Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

CÂU CHUYỆN CON HỔ VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Lam Hồng

Chuyện giải cứu hổ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An mấy hôm nay trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi, người mừng vì giải thoát được cảnh tù túng cho hổ nhưng bên đó vẫn có lắm kẻ xuyên tạc sự thật về việc 8 con hổ bỗng dưng lăn đùng ra chết.


Theo nhiều trang mạng đưa tin giật tít như tổ chức Việt Tân cho rằng "THẢM SÁT HỔ", rồi hàng trăm các fanpage lại đưa ra thuyết âm mưu cho rằng hổ chết "đúng quy trình", có kẻ lại cho rằng hổ chết là để phục vụ cho "nấu cao" của các cán bộ. Thậm chí, tổ chức Việt Tân còn nhân tiện xuyên tạc gán ghép giữa hổ chết với việc "khen thưởng" đối với cán bộ chiến sĩ Công an.

Qua vụ hổ chết tôi lại suy ngẫm liên quan đến vụ phá án thành công ở Bình Phước khiến cả gia đình chết năm 2015, hay vụ giết người tại Nghệ An năm 2015 cán bộ Công an cũng được "thưởng nóng" nhưng cư dân mạng lại ồn ào vấn đề trước sự mất mát đau thương của gia đình thì cán bộ Công an lại được thưởng công lao.

Đối với những con hổ chết ở Nghệ An lần này cũng tương tự. Cư dân mạng lại tiếp tục suy diễn, tạo ra những thông tin gây hiểu nhầm bản chất vụ việc.

Rõ ràng việc phá án của Công an là chuyện đáng biểu dương, nhất là nuôi nhốt hổ được coi hành vi nguy hiểm, vi phạm pháp luật hình sự. Việc biểu dương công trạng là hoàn toàn chính xác, không thể quy kết so sánh với việc 8 con hổ chết.

Còn với hổ chết, lực lượng Công an giao cho bên Thú ý là đơn vị có chuyên môn trong gây mê để thực hiện di chuyển những con hổ ra khỏi nơi nuôi nhốt. Mặt khác, khi hổ chết họ đã đóng cấp đông phục vụ điều tra. Đây là việc làm hoàn toàn khách quan của cơ quan Công an.

Đương nhiên đối với cư dân mạng, họ có quyền phát biểu tự do, thường họ thích các thông tin có tính giật gân, lôi kéo sự hiếu kỳ của mọi người. Cho nên đối với việc hổ chết, theo tâm lý của kẻ ích kỷ thường nghĩ ngay đến vấn đề "nấu cao" hoặc "chia chác". Đó là chuyện đời thường của dân gian.

Nhưng qua điều này cho thấy sự nguy hiểm của thông tin lệch lạc trên không gian mạng, cùng với những thói văn hóa ứng xử kém, thiếu khách quan đã đẩy những sự việc sai lệch bản chất.

Thật cay đắng khi nói rằng trên thế giới xếp Việt Nam vào danh sách các nước có ứng xử văn hóa mạng kém so với nhiều nước khác, minh chứng là đây chứ đâu.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: