Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

 CẦN KIỂM TRA DẤU HIỆU THAM NHŨNG
Bức tường Little Saigon, với tổng chi phí xây dựng lên đến 80.000 USD, đang trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng người Việt tại khu phố Bolsa, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn chi phí này nổi lên như vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt dấu hiệu tham nhũng của cộng đồng.


Trước giờ nhiều người cũng thừa nhận rằng một số ít nhóm cực đoan chống cộng thường lợi dụng đồng bào Việt Kiều để tư lợi trong việc kêu gọi quyên góp.
Dù đó là đóng góp từ cộng đồng, nhưng việc chi phí cao đến mức 80.000 USD vẫn gây tranh cãi. Có những lo ngại rằng sự đắt đỏ này có thể là dấu hiệu của việc tư lợi trong quá trình xây dựng, đặt ra nhiều câu hỏi về sự minh bạch và công bằng trong việc quản lý nguồn lực và chi phí của dự án.
<Niềm Tin>
 NGUYỄN XUÂN DIỆN “QUAY XE” VỀ ”LỜI KHẨN CẦU TỪ VƯỜN THÚ HÀ NỘI”!
Sau khi bài viết của Nguyễn Huy Cường đăng tải trên mạng xã hội với tiêu đề“LỜI KHẨN CẦU TỪ VƯỜN THÚ HÀ NỘI”, nhiều người sử dụng mạng xã hội đã vội vàng chia sẻ, thể hiện sự đồng cảm với thú nuôi ở công viên Thủ Lệ không được chăm sóc. Trong đó, Nguyễn Xuân Diện cũng đú trend chia sẻ bài viết cùng với “sự đồng cảm” với các thú nuôi và không quên mỉa mai, châm biếm về cách làm việc của lãnh đạo Vườn thú Hà Nội và chính quyền Hà Nội.


Vậy nhưng khi sự thật được báo chí, truyền hình VTV vào cuộc, đăng tải làm rõ sự thật thì Nguyễn Xuân Diện cùng nhiều “anh hùng bàn phím” đã vội vàng “quay xe”. Không biết có kẻ phải bị nộp phạt về đăng tải thông tin sai sự thật hay không nhưng bộ mặt thật của những kẻ chuyên lợi dụng các vụ việc để xuyên tạc, bôi lem về chính quyền Hà Nội như Nguyễn Xuân Diện đã bị lộ tẩy. Bản thân Nguyễn Xuân Diện cũng đã đăng đàn để đính chính thông tin sau khi bị ăn “cú lừa” về thông tin sai sự thật về chế độ chăm sóc thú nuôi tại vườn thú Hà Nội.
Thực tế những hình ảnh mà Nguyễn Xuân Diện cùng một số người chia sẻ là vào năm 2022. Còn hiện tại, mặc dù đang ở thời điểm cao điểm của giá rét ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có Hà Nội nhưng các loại thú đều được nhận chế độ chăm sóc đặc biệt, từ thêm lượng thức ăn đến áp dụng các biện pháp giữ ấm, tăng sức chống chịu trong giá rét.
Hình ảnh được báo chí, truyền hình và những người quan sát trực tiếp tại Vườn thứ Hà Nội đều cho thấy các khu vực chu.ồng thú đều được trang bị hệ thống sưởi bằng củi đốt thiên nhiên, chu.ồng voi được quây bạt kín và đốt củi, chu.ồng hổ có hẳn máy sưởi đặt ở cạnh, nước tắm cho hà mã cũng có hệ thống bình đun nước nóng,…. Tất cả các loại thú được cho ăn thức ăn tươi ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho ngày đông nên không hề bị gầy yếu hay co ro thành cụm như hình ảnh bài viết chia sẻ của Nguyễn Xuân Diện để “khẩn cầu” cư dân mạng.
<Tống Giang>

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

 GIỚI RẬN CHỦ ĐÃ XUẤT HIỆN LỤC ĐỤC NỘI BỘ
Huỳnh Ngọc Chênh một kẻ được RFI rêu rao là nhà báo được biết từng là lĩnh cũ của ông Nguyễn Công Khế, còn Hiếu - cũng là một tay cộm cán trong giới rận chủ đã không vừa mắt về ông từ lâu. Khi Nguyễn Công Khế bị bắt Hiếu đã bắt đầu đăng tải nhiều bài viết về ông Khế từ đó Chênh và Hiếu đã có những bất đồng nội bộ không thể giải quyết. Cả hai người liên tục đăng đàn “tố” nhau trên trang cá nhân của mình.


Một bên, Hiếu tỏ vẻ rất hạnh phúc khi Khế gặp rắc rối, trong khi Chênh tỏ ra tức giận và mắng mỏ Hiếu là "Thằng du côn nửa mùa". Qua cuộc "chiến tranh bàn phím" trên mạng xã hội giữa họ, nhiều khía cạnh tiêu cực trong "giới rận chủ" đã bị phơi bày.
Không biết là Chênh hay Hiếu đúng nhưng cả hai đều cùng hoạt động dưới danh nghĩa “dân chủ”, cùng trong một nội bộ, từng là anh em. Mà nay hai chữ “anh - em” này lại đưa nhau lên mạng nói xấu nhau, chiến tranh nội bộ. Rõ ràng những người "anh - em" của hội “dân chủ” đã bắt đầu lục đục, quay ra cắn diệt lẫn nhau.
Qua đó, có thể dễ dàng nhận thấy thực chất hội anh em "dân chủ" cũng chỉ là những nhà "dân chủ cuội" ăn tiền của chính giới để gào miệng kiếm cơm chứ cũng đâu có suy nghĩ cho nhân dân cho dân, cho nước như chúng thường rêu rao.
 TRẦN HUỲNH DUY THỨC QUYẾT ĐỊNH “GIẢM CÂN” ĂN TẾT
Đám rận chủ quốc nội cũng khéo tạo tiếng vang, dù đang trong quá trình chấp hành án phạt tù. Trong đó, chiêu trò mà các đối tượng thường xuyên sử dụng đó là tuyên bố “tuyệt thực” nhằm thu hút sự chú ý của dư luận. Chính vì thế, lâu lâu không ai nhắc tới, mới đây, Trần Huỳnh Duy Thức (đối tượng đang thụ án 16 năm tù giam tại Trại giam Số 6 huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự) lại được đám kền kền xướng danh khi tuyên bố tuyệt thực qua Tết Nguyên đán 2024.


Thông tin này được công bố trên trang facebook cá nhân của Thức, nguồn tin được cung cấp từ cuộc nói chuyện giữa Thức với người thân. Ngay sau khi có vấn đề “HOT”, trên các trang lề trái, tài khoản facebook cá nhân của đám rân chủ giả hiệu liên tục đưa ra các bài viết về cái gọi là “tuyệt thực” của Trần Huỳnh Duy Thức. Và đi liền với đó là những thông tin mang tính bịa đặt, vu khống về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
“Tuyệt thực” một trong những chiêu trò vốn không còn xa lạ của các đối tượng bị kết án do có hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Dù bản thân có hoạt động kích động, chống đối Đảng, Nhà nước, nhưng đến khi phải đối mặt với bản án, những đối tượng này vẫn không ngừng thực hiện các chiêu trò chống phá. Trong đó chiêu trò“tuyệt thực” liêntục được các đối tượng như Trần Huỳnh Duy Thức diễn đi diễn lại từ tháng 5-2016 đến nay, hòng thu hút sự chú ý của dư luận nhằm tiếp tục vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặt ra các đòi hỏi, yêu sách phi lý.
Những lần trước đây, Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố rất hùng hồn khi chiêu trò tuyệt thực của anh ta được “nâng cấp” theo từng năm, cho thấy level tuyệt thực của y ngày càng đạt tới cảnh giới. Lần tuyệt thực dài nhất được người thân của Thức cho biết là 3 tháng với lý do phản đối án phạt tù và do không được hưởng một cuộc sống no đầy trong trại giam.
Tương tự, lần tuyệt thực này của Thức cũng chỉ xoay quanh mấy vấn đề “cũ rích”, khi yêu sách không được đáp ứng thì anh ta giở trò tuyệt thực. Nhưng qua nhiều lần bóc mẽ, cho thấy cái mà anh gọi là “tuyệt thực” chẳng qua là việc ngừng dùng đồ ăn của trại giam mà dùng đồ mà gia đình thăm nuôi hàng tháng, cùng số tiền vừa đủ để mua đồ ăn căng tin để “sống cho qua ngày đoạn tháng”.
Nghe thì rất hùng hồn, nhưng khi hết tiền, hết đồ ăn do gia đình gửi vào thì anh ta tuyên bố tuyệt thực thành công và trại giam đã đáp ứng yêu sách. Rõ ràng, đây là một vở diễn quá tệ bạc của Thức và khán giả xem dù rất kiên nhẫn những cùng dần cảm thấy nhàm chán và không còn hào hứng với vở diễn dở ẹc.
Cho nên, nếu muốn được pháp luật khoan dung, được hoàn lương theo đúng nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức hãy cải tạo cho tốt, đừng tiếp tục biến mình thành con rối để mua vui, giải trí trong làng rân chủ. Dư luận xã hội cũng chán ngắc mấy chiêu trò này rồi và thực sự chẳng ai hưởng ứng và cổ vũ cho hành động này.
<Duy Quý>

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

 NGƯỜI DÂN THỦ ĐÔ HÀO HỨNG CHỜ ĐỢI TUYẾN ĐƯỜNG DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI ĐI XE ĐẠP
Tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy được chọn để triển khai. Dự kiến ngày 1/2 tới (ngày 22/12 tháng Chạp năm Quý Mão), tuyến đường sẽ hoàn thành và có thể kịp đưa làn đường dành riêng cho xe đạp vào hoạt động trước dịp Tết Giáp Thìn.


Đây là một sáng kiến hay của chính quyền thành phố Hà Nội, việc đưa tuyết đường cho xe đạp hoạt động sẽ góp phần giảm tải được ách tắc giao thông, vì Tuyến đường này có thể kết nối với ga Láng của đường sắt Cát Linh - Hà Đông và ga số 8 của metro Nhổn - ga Hà Nội, do đó nhiều người có thể lựa chọn việc đạp xe ra ga để di chuyển bằng phương tiện công cộng.

Dọc tuyến có 6 trạm xe đạp công cộng, trong đó có trạm trước cổng Đại học Giao thông Vận tải và trạm tại ga Láng. Đơn vị vận hành dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng cho biết sẽ bổ sung khoảng 100 xe đạp thường và xe trợ điện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Đường ven sông Tô Lịch được đầu tư gần 65 tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019. Trước đó, đường này dành cho người đi bộ, nhưng do có quá nhiều xe máy đi vào nên Hà Nội đã rào chắn 2 đầu tuyến đường để cấm xe đi vào.

Không chỉ đường ven sông Tô Lịch, Hà Nội còn dự định tổ chức vỉa hè quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo, quận Bắc Từ Liêm, làm đường dành riêng cho xe đạp. Tổng chiều dài tuyến đường 5,7 km, trong đó khu vực đi trên hè quanh công viên Hòa Bình 1,8 km, đi trên đường Hoàng Minh Thảo 4 km.

Trước mắt những công trình này sẽ đưa vào hoạt động thí điểm, cơ quan chủ quản còn theo dõi, đánh giá hiệu quả của tuyến đường này sau một quá trình vận hành. Tuy nhiên, nhìn về góc độ tiện ích thì có thể thấy các tuyến đường dành cho người đi xe đạp sẽ được đông đảo người dân Thủ đô hưởng ứng, nó không chỉ góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường mà còn giúp cho người dân tăng cường rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

<Duy Quý>

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

 THẾ NÀO LÀ “BI KỊCH” THƯA MẠC VĂN TRANG?
Mới đây vào ngày giỗ năm thứ 4 của Lê Đình Kình, Mạc Văn Trang đã đăng tải bài viết với tiêu đề “BI KỊCH LÊ ĐÌNH KÌNH” để khóc thương cho gia đình Lê Đình Kình. Ở đây, người đã mất có lẽ không nên đề cập lại và hơn nữa về vụ việc cách đây 4 năm chúng ta đã quá rõ, pháp luật cũng đã xử lý nghiêm minh với những người coi thường sự nghiêm minh, thượng tôn của pháp luật.


Vậy nhưng gần đây cứ mỗi năm khi đến dịp Rằm Tháng Chạp, ngày giỗ của Lê Đình Kình, từ Mạc Văn Trang đến Nguyễn Xuân Diện liên tục đăng tải những bài viết để thể hiện sự “khóc thương”, thương tiếc” cho gia đình Lê Đình Kình và nhiều nội dung phản ánh sai sự thật vụ việc diễn ra, thậm chí tôn vinh những kẻ đã gây ra vụ việc này (kể cả người đã khuất, kẻ đang phải chấp hành án phạt của pháp luật) là những “anh hùng”, cho rằng cái ch.ết của Lê Đình Kình là một “thảm kịch”. Đây là những nội dung mà bấy lâu nay họ cùng số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí trong, ngoài nước lợi dụng để tuyên truyền, chống phá, phản ánh sai sự thật về vụ việc.
Chưa biết được rằng thực sự đằng sau những sự thương tiếc, khóc thương với Lê Đình Kình, những Mạc Văn Trang, Nguyễn Xuân Diện đang nhằm mục đích gì và phải chăng đó là cách để cho họ PR bản thân về sự “trở cờ”, quay lưng lại với cách mạng, với Đảng, Nhà nước Việt Nam như cách mà họ đã, đang làm trong thời gian qua.
Lẽ ra như họ, được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện ăn học, công tác trong suốt cả cuộc đời, được nhận những chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, được phong học hàm, học vị cao nhưng đằng này họ lại “trở cờ”, đi ngược lại với lợi ích, quốc gia dân tộc, xem những kẻ tội phạm như là “anh hùng” để khóc thương. Trong khi đó biết bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ sự bình yên, bảo vệ Tổ quốc thì họ không có nổi 1 nén hương. Có lẽ đó chính mới là “THẢM KỊCH” thưa ông Mạc Văn Trang?
<Tống Giang>
 "CỐ SÚY" CHO ĐỒNG ĐỘI ĐI TÙ
Những ngày tết đến xuân về, trong khi bao nhiêu gia đình đang quây quần bên mâm cơm ngày Tết thì lại ngồi trong ngục tù tăm tối, và không ai khác đấy chính là Huỳnh Thục Vy. Những ngày tết cận kề, các đối tượng chống đối chính trị, nhất là tổ chức K.B "Việt Tân" thường lên mạng để kêu gọi trả tự do cho những kẻ chống đối. Nhưng điều mà ít ai biết rằng, chính những kẻ này đã đầy những người như Huỳnh Thục vy vào con đường tù tội.


Có lẽ Huỳnh Thục vy chỉ là một trong số rất nhiều đối tượng đã bị KB Việt Tân xúi giục đi vào con đường sai trái. Bản thân Huỳnh Thục vy từ một con người bình thường như bao người khác, bỗng chốc nếm được các mùi vị và hơi thở của những kẻ lưu vong bên ngoài tô vẽ, nên bản thân y đã nảy sinh ý tưởng chống đối để đạt được mục đích ý đồ. Nghĩ về con đường của tượng nữ thần tự do, Thiên Đường Ở Mỹ nên bản thân Huỳnh Thục Vy lại không ngừng chống đối để đạt được mục đích ý đồ đó.

Tiếc thay những sai lầm đó bản thân Y không chịu khắc phục mà lại còn tiếp tục con đường sai trái. Ấy thế cho nên mọi điều là do chính mình để lại nghiệp, Và nếu như không nghe lời xúi giục của những kẻ lưu vong bên ngoài thì chắc rằng giờ đây Huỳnh Thục Vy vẫn còn quây quần bên con cháu.

Đáng tiếc thay!
<Quê Choa>

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024

 PHÁN XÉT VÔ CĂN CỨ, RẬP KHUÔN CỦA ĐÁM KỀN KỀN VỀ VẤN ĐỀ "NHÂN QUYỀN" TẠI VIỆT NAM
Đến hẹn lại lên, đám rân chủ quốc nội và hải ngoại tiếp tục lợi dụng vấn đề "dân chủ, nhân quyền" tuyên truyền xuyên tạc, cố tình ngụy tạo bức tranh méo mó, lệch lạc về quyền con người ở Việt Nam.


Trong đoạn trích được linh mục cực đoan Nguyễn Văn Khải (linh mục Dòng Chúa cứu thế Việt Nam) chia sẻ cho thấy những quy kết từ phía các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam hoàn toàn mang tính áp đặt.

Những dẫn chứng họ nêu ra chỉ là thông số cho thấy việc chính quyền đấu tranh, xử lý với các thành phần chống đối chính trị, có hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự, vi phạm pháp luật Việt Nam. Những đối tượng đó khi bị xử lý đều được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân, tài liệu chứng cứ rõ ràng, thuyết phục.

Hơn nữa, trải qua gần 40 năm qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, ưu tiên phát triển con người và thúc đẩy bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Việt Nam đã có những nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều năm qua để thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền.

Thế nhưng, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam luôn phớt lờ đi những thành quả đó và không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.

Mục đích mà các đối tượng hướng đến là nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự; hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam; kích động chia rẽ làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước phục vụ cho chiến lược “diễn biến hòa bình” và đích cuối cùng là nhằm chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Do đó, những chiêu trò công kích nêu trên chẳng qua là một trò lừa bịp, dắt mũi theo lối mòn mà những đối tượng thiếu thiện chí chống phá đất nước ta. Vì thế, để không bị kẻ xấu dẫn dắt, tin nghe theo những luận điệu sai sự thật, mỗi người cần nâng cao nhận thức, tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin không chính thống xuyên tạc việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.

<Duy Quý>
 CÓ TỰ DO KHÔNG GIỮ, NAY MẤT TỰ DO ĐÒI TRẢ LÀ SAO?
Đám Kền Kền vạ vật của "Việt Tân" đang kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Thúy Hạnh. Cũng không hiểu tại sao Nguyễn Thúy Hạnh uống phải bùa mê thuốc lú gì mà cứ nghe mấy thằng chống cộng hải ngoại xúi giục rồi đi tuyên truyền chống nhà nước giờ phải ngồi trong ngục tù.


Thời gian trước năm 2021, khi mà hạnh còn chưa bị bắt giữ, vẫn có nhiều người khuyên ngăn Nguyễn Thúy Hạnh nên tỉnh táo, không nên đi theo con đường vi phạm pháp luật chống phá nhà nước. Không chỉ là những người thân cận mà kể cả các cơ quan ban ngành đoàn thể đều khuyên can Nguyễn Thúy Hạnh, nhưng khổ cái Y đâu có nghe.

Rõ ràng khi đang có tự do thì không cố giữ, khi bắt đầu tra tay vào còng số 8, ngồi trong ngục tù với cảm giác được giá trị của tự do là như thế nào. Có lẽ rằng chỉ có Nguyễn Thúy Hạnh giờ đây mới hiểu được giá trị của tự do là gì?? Bây giờ chắc rằng Y không còn tin những lời đường mật của những kẻ trong tổ chức Việt Tân, có lẽ rằng đó là cái sai lớn nhất của đời Nguyễn Thúy Hạnh mà rất khó có cơ hội để thay đổi.

<Quê Choa>

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

 ĐẶNG THỊ HÀN NI SẼ CHỊU MỨC ÁN BAO NHIÊU NĂM T.Ù?
Viện KSND TP Hồ Chí Minh đã ban hành cáo trạng, truy tố Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi, cựu nhà báo, luật sư) và Trần Văn Sỹ (66 tuổi, luật sư) cùng tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Đây là thông tin được nhiều tờ báo, trang mạng xã hội đăng tải, chia sẻ và nhiều người đang dự đoán về bản án mà Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ sẽ bao nhiêu năm t.ù?


Được biết, Trần Văn Sỹ, Đặng Thị Hàn Ni sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để đăng bài và tổ chức nhiều buổi ghi hình phát trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, có nhiều phát ngôn đưa lên mạng xã hội các thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của cá nhân, tổ chức trái quy định pháp luật, vi phạm điểm d khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng (quy định về Phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng).

Những nội dung này được bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân ông Huỳnh Uy Dũng; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Nguyễn Phương Hằng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Cổ phần Đại Nam, vi phạm Luật An ninh mạng. Với việc bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ khung hình phạt sẽ rơi vào từ 2 năm đến 7 năm t.ù.

Được tự cho là những người có trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật, vậy nhưng chính Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ lại vi phạm quy định pháp luật, lại đăng nhiều bài viết sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xâm phạm đến danh dự, uy tín của người khác. “Gieo nhân, gặp quả”, 1 bản án nghiêm minh sẽ dành cho những người đã cố tình vi phạm pháp luật, thậm chí Hàn Ni được xác định là một trong những người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án Nguyễn Phương Hằng livestream xúc phạm người khác khi làm đơn tố giác tội phạm về Nguyễn Phương Hằng.

<Tống Giang>
 ĐỪNG VÌ SỰ HẰN HỌC VỚI ĐẤT NƯỚC MÀ ĐI XEM THƯỜNG MỘT VẬT PHẨM BÌNH DỊ, BỀN ĐẸP, “ĐÚNG CHẤT VIỆT NAM”
Chiếc mũ cối xuất hiện trong công cuộc kháng chiến cứu quốc, là vật bất ly thân của mỗi người lính anh dũng. Và đến thời bình chiếc mũ cối vẫn còn những công năng tuyệt vời, cùng với đó ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa. Vậy mà Việt Tân trong động thái mới đây nhất lại “mỉa mai”, “dè bỉu” cho rằng vì có chiếc mũ cối xuất hiện mà “phá nát” hình ảnh của đâm cưới, thậm chí còn cho rằng người miền Nam khi thấy mũ cối là “chạy dài”. Những câu nói của Việt Tân chẳng khác gì mưu đồ đánh lận con đen, coi thường những ý nghĩa của chiếc mũ cối và sâu sa hơn là tạo ra sự hiềm khích hòng chia sẽ đại đoàn kết dân tộc.


Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, trong những trận chiến, những người lính Việt thường đội mũ màu xanh như một cách để ngụy trang. Vì vậy, mặc dù chiến tranh đã đi qua được mấy chục năm nhưng chiếc mũ cối vẫn được ưa chuộng. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ trong lúc quan sát chiến dịch biên giới 1950, Bác Hồ cũng đã đội một chiếc mũ cối. Có thể nói, đây là một trong những “bảo bối” bất khả ly thân của “Bộ đội cụ Hồ” thời bấy giờ. Có lẽ vì vậy mà người dân Việt Nam thích đội loại mũ này như để tưởng nhớ tới Bác Hồ, người cha già vĩ đại của Việt Nam. Mũ cối trở thành một biểu tượng cao đẹp về ý chí buất khuất, không ngại gian khó, hy sinh, vì nhân dân mà chiến đấu.

Trong lòng người phụ nữ Việt, những người chiến sĩ đội mũ cối trong thời chiến không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ tổ quốc mà còn là những người anh hùng. Khi đội chiếc mũ đó lên, ta đều cảm thấy hãnh diện và mang trong mình trọng trách bảo vệ đất nước. Bức ảnh chụp đám cưới ấy khi những anh chàng thanh niên đội lên chiếc mũ cối cũng là lúc thể hiện bản lĩnh, anh hùng có thể “che chở”, bảo vệ những người thân yêu của họ, một hành động nhỏ nhưng có thể nói hết thảy những tâm tư của mình. Ấy vậy mà việt tân không những cố tình bôi lem ý nghĩa lớn lao của chiếc mũ cối, lại còn đi kêu gọi mọi người “tẩy chay” những người đội mũ cối.

Tất cả những lời lẽ xuyên tạc của việt tân đều nằm trong mưu đồ kích động, gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc hai miền Nam Bắc của việt tân. Những công năng cùng những câu chuyện chưa kể về chiếc mũ cối, như là một kỉ vật của chiến tranh, tượng trưng cho lí tưởng quyết tâm chiến thắng kẻ thù, giữ vững độc lập dân tộc nước nhà sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, để khi nhắc đến chúng ta luôn tự hào và không có gì do dự khi đội những chiếc mũ cối trong thời bình.

<Nguyễn Anh>

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

 CHÊNH VÊNH GIỮA DÒNG ĐỜI... LẠI CÒN ĐÒI VƯỢT BIÊN
Mấy hôm trước Huỳnh Ngọc Chênh vừa đăng tin để tránh các BOT từ Bắc vào Nam thì khi đến Nghệ An phải rẽ qua Lào xuống Campuchia rồi mới vào thành phố Hồ Chí Minh. Quả nhiên Huỳnh Ngọc Chênh dự liệu như thần, linh tính của y còn biết trước cả việc ngày Y sẽ không thể rời khỏi Việt Nam. Và thế là vừa rồi Huỳnh Ngọc Chênh có quyết định cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.


Có lẽ rằng rất nhiều người thắc mắc tại sao Huỳnh Ngọc Chênh lại bị cấm xuất cảnh?? Tuy nhiên nếu nhìn vào quá khứ của chênh thì có lẽ sẽ có nhiều giả thuyết đặt ra. Y từng có một thời gian công tác tại báo Thanh Niên, và việc làm của y cũng chẳng mấy trong sáng, bản thân đã vướng vào nhiều sai phạm trong việc cung cấp và đưa các thông tin không chính xác nên không gian mạng... bản thân y còn liên kết với số đối tượng phản động để chống nhà nước Việt Nam.

Tuổi gần đất xa trời rồi đáng ra có cơ hội được đi đây đi đó, nhưng đến nay Huỳnh Ngọc Chênh lại phải chấp nhận nhiều trái đắng do hành vi sai trái của mình. Âu cũng là do cái miệng làm khổ cái thân.

<Niềm Tin>
 ĐĂNG TIN GIẢ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ QUAN NHÀ NƯỚC...!
Đã có nhiều trường hợp bị xử lý vì đăng tin sai sự thật và có những trường hợp còn bị xử lý hình sự vì gây thiệt hại nghiêm trọng. Thế nhưng, nhiều người vẫn không rút kinh nghiệm mà vẫn vi phạm.


Trường hợp mới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh, một thanh niên đã livestream trên facebook rao bán 7.000 xe máy từ bãi xe vi phạm của Đội CSGT - Công an Quận 11. Thông tin này đã bị cơ quan chức năng xác nhận là hoàn toàn không đúng.
Phải nói độ gan lỳ của thanh niên này quá là ghê gớm, cả tang vật của csgt để trong nhà tạm giữ xe mà lại đi rao bán. Với thông tin này, lãnh đạo Đội CSGT - TT Công an Quận 11 đã lên tiếng xác nhận rằng thông tin trong livestream là hoàn toàn sai sự thật và gây ảnh hưởng đến uy tín cơ quan chức năng.
Cơ quan chức năng sẽ củng cố tài liệu và xử lý nghiêm về hành vi sai trái này của đối tượng. Và đây cũng là bài học đắt cho bất kỳ ai về hành vi đăng tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chính trị, xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
<Niềm Tin>

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

 KHI ÔNG MẠC VĂN TRANG BÀN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CHÙA BA VÀNG
Vừa qua, sự kiện tổ chức chiêm bái và truyền thông về "xá lợi tóc Đức Phật" tại chùa Ba Vàng đã bị dư luận xã hội phê phán, tạo ra nhiều thông tin trái chiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của Phật giáo và uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do đó, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã yêu cầu Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải cam kết nếu tiếp tục để xảy ra những sai phạm tương tự, làm mất niềm tin của xã hội, ảnh hưởng uy tín Giáo hội thì sẽ bị tẩn xuất và tước quyền trụ trì.


Không biết đây đã phải là hồi kết cho “dư chấn” mang tên chùa Ba Vàng và sư Thái Minh hay chưa nhưng có vẻ sức hấp dẫn của sự việc trân vẫn đang tiêu tốn khá nhiều giấy mực của báo chí, không ít các nhà rân chủ giả hiệu cũng “cấu xé”, “té nước theo mưa” hòng bẻ lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực.

Do vậy, trên một số trang lề trái như của “việt tân” hay các nhà rân chủ quốc nội, không khó bắt gặp những bài viết dạng bồi bút như vậy. Thậm chí, nhà rân chủ già Mạc Văn Trang cũng tỏ ra kém miếng khó chịu, chấm mút chút chút thể hiện sự nguy hiểm.

Điều đáng nói ở đây, ông Mạc Văn Trang dùng những hình ảnh cắt ghép, photo shop từ hình ảnh cho đến chèn những nội dung không có thật rồi gắn cho cái mác của người trong cuộc. Việc làm này không để thỏa mãn nhu cầu giải trí vì nó mang mục đích đen tối khi ông Trang cố tình bẻ lái sáng ban tuyên giáo với hàm ý không trong sáng.

Một ông già 80 lúc nào cũng thể hiện sự tự cao, tự đại, đức cao vọng trọng, chuyên đi xỉa xoáy, châm biếm người khác, nhưng bản thân ông cũng thuộc dạng người “bụng nam mô, miệng một bồ dao găm”. Ông nói xấu, bôi nhọ sư Thái Minh, mượn gió bẻ măng nói xấu Ban Tuyên giáo, những hãy xem lại bản thân mình có cái tâm có thực sự trong sáng hay không? Khi trước đó ông cùng vợ định đi gặp một số nhà rận chủ khác họp “CLB Lê Hiếu Đằng”.

Điều đáng lên án ở đây là 2 vợ chồng ông Trang và đám lâu la thảo khấu ý định đến chùa để hội họp nhóm bất hợp pháp. Chùa là nơi tôn nghiêm, thờ phụng Đức Phật và cũng là địa điểm sinh hoạt tôn giáo của những người con Phật. Vậy mà họ định mượn vấn đề tôn giáo làm vỏ bọc ngụy trang toan tính mưu đồ đen tối.

Vì vậy, trước khi phán xét người khác, mong ông Mạc Văn Trang hãy tự soi chiếu lại chính bản thân mình đã thực sự đáng để người khác tôn trọng hay chưa và việc ông bị xư luận bóc mẽ như thế có xứng đáng hay không?

<Duy Quý>

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2024

 KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC PHIÊN TÒA VỤ ĐẮK LẮK
Phiên tòa sơ thẩm vụ án k.h.ủ.n.g b.ố tại Đắk Lắk diễn ra trong mấy ngày vừa qua có liên quan đến 100 bị cáo. Hành vi của các đối tượng gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng và tài sản của xã hội. Tuy nhiên, trên một số trang mạng xã hội và một số kênh truyền thông chống VN như RFA, VOA xuất hiện nhiều thông tin sai lệch và xuyên tạc sự việc, đổ lỗi cho chính quyền và kích động chia rẽ, thậm chí can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.


Thực tế, những thông tin này được cho là chiêu bài lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động ly khai, chia rẽ đoàn kết dân tộc, với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức p.h.ả.n đ.ộ.n.g cố tình phủ nhận chính sách dân tộc, kích động đòi đất, biểu tình, và gây bất ổn, ảnh hưởng đến an ninh và trật tự xã hội.
Từ vụ án ở Đắk Lắk, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước các luận điệu sai trái của các đối tượng. Mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội cần có ý thức, trách nhiệm trước các luận điệu sai trái.
<Niềm Tin>
 VIỆC XUẤT NHẬP KHẨU GẠO TRONG GIAO THƯƠNG QUỐC TẾ LÀ ĐIỀU HẾT SỨC BÌNH THƯỜNG
Là nước nông nghiệp và có tiếng trong sản xuất lương thực đặc biệt là lúa gạo, Việt Nam được xếp vào nước có sản lượng xuất khẩu gạo thuộc vào top đầu thế giới. Tuy nhiên, nước ta trong những năm gần đây vẫn nhập khẩu gạo từ các nước, đặc biệt là các nước có sản lượng lúa gạo nhiều. Trước thực trạng này, báo đài phản động như Việt Tân, rfa lại cho rằng Việt Nam ta “thiếu ăn”, “không thể tin được chuyện này có thể xảy ra ở một nước nông nghiệp”. Không biết là việt tân đang cố tình không hiểu hay không hiểu thực sự hai từ “giao thương quốc tế”, nhưng dù cách hiểu nào đi chăng nữa cũng chỉ nhằm mục đích gây hiểu lầm và mị dân.


Cần phải thấy rằng, việc xuất khẩu cũng như nhập khẩu gạo trong giao thương quốc tế là việc hết sức bình thường. Nước ta đã đạt thành tích tốt trong xuất khẩu trong nhiều năm qua, nhờ chuyển dịch hiệu quả cơ cấu gạo sang các sản phẩm chất lượng cao nên giá gạo đã được cải thiện và tăng khá cao, có thời điểm vượt gạo Thái Lan, đưa giá gạo Việt Nam lên ngôi đầu thế giới. Chất lượng gạo cũng là một thành tích nổi bật khi ST25 đã trở thành thương hiệu và có mặt hầu hết các nước lớn.

Trong khi đó, nhu cầu trong nước với các sản phẩm gạo phẩm cấp thấp hơn để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm chế biến như bún, phở, thức ăn chăn nuôi… vẫn tương đối nhiều. “Việc ta dùng gạo chất lượng cao, giá trị cao để xuất khẩu và một phần tiêu dùng nội địa; còn nhập về gạo chất lượng thấp để làm nguyên liệu chế biến là việc rất bình thường, không có gì đáng ngại. Trong các nước thì Ấn Độ là quốc gia mà Việt Nam ưu tiên trong nhập khẩu gạo bởi gạo tấm cấp thấp tại Ấn Độ rẻ hơn gạo cùng loại của Việt Nam có thể dùng để nấu cơm tấm, làm bột gạo, bánh, bún, phở… là các sản phẩm trong nước có nhu cầu rất lớn. Vì vậy, hoàn toàn không có chuyện “thiếu ăn” như việt tân đang điên cuồng xuyên tạc bản chất.

Đây là cách làm “sáng tạo”, tiết kiệm trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân. Hơn nữa cách làm này còn giúp cho quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước ngày càng phát triển. Việc việt tân “đánh lận con đen”, xuyên tạc về tình hình xuất nhập khẩu gạo của nước ta chỉ cho thấy trình độ nhận thức kém cỏi của mình, cố tình bôi nhọ và hạ uy tín của Việt Nam. Tuy nhiên, sự “bôi lem” ấy hoàn toàn không thể làm mất đi sự đúng đắn, sáng tạo của các chủ trương, chính sách để mang đến những lợi ích thiết thực cho người dân.

<Nguyễn Anh>

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

 XỘ KHÁM KẺ XÚC PHẠM QUỐC KỲ THIÊNG LIÊNG
Ngày 17/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam Phạm Công Hùng Nhân (42 tuổi) về tội Xúc phạm Quốc kỳ. Hành vi sai trái này của y không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là sự xúc phạm nghiêm trọng Quốc kỳ, biểu tượng thiêng liêng của quốc gia.


Quốc kỳ là một biểu tượng đại diện cho sự đoàn kết và tự hào dân tộc và đó là nguồn động lực lớn lao thúc đẩy toàn dân cùng đi lên phát triển. Điều này đặt ra câu hỏi về mức độ nhận thức kém và sự ấu trĩ của Hùn về ý nghĩa của Quốc kỳ. Việc không tôn trọng biểu tượng quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân có hành vi sai trái mà còn tạo ra tác động tiêu cực trong dân chúng.
Bảo vệ biểu tượng quốc gia không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là của cả cộng đồng. Chỉ khi mọi người đều hiểu rõ và trân trọng biểu tượng này, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội đoàn kết, mạnh mẽ và tự hào về bản sắc dân tộc. Do đó, việc bắt, xử lý nghiêm minh đối tượng này là hết sức đúng đắn.
<Niềm Tin>
 VÌ SAO CÔNG AN HÀ NỘI KHỞI TỐ VỤ ÁN, KHỞI TỐ BỊ CAN PHAN VÂN BÁCH
Đúng người, đúng tội, đúng trình tự, thủ tục pháp luật là điều mà cơ quan chức năng luôn tuân thủ trong đấu tranh với tội phạm. Trường hợp Phan Vân Bách đã cho thấy cơ quan thực thi pháp luật rất công tâm, khi mà đã có nhiều động thái trước đó đã ra cách khuyến cáo, cảnh báo, khuyên nhủ... nhưng bất chấp tất cả, đối tượng vẫn chây lỳ, cố tình vi phạm.


Ngày 19/01, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt bị can Phan Vân Bách với tội danh làm, tàng trữ, phát tán thông tin chống Nhà nước. Quyết định này đã được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phê chuẩn.
Đây là một quyết định kịp thời, đúng đắn của cơ quan chức năng trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, điều đó càng minh chứng cho sự quyết liệt của cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn và xử lý những hoạt động cố tình xâm phạm pháp luật.
Sự xử lý nghiêm túc vụ án này cũng là bài học để cộng đồng nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn an ninh quốc gia và tuân thủ pháp luật. Bài học cảnh báo cho những kẻ đang cố tình có các hành động bất chấp quy định để vi phạm pháp luật.
<Niềm Tin>

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2024

 LẠI BÀI CA MUÔN THỦA FREEDOM HOUSE: VIỆT NAM KHÔNG CÓ TỰ DO BÁO CHÍ
Vừa qua freedom house lại tiếp tục một lần nữa vu cáo VN không có tự do báo chí. Thật là khôkg công bằng khi họ chẳng đưa ra được bằng chứng khách quan nào. Quan điểm của Freedom House và các tổ chức chống nhà nước Việt Nam thường mang tính chủ quan và thiếu tin cậy. Bằng cách xếp hạng các quốc gia dựa trên tiêu chí về tự do, Freedom House thường mắc phải sai lầm và thiên vị. Điều này dễ nhận biết qua việc họ lặp lại các luận điệu cũ mà không đưa ra bằng chứng cụ thể từ thực tế đời sống của người dân.


Việc Freedom House đưa ra các chỉ số về tự do chính trị, dân sự và internet của Việt Nam thường mang tính chất không công bằng và thiếu khách quan. Thậm chí, việc sử dụng ví dụ về các trường hợp như Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình để minh họa cho luận điệu của mình càng làm cho báo cáo của họ trở nên thiên vị và không đáng tin cậy.
Để hiểu rõ hơn về tình hình tự do ở Việt Nam, cần phải tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và đưa ra đánh giá khách quan dựa trên sự thật. Cá nhân và tổ chức nên có sự tôn trọng và kiên nhẫn trong việc nghiên cứu và phản ánh đúng đắn về tình hình đất nước mà không bị lệ thuộc vào các quan điểm và lợi ích riêng.
<Niềm Tin>

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2024

 CÁI KẾT CHO KẺ ĐỐT QUỐC KỲ!
Ngày 17-1, Cơ quan CSĐT Công an TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Phạm Công Hùng Nhân về tội "Xúc phạm Quốc kỳ" .



Theo công an TP Bà Rịa, qua công tác nắm tình hình, đơn vị phát hiện tài khoản Facebook tên "Hung Van Pham Cong" thường xuyên đăng tải bài viết, hình ảnh, video có nội dung xúc phạm Quốc kỳ; phỉ báng, bôi nhọ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ lãnh đạo Đảng, nhà nước.
Ngày 10-12-2023, tài khoản này đăng tải 1 video clip có thời lượng 3 phút 57 giây ghi lại việc đốt Quốc kỳ Việt Nam.
Qua làm việc, Phạm Công Hùng Nhân thừa nhận tối 9-12-2023 nấu cơm tại một khu vực trên đường Nguyễn Tất Thành, phường Phước Nguyên, TP Bà Rịa, là nơi Nhân đang sinh sống tạm thời.
Lúc này Nhân đem lá cờ Việt Nam lấy trộm từ nhà người khác để đốt. Nhân dùng điện thoại của mình quay video và lưu giữ trong điện thoại.
Đến ngày 10-12-2023, Nhân sử dụng điện thoại của mình đăng tải video clip "đốt lá cờ Việt Nam" lên tài khoản Facebook "Hung Van Pham Cong".
Theo điều tra, Nhân tuy có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng không có nơi ở ổn định, thường xuyên lang thang, nhặt phế liệu bán kiếm sống.
Phạm Công Hùng Nhân thường xuyên đăng tải bài viết, hình ảnh, video xúc phạm, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

 TỪ NẠN NHÂN CÓ NGUY CƠ THÀNH THỦ PHẠM
Câu chuyện về một nam tiktoker chia sẻ trên mạng về việc đi ăn phở Hà Nội nhưng lại nhận được sự kỳ thị của các chủ quán phở vì mình là người khuyết tật đã thu hút sự quan tâm chú ý của cư dân mạng. Ban đầu, cư dân mạng tỏ ra bức xúc, lên án 2 quán phở phân biệt, đối xử với người khuyết tật được tiktoker kể trong câu chuyện. Thậm chí do không nhắc đến địa chỉ của 2 quán phở mà không ít cư dân mạng đã đánh đồng, từ đó đánh giá cả về con người, văn hoá và ẩm thực của Thủ đô.



Tuy nhiên, sau khi bình tâm suy xét thì nhiều cư dân mạng lại chỉ ra những điểm bất hợp lý trong câu chuyện của nam tiktoker này. Từ đó đã tạo ra 2 luồng dư luận giữa bênh và không bênh tiktoker cũng như đã tạo nên nhiều tranh cãi trên mạng. Do đó, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội đã vào cuộc xác minh và làm rõ sự việc này.

Để chứng minh sự trong sạch của mình, quán phở số 7 Nam Ngư đã đưa ra những hình ảnh được quay từ camera của quán gồm đủ cả phần tiếng. Chưa cần cơ quan chức năng kết luận thì những hình ảnh được trích xuất cho thấy rằng quán chật nhưng nhân viên quán đã thu dọn đồ để xe lăn có thế di chuyển vào quán. Quá trình ăn của tiktoker cũng diễn ra bình thường, không có điều qua tiếng lại và càng không vừa ăn phở vừa chan nước mắt. So với câu chuyện của thực khách kia chia sẻ trên mạng xã hội hiện đang có thông tin không trùng khớp nhau.

Vậy là một phần sự thật đã được làm rõ. Giờ đây chúng ta chỉ đợi kết luận chính thức của các cơ quan chức năng. Nhưng nếu tiktoker kia có sai phạm, có cố tình sáng tạo nội dung xấu nhằm cầu view thì nên chủ động lên tiếng xin lỗi. Bởi không chỉ vì view mà làm ảnh hưởng đến kế sinh nhai của một quán phở và nhất là ảnh hưởng đến hình ảnh về con người, văn hoá và ẩm thực Thủ đô như vậy được.
 ẤM ÁP TÌNH QUÊ HƯƠNG NƠI ĐẤT KHÁCH QUÊ NGƯỜI
Vừa qua, một trận động đất mạnh 7,6 độ richter đã làm rung chuyển miền Trung của Nhật Bản và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Đáng chú ý là tỉnh Ishikawa, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất, đây cũng là nơi mà hiện có rất nhiều người Việt sinh sống, làm việc và học tập.



Và một lần nữa ta lại thấy được tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn của người dân Việt Nam lại được phát huy ở nơi đất khách quê người. Sau khi trận động đất xảy ra, trang cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Ishikawa (Nhật Bản) vẫn luôn n.ó.n.g rực, những thông tin vẫn liên tục được truyền đi với mong muốn có thể hỗ trợ để những người đang bị ảnh hưởng. Mọi người chia sẻ với nhau từ những gói mỳ tôm hay chai nước để cùng nhau vượt qua khó khăn này.

Bên cạnh đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cũng đang gấp rút kết nối những đầu mối của các tổ chức thiện nguyện và tích cực triển khai các hoạt động để có thể kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ cho đồng bào mình tại tỉnh Ishikawa. Vậy mới thấy tinh thần đoàn kết, “bầu ơi thương lấy bí cùng” đã được cộng đồng người Việt chúng ta phát huy như thế nào trong lúc khó khăn này.

Theo thống kê sơ bộ hiện có khoảng hơn 3000 lao động và thực tập sinh Việt bị ảnh hưởng sau trận động đất, tuy nhiên rất may mắn là tất cả đều an toàn. Hy vọng rằng, những sự giúp đỡ, động viên kịp thời này có thể giúp cho những đồng bào của chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi trận động đất vừa qua sớm vượt qua được khó khăn và nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024

 Sự vô nhân đạo của Mỹ trong Chiến tranh xâm lược Việt Nam qua góc nhìn của một người lính Mỹ
Lễ kỷ niệm Ngày Chiến sỹ trận vong (Memorial Day) ở Mỹ, ban đầu là Ngày Gắn Huy Chương (Decoration Day), bắt đầu từ khi kết thúc Nội chiến. Đây là một ngày Lễ quốc gia (toàn liên bang) để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng khi phục vụ trong quân ngũ. Ngày truyền thống với việc trang trí hoa lên các phần mộ binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh.



Là một cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam, tôi hiểu những đau đớn và đau khổ từ hơn ba triệu lính Mỹ, thủy quân lục chiến, thủy thủ và lính không quân, 58.313 người trong số họ đã phải trả cái giá cuối cùng trên Bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (The Vietnam Wall) ở Washington, DC. Chỉ riêng Bức tường tưởng niệm chiến tranh Oregon Việt Nam (The Oregon Vietnam Memorial Wall) nằm ở Portland, có đến 803 tên người lính trên tường.
Đài tưởng niệm có vai trò lưu giữ những ký ức. Vào Ngày Chiến sỹ trận vong, ngày 30/5/ 2016, tôi muốn lưu giữ tất cả ký ức về các khía cạnh của cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ tiến hành chống lại người dân Đông Nam Á ở Việt Nam, Lào và Campuchia - cái mà chúng ta gọi là Chiến tranh Việt Nam - cũng như những hậu quả bi thảm mà nó gây ra đối với con người và văn hóa của chúng ta. Việc chữa lành và phục hồi của riêng tôi đòi hỏi tôi phải mô tả một cách trung thực về cuộc chiến và hiểu nó đã tác động đến tôi như thế nào cả về mặt tâm lý, tinh thần và chính trị.
Cũng giống như vậy, sự tưởng nhớ tương tự cần phải được thực hiện cho cả binh lính của chúng ta và các nạn nhân ở tất cả các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh và can thiệp của Hoa Kỳ. Ví dụ, Hoa Kỳ đã gây ra cái c.h.ế.t của gần 7.000 người lính (Mỹ) trong khi gây ra cái c.h.ế.t của một triệu người ở Afghanistan và Iraq, tỷ lệ 1: 143.
Điều quan trọng là phải xác định rất cụ thể nỗi đau và sự đau khổ mà chúng ta đã gây ra cho người Việt Nam - một dân tộc chỉ muốn độc lập khỏi những người chiếm đóng của nước ngoài, cho dù đó là người Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản hay Hoa Kỳ. Thật ngạc nhiên, và trong một số trường hợp, quân đội của chúng ta đã phục vụ và chiến đấu ở Đông Nam Á, chúng tôi đã phục vụ như một tấm bia đỡ đạn, thực chất là lính đánh thuê vì những lý do khác với những gì chúng ta đã nói. Khi tôi hiểu được bản chất thực sự của chiến tranh, tôi cảm thấy bị phản bội bởi chính phủ của mình, tôn giáo của mình, bởi sự cân bằng văn hóa của tôi thành Chủ nghĩa ngoại lệ của người Mỹ (American Exceptionalism), điều đó đã gây mâu thuẫn khủng khiếp cho riêng tôi, cuộc hành trình tìm ra chính mình. Vì vậy, nói ra sự thật khi tôi phát hiện ra nó là điều cần thiết để phục hồi nhân phẩm của chính tôi.
Tôi choáng váng trước lượng hỏa lực mà Mỹ đã sử dụng, cái c.h.ế.t và sự hủy diệt đáng kinh ngạc mà nó gây ra cho dân thường vô tội. Dưới đây là một số thống kê:
- 75% Nam Việt Nam được Mỹ khoanh vùng là khu vực "tự do oanh kích" (khu vực cho phép t*hảm s*át)
- Hơn 6 triệu người Đông Nam Á đã c.h.ế.t.
- Riêng tại Việt Nam, hơn 64.000 lính Mỹ và đồng minh thiệt mạng.
- Hơn 1.600 lính Mỹ và 300.000 lính Việt Nam vẫn đang mất tích.
- Hàng ngàn lính bị thương tật, giảm thị lực, mù, điếc và các tổn thương khác.
- 13.000 trên tổng số 21.000 làng, tương đương 62% làng mạc ở Nam Việt Nam bị xóa sổ hoặc bị tàn phá bởi bom đạn.
- Gần 950 nhà thờ và ngôi chùa bị phá hủy do ném bom
- 350 bệnh viện, cùng 1.500 trạm y tế bị phá hủy do các trận ném bom.
- Gần 3.000 trường trung học và các cơ sở đào tạo đại học bị phá hủy bởi các trận ném bom.
- Hơn 15.000 cây cầu bị phá hủy do các trận ném bom.
- 10 triệu mét khối đê bị phá hủy bằng cách ném bom.
- Hơn 3.700 máy bay Mỹ bị bắn rơi.
- Có 36.125.000 lượt xuất kích máy bay trực thăng Mỹ trong chiến tranh; hơn 10.000 máy bay trực thăng trong số đó bị mất hoặc hư hỏng nặng.
- 26 triệu hố bom được tạo ra, phần lớn từ B-52 (một miệng hố bom B-52 có thể sâu 6,1m và đường kính 12,3)
- 39 triệu mẫu đất ở Đông Dương (hoặc 91% diện tích đất của Nam Việt Nam) bị vùi lấp bởi những mảnh bom và đạn pháo, tương đương với 244.000 trang trại tiêu chuẩn (160 mẫu Anh) hay tương đương toàn bộ diện tích bang New England, trừ đi Connecticut.
- 21 triệu gallon (80 triệu lít) hóa chất cực độc (thuốc diệt cỏ) đã được sử dụng trong hơn 20.000 phi vụ riêng rẽ từ năm 1961 đến năm 1970, cao nhất trong lịch sử nhân loại, với khoảng 4,8 triệu người Việt sống ở gần 3.200 ngôi làng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các hóa chất này.
+ 24%, gần 42.000 km vuông diện tích Nam Việt Nam bị ảnh hưởng, diện tích này tương đương các bang Connecticut, Vermont và Rhode Island cộng lại; các chất này được ghi nhận đã tàn phá nghiêm trọng các khu rừng nhiệt đới, đồng ruộng và đất canh tác.
+ Hơn 500.000 người Việt Nam đã c.h.ế.t vì các triệu chứng liên quan đến chất độc hóa học, 650.000 người bị di chứng và 500.000 trẻ em bị dị tật hoặc c.h.ế.t vì các chất độc này, bao gồm cả thế hệ thứ 3.
- Gần 375.000 tấn Napalm được ném trực tiếp xuống làng mạc.
- Máy cày khổng lồ Rome (Huge Rome Plows)
(sản xuất tại thành phố Rome, quận Floyd, Georgia), máy kéo bánh xích D7E động cơ 20 tấn, được trang bị một lưỡi kiếm rộng gần 3,35m được bảo vệ bởi 14 tấn tấm giáp, nó đã phá sạch từ 700.000 đến 750.000 mẫu Anh (1.200 dặm vuông), diện tích tương đương với Rhode Island, hậu quả khiến đất, đá, và cây cối bị đập tan tành.
- 36.000.000 tấn bom được sử dụng, bao gồm không quân và hải quân, pháo binh và hỏa lực chiến đấu trên mặt đất, trung bình một ngày pháo binh Mỹ đã tiêu tốn 10.000 viên đạn trị giá 1 triệu USD, 150.000-300.000 tấn UXO vẫn còn nằm rải rác khắp Đông Nam Á: 40.000 người đã c.h.ế.t và gần 70.000 người bị thương (do bom phát nổ) ở Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975; 20.000 người Lào đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi kết thúc chiến tranh.
- 13,7 tỷ gallon nhiên liệu đã được sử dụng bởi các lực lượng Hoa Kỳ trong chiến tranh.
- Nếu muốn ghi tên tất cả 6.000.000 người Đông Nam Á chết trên Bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (The Vietnam Wall) ở Washington, DC thì nó sẽ là hơn 9 dặm dài chuẩn, tương đương gần 100 lần chiều dài 493 foot (150m) hiện nay.
Tôi không thể tưởng niệm những người lính Mỹ đã hy sinh mà không nhớ đến cái c.h.ế.t và sự phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự mà chúng ta đã gây ra trong cuộc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Đã 47 năm kể từ khi tôi thực hiện nhiệm vụ tại Việt Nam. "Công việc dịch vụ" của tôi có thể là một nhân chứng cho hậu quả của các vụ đánh bom từ không quân vào các làng chài không được bảo vệ, nơi hầu như tất cả dân thường bị tàn sát, phần lớn là trẻ em. Trong trải nghiệm đó, tôi cảm thấy mình tiếp sức trong một tội ác ma quỷ chống lại loài người. Trải nghiệm này khiến tôi hiểu sâu sắc rằng tôi không đáng giá hơn bất kỳ cá nhân nào khác, và họ (lính Mỹ) cũng không đáng giá hơn tôi.
Gần đây tôi đã đến và ở Việt Nam hơn ba tuần, chuyến đi đầu tiên mà tôi trở lại đó kể từ khi được gửi đến đó vào năm 1969. Tôi đã bị choáng bởi vô số trẻ em bị dị tật bẩm sinh, có lẽ là do hóa chất mà Hoa Kỳ phun ra cách đây 50 năm. Tôi giận dữ sâu sắc khi biết rằng chính Hoa Kỳ là bên phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho thiệt hại di truyền hiện đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Tôi xấu hổ vì Chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ nhận trách nhiệm hoặc chi trả tiền bồi thường. Tôi thấy mình có lỗi với người dân nơi đó vì tội ác của đất nước tôi.
Chúng ta tưởng niệm những người lính Mỹ trong khi phớt lờ các nạn nhân bởi sự xâm lược của chúng ta, chúng ta đang trong thời kỳ tưởng niệm chiến tranh. Tôi không thể làm được điều đó. Chiến tranh là điên rồ, và đất nước chúng ta tiếp tục duy trì sự điên rồ của mình đối với những người khác, đã liên tục xảy ra chiến tranh kể từ ít nhất năm 1991. Chúng ta sẽ thất bại với tư cách là một công dân nếu chúng ta im lặng thay vì lên tiếng về các cuộc Chiến tranh của Mỹ mà họ tiến hành - các cuộc xâm lược và lừa dối, vi phạm luật pháp quốc tế và Hoa Kỳ để đảm bảo kiểm soát các nguồn tài nguyên địa chiến lược, được coi là cần thiết để tiếp tục cách sống Mỹ buông thả (AWOL) của chúng ta.
Ngày tưởng niệm đối với tôi là phải nhớ TẤT CẢ những cái chết và sự tàn phá của các cuộc chiến của chúng ta, và nó sẽ nhắc nhở tất cả chúng ta về sự cần thiết phải chấm dứt sự điên rồ này. Nếu chúng ta muốn kết thúc chiến tranh, chúng ta phải bắt đầu trực tiếp giải quyết vấn đề của nền kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa không kiểm soát của chúng ta, số ít người không biết giới hạn về lợi nhuận cho mình với chi phí của nhiều người, bao gồm cả binh lính của chúng ta.
_______________
Đây là bài viết của S. Brian Willson, một trung úy, từng là chỉ huy của một đơn vị chiến đấu của Không quân Hoa Kỳ tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam năm 1969. Ông là một luật sư, một nhà hoạt động chống chiến tranh, kêu gọi hòa bình và công lý. Cuốn Hồi ký "Máu trên đường đua: Cuộc đời và thời đại" (Blood On The Tracks: The Life and Times) của S. Brian Willson đã được PM Press xuất bản năm 2011.
Cuốn sách của ông "Không thể cảm ơn vì dịch vụ của tôi: Việt Nam trong tôi đã thức tỉnh về lịch sử lâu dài của những lời nói dối của Hoa Kỳ" (Don’t Thank Me For My Service: My Viet Nam Awakening to the Long History of US Lies) đã được xuất bản vào năm 2018 bởi Clarity Press.
Một bộ phim tài liệu được sản xuất vào năm 2016, Trả giá cho hòa bình: Câu chuyện của S. Brian Willson (và những người khác trong phong trào hòa bình) [Paying the Price For Peace: The Story of S. Brian Willson (and Others in the Peace Movement)] của Bo Boudart Productions. Là thành viên lâu năm của Cựu chiến binh vì hòa bình, ông hiện đang cư trú tại thị trấn phía nam của Managua, Nicaragua. Portland, Oregon.
Nguồn: Trang nguồn blog cá nhân của Brian Willson
 Động cơ sai trái, làm sao đánh giá được nhân quyền!
Những ngày đầu năm 2024, vẫn theo thông lệ đánh giá tình hình nhân quyền năm cũ và “hướng tới năm mới”, một số tổ chức quốc tế danh xưng theo dõi nhân quyền, tự do dân chủ, báo chí… lại đưa ra các báo cáo, phán xét rồi tung lên mạng internet. Mốc thời gian thì thay đổi, tên nhân vật cũng có những trường hợp bổ sung mới, còn lại ngôn từ, thủ đoạn chống phá ẩn sau các chữ báo cáo, đánh giá, kiến nghị… thì không có gì khác.



----
Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) hôm 11/1 đưa bài viết vu cáo rằng, Chính phủ Việt Nam trong năm 2023 “đã đàn áp rộng rãi các quyền dân sự và chính trị căn bản, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc những người thách thức sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam”. HRW viết “2023 là năm u ám về nhân quyền tại Việt Nam”, dùng những lời lẽ phê phán, chỉ trích Đảng, Nhà nước Việt Nam và đưa ra dẫn chứng kiểu “bổn cũ soạn lại”, vẫn là những đối tượng bị cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam bắt, truy tố, xét xử về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ. Đài RFA tung bài viết “Ba tổ chức phi chính phủ đề nghị Liên hợp quốc chất vấn Việt Nam về vi phạm tự do internet”, trong đó chiêu trò vẫn chỉ là sự tung hứng nhằm làm nóng vấn đề nhân quyền, tự do intenet ở Việt Nam, lấy cớ để can thiệp, gây sức ép.
Đây chỉ là sự tiếp diễn các thủ đoạn chống phá Việt Nam dưới danh nghĩa “báo cáo, kiến nghị, rà soát…” của các tổ chức thù địch, phản động. Cuối năm 2023, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) – một trong những tổ chức phi chính phủ luôn có cách nhìn thù địch, sai trái đối với Việt Nam đã đưa ra phán xét mang tính quy chụp, vu cáo khi cho rằng “Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới”! RSF dùng những lời có cánh công khai bênh vực cho những đối tượng lấy danh nghĩa báo chí để thực hiện các hành vi phạm tội, đã bị xử lý hình sự như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Lê Trọng Hùng… RSF gắn cho họ cái mác “nhà báo độc lập” để qua đó chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam, tìm cách hạ uy tín và kêu gọi quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việc RSF lấy mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực, giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ để kêu gọi tự do cho các đối tượng chống đối, phạm tội hình sự là một hành động sai trái và thể hiện sự thiếu tôn trọng tới tính nghiêm minh của pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Tháng 12/2023, trong dịp kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế, tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) cũng ra “kêu gọi”, đòi Việt Nam “cải tổ gấp quyền con người trước kỳ kiểm định phổ quát sắp đến”. Mặc dù mang cái tên rất mỹ miều là “Giám sát nhân quyền” nhưng mọi hoạt động của tổ chức này đều thể hiện rõ mưu đồ và động cơ chính trị sai trái, thấp hèn. Dù không có mặt ở Việt Nam, không khảo sát thực tiễn, không có những tài liệu chính thống, không hiểu được tình hình nhân quyền ở nước ta nhưng HRW lại luôn tự cho mình quyền phán xét về nhân quyền Việt Nam, kêu gọi Việt Nam “cần khẩn cấp cải tổ quyền con người”. Các thông tin mà HRW có được thực chất từ một vài tổ chức, cá nhân bất mãn, cơ hội chính trị cung cấp. Điều này cho thấy rõ âm mưu, thủ đoạn bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam của HRW. Lần này, HRW lại viết “2023 là năm u ám về nhân quyền tại Việt Nam”! Thực là, khi cái nhìn của họ u ám thì làm sao có thể nhìn thấy được tình hình xung quanh, huống gì ở góc độ nhân quyền vốn đòi hỏi người nhìn phải có tấm lòng ngay thẳng, phải có được chữ “nhân”!
HRW cũng luôn giở trò trao giải thưởng nhân quyền cho các đối tượng có hoạt động chống phá Việt Nam. Đều đặn hằng năm, mạng lưới này tiến hành xét họp, bình chọn, công bố “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” để “tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”. Đối tượng nào có “thành tích” chống phá đất nước càng nhiều thì tỷ lệ được trao giải thưởng càng cao. Bởi thế, các đối tượng Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng – những kẻ đang phải chấp hành án phạt tù về các hoạt động chống phá đất nước được tổ chức này “vinh danh”, tán dương. Tương tự, cùng với tổ chức ngoại vi của mình là VHRN, tổ chức phản động Việt Tân cũng tiến hành trao giải thưởng nhân quyền với tên gọi “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” để ca ngợi, cổ súy cho các hoạt động chống phá Việt Nam. Năm nay Việt Tân đã tổ chức bình chọn, trao giải và xướng tên đối tượng Trương Văn Dũng.
Điểm chung của trò lố “Giải thưởng nhân quyền” là các đối tượng được các tổ chức này trao giải đều có các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc nhằm gây hoang mang trong nhân dân, thể hiện thái độ thù ghét, bất mãn đối với Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đằng sau trò lố đó là tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ, đồng thời để cho các đối tượng trong nước bấu víu, tiếp tục tiến hành các hoạt động phá hoại.
Trong khi đó, bức tranh nhân quyền và tiếng nói, vị thế của Việt Nam được thế giới khẳng định, ghi nhận. Tại buổi tiếp báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển Surya Deva (nhân chuyến thăm làm việc tại Việt Nam từ 6-15/11/2023), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chia sẻ cách tiếp cận của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; khẳng định Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, là chủ thể và động lực của quá trình phát triển. Hiện nay, Việt Nam đang đặt ưu tiên cao cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, với nhiều nỗ lực trong giảm nghèo đa chiều, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hướng tới thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Ông Deva đánh giá cao các dấu ấn, sáng kiến của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và sự tham gia trách nhiệm, tích cực trong Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR). Chia sẻ thông tin về các ưu tiên trong nhiệm kỳ công tác, ông Deva khẳng định sẽ tiếp tục duy trì cách tiếp cận tổng thể, cân bằng, minh bạch, thúc đẩy hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm và tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng, triển khai và giám sát chính sách phát triển.
Ngày 4/12/1986, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết A/RES/41/128 Tuyên bố về quyền phát triển, trong đó khẳng định: “Quyền phát triển là một quyền con người không thể chia cắt. Xuất phát từ ý nghĩa của quyền đó, mọi người và mọi dân tộc đều có quyền được tham gia vào, đóng góp cho và hưởng thụ thành quả từ sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị, trong đó mọi quyền con người và các tự do cơ bản cần phải được thực hiện một cách đầy đủ”. Tại Nghị quyết 33/14 (2016) của Hội đồng Nhân quyền thành lập cơ chế báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển, báo cáo viên đặc biệt được yêu cầu phải “đóng góp vào sự bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện quyền phát triển trong bối cảnh thực hiện một cách đồng bộ Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và các văn kiện quốc tế khác”.
Trong hai ngày 11 và 12/12/2023, sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền đã diễn ra thành công tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva với nhiều hoạt động, nội dung thảo luận quan trọng và cam kết mạnh mẽ. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai (Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva) dẫn đầu đã tích cực tham dự sự kiện cấp cao này. Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam thúc đẩy Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền với nhiều nỗ lực và hành động hơn nữa để đảm bảo tốt hơn các quyền con người cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Trong đó có các ưu tiên trọng tâm gồm tăng cường Nhà nước pháp quyền với việc tiếp tục cải cách tư pháp nhằm nâng cao nền tảng thể chế, tư pháp và chính sách liên quan đến nhân quyền, đồng thời chuyển các quy định của các điều ước quốc tế về nhân quyền vào luật pháp quốc gia. Việt Nam cam kết thúc đẩy các biện pháp hiệu quả và phân bổ đủ nguồn lực để bảo đảm tốt hơn nữa các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị; tham gia có trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và phát huy vai trò cũng như hiệu quả của hội đồng, đặc biệt quan tâm đến quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.
Tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tổ chức ngày 4/12/2023), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết có 4 quan điểm được Đảng, Nhà nước ta tiếp cận đầy đủ, toàn diện, hệ thống, trong đó khẳng định vị trí, vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc. Về phương thức để phát huy truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết, trong Nghị quyết số 43-NQ/TW nêu rõ: “Đoàn kết toàn dân tộc phải gắn với phát huy dân chủ XHCN, tôn trọng bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giải quyết tốt quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao cuộc sống của nhân dân; bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, các giai tầng xã hội và của mỗi người dân trong tiếp cận cơ hội, đóng góp cho đất nước và thụ hưởng thành quả phát triển”.
Thành tựu về nhân quyền là hiện thực khách quan, điều đó được Liên hợp quốc và các nước công nhận. Vậy mà những tổ chức xưng theo dõi nhân quyền hay tự do báo chí như HRW, RSF… lại không nhìn ra, ấy là bởi động cơ sai trái thì làm sao thấy hiện thực khách quan!