người ta có thể hoạt động từ thiện vì tình yêu thương, là việc làm tích đức cho đời sau, trả ơn cuộc đời hay để lòng thanh thản và đương nhiên cũng có những người từ thiện để PR cho bản thân. Cái tâm và cái đức mới nói lên một con người. Vì tất cả chúng ta, đều là con người chỉ khác nhau về sự giàu sang hay nghèo khó mà thôi. Những nghệ sĩ thực tài năng, chân chính bao giờ củng có tâm trong sáng, hoạt động nghệ thuật của họ đều lấy mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân và khi đã làm từ thiện thì việc công khai, minh bạch, giải ngân tiền từ thiện của các nhà hảo tâm đóng góp là chuyện dĩ nhiên, đặc biệt là khi đã có nghị định liên quan đến vấn đề này. Do đó, nếu họ thực sự trong sáng, thực sự là những nghệ sĩ chân chính, là những người phục vụ nhân dân thì tôi tin họ sẽ vẫn làm từ thiện. Còn nếu không, chính họ lại đang “gậy ông đập lưng ông” mà thôi.

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

 JB NGUYỄN HỮU VINH CHÊ TỤC LỆ TREO CÂY NÊU NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI DÂN
<Lam Hồng>

Trong bài viết đăng tải trên fb cá nhân JB Nguyễn Hữu Vinh, kẻ có tư tưởng chống đối chính quyền đã mạnh dạn lấn sân bàn về việc tục lệ treo "câu nêu" ngày tết của một số địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Theo đó JB Nguyễn Hữu Vinh "chê bai" việc treo câu nêu gắn với treo cờ Tổ quốc ở trên cây nêu. Vậy bản chất vấn đề này là gì?


Quan điểm của JB Nguyễn Hữu Vinh được khái quát thành vài dòng thơ điên mà y đã tự sáng tác ra: "Búa liềm, cờ đỏ làm nêu; Nghị quyết dán ngõ... chớ trêu loại này; Quỷ ma, ôn dịch ghê thay; Hễ thấy cộng sản tránh ngay cho lành" (theo fb Việt Tân đưa tin dẫn lại của fb cá nhân Nguyễn Hữu Vinh).

Vậy rõ ràng cái chính của Nguyễn Hữu Vinh nhắm đến đó là đánh đồng việc "trừ tà, trừ quỷ" của tục lệ treo cây nêu ngày tết với "từ bỏ" việc treo cờ Tổ quốc trước cửa nhà.

Xin thưa với JB Nguyễn Hữu Vinh rằng chỉ đơn độc cá nhân ông Nguyễn Hữu Vinh mới cảm thấy việc treo cây nêu với cờ Tổ quốc là "chướng tai gai mắt" còn đối với toàn thể người dân Việt Nam việc treo cờ Tổ quốc trước cửa nhà khổng chỉ là đẹp cho mỹ quan mà đó là tinh thần dân tộc, niềm tự hào truyền thống của dân tộc Việt Nam. Điều đó khó khăn lắm mới có được bằng xương máu của đồng bào hi sinh ngã xuống để bảo vệ đến cùng.

Hiểu làm sao được khi tư tưởng của JB Nguyễn Hữu Vinh là chống đối, không thừa nhận chế độ hiện tại ở Việt Nam. Xin nhấn mạnh thêm đối với anh JB rằng không chỉ cá nhân hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp mà việc treo cờ tổ quốc đã được lan truyền vào các cơ sở tôn giáo, đình đền miếu mạo và đó chính là biểu tượng cho độc lập, thống nhất của Tổ quốc Việt Nam này.

Vậy nên trong dòng chảy lịch sử Việt Nam luôn không bao giờ có chỗ đứng cho những kẻ chối bỏ Tổ quốc, chối bỏ dòng máu truyền thống con lạc cháu hồng cả, càng bàn luận càng lòi ra bản chất phản động, ý đồ dã tâm chống phá chính quyền của JB Nguyễn Hữu Vinh hơn mà thôi.
 NGUYỄN THÚY HẠNH BỊ TÂM THẦN HAY CHIÊU TRÒ TRỐN TỘI?
Nguyễn Thúy Hạnh phải giám định tâm thần ngay trước ngày chờ xét xử. Thông tin trên được Huỳnh Ngọc Chênh, người tình của Hạnh chia sẻ trên trang cá nhân cách đây mấy ngày. Theo Chênh, thời gian giám định của Hạnh là 01 tháng, để bệnh viện kết luận Nguyễn Thúy Hạnh có bị tâm thần thật không?


Huỳnh Ngọc Chênh tiết lộ trước khi bị bắt, Hạnh bị trầm cảm rất nặng, đã từng phải đưa vào TP Hồ Chí Minh chữa trị ở bệnh viện và tự điều trị ở nhà, thường xuyên phải uống thuốc. Rất có khả năng, khi vào tù, bệnh cũ lại tái phát và trở nên trầm trọng hơn.

Theo dõi Nguyễn Thúy Hạnh tương đối lâu, tôi cứ tự hỏi, sao lúc Hạnh "liberty" hô hào kêu gọi đóng góp cho Lê Đình Kình, thu được 300 triệu, chẳng thấy cô ta, người tình hay đồng bọn tiết lộ Hạnh bị trầm cảm hay bệnh tật gì. Hay lúc lên mạng chửi bới chính quyền, bôi nhọ chế độ, Hạnh cũng không tự nhận mình bị trầm cảm hay mắc bệnh tâm thần. Ấy vậy mà khi chuẩn bị ra tòa, bệnh tật đâu lại lòi ra, mà nghe có vẻ rất nghiêm trọng. Liệu đây có phải là chiêu trò trốn tội của dân chủ Nguyễn Thúy Hạnh hay không?

P/s: Có vẻ bệnh liên quan đến tâm thần trở thành bệnh phổ biến trong giới dân chủ. Trước Hạnh, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Viết Dũng cũng phải vào bệnh viện để giám định tâm thần. Chẳng lẽ, tâm thần là bệnh truyền nhiễm hay sao?

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

 NGHỆ SĨ VÀ CÔNG CHÚNG !
<Niềm Tin>

Một năm đầy sóng gió của giới “Sâu bít” đã khép lại, năm 2021 cũng là năm có quá nhiều sự mất mát đối với nghệ sĩ Việt. Trong đó, cộng đồng mạng quan tâm đến sự ra đi của các nghệ sĩ như: Chí Tài, Phi Nhung, Ngô Quốc Linh, Thanh Kim Huệ…với sự tiếc nuối, đau buồn. Nhiều nghễ sĩ như Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Hoài Linh, Trấn Thành… lại dính đến chuyện ăn chặn, mãi lộ tiền quyên góp do sự đấu tố của CEO Phương Hằng (Bà chủ của Công ty Đại Nam).


Có lẽ rằng năm vừa qua là năm “đại hạn” của của các nghệ sĩ, vừa là sự mất mát, vừa là thị phi và có những lúc cộng đồng đã quay lưng với các sản phẩm của các nghệ sĩ Việt nổi tiếng. Câu chuyện đặt ra là phải làm thế nào để nghệ sĩ Việt có được sự ủng hộ của công chúng, nhận được sự mến mộ chân thành, bền vững. Có lẽ, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào “cách sống” của các nghệ sĩ. Dư luận nhận định rằng, nếu các nghệ sĩ dính đến sự thị phi như vừa rồi, nếu thực sự không tìm được hướng đi đúng trong năm mới thì khó sẽ dành trọn tình yêu của khán giả. Mặc dù, liên quan đến việc ăn chặn tiền từ thiện như lời tố cáo của CEO Phương Hằng đối với các nghệ sĩ hiện nay đã được giải oan bằng các văn bản của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, một phần cộng đồng mạng vẫn đang có xu hướng tiếp tục đào sâu các vấn đề có liên quan đời tư của các nghệ sĩ, một phần vì đây cũng là thói quen dùng mạng của cộng đồng mạng Việt, phần nữa là cộng đồng mạng cũng thiếu đi niềm tin của giới nghệ sĩ trong thời gian vừa qua.

Thực tế, nghệ sĩ nếu không có công chúng thì không thể trở thành nghệ sĩ thực sự, và những sản phẩm của các nghệ sĩ không được cộng đồng thẩm thấu, tin yêu thì không thể mang lại giá trị nghệ thuật. Do đó, các sự kiện năm 2021 cũng là lời cảnh tỉnh tới giới nghệ sĩ Việt không nên chỉ tạo cho mình vẻ bên ngoài mà cái cần, quan trọng hơn nữa là “giá trị thực” của các nghệ sĩ được công chúng ghi nhận, tin yêu và trao gửi. Tạm khép lại năm 2021 đầy thị phi và hi vọng ở một năm mới đối với các nghệ sĩ có nhiều đóng góp giá trị nghệ thuật thực sự cho công chúng.
 TẾT CÓ ĐẾN VỚI NHỮNG KẺ GỌI LÀ "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"?
<Lam Hồng>

Khi nghe những lời nói cuối cùng trước tòa khi biết mình phạm tội những kẻ tự xưng là "đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền" đều thừa nhận vi phạm quy định pháp luật, dẫu biết án tù treo trên đầu nhưng vì động cơ mục đích cá nhân họ đã lao vào con đường lao lý. Tết lại đến gần và lại có những kẻ ở hải ngoại tiếp tục "yêu thương" cho những người mà chúng gọi là "tù nhân lương tâm".


Đài RFA đã lên tiếng bênh vực cho những kẻ này bằng việc kể lể hoàn cảnh khó khăn trong tù. Cụ thể "Dù trại giam cấm thăm gặp do dịch COVID-19, nhưng một số trại giam vẫn cho tù nhân lương tâm gọi điện thoại về gia định ít nhất mỗi tháng một lần. Trong khi đó nhiều gia đình tù nhân chính trị vẫn không có tin tức gì từ người thân. Đơn cử như trường hợp, chị Đỗ Thị Thu, vợ tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương nói với RFA rằng kể từ khi phiên tòa xử chồng Cô, mẹ chồng là bà Cấn Thị Thêu và em chồng là Trịnh Bá Tư... thì cô và gia đình không được nhận bất cứ thông tin gì từ chính quyền để có thể thăm gặp".

Qua điều nay có thể thấy một số điểm sau:

Thứ nhất, không có chuyện những tù nhân hoạt động chính trị có sự đối đãi khác biệt hơn so với các tội phạm bình thường. Đó là câu chuyện do chính những kẻ hoạt động chống phá dựng lên để đòi hỏi sự can thiệp của Đại sứ quán các nước phương Tây và câu chuyện nội bộ của Việt Nam. Thực tế đã vào tù thì chế độ đãi ngộ giống nhau, điều này được quy định thành văn bản có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.

Thứ hai, đã hoạt động vi phạm pháp luật thì vào tù phải cải tạo tuân theo tiêu chuẩn trại giam. Việc chấp nhận cuộc sống mới sẽ khó khăn nhưng không thể vì đó mà tùy tiện cho phép họ thăm gặp thoải mái, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh covid19 đang phức tạp như hiện nay.

Cho nên những hình ảnh về "tù nhân lương tâm" vẫn được cơ quan truyền thông update luôn trái ngược hoàn toàn với những kẻ bênh vực cho những kẻ này. Bởi rằng các đài báo truyền thông hải ngoại cũng chỉ muốn lợi dụng những người đang nằm tù để tuyên truyền xuyên tạc hình ảnh chính quyền Việt Nam, đồng thời thúc đẩy những kẻ đang phạm tội tiếp tục quyết liệt chống đối bởi đã hết con đường lùi.

Tết đã đến với nhiều nơi trên khắp ngõ ngách xã hội Việt Nam, nhưng rằng tết sẽ đến với những người luôn vì dân vì nước để cống hiến và phát triển. Còn những kẻ nào biết rõ vi phạm pháp luật nhưng vẫn điên cuống chống đối thì chắc chắn mùa xuân chỉ đến trong tưởng tượng mà thôi.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

 CĂN CỨ NÀO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG?
<Nguyễn Anh>

“Trường hợp các thông tin tố giác của bà Nguyễn Phương Hằng trước đó sẽ bị xử lý như thế nào? ” – đó là câu hỏi dư luận đặt ra sau thông báo của cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công An) ngày 21/01/2022 xác nhận các nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Huỳnh Trấn Thành, Bùi Đại Nghĩa và Trần Thị Thuỷ Tiên không có dấu hiệu ăn chặn từ thiện để khởi tố hình sự.


Theo đó, ngày 24/01, Thiếu tướng Hồ Sĩ Niêm, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an đã trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong xung quanh sự việc như sau: “Trường hợp của bà Hằng xảy ra tại địa phương nào thì bây giờ địa phương đó sẽ xử lý, chúng tôi đã làm việc nhưng không có căn cứ giải quyết.”

Như vậy, chức năng, nhiệm vụ của Cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an tại thời điểm này là “không có căn cứ” giải quyết, mà phải bắt đầu từ địa phương tiếp nhận, tức là Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh sẽ xử lý trường hợp này. Để làm rõ sai phạm của bà Nguyễn Phương Hằng nếu có, cần làm rõ được 2 vấn đề: một là phải xác định được việc bà Hằng biết rõ những nội dung mà mình tố giác là không có thật nhưng vẫn cố tình gửi đơn tố giác; hai là phải chứng minh được thiệt hại, tổn thất và ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của người bị bà Hằng tố giác.

Qua những lùm xùm liên quan tới vụ việc này, có thể thấy dù việc làm của bà Hằng có cái được và cái chưa được nhưng cũng không thể phủ nhận nhờ có bà Hằng làm ầm lên mà chuyện minh bạch trong “sao kê” tiền cứu trợ, tiền từ thiện mới được dư luận đặc biệt quan tâm. Các nghệ sĩ dù không bị cơ quan điều tra khởi tố nhưng không đồng nghĩa là họ hoàn toàn đúng hết. Bài học kinh nghiệm từ đây rút ra cho người dân, nghệ sĩ và cả nhà nước trong việc rà soát, củng cố pháp luật liên quan đến hoạt động từ thiện. Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách cần phải được đặt đúng chỗ, đúng giá trị của nó chứ không thể là cái cớ lợi dụng cho các hành vi vi phạm. Và chúng ta vẫn sẽ tiếp tục chờ đợi kết luận cuối cùng từ phía cơ quan chức năng về vụ việc nêu trên.
 KIỀU HỐI TỶ ĐÔ VÀ ẢO TƯỞNG CỦA ANH EM BA QUE!
Năm nào cũng thế, khi Chính phủ công bố lượng kiều hối của đồng bào nước ngoài gửi về trong nước, là mấy đài phản động rác ở nước ngoài như Việt Tân, BBC, RFA,… lại bắc cái loa rè, vỗ ngực tự hào rằng mình là người trong tổ chức mình đóng góp lượng lớn kiều hối về trong nước để thúc đẩy kinh tế. Rồi thậm chí, anh RFA năm nay còn làm hẳn câu thơ chế giễu:

Giữa năm “phản động lưu vong”
Cuối năm ngồi cộng đô la - “Kiều bào”

Các anh làm như lượng kiều hối hàng chục tỷ USD của Việt Nam toàn từ vương quốc Ca-li-phọc-ni-a của mình gửi về, làm như Việt Nam có ngày hôm nay nhờ sự đóng góp của thành phần mà báo Đảng gọi là "phản động" mà ra.


Xin lỗi nhé, ở bên kia anh em Việt Tân còn bê phở phọt cơm, làm nail còng lưng, chưa biết có đủ sống qua ngày hay có đủ tiền đóng thuế thu nhập, chi phí bảo hiểm,… hay không, chứ đừng nói gửi được vài chục tỷ USD về trong nước. Thực tế, lượng kiều hối của Việt Nam cao chủ yếu từ đồng bào đi xuất khẩu lao động gửi về cho gia đình và nó đến từ hàng chục quốc gia như Hàn, Nhật Bản, Đài Loan,… chứ không chỉ từ một số quốc gia có đông cộng đồng người Việt chống cộng.

Một dẫn chứng rõ nét. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm có hơn 100.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; còn trong hai năm 2020 và 2021, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên số người đi làm việc ở nước ngoài giảm (năm 2020 cả nước có hơn 78.000 người, năm 2021 có khoảng 45.000 người). Tính chung, nước ta hiện có khoảng 580.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, trong đó thị trường Đài Loan (Trung Quốc) có khoảng 230.000 người; thị trường Nhật Bản có khoảng gần 250.000 người; thị trường Hàn Quốc có gần 50.000 người...

Thử hỏi, với lượng lao động đông như vậy, lượng kiều hối lên tới hàng chục tỷ USD/năm là chắc chắn, chưa kể nguồn tiền mà các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như FB, Google trả về cho các nhà sáng tạo nội dung ở trong nước, mà giá trị có thể lên tới hàng chục triệu USD/năm.

Còn anh em Việt Tân, gửi được vài đồng về nước, toàn tài trợ cho đám chống đối như Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam thì chắc chắn không được tính tuổi ở đây. Nói thế cho nó vuông.

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC MINH BÉO ĐƯỢC VINH DANH
Liên quan đến việc Minh Béo được vinh danh, trả lời báo chí, PGS.TS Bùi Hoài Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm:


"Tôi đồng ý với việc thu hồi giải thưởng của Minh Béo. Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 thực sự là điểm sáng cho sự phát triển văn hóa nên không phải vì một sự việc mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức như vậy. Chúng ta cần phải hiểu bản chất thực sự quy luật vận động của văn hóa là hướng đến chân – thiện – mỹ.

Những gì chúng ta đang lên án ở đây chính là thực hiện nguyên tắc để văn hóa thực sự trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển xã hội, khiến cho những hiện tượng tiêu cực không có cơ hội nảy nở".

Liên quan đến việc Minh Béo livestream khoe thành tích sau buổi trao Huy Chương, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng đây là hành động không phù hợp. Chia sẻ thêm về những vấn đề liên quan, ông nói:

"Gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực trẻ em càng khiến cho dư luận bức xúc hơn nữa đối với những tội phạm liên quan đến các em nên chỉ cần có thêm một sự việc của Minh Béo sẽ càng làm cho dư luận phản ứng mạnh mẽ.

Đây cũng là bài học cho việc trao giải, tuyên dương chung trong xã hội, đặc biệt là đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật – một lĩnh vực luôn nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng".

Theo NLĐ
VỀ VIỆC KHÔNG KHỞI TỐ MỘT SỐ NGHỆ SĨ ĂN CHẶN TỪ THIỆN
Cần nói rõ thêm rằng bên cạnh quyết định không khởi tố vụ án hình sự với tin báo, tố giác một số nghệ sĩ “ăn chặn” từ thiện, Cục Cảnh sát Hình sự (C02) Bộ Công an cũng cho biết không có căn cứ để xử lý trách nhiệm hình sự bà Nguyễn Phương Hằng.


Theo cá nhân Anh Ba, đây là một kết thúc đẹp vì không có ai phải tổn thương. Và sau tất cả người “được” trong vụ việc lùm xùm này không ai khác chính là người dân.

Nói gì nói, hiện tượng Nguyễn Phương Hằng là một hiện tượng đặc biệt về truyền thông. Dù việc làm của bà Hằng có lúc phù hợp, có lúc chưa phù hợp, thậm chí nóng nảy nhưng nó thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với những điều bà cho là sai trái. Sự ủng hộ bà của một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng đã khẳng định điều này.

- Có hay không việc chậm trễ minh bạch?
- Có hay không việc giải ngân và phát tiền cứu trợ vô tội vạ?
- Có hay không việc phát ngôn gây tổn thương danh dự cho những chú, những bác trưởng thôn già nua, vất vả?
- Có hay không việc mang tiền cứu lũ cấp tốc giữa… trưa hè?
- Có hay không việc kêu gọi từ thiện rồi nhờ người khác đi “hộ”?
- Có hay không việc gian dối, trơ trẽn khi trả lời những thắc mắc của cộng đồng trong vấn đề từ thiện?

Sau mấy tháng biến động trôi qua, có lẽ rất nhiều người đã tự trả lời được chuỗi câu hỏi Yes/No ở trên dù giờ này năm trước còn hăng say tin tưởng vào những thứ tưởng chừng như tốt đẹp, thiện lương trên sân khấu.

Pháp luật có khung, có bậc chứ không thể cảm tính. Vì vậy có những cái dẫu tưởng là sai nhưng chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm. Chúng ta phải hiểu rõ điều này. Khởi tố một ai đó thì phải có căn cứ pháp luật chứ không thể dựa vào like, share. Tinh thần thượng tôn pháp luật phải luôn được đề cao, cơ quan điều tra đã thực hiện hết trách nhiệm của họ và tôi tin họ đã làm đầy đủ, khách quan và trọn vẹn. Ai có bạn bè, người thân làm công an, toà án, viện kiểm sát hỏi xem Anh Ba nói đúng không?

Cuộc sống rồi vẫn sẽ tiếp diễn. Những sản phẩm nghệ thuật rồi lại tiếp tục ra đời trong tiếng vỗ tay như chưa hề có cuộc sao kê.

Nhưng từ nay, tôi tin khán giả sẽ “khó tính” hơn, tỉnh táo hơn và biết cần phải ứng xử thế nào với những thứ lấp lánh nhưng chưa chắc là vàng.

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

 KHÔNG NGHỆ SĨ NÀO ĂN CHẶN TIỀN TỪ THIỆN?
<Quê Choa>

Thông báo số 213 của cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công An) ngày 21/1/2022 đã gửi kết quả cho các bên có liên quan về kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm. Theo đó, bà Nguyễn Phương Hằng (CEO Đại Nam) đã có đơn tố giác, tội phạm đối với Đàm Vĩnh Hưng, Huỳnh Trấn Thành, Bùi Đại Nghĩa, Trần Thị Thủy Tiên về hành vi ăn chặn tiền bão lũ. Qua tin báo, tố giác này thì Cơ quan CSĐT của Bộ Công an (CSHS) đã tiến hành rà soát, kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác của bà chủ CEO Đại Nam.


Kết quả giải quyết tố giác về tội phạm cho thấy những người nêu trên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ, cứu trợ đồng bào miền Trung gặp thiên tai, lũ lụt năm 2020. Qua kết quả của thông báo trên, những khuất tất về vấn đề được cư dân mạng đặc biệt quan tâm trong thời gian qua cơ bản được giải tỏa. Các Groups (Anti lũ hậu; anti fan) đối với các nghệ sĩ nói trên đang có xu hướng thoái lui vì những bài đăng thiếu khách quan, thậm chí là có xu hướng một chiều, không trung thực. Nhiều tác giả của các bài viết trên mạng xã hội đã âm thầm rút bài, hoặc không để lại vết tích trên mạng xã hội, điều này cho thấy thông tin khẳng định từ Bộ Công an đã khiến một cộng đồng đổ dồn, chạy sô theo bà Phương Hằng đang thấy lo lắng, và không có căn cứ, cơ sở để khẳng định vụ việc. Tôi thấy rằng, đối với vấn đề có liên quan đến vụ việc của các nghệ sĩ, khi có đơn tố cáo của Bà Nguyễn Phương Hằng tôi cũng đã có một số bài viết khẳng định cần phải tiếp tục theo dõi kết quả trả lời từ phía cơ quan chức năng, thay vì việc đưa ra các phỏng đoán, thậm chí là ý kiến một chiều khi chúng ta chưa có căn cứ, cơ sở để khẳng định điều đó có chính xác hay không?

Chỉ cách đây vài ngày, trên trang cá nhân của bà Nguyễn Phương Hằng vẫn đưa ra khẳng định rằng, đối với Trần Thị Thủy Tiên thì chắc chắn có dấu hiệu tội phạm liên quan đến hành vi ăn chặn tiền cứu trợ và sau đó cộng đồng mạng đổ xô vào ủng hộ, tán đồng quan điểm. Tuy nhiên, xét dưới nhiều phương diện thì tất cả điều này cũng chỉ mới là phỏng đoán, hoàn toàn không có căn cứ, cơ sở để khẳng định chắc chắn sự việc này.

Xu hướng người dùng mạng Việt Nam bị dắt mũi bởi các sự kiện nóng thiếu kiểm chứng đang trở thành mối lo ngại cho công tác quản lý trên mạng internet, mặc dù điều này không thể cấm đoán đối với suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, khi ghán ghép một sự việc, đánh giá một vấn đề mà chưa có cơ sở thì cần phải đánh giá, nhìn nhận dưới nhiều góc độ khách quan, đa chiều hơn. Và sự việc gửi đơn tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng chắc chắn vẫn chưa dừng lại ở thời điểm này vì có liên quan đến trách nhiệm của người đứng ra tố cáo hoặc các vấn đề có liên quan đến viễn dẫn dắt các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Chúng ta cùng nhau chờ đợi kết quả cuối cùng từ phía cơ quan chức năng.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

 NHỮNG CHIẾC “BÁNH VẼ”
<Nguyễn Anh>

Từ khi được thành lập, hai tổ chức RISE và VOICE thường xuyên tranh thủ lợi dụng những vấn đề về “nhân sinh”, “nhân quyền” để phát triển lực lượng trong và ngoài nước, huấn luyện những thanh niên Việt Nam những kĩ năng chống phá chính quyền thông qua những chương trình, dự án của họ. Mới đây, trong những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 , hai tổ chức này lấy việc quyên góp 5000 khẩu trang y tế cho bệnh viện tại Mỹ làm bình phong, để vận động, lôi kéo những người Việt tham gia vào chương trình của họ.


Bộ mặt thật của RISE

RISE được thành lập dưới danh nghĩa là một tổ chức thiện nguyện, với những hình thức như hỗ trợ học sinh tới trường, hỗ trợ học bổng, kinh phí cho trường học. Trong đại dịch Covid 19, tổ chức này đã dùng danh nghĩa thiện nguyện để kêu gọi ủng hộ tài chính cho chiến dịch của họ được gọi là “Chiến dịch tiếp sức”.

Ẩn cái mác thiện nguyện này, là một tổ chức mang danh nghĩa “xã hội dân sự” để lừa gạt, móc nối, phát triển lực lượng, thu hút đông đảo những người trẻ, thanh niên Việt Nam tham gia vào các chương trình, kế hoạch nhằm chống phá hệ thống chính trị Việt Nam. Đối tượng được tổ chức này nhắm đến là những người trẻ, những người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, đào tạo huấn luyện họ am hiểu về “xã hội dân sự”, “dân chủ”, “nhân quyền”, … nhưng thực chất là chuẩn bị và xây dựng lực lượng, thoát ly khỏi cái bóng của tổ chức khủng bố Việt Tân, triển khai các hoạt động khủng bố, chống phá lâu dài.

Trên thực tế, các đối tượng đã kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp vào hoạt động tố tụng, xử lý các trọng án về An ninh quốc gia, tích cực xuyên tạc và tình hình mưa bão tại miền trung và công tác quản lý của chính quyền, cùng với đó là quảng bá, phô trương hình ảnh của tổ chức này.

VOICE

Tổ chức này thông qua SOA để liên hệ, kết nối với những đối tượng có hoạt động phức tạp về xã hội dân sự, đào tạo để họ tuyên truyền trong các cộng đồng sinh viên về các khóa huấn luyện trên không gian mạng.

Hơn cả, VOICE còn phối hợp với một số chương trình phát triển Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam để mô phỏng cơ chế “Rà soát định kỳ phổ quát cho giới trẻ quan tâm đến vấn đề nhân quyền”, tuyên truyền sâu rộng các quan điểm về nhân quyền của họ trong cộng đồng giới trẻ để tiến hành các âm mưu và hoạt động chống phá.

VOICE cũng là tổ chức đã đứng sau “Chương trình xã hội dân sự”, tuy đã bị kết thúc do bản thân VOICE xuất hiện những mâu thuẫn trong nội bộ và suy giảm uy tín, nhưng thực chất là chuyển sang phương thức hoạt động mới tinh vi hơn, hướng tới số “xã hội dân sự” tập trung chủ yếu ở trong nước.

Chiều bài “xã hội dân sự” của các tổ chức dưới cái lốt thiện nguyện là không mới, nhưng để nhận thức được rõ ràng là rất phức tạp, và rất khó để đấu tranh. Đây là một chiêu bài tấn công về hệ tư tưởng rất hiểm độc, lợi dụng những quan điểm cấp tiến về “dân chủ”, “nhân quyền”, đang được các thế lực thù địch tích cực triển khai nhằm đánh sập chế độ chính trị của nước ta.

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

 CÁCH ĐỂ NHẬN BIẾT NHỮNG “CON SÂU LÀM RẦU NỒI CANH”
<Ba Đặng>

Trong thời đại khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển như hiện này, việc có những đối tượng lợi dụng lỗ hổng của pháp luật, cũng như khả năng về công nghệ thông tin để tung tin, bịa đặt những điều sai sự thật về Đảng, về Nhà nước nhằm gây tâm lý hoang mang, ngờ vực cho người dân, chia rẽ nội bộ, làm hại đất nước. Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp để nhận diện và loại trừ những đối tượng đó để đất nước ngày một tốt đẹp hơn.


Chúng ta có thể thấy, ban đầu các đối tượng đều là những công dân bình thường nhưng dần bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước lôi kéo, mua chuộc rồi sa ngã dần, trượt dài trên con đường tội lỗi. Khi bị các cơ quan lực lượng chức năng điều tra và theo dõi hành vi phạm tội của chúng thì chúng thường tim cách chạy ra nước ngoài nhằm tìm kiếp sự giúp đỡ của những tên chống phá đất nước, dân tộc. Dưới đây là một số kiểu người dễ bị lôi kéo vào vào “con đường” tội lỗi của những kẻ chống phá mà chúng ta cần phải tìm cách để loại trừ:

Thứ nhất, những đối tượng bất mãn với chế độ, luôn xem mình là đúng từ đó nảy sinh những tư tưởng xấu.

Chúng là những con người có học thức tuy nhiên do không có cố gắng vào bản thân mà cứ ỷ lại cho người khác. Chúng luôn tự đề cao bản thân nên đến lúc không đạt được mục đích mong muốn thay vì sự cố gắng chúng lại quay lại chống phá chính quyền.

Ta có thể thấy cái tên Đường Văn Thái là một trong những con người tiêu biểu trong trường hợp này. Khi không thi đỗ vào công chức hắn đã nghĩ việc và lập ra nhiều tài khoản trên mạng xã hội nhằm tung tin đồn bịa đặt kích động người dân tham gia vào các hoạt động gây mất trật tự, ảnh hưởng đến an ninh khu vực.

Thứ hai, những đối tượng làm tay sai cho thế lực thù địch bên ngoài.

Do bản tính tham lam, lười nhác nhiều con người đã bị thế lực thù địch bên ngoài mua chuộc nhằm giúp chúng cung cấp những thông tin không chính xác, bóp méo sự thật, gây chia rẽ nội bộ khiến cho uy tín của Đảng, của Nhà nước bị bào mòn.

Trường hợp điển hình là Trương Quốc Huy. Hắn đã phát tán các tài liệu trên các trang web phản động có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước. Tất cả các chi phí đều được Nguyễn Hữu Chánh chi trả.

Sau khi được nhà nước thả tự do, thì hắn không những không hối lỗi mà còn tham gia vào những tổ chức phản động để tiếp tục tuyên truyền và chống phá nhà nước. Tuy nhiên với bả chất xấu xa lộ rõ như vậy Trương Quốc Huy sẽ không đánh lừa được dư luận, và cũng chỉ là “con rối” cho các thế lực thù địch sai khiến.

Tất cả các đối tượng nói trên đều có một điểm chung là dựa dẫm vào những thế lực thù địch ở bên ngoài đất nước. Tuy nhiên chúng không biết răng những thế lực thù địch kia chỉ nhằm lôi kéo, mua chuộc bọn họ để nhằm tạo ra những xung đột cho khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất uy tín của Đảng, của Nhà nước, khi chúng hết giá trị lợi dụng thì sẽ bị “bỏ rơi” và đất nước cũng sẽ không cưu mang chúng nữa.
 THIỀN SỰ THÍCH NHẤT HẠNH - CHỨNG NHÂN CỦA LỊCH SỬ
<Lam Hồng>

0h00' ngày 22/1/2022 thiền sư được cả thế giới và trong nước ngưỡng mộ đã viên tịch, đi về cõi niết bàn trụ thế 95 tuổi. Ngài được coi là chứng nhân của lịch sử thương đau của dân tộc Việt Nam, đồng thời là người chắp cánh cho việc hòa giải vết thương chiến tranh, hàn gắn sự đoàn kết dân tộc trong nước với những người Việt Nam ở hải ngoại.


39 năm sinh sống tại nước ngoài, đến năm 2005 thiền sư mới trở về nước và tu hành tại tổ đình Từ Hiếu, Thừa Thiên Huế. Di sản để lại của vị thiền sư hết sức to lớn cả về phật pháp lẫn tấm gương đấu tranh chống lại áp bức, xâm lược của nước ngoài đối với các dân tộc yếu thế.

Từng gặp gỡ Martin Luther King - người phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam; thiền sư từng dẫn đầu 1 phái đoàn tham dự hội nghị Paris năm 1973 để chứng kiến ký kết văn kiện quan trọng đối với dân tộc Việt Nam.

Thiền sư để lại di sản văn hóa với nhiều trung tâm phật giáo lớn rải rác khắp cả nước và nước ngoài, nổi bật với dòng phái tu Làng Mai tại Pháp, được cả thế giới thừa nhận và có uy tín đặc biệt đối với giới phật học.

Cống hiến của thiền sư đối với đất nước Việt Nam là không hề nhỏ, nhưng vẫn còn nhiều kẻ gièm pha, luôn quấy phá cuộc đời tu hành của Ngài bằng các điều tiếng liên quan đến tranh chấp giữa Làng Mai với tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng. Thậm chí việc thiền sư sinh sống ở nước ngoài 39 năm không về nước cũng bị những kẻ thọc mạch xiên xẹo rằng chính quyền Việt Nam không "yêu thích" đối với thiền sự Thích Nhất Hạnh.

Tuy nhiên dù ai nói ngả nói nghiêng thì những việc làm trong sáng của thiền sư được người dân và thế giới công nhận, việc thiền sư trở về để an cư tại Huế cũng minh chứng cho chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam và lòng hướng phật của nhiều tăng, ni phật tử. Đó mới là chân lý sáng nhất.

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

 KHÔNG BẰNG CẢ CON VẬT
<Nguyễn Anh>

Vụ việc bé gái 8 tuổi bị dì ghẻ hành hạ tử vong ở Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh gây bức xúc trong quần chúng và dư luận xảy ra chưa lâu, đến ngày 20/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Trung Huyên, 30 tuổi, xã Thạch Hòa, Thạch Thất về tội "Giết người" khi anh ta có hành vi đánh đập, đóng đinh vào đầu bé 3 tuổi con riêng của người tình.


Chưa bàn đến chuyện pháp lý hay pháp luật vì hành động của hai kẻ nêu trên chắc chắn là sai ,thậm chí là có hành vi máu lạnh tàn bạo cố ý “giết người”. Xét về góc cạnh đạo đức, văn hoá của một con người đó là điều không thể chấp nhận được và cũng không thể dung thứ.

Không biết tại sao nhân tính của con người, thậm chí là người trưởng thành nhưng lại cho phép bản thân có hành vi độc ác, tàn bạo như vậy. Ý thức của con người, năng lực điều khiển hành vi dường như không có, khi hai con người đó thực hiện hành động của mình đối với 2 đứa bé tuy ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung mục đích là hành hạ đến chết thì thôi. Đến động vật còn bảo vệ lẫn nhau không ăn thịt đồng loại, chứ đừng nói đến con người là người có suy nghĩ nhận thức được hành vi của mình trừ khi mắc bệnh.

Có lẽ phần người của kẻ có hành động phi nhân tính với những đứa nhỏ bé bỏng kia đã mất đi, chỉ còn lại phần con nên mới xảy ra hành động như vậy. Đạo đức con người xuống cấp trầm trọng dẫn đến hệ luỵ hai đứa bé phải gánh chịu sự tàn nhẫn của dì ghẻ và người tình của vợ. Họ không thể biện minh là tác động xã hội khiến họ có những hành vi không đúng mực, xin thưa nếu như vậy thì người nghèo không còn đi xin ăn nữa mà đi cướp giật cướp của cho nhanh.

Bao nhiêu năm tù hay án phạt nào cho đủ đối với những con người ấy? Nhưng sự thật nhân tính của họ đã mất đi giống như tội ác của Pol Pot vậy, xã hội vẫn còn tồn tại nhiều người như vậy thì tình thương con người là thứ xa xỉ. Chỉ mong không còn sự việc đáng thương nào như thế xảy ra nữa.
 TỔ QUỐC MÃI NHỚ VỀ ANH
<Nguyễn Anh>

Theo thông báo của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, trung tá Đỗ Anh hy sinh lúc 6h ngày 6/1 tại Bệnh viện dã chiến cấp 3 của Liên Hợp Quốc ở Nakasero, Kampala, Uganda (tức 10h ngày 6/1/2022, giờ Việt Nam), hưởng dương 38 tuổi.


Đây thực sự mất mác lớn đối với Tổ quốc Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân nói riêng. Anh ra đi khi đang làm nhiệm vụ cao cả cho nền hoà bình, ổn định không chỉ của Việt Nam mà toàn thế giới khi đang làm nhiệm vụ nhân đạo quốc tế. Sự ra đi của anh để lại nỗi buồn không nguôi cho gia đình, anh em, đồng chí đồng đội.

Quá khứ đã qua đi, người lính đã hoàn thành sứ mệnh đánh bại giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước từng bước xây dựng nền hoà bình và trường tồn cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Bây giờ, với thời đại mới những người lính lại có sứ mệnh mới cao cả và không kém tự hào đó là gìn giữ hoà bình cho quốc tế góp phần khẳng định và nâng cao uy tín, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, chủ động, tích cực đóng góp thiết thực cho hòa bình.

Trung tá Đỗ Anh là một chiến sĩ ưu tú đã được cử đi làm nhiệm vụ quốc tế, anh đã hy sinh trong lúc làm nhiệm nhưng giá trị anh để lại là không thể đo đếm. Bằng sự kỷ luật, kỷ cương của Quân đội nhân dân Việt Nam anh luôn được Liên hợp quốc đánh giá rất cao. Có thể nói anh đã để lại hình ảnh đẹp đẽ tô thắm truyền thống vẻ vang của “Bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sự hy sinh của anh thể hiện tinh thần anh dũng, sự chiến đấu bền bỉ của người lính Việt Nam tại môi trường làm nhiệm vụ ở châu Phi khắc nghiệt. Qua đó, nâng cao sự uy tín, vị thế của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và nền đối ngoại của đất nước ta nói riêng. Trung tá Đỗ Anh là tấm gương sáng của những tầng lớp người lính trẻ, cán bộ, chiến sĩ tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế.

Sứ mệnh của anh tạm thời gác lại, nhưng dấu ấn không thể phai mờ. Bây giờ anh đã yên nghỉ để lại niềm tiếc thương vô hạn, tôi xin chia buồn cùng gia quyến, bạn bè của anh. Chúc anh yên nghỉ ở thế giới bên kia yên bình như tâm hồn một người lính.

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

LỊCH SỬ: AI LÀM MẤT HOÀNG SA
Hôm nay, 19/1, tròn 48 năm xảy ra hải chiến Hoàng Sa, cũng là 48 năm Việt Nam mất Hoàng Sa. Một ký ức đau buồn trong lịch sử dân tộc. Cuộc hải chiến này được báo chí nhắc tới nhiều, tuy nhiên, trong những cố gắng nhằm làm sai lệch lịch sử, nhiều người cố tình "quên mất" nguyên nhân đưa tới việc Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc và cố tình đổ tội cho chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong sự kiện này. Thậm chí, nhiều anh chị dân chủ sinh sau đẻ muộn, chưa đọc hết cuốn Lịch sử 12 nhưng mở miệng lại bảo chính quyền bán Hoàng Sa cho Trung Quốc.


Thực tế, hải chiến Hoàng Sa là một vết nhơ rất lớn của lực lượng ngụy quân (Việt Nam Cộng hòa), thể hiện sự yếu kém trong chiến đấu, phối hợp tác chiến; đồng thời là bài học đau xót cho việc tin tưởng vào đồng minh Mỹ của mình, khiến chúng biến chủ quyền đất nước trở thành món hàng trao đổi, nhằm đạt được lợi ích của chúng.

Ấy vậy mà chỉ nhoằng một cái, hậu duệ của Việt Nam Cộng hòa - tổ chức Việt Tân lại quay mũi nhọn chỉ trích chính quyền Việt Nam "xóa nhòa ngày mất Hoàng Sa", nhằm "dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc". Chẳng thấy anh chị ấy thảo luận xem một đội hải quân hùng hậu thứ 7 thế giới, vậy mà chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, lại bị dễ dàng đánh bại bởi một đội quân với vũ khí lạc hậu hơn rất nhiều. Và cũng quên không bao giờ dám nhắc tới, tại sao nước Mỹ với hạm đội 7 cách đấy vài trăm hải lý lại bỗng nhiên ngồi yên, giương mắt để đồng minh thân thiết bị đánh bại dễ dàng.

Thật sự khó hiểu.
VỀ VIỆC MINH BÉO NHẬN GIẢI NGHỆ THUẬT
Cách đây 6 tháng, trên trang cá nhân của mình, diễn viên trẻ Tuấn Nguyễn gây chú ý khi đăng tải bài viết tố cáo việc bị nghệ sĩ Minh Béo "gạ gẫm". Kèm theo đó, anh còn chia sẻ ảnh chụp màn hình cuộc hội thoại giữa mình và diễn viên sinh năm 1977 để làm bằng chứng. Trong loạt ảnh được chia sẻ, có thể thấy Minh Béo là người chủ động nhắn tin trước, đồng thời hẹn Tuấn Nguyễn đến sân khấu của mình để gặp mặt. Tuy nhiên, sau buổi hẹn "phỏng vấn", diễn viên trẻ tỏ thái độ bức xúc, cho rằng Minh Béo cố tình lạm dụng t.ình dục. Vụ việc của Tuấn Nguyễn đã được nhiều tờ báo chia sẻ và gây xôn xao dư luận.


Trước đó, vào năm 2014, Minh Béo từng vướng scandal bị cáo buộc gạ tình diễn viên trẻ song anh lên tiếng bác bỏ, cho rằng mình chỉ là nạn nhân. Tháng 3.2016, Minh Béo bị bắt giữ tại Mỹ. Theo Nhật báo Orange County Register, nam diễn viên bị truy tố với tội có ý định thực hiện hành vi kh.iêu dâm với trẻ dưới 14 tuổi, và hẹn hò gặp gỡ với trẻ vị thành niên để thực hiện ý định này. Minh Béo bị tuyên án 18 tháng tù cho tội ấu dâm nhưng chỉ ngồi tù 270 ngày và phần còn lại hưởng án treo (quản chế).

Vậy mà ngày hôm qua, sau những lùm xùm về đạo đức và pháp luật, Minh béo lại tươi cười bước lên bục nhận Huy chương bạc một chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch tổ chức. Trước sự lên tiếng của dư luận, một vị quan chức cho rằng "chúng ta nên đánh người chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại", nên bao dung cho người đã nhận ra sai lầm. Với những vụ việc liên tục lặp lại như vậy, tôi không biết liệu Minh béo có thành tâm nhận lỗi hay chưa mà để chúng ta có cơ hội bao dung cho anh ta.

Nghệ thuật của một quốc gia đóng góp vào một phần vào bộ mặt của quốc gia ấy, phản ánh việc quản lý hành chính - xã hội, khuếch đại quyền lực mềm, làm văn hóa của mỗi quốc gia thêm giàu mạnh. Hãy nhớ "văn hóa còn dân tộc còn", đừng để những kẻ không xứng đáng có cơ hội trở thành văn nghệ sỹ - đại diện cho những người truyền bá nghệ thuật của quốc gia chứ đừng nói là văn nghệ sỹ được trao tặng giải thưởng cao quý.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

QUY TẮC NÀO CHO NGƯỜI LÀM VĂN  HÓA - NGHỆ THUẬT
Vừa mới đây, tại phiên thảo luận của Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà đã nêu ý kiến, đề xuất Luật Điện ảnh cần sửa đổi: “Nên quy định dừng chiếu hoặc rút phép với tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của các nghệ sĩ không có đạo đức, vi phạm đạo đức, an ninh chính trị…”.


Trong bối cảnh nền văn hóa – nghệ thuật của nước nhà đang bị lũ.ng đoạn, thời gian qua có nhiều lùm xùm liên quan tới nghệ sĩ làm từ thiện hay quảng cáo sai sự thật, phát ngôn không chuẩn mực trên mạng xã hội…, Không khó để hiểu, vì sao phát biểu trên của bà Lê Thu Hà như giọt nước mưa rơi xuống sa mạc, nhiều sự đồng tình, hưởng ứng, cộng hoan nghênh.

Cần cấm những sản phẩm có diễn viên có đạo đức tồi, vi phạm pháp luật, hành xử thiếu văn hóa – đó là điều mà rất nhiều người dân trong chờ. Trên các diễn đàn xã hội, người yêu mến nghệ thuật đưa ra nhiều lý do phản bác khi một số nhà sản xuất cho rằng: “Chỉ nên cấm với người diễn viên vi phạm không được tham gia nghệ thuật. Diễn viên không có tiền đền hợp đồng nếu phim bị cấm sóng do sai sót từ mình”. Nói không với nghệ sĩ thiếu chuẩn mực đạo đức, nhiều người dân đồng gửi gắm thông điệp: Quy định cấm sóng càng khắc khe thì buộc người làm văn hóa càng phải giữ mình hơn, chuẩn mực hơn trong phát ngôn và hành xử!

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người dân đặc biệt quan tâm đến Dự thảo Quy tắc ứng xử chung của nghệ sĩ và mong sớm được ban hành. Thời gian qua, người dân đã chứng kiến quá nhiều điều chướng tai, gai mắt về hành xử của những người hoạt động nghệ thuật. Không thể chấp nhận được khi đạo đức một bộ phận nghệ sĩ xuống cấp trầm trọng: phát ngôn ng.ông cuồng, công khai hành xử theo lối gi.ang hồ “dạy dỗ” tất cả những ai dám đụng đến nghệ sĩ, tự cho mình cái quyền bất khả xâm phạm “đụng giới nghệ sĩ là đụng ổ kiến lửa”, “Đ.V.H là vùng cấm”, chửi khán giả không ra gì.

Người hoạt động nghệ thuật là sứ giả truyền đi nét chân – thiện – mỹ của cuộc sống. Thế nhưng, chuyện một ca sĩ chuyển giới tuổi đời non choẹt lại thị phạm kêu bậc lớn tuổi đáng cha, chú “nh.ét đ.ầu vô cái c.ầu tiêu”. Ngôn từ, hành vi đi ngược lại những quy chuẩn đạo đức xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay nhưng vẫn ra rả xuất hiện hàng ngày trên truyền thông.

Xét về phương diện cuộc sống, nghệ sĩ cũng chỉ là một ngành nghề bình thường như những ngành nghề khác, nhưng thời gian qua không ít nghệ sĩ tự cho mình cái quyền “đứng trên tất cả”, muốn làm gì thì làm: Có người còn công khai trên trang cá nhân ủng hộ tổ chức khủng bố Việt Tân, chụp ảnh chung với thành viên cốt cán trong tổ chức khủng bố Việt Tân, khen ngợi đối tượng phản động hết lời.

Thậm chí, người nghệ sĩ có tuổi nghề nói trên còn gieo rắc công khai cái tư tưởng “nh.ân quyền cao hơn ch.ủ quyền”, x.úi gi.ục người hâm mộ mình hãy ủng hộ tổ chức nước ngoài c.an thiệp vào tự do và quyền làm chủ đất nước, núp dưới lớp áo “bảo vệ đất nước”. Khi người dân phản ứng mạnh thì xóa đi bài viết, như chưa có gì và vẫn hoạt động trong giới, xuất hiện đạo mạo trên truyền thông chia sẻ triết lý sống như cây đa, cây đề.

Nghệ thuật là nuôi dưỡng giá trị văn hóa truyền thống, làm cho tâm hồn con người thêm thăng hoa. Sẽ là tác hại vô cùng khi những người thiếu đạo đức, vô văn hóa lại hoạt động ở một lĩnh vực văn hóa.

Mấy ngày hôm nay, công chúng đã hao mòn tinh thần khi phải chứng kiến cảnh nhiễu nhương một nhóm người hoạt động nghệ thuật rất đạo mạo, hùa nhau tấ.n cô.ng ca sĩ nhí 18 tuổi Hồ Văn Cường không thương tiếc. 11 giờ đêm, cô người mẫu “bún đậu” xuất hiện ở nơi Hồ Văn Cường ở, lôi cả em và phụ huynh ra thị uy, x.ỉ vả, khoác vai thánh thiện dạy đời ngay trên sóng livestream. Giữa “một rừng” nghệ sĩ hùa nhau tấn công Hồ Văn Cường thì hiếm hoi có một tiếng nói yếu ớt của nữ ca sĩ Tóc Tiên bênh vực: “Không hiểu nổi sao người lớn hùa nhau ăn hiếp thằng bé!”.

Nhìn sang các nước trong khu vực, Quy tắc ứng xử dành cho những người hoạt động nghệ thuật rất chặt chẽ. Kang Ho Dong, một MC nổi tiếng của Hàn Quốc tiêu tan sự nghiệp vì bị phát hiện trốn thuế. Lý Duy Gia, một MC với tiền cát-xê cao thuộc top nhưng phải dừng lại sự nghiệp khi bản thân là người phát ngôn cho một nhãn hiệu trà sữa lừa đảo đang bị điều tra. Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm, Triệu Vy, Trương Triết Hạn đều bị cấm sóng vì bê bối đời tư.

Vì sao Hàn Quốc và Trung Quốc lại quyết liệt với nghệ sĩ vi lệch chuẩn về đạo đức như vậy? Hỏi cũng là câu trả lời: Sự nguy hại là gì nếu như thế hệ trẻ hoặc người hâm mộ học theo, làm theo những thói hư tật xấu, hành vi vô đạo đức của người nổi tiếng?

Người làm văn hóa và nghệ sĩ luôn có những sức hút, ảnh hưởng lớn đến công chúng, tác động sâu rộng vào đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội. Người càng nổi tiếng thì sự tác động càng sâu. Mỗi lời nói, hình ảnh trong đời thường của họ cũng đủ tạo ra những hiệu ứng xã hội rất lớn không chỉ với những người thường xuyên theo dõi mà với cả cộng đồng. Hành vi lệch chuẩn đạo đức của cá nhân người nổi tiếng khi lan truyền, nó không chỉ nguy hiểm cho một gia đình mà cho cả xã hội, làm xói mòn nhân cách, tạo nên những lối sống lệch chuẩn để lại nhiều hậu quả cho xã hội.

Trong cuốn sách “Năm 1999 – chiến thắng không cần chi.ến tranh”, nguyên Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố: “Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”, “toàn bộ vũ khí của Mỹ, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết: “Có những việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi, nhưng chỉ cần 10 người lan truyền lại có thể thành công”.

Để ph.á hủ.y một đất nước, không phải lúc nào cũng cần đến b.inh đ.ao, có khi sự x.âm thực – ph.á ho.ại tư tưởng, th.a hóa đạo đức lại đến từ những hành vi sai trái nhỏ nhất của người làm nghệ thuật, bằng cách này hay cách khác thông qua các biến tướng, luồng lách về lâu dài cũng đủ tác động, làm cho đạo đức xã hội xuống cấp.

Ai cũng thấy, sự mạnh tay của các cơ quan chức năng ở Hàn Quốc và Trung Quốc trong vấn đề quản lý hoạt động của người làm văn hóa – nghệ thuật, cùng với quy định nghiêm khắc của luật pháp, sự khó tánh của người dân là những chiếc bản lề đưa những người trong giới hoạt động nghệ thuật hành động chuẩn mực đạo đức, góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.

Sự mạnh tay của các nhà chức trách đã sắp xếp lại trật tự của ngành văn hóa nghệ thuật nước nhà. Thiết nghĩ, đó là điều cốt lõi, rất đáng cho Việt Nam học hỏi trong giai đoạn đạo đức của người nghệ sĩ xuống cấp trầm trọng như hiện nay.

Nghệ sĩ sẽ mất trắng sau một đêm nếu như có những hành động lệch chuẩn và thiếu chừng mực, tại sao không? Khi mà điều đó khiến cho người hoạt động văn hóa biết giữ lấy mình, hành động và lối sống chuẩn mực!

Trước Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thẳng thắn: “Một số người nổi danh suốt ngày chửi người này người kia, nói năng thô tục bậy bạ, đó là hình ảnh rất xấu, phải nghiêm trị”.

“Cần có Bộ Quy tắc ứng xử đối với người hoạt động văn hóa – nghệ thuật”. “Cần mạnh tay cấm sóng với người vi phạm đạo đức” – đó cũng là ý kiến, nguyện vọng của nhiều người dân và trí thức.

Mỗi ngành nghề trong xã hội hiện nay đều có những quy định chuẩn mực đạo đức. Một Luật sư muốn được Hội Luật sư cấp thẻ hành nghề thì phải chấp nhận quy định do Hội Luật sư đưa ra. Y, bác sĩ muốn được hành nghề cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc ứng xử, quy chuẩn đạo đức – lương y như từ mẫu, do Bộ Y tế ban hành. Bộ Giáo dục cũng có những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn đạo đức của nhà giáo, không chỉ ở phẩm chất chính trị, lối sống tác phong, mà còn quy trách nhiệm rõ ràng trong việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.

Tương tự như vậy, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, các cơ quan trực thuộc sự quản lý của Bộ, cụ thể Cục Nghệ thuật biểu diễn – nơi đang được giao xây dựng bộ quy tắc ứng xử cũng cần phải sớm hoàn thiện. Lẽ dĩ nhiên, người hoạt động văn hóa – nghệ thuật không thể có những quy định đạo đức khắc khe như nhà tu, nhưng trong đó phải quy được hành vi nào là vi phạm đạo đức?

Nghệ sĩ lợi dụng niềm tin của công chúng để trục lợi cá nhân sẽ bị xử lý như thế nào? Nghệ sĩ phổ biến những tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng, bị xử lý ra sao? Có được cấp giấy phép biểu diễn?

Các cấp độ vi phạm và biện pháp xử lý nếu được đề ra hợp tình, hợp lý thì Bộ Quy tắc này không chỉ khiến nghệ sĩ có những hành động đúng đắn hơn, chuẩn mực hơn, biết giữ mình hơn, giúp cho công chúng thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa, giúp ích cho đời sống tinh thần, mà hơn hết là còn tạo ra môi trường hoạt động văn hóa – nghệ thuật lành mạnh – là nơi mà người làm nghề có thêm điều kiện để thăng hoa, cống hiến cho nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà thêm phong phú, giá trị.

Bộ Quy tắc ứng xử dành cho người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa ra đời càng sớm càng giúp ích cho xã hội. Về điều này, người dân dõi theo, trông đợi và phó thác vào hành động quyết liệt của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật Biểu diễn và tiếng nói đóng góp của các nhà làm công tác văn hóa nghệ thuật.

Việc tạo thêm hành lang pháp lý với người làm văn hóa là phương pháp hữu ích để đánh thức cái thiện, đẩy lùi cái xấu trên lĩnh vực nghệ thuật, nó mang một ý nghĩa hết sức lớn lao, có tác dụng ngăn chặn những biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trên bình diện toàn xã hội. Hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn cũng là một trong những “khung hình” giúp con người sống chuẩn mực đạo đức; hệ thống pháp luật nước nhà càng hoàn thiện thì việc điều hành, quản lý xã hội cũng sẽ hiệu quả hơn.