Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

TẾT VÀ BÀI TOÁN KHÓ TRONG CÔNG TÁC CHỐNG DỊCH COVID-19

<Nga Mi>

Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ dài mang nhiều ý nghĩa đối với người Việt. Dù có nhiều tranh cãi về việc nên hay không nên duy trì kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhưng ý nghĩa của Tết Nguyên đán không chỉ là nghỉ ngơi thuần túy mà cơ hội để gia đình sum họp, những đứa con xa nhà “mang Tiền về cho Mẹ” như cách ví von của Đen Vân trong bài rap cùng tên. TIỀN không chỉ là những giá trị vật chất mà còn là sự gửi gắm tình cảm của đứa con làm việc xa nhà, là sự trưởng thành của người con trong mắt cha mẹ, là tình yêu Tổ quốc của những người Việt xa xứ. Tết luôn là thời khắc sum vầy, đoàn viên của gia đình.


Tuy nhiên, Tết Nhâm Dần 2020 sắp đến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Mặc dù công tác chống dịch Covdid-19 đã diễn ra 02 năm, nhưng nhiều địa phương vẫn tỏ ra lúng túng vào thời điểm đặc biệt như Tết và mỗi địa phương lại “trăm hoa đua nở” nảy sinh nhiều chính sách khác nhau để chống dịch trong dịch Tết. Nhiều địa phương căn cứ vào cách phân loại của Bộ Y tế (đỏ, cam, vàng, xanh) để áp dụng các biện pháp xét nghiệp, cách ly y tế theo quy định như: Quảng Ninh, Sơn La, Hải Phòng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…Một số địa phương có kinh nghiệm và năng lực y tế như Đồng Nai, Bình Dương, Nghệ An thì chủ yếu là tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt 5K và các khuyến cáo y tế. Cá biệt, có chính quyền thành phố đã “vận động người dân không nên về quê ăn Tết” hay chính quyền 01 xã thuộc tỉnh T.H đã khóa trái cửa nhà của người về quê từ vùng dịch, yêu cầu người dân tự tìm nhà không có người ở để cách ly nếu không bắt buộc phải quay lại nơi đi. Đó là sự lo lắng thái quá và điều quan trọng là trái các quy định 128 của Thủ tướng Chính phủ. Đâu đó vẫn tồn tại tư duy “phép vua thua lệ làng” hay “không quản được thì cấm”. Sự thiếu thống nhất (thậm chí là áp dụng các biện pháp không đúng quy định pháp luật) thể hiện sự lúng túng, năng lực xử lý tình huống yếu kém của một số ít chính quyền địa phương. Đây chính là phép thử cho năng lực lãnh đạo, điều hành của chính quyền có phải thực sự “của dân, do dân, vì dân” hay không.

Tất nhiên, bài toán khó nào cũng phải có lời giải. Kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam trong 02 năm qua cho thấy: sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và ứng phó linh hoạt trong từng thời điểm, bối cảnh cụ thể là bài học kinh nghiệm quý báu để có được thành quả công tác chống dịch Covid-19 hiện nay. Do đó, Chính phủ và Bộ Y tế cần nhanh chóng ban hành hướng dẫn cụ thể về công tác xét nghiệm, cách ly và các tiêu chí khác (như tỷ lệ tiêm chủng, số ca nhiễm, số ca bệnh nặng, số ca tử vong…) để các địa phương thống nhất áp dụng trên cơ sở Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08/12/2021 về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán 2022 vui tươi, an toàn. Lực lượng chức năng (UBND các cấp, Y tế, Công an…) tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nhất là xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Bên cạnh đó, ý thức phòng, chống dịch của người dân cũng cực kỳ quan trọng. Không tổ chức, cơ quan nào có thể phòng, chống dịch Covid-19 thành công khi người dân chủ quan, lờ là, không thực hiện 5K và các khuyến cáo y tế.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: