Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

KHI TỰ DO, DÂN CHỦ QUÁ TRỚN
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là chủ trương nhất quán của Đảng, Chính phủ để phát huy tối đa dân chủ. Trong những năm qua, chủ trương đó được quán triệt ở các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, nhờ đó, những biểu hiện quan liêu, xa dân, nhũng nhiễu dân ở một số bộ phận cán bộ dần dần được khắc phục, một số hành vi sai trái bị xử lý.


Tuy nhiên, lợi dụng chủ trương này, một số đối tượng đã núp bóng dân chủ để đạt mục đích cá nhân của chúng như: Lợi dụng khiếu nại, tố cáo để vu khống, bôi nhọ danh dự người khác hoặc xúi giục, kích động, tung tin gây khó khăn cho ban ngành chức năng khi phải thực hiện công tác xác minh thông tin thiếu căn cứ, thông tin sai sự thật. Mặt khác người dân thì “bán tin, bán nghi” nên đã không ít người bị lôi kéo tham gia, gây phức tạp về ANTT, thậm chí, một số đối tượng đã vi phạm phạm luật dẫn đến bị xử lý.

Trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin, với chỉ cần khoảng 1 triệu đồng trở lên là ai cũng có thể sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh có đủ tính năng quay phim chụp ảnh, nào là lướt Web, facebook, tictok…, chiếc điện thoại thông minh đã giúp con người có thêm điều kiện tiếp cận với thế giới, tìm hiểu về pháp luật, đời sống, xã hội cũng như sống gần nhau hơn, sống tình cảm hơn.

Không thể phủ nhận những mặt tích cực của công nghệ thông tin, của mạng xã hội…, nhưng nó cũng là công cụ để một số kẻ lợi dụng làm việc trái pháp luật. Chúng lợi dụng những quyền tự do, dân chủ, quyền giám sát mà Hiến pháp, pháp luật quy định để chống phá chính quyền, gây chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc. Có thể kể đến một số hành vi như: Quay phim, chụp ảnh tại điểm, chốt cảnh sát giao thông đang làm việc; tại các buổi đối thoại giữa chính quyền và nhân dân một số kẻ kích động, gào thét yêu cầu được giám sát rồi lấy điện thoại để livetreams, quay video rồi cắt ghép, giật tít, đưa lên mạng xã hội để số “cùng hội, cùng thuyền” bình luận, chửi bới gây dư luận tiêu cực.

Dân chủ, tự do, hay giám sát là quyền của mỗi công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhưng không thể là dân chủ quá trớn, tự do thành quá khích, thành vô tổ chức, kỷ kuật, thích nói gì thì nói, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Không thể cứ thi nhau quay phim, chụp ảnh, livetreams, thậm chí, nhiều người còn giơ điện thoại trước mặt người thực thi công vụ, thậm chí dí sát mặt, đồng thời xúi giục kích động, chửi bới nhằm làm cho người bị quay phim mất bình tĩnh; chỉ cần một ánh mắt, cử chỉ, hành động của cán bộ khi không giữ được bình tĩnh là lập tức được chúng đưa lên mạng xã hội thi nhau phân tích, môt xẻ, bình luận trái chiều gây nên những phản ứng tiêu cực, trong số đó, có cả những người không biết, không hiểu việc gì đang xảy ra cũng nhẩy vào và chửi bới.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xử lý một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội đưa tin sai sự thật như: Ngày 14.4.2021, Công an thành phố Thủ Đức đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Lê Chí Thành, nguyên là đại úy công an, sau đó bị đuổi khỏi ngành do có lỗi vi phạm; Thành tự lập ra một nhóm giám sát CSGT, mỗi lần bị xử phạt thì ngay lúc đó hoặc sau đó Thành live stream và luôn dạy dỗ mọi người rằng phải hiểu luật thì công an không làm được gì mình.Tuy nhiên, Lê Chí Thành chỉ hiểu một cách nửa vời, vì việc giám sát không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của CSGT, cụ thể là dí điện thoại vào mặt người ta ghi hình, đứng ngay vị trí hoạt động của cảnh sát để quay. Công khai minh bạch khác với bêu riếu nhục mạ. Thành có quyền tố cáo và công khai nội dung trả lời kèm ý kiến của mình. Nhưng việc livestream hoặc tung lên mạng tất tần tật những gì quay được kèm các bình luận chủ quan, lời nhục mạ chửi bới hoặc đánh giá khiến cơ quan tổ chức bị mất uy tín là sai. Việc đưa các tố cáo chưa rõ đúng, sai lên mạng thực chất không phải là công bằng, mà là sự bất công khi “đóng đinh” vào đầu người khác những thiên kiến được dẫn dắt bởi ý chí chủ quan của người tố cáo.

Ngày 14/10/2020, Thanh tra Sở thông tin và truyền thông thành phố Hà Nội đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 15 triệu đồng đối với Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1984, quê quán huyện Thanh Oai, Hà Nội) và Trương Tuấn Anh (sinh năm 2000, quê quán Quốc Oai, Hà Nội) về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Bệnh viện Quân y 105; vi phạm quy định tại Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; được quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Trước đó, tài khoản Facebook cá nhân có tên “Thanh Hiền” và “Tuấn Trương” có đăng tải thông tin kèm theo video clip “Bệnh viện Quân y 105 Sơn Tây bác sĩ tiêm nhầm thuốc chết người thương tâm”. Sau khi thông tin trên được đăng tải, Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành xác minh, điều tra theo quy định. Quá trình xác minh xác định thông tin này là sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của Bệnh viện Quân y 105…

Quyền giám sát của nhân dân với bộ máy nhà nước được quy định tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013. Thông tư số 67 năm 2019, cũng quy định về các hình thức giám sát của nhân dân với CSGT, trong đó có quyền giám sát trực tiếp và thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình, nhưng việc giám sát không được gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhân viên công lực; càng không phải là đi cà khịa. Quyền lực Nhà nước cần được kiểm soát nhưng đối trọng, thách thức và bêu riếu nó, gây ảnh hưởng đến hiệu lực công vụ và hiệu quả phục vụ là trái pháp luật.

Người dân cần tỉnh táo, nhận thức rõ về hành vi lợi dụng các diễn đàn, trang mạng xã hội để đăng tải các thông tin, bài viết sai sự thật, chưa được kiểm chứng là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức mà pháp luật bảo vệ. Công dân có quyền tự do ngôn luận qua các việc đưa thông tin lên mạng xã hội nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Do vậy, việc lợi dụng tự do ngôn luận, tự do trên mạng để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hiện nay cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
 PHẢN CẢM CHUYỆN LỢI DỤNG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ ĐỂ BỎ QUA VI PHẠM GIAO THÔNG
Từ sau tết nguyên đán đến nay trên các trục đường của đất nước xuất hiện nhan nhản các loại xe ô tô lưu thông có gắn phù hiệu Hội nhà báo Việt Nam hoặc logo của các cơ quan báo chí làm cho dân tình không biết rõ thực hư đâu là xe thật, xe giả danh các nhà báo hoạt động.


Sau khi tiếp nhận những thông tin, hình ảnh của người dân cung cấp, Hội Nhà báo Việt Nam đã đưa ra thông báo về việc một số cá nhân xấu đã lợi dụng danh nghĩa hoạt động báo chí để hòng bỏ qua những vi phạm giao thông.

Sự việc diễn ra trong thời gian sau Tết Nguyên đán với lượng xe tham gia giao thông rất lớn tại các cung đường, cửa ngõ ra vào tỉnh, thành phố lớn. Lực lượng giao thông cũng rất kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm với tinh thần “không có vùng cấm”, thậm chí còn yêu cầu gửi văn bản về cơ quan, đơn vị để xử lý kỷ luật hành chính đối với Đảng viên, cán bộ vi phạm.

Việc sử dụng logo, phù hiệu báo chí để lợi dụng chạy chọt, xin lỗi giao thông trước nay không hiếm, các đối tượng xấu lợi dụng tâm lý tôn trọng, cầu thị sự giúp đỡ của cơ quan chức năng với hoạt động báo chí, thậm chí sử dụng báo chí như một “quyền lực” hòng đe dọa, dọa nạt các cán bộ công vụ khi bị xử lý theo quy định pháp luật.

Không chỉ hoạt động của báo chí mà thời gian qua nhiều hiện tượng gắn phù hiệu, logo các cơ quan nhà nước để được ưu tiên hoặc xin xỏ cho qua những lỗi vi phạm giao thông, thậm chí một số cá nhân còn trưng cả những biểu ngữ trước xe phản cảm như “xe Từ thiện xã hội”, hoặc “xe chở hài cốt quy tập liệt sỹ”. Nhưng thực sự đằng trong đó không đúng, đó là sự gian dối đáng lên án.

Cơ quan chức năng đã sớm biết những chiêu bài này và nhiều trường hợp đã bị bóc mẽ, bị xử lý để chấm dứt những kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” như vừa qua.

<Lam Hồng>

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

 BỊ CAN NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG BỊ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ: CÔNG TỘI PHÂN MINH
Theo thông tin được truyền thông, báo chí đăng tải, ngày hôm qua 30/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) và 3 đồng phạm về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" được quy định tại điều 311 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (bị khởi tố, bắt tạm giam vào chiều tối ngày hôm qua 24/3/2022).


Việc cá nhân bị can Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm liên tục trong thời gian dài phát sóng trực tiếp (livestream) đã tiến hành livestream để bôi nhọ, nói xấu người khác (ông Võ Nguyễn Hoài Linh - nghệ sĩ Hoài Linh, bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh - ca sĩ Vy Oanh, bà Đặng Thị Hàn Ni - nhà báo Hàn Ni, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Minh Hưng - ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, bà Đinh Thị Lan, bà Trần Thị Thủy Tiên - ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng là Lê Công Vinh)trên mạng xã hội với tần suất ngày càng tăng và thu hút sự theo dõi của rất nhiều cư dân mạng trong suốt thời gian qua và đến nay bà bị khởi tố, bắt tạm giam, đề nghị truy tố theo tội danh được quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là điều không thể tránh khỏi và cần thiết để làm gương cho xã hội, tránh tạo ra những “thần tượng” lệch chuẩn trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ cũng như tạo hệ sinh thái “sạch” trên không gian mạng hiện nay.

Như đã từng đề cập, không ai có thể phủ nhận được những đóng góp của cá nhân bà Nguyễn Phương Hằng hay Công ty Đại Nam đối với các hoạt động từ thiện, hoạt động vì cộng đồng, xã hội trong suốt những năm qua, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam vào năm ngoái. Không ai có thể phủ nhận các livestream của bà Nguyễn Phương Hằng đã góp phần rất lớn trong việc các cơ quan chức năng làm rõ, đưa ra ánh sáng trong việc từ thiện hay sao kê của các “nghệ sĩ”, những khuất tất tại “Tịnh thất bồng lai”, “báo chí” có nói không với tin giả… Đứng trước pháp luật, ai cũng công bằng như ai và việc vi phạm pháp luật, bị xử lý là quy luật tất yếu, kể cả người đó là ai, có những công trạng, cống hiến cho xã hội như thế nào.

Việc Nguyễn Phương Hằng bị truy tố và sắp tới sẽ được đưa ra xét xử cũng là bài học cho mỗi cá nhân chúng ta trong việc làm chủ bản thân, kiềm chế cái “tôi” và tuân thủ pháp luật, đặc biệt là trong việc đăng tải, tán phát các thông tin trên không gian mạng hiện nay.

<Tống Giang>
 HÌNH ẢNH ĐẸP VÀ CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY NƯỚC MẮT
Nhiều người có cái nhìn hẹp đối với lực lượng Cảnh sát và thậm chí là có ác cảm về lực lượng này. Tuy nhiên, qua sự việc sau đây thì có lẽ nhiều người nên thay đổi góc nhìn của mình. Tháng 10/2022, sau khi đám cháy ở Cầu Giấy, Hà Nội được dập tắt, cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cứu và hướng dẫn 11 người mắc kẹt ra ngoài an toàn.


Được giải thoát, một cô gái đã ôm chầm lấy người cán bộ PCCC và bật khóc. Người cảnh sát PCCC đó là thiếu tá Nguyễn Minh Đức và cô gái được cứu là Mai Linh.

Cô gái 22 tuổi được cứu khỏi đám cháy đã có cuộc hội ngộ đặc biệt với thiếu tá Nguyễn Minh Đức trong Gala Việc tử tế 2023.

Thiếu tá Nguyễn Minh Đức chia sẻ: "Đi chữa cháy nhiều rồi nhưng có lẽ đó cũng là lần đầu tiên mà có một nạn nhân được cứu đã bày tỏ lòng cảm ơn bằng một chiếc ôm như vậy".

Từ thời điểm đó, hai chú cháu cũng chưa có dịp gặp mặt ngoài đời. Bức ảnh lan tỏa mạng xã hội và cô gái ấy vẫn muốn gặp lại người đã cứu mình. Trong chương trình Gala Việc Tử Tế xuân Quý Mão vừa qua, lần đầu họ được gặp lại với nhiều cảm xúc đặc biệt.

Đây có lẽ là hình ảnh đáng để chúng ta phải suy ngẫm và có cách nhìn đẹp hơn đối với lực lượng Cảnh sát. Những gì chúng ta thấy có lẽ mới chỉ là một phần mà không thể nhìn được tất cả sự hi sinh, gian khổ mà lực lượng này đã trải qua.

<Niềm Tin>