Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ bất chấp các trò bẩn thỉu của phương Tây

Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 bất chấp nhiều can thiệp bẩn thỉu từ các nước, tổ chức phương Tây luôn tự gắn cho mình mác dân chủ.


Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, việc Việt Nam trúng cử HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều phương diện và Hà Nội sẽ tiếp tục vững tin thực hiện các trọng trách tại Hội đồng Nhân quyền.

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ bất chấp bị chống phá

Như Sputnik đã đưa tin, Việt Nam đã chính thức ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Đây là chiến thắng không thể phủ nhận của Việt Nam bất chấp những trò bẩn thỉu của phương Tây.

Đặc biệt, Việt Nam là đại diện duy nhất từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ cho nhiệm kỳ này nắm giữ ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Ngày 11/10, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và hoàn toàn không bất ngờ khi Việt Nam trúng cử với 145 phiếu ủng hộ.

Cần nhấn mạnh rằng, việc trúng cử và trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống LHQ trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người.

Được bầu vào Hội đồng Nhân quyền cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước tiến mới trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030.

Tuy nhiên, con đường mà Việt Nam đi không trải đầy hoa hồng và thuận lợi. Việt Nam thậm chí còn bị chống phá khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ từ các tổ chức phản động, thế lực thù địch đến những luận điệu xuyên tạc không thể chấp nhận vang lên từ chính những quốc gia phương Tây tự cho mình là “cha đẻ của nền dân chủ” và dùng cáo buộc nhân quyền thiếu thiện chí nhằm cản bước Hà Nội.

Trước đó, khi Việt Nam đang nỗ lực ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và chuẩn bị bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước về quyền của người dân tộc thiểu số (CERD), Công ước Chống tra tấn (CAT), triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III, vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng, tiến hành hoạt động chống phá, thậm chí cho rằng, Việt Nam không xứng đáng nắm ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Từ Báo cáo Nhân quyền năm 2021, Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ, Báo cáo tình hình tự do tôn giáo của USCIRF năm 2021, đến Đối thoại nhân quyền Việt Nam EU (tháng 4/2022)… các nước “tiên tiến dân chủ phương Tây” đều chỉ dùng chiêu bài nhân quyền để chỉ trích Việt Nam thiếu cơ sở, không khách quan và mang đầy thiên kiến.

Thậm chí, kể từ khi Việt Nam công bố chính thức bước vào ‘cuộc đua’ giành ghế ở Hội đồng Nhân quyền, nhiều tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền còn phát đi “thư ngỏ cầu xin” các quốc gia thành viên Đại hội đồng LHQ phản đối ngăn cản Việt Nam đại diện ASEAN hay vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Những báo cáo sai lệch từ Mỹ và phương Tây còn đưa ra nhiều thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận của Việt Nam.

Hay đến hôm nay, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, nhiều hãng truyền thông phương Tây chống chính quyền Việt Nam còn tung ra luận điệu rằng, Hà Nội có thực sự xứng đáng vào Hội đồng nhân quyền hay không.

Xứng đáng! Thậm chí là rất xứng đáng. Vì hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Việt Nam đã nỗ lực không mệt mỏi để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người dù bất kỳ hoàn cảnh nào.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: