Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

KIẾN NGHỊ BỎ ĐIỀU LUẬT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

<Quê Choa>

Thế giới có nhiều hình thái xã hội khác nhau, thế nhưng chưa thấy một quốc gia đạt đến đẳng cấp quản lý xã hội không cần luật pháp. Như vậy, luật pháp vẫn là qui tắc ứng xử duy nhất để điều phối xã hội, hành vi con người. Một khi pháp luật không tồn tại hoặc tồn tại chỉ mang tính hình thức thì chắc chắn ở xã hội đó sẽ “bấn loạn”, tội phạm sẽ công khai hoạt động và những phe yếu thế trong xã hội trở thành các thực thể bị xâm hại và thậm chí chế độ đó sẽ sụp đổ “chóng vánh”.


Các qui định của Luật pháp khi đụng chạm đến lợi ích của một người hoặc một nhóm người nào đó thì chắc chắn sẽ xảy ra phản ứng, muốn loại bỏ các qui định đó để phục vụ, đáp ứng lợi ích của họ. Bộ Luật Hình Sự Việt Nam 2015, sửa đổi Bổ sung 2017 có qui định liên quan đến điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", điều 117 "Tội phán tán tài liệu nhằm chống nhà nước"; và điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước"... và giá trị của những điều luật này hướng tới bảo vệ chế độ trước sự xâm hại của các chủ thể có thể gây nguy hiểm cho chế độ chính trị, bảo vệ sự vững mạnh của chính quyền nhân dân...

Để loại bỏ được các yếu tố bất lợi, gây hại cho các cá nhân, tổ chức đang có âm mưu chống phá chính quyền, hiện nay một số đối tượng, tổ chức đang kêu gọi xóa bỏ 3 điều này trong bộ luật Hình sự 2015. Trong đó, số thành phần tự xưng danh gồm 7 tổ chức xã họi dân sự VIệt Nam và 79 nhân sĩ, trí thức cùng soạn bản kiến nghị yêu cầu bãi bỏ 3 điều luật này trong ngày đầu năm 2022. Đáng chú ý, những tổ chức, cá nhân ký kiến nghị đều là những “trùm sò” trong hoạt động chống phá chế độ, chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức này ít nhiều đều có mối liên hệ với các tổ chức khủng bố, phản động bên ngoài. Thực tế, số này biết rõ bản kiến nghị là không thể làm thay đổi 3 điều luật này, tuy nhiên, đây cũng là cách để đánh bóng, gây sóng dư luận, tạo sự chú ý của các tổ chức, cá nhân bên ngoài để quan tâm về hoạt động chống đối chính trị của số đối tượng này. Mục đích cuối cùng vẫn là thu hút tài chính, sự quan tâm đặc biệt bên ngoài nhằm lật đổ chế độ.

3 điều luật nêu trên gắn thiết thực với mục tiêu bảo vệ chế độ chính trị, mà đây cũng là chủ thể đặc biệt được quan tâm. Bãi bỏ các qui định điều luật trên đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có hoạt động chống phá chính quyền có cơ hội hoạt động công khai mà không có ràng buộc pháp lý. Pháp luật đã được người dân góp ý, quốc hội bấm nút thông qua thì không có lý do gì để bãi bỏ theo lời của các đối tượng chống đối kêu gọi.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: