Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

SỰ PHẢN ĐỘNG CỦA MỘT SỐ BÁO ĐÀI DÂN CHỦ!

Như một quy luật tất yếu, hễ có vụ việc nào nhận được sự quan tâm chú ý của dư luận là ở đó có dấu chân của bè lũ Việt Tân, RFA, BBC, anh em dân chủ lên án hành vi "vi hiến" "xâm phạm nhân quyền" "quyền bất khả xâm phạm về thân thể" "quyền tự do tôn giáo" của ngành tư pháp Việt Nam. Thế nhưng, chiêu trò thừa nước đục thả câu lần này đã phản tác dụng cực mạnh, không những bị dư luận xã hội lên án gay gắt mà còn làm lộ rõ bản chất đi ngược lại tiến bộ xã hội của chúng.


Thứ nhất, bản chất sa đọa của Thiền Am bên vành móng ngựa là không thể chối cãi. Qua xây dựng cái vỏ bọc hào nhoáng của một cơ sở tôn giáo, từ thiện, kêu gọi lòng tốt của những nhà hảo tâm trong và ngoài nước để trục lợi và phục vu lối sống ăn chơi vô độ của Lê Tùng Vân, đồng thời sử dụng thủ đoạn "cưu mang" trẻ mồ côi, nhận con nuôi để che đậy hậu quả những hành vi của mình. Đến nay khi kết quả xét nghiệm ADN của "thầy ông nội" trùng khớp với không ít người lớn cũng như "trẻ em cơ nhỡ" cùng chung sống, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng và phẫn nộ thì vẫn có một bộ phận truyền thông thích mở lối đi riêng, hỏi vặn lại cơ quan thực thi pháp luật "Điều tra gia đình ông Vân có đúng quy định không? Có phải chiêu bài đấu tố, thanh trừng để đàn áp tôn giáo không?" - Những câu hỏi khiến người nghe không khỏi đau não vì nghĩ xem là hỏi thật hay đùa, bênh vực những trò loạn luân, lừa đảo thật hay bênh giả vờ.

Và phản bác lại luận điệu vu khống "xâm phạm quyền tự do tôn giáo" của những kẻ cơ hội, mù quáng, đích thân Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã khẳng định, những gì diễn ra ở “Tịnh thất bồng lai” là hoàn toàn sai với giới luật Phật, không được bất cứ tổ chức Phật giáo chính thống nào thừa nhận, cấp phép. Những gì “Tịnh thất bồng lai” nói và làm là sai trái gần đây thì pháp luật phải can thiệp vào chứ không thể trở thành một đất nước vô thiên, vô pháp được. Hơn nữa, chưa bao giờ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị “Tịnh thất bồng lai” gia nhập Giáo hội nên không thể nói Giáo hội cùng với chính quyền đàn áp tôn giáo.

Hai từ "Phản động", rộng hơn nghĩa chính trị, còn để chỉ những người chống lại trào lưu tiến bộ hay chống lại sự thay đổi được cho là tất yếu của xã hội. Nói về hành vi bênh vực quyền "tự do", những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, suy đồi đạo đức chỉ để bôi nhọ chính quyền của bọn dân chủ, có lẽ nếu không dùng từ "phản động" thì không còn từ nào thích hợp hơn!
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: