Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

THIỀN SỰ THÍCH NHẤT HẠNH - CHỨNG NHÂN CỦA LỊCH SỬ

<Lam Hồng>

0h00' ngày 22/1/2022 thiền sư được cả thế giới và trong nước ngưỡng mộ đã viên tịch, đi về cõi niết bàn trụ thế 95 tuổi. Ngài được coi là chứng nhân của lịch sử thương đau của dân tộc Việt Nam, đồng thời là người chắp cánh cho việc hòa giải vết thương chiến tranh, hàn gắn sự đoàn kết dân tộc trong nước với những người Việt Nam ở hải ngoại.


39 năm sinh sống tại nước ngoài, đến năm 2005 thiền sư mới trở về nước và tu hành tại tổ đình Từ Hiếu, Thừa Thiên Huế. Di sản để lại của vị thiền sư hết sức to lớn cả về phật pháp lẫn tấm gương đấu tranh chống lại áp bức, xâm lược của nước ngoài đối với các dân tộc yếu thế.

Từng gặp gỡ Martin Luther King - người phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam; thiền sư từng dẫn đầu 1 phái đoàn tham dự hội nghị Paris năm 1973 để chứng kiến ký kết văn kiện quan trọng đối với dân tộc Việt Nam.

Thiền sư để lại di sản văn hóa với nhiều trung tâm phật giáo lớn rải rác khắp cả nước và nước ngoài, nổi bật với dòng phái tu Làng Mai tại Pháp, được cả thế giới thừa nhận và có uy tín đặc biệt đối với giới phật học.

Cống hiến của thiền sư đối với đất nước Việt Nam là không hề nhỏ, nhưng vẫn còn nhiều kẻ gièm pha, luôn quấy phá cuộc đời tu hành của Ngài bằng các điều tiếng liên quan đến tranh chấp giữa Làng Mai với tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng. Thậm chí việc thiền sư sinh sống ở nước ngoài 39 năm không về nước cũng bị những kẻ thọc mạch xiên xẹo rằng chính quyền Việt Nam không "yêu thích" đối với thiền sự Thích Nhất Hạnh.

Tuy nhiên dù ai nói ngả nói nghiêng thì những việc làm trong sáng của thiền sư được người dân và thế giới công nhận, việc thiền sư trở về để an cư tại Huế cũng minh chứng cho chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam và lòng hướng phật của nhiều tăng, ni phật tử. Đó mới là chân lý sáng nhất.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: