Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

BẠO LOẠN TẠI KAZAKHTAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ AN SINH XÃ HỘI

<Lam Hồng>

Đã bước qua 1 tuần đẫm máu và bạo lực tại quốc gia Trung Á Kazakhstan nơi đang làm tâm điểm của truyền thống quốc tế khi chính quyền nơi đây đang cố gắng vãn hồi trật tự. Qua câu chuyện của quốc gia này đặt ra một nguyên nhân rất quan trọng đó là lợi ích của người dân ở nơi đâu khi không được bảo đảm trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 hoành hành tại quốc gia này. Và rằng Việt Nam có học được những bài học từ chính quốc gia cùng khu vực Châu Á hay không?


Trước hết nguyên nhân cơ bản dẫn đến xảy ra bạo loạn tại các thành phố của Kazakhstan xuất phát từ tình trạng khó khăn trong kinh tế xã hội của quốc gia Trung Á này trong thời gian qua. Việc giá khí đốt tăng cao mà không có sự điều tiết của Chính phủ đã dẫn đến bất mãn trong lòng người dân, đặc biệt là những thành phần lao động thu nhập thấp.

Mặt khác tình trạng tham nhũng, chia rẽ bè phái tranh giành quyền lực và xung đột sắc tộc được cho là động cơ thúc đẩy những nhóm trong quốc gia Trung Á tiến hành các hoạt động ly khai, chống phá chính quyền.

Vậy là từ một quốc gia yên bình, Kazakhstan trở thành trung tâm của xung đột bạo lực xã hội. Gốc của vấn đề nằm ở chính sách an sinh của chính phủ đối với người dân.

Ở Việt Nam, câu chuyện an sinh xã hội chưa bao giờ trở thành một thông điệp mạnh mẽ được Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cụm từ "an sinh xã hội" được xuất hiện nhiều nhất trong văn kiện đại hội của Đảng.

Đến khi dịch bệnh Covid19 lây lan gây ra nhiều khó khăn trong đời sống của các tầng lớp nhân dân, chính quyền Việt Nam đã nhanh chóng khởi động các chương trình kích cầu kinh tế, tập trung hỗ trợ người dân có thu nhập thấp, người mất việc làm để cố thể tái tạo động lực sản xuất từ đó phục hồi kinh tế xã hội.

Góc tiếp cận đó đã đạt được 02 mục tiêu: động viên kịp thời người dân khó khăn, nhất là người lao động - gốc rễ của chế độ xã hội Việt Nam và cân bằng chính sách trong thời kỳ sản xuất kinh doanh đang bị ứ đọng xuất khẩu ra nước ngoài.

Cho nên có thể thấy việc một quốc gia như Kazakhstan tại Trung Á đang vướng vào xung đột, bạo loạn triền miền không chỉ là bài học cho Việt Nam mà còn nhiều nước khác trên thế giới về việc phục vụ đời sống cho người dân là điều cần thiết nhất trong mọi thời kỳ.

Đúng là khác biệt về chế độ cũng là cái gì đó out trình hơn hẳn.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: