Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

VIỆT TÂN, BBC TIẾNG VIỆT... LẠI “CHÓ CÀN CẮN GIẬU” VÌ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH - HÀ ĐÔNG

Tống Giang

Ngược lại với sự mong muốn, háo hức của hàng triệu người dân thủ đô Hà Nội để được trải nghiệm trên tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông vừa được khai trương, vận hành miễn phí cho người dân từ ngày 06/11/2021, những ngày qua một số cá nhân, tổ chức, trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam liên tục đăng tải những thông tin, hình ảnh sai sự thật về dự án tuyến đường sắt trên cao này. Sau những chiêu trò kêu gọi người dân thủ đô “tẩy chay” tuyến đường sắt trên cao này do thất bại khi hàng nghìn người tham gia trải nghiệm thú vị này sau những ngày đầu khai trương, “Việt Tân” và “BBC Tiếng Việt” đã đăng tải những hình ảnh, bình luận từ việc cắt ghép hình ảnh từ quá trình diễn tập phương án xảy ra sự cố từ năm 2020 đến việc cho rằng tàu chạy với tốc độ “nhanh hơn rùa một chút” hay “như con sâu, xấu đau xấu đớn”... Đúng là luận điệu của những kẻ “chó cán cắn giậu” đang muốn đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.


Như đã được page Việt Nam thời báo đăng tải, rõ ràng việc đưa dự án Cát Linh-Hà Đông vào vận hành thương mại là sự kiện lịch sử, ghi dấu tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước, đặc biệt trong bối cảnh thủ đô Hà Nội với khoảng 9 triệu dân và thực tế là số lượng xe máy đi lại trên các tuyến phố luôn ở trong trạng thái chật cứng, tắc đường dày đặc (tăng từ 2 triệu xe vào năm 2008 đến 5,7 triệu xe vào năm 2020; xe ô tô tăng từ 185.000 chiếc lên đến 700.000 chiếc), việc vận hành tàu đường sắt trên cao sẽ vừa làm giảm ùn tắc giao thông, hạn chế phương tiện cá nhân và giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời sẽ góp phần thay đổi giao thông ở trong nội thành thủ đô Hà Nội và kết nối được vệ tinh các tuyến đường sắt đã, đang khởi công xây dựng hoàn thiện trong thời gian tới.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, chiều dài chính tuyến 13,05km, toàn bộ đi trên cao, trong đó điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa, trên tuyến có 12 nhà ga trên cao, 1 khu depot, khai thác 13 đoàn tàu; dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435mm, tốc độ tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác 35km/giờ và thời gian chạy tàu từ điểm đầu Cát Linh đến điểm cuối tại Yên Nghĩa - Hà Đông hoặc ngược lại là hơn 23 phút. Những ngày qua, khi đưa vào chạy vận hành miễn phí cho người dân cho thấy, vào khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn và trong giờ bình thường, các đoàn tàu được khai thác tần suất 10 phút/chuyến với lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày. Như vậy, bình quân khoảng 1km là 1 nhà gas dừng đón/trả khách và phối hợp nhịp nhàng cho 2 chiều (ngược nhau) cùng vào và cùng ra khỏi nhà ga tại cùng 1 thời điểm, để khách có thể chuyển hướng đi. Với đặc thù của tuyến đường sắt trên cao thì tốc độ như trên là phù hợp với thực tế cũng giống với nhiều tuyến đường sắt trên cao ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc... Do đó, việc cho rằng tốc độ của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là “nhanh hơn rùa một chút” là hoàn toàn xuyên tạc, phải chăng tốc độ này chỉ khi tàu đang chuẩn bị dừng lại mà thôi. Mà hơn nữa, đây là tốc độ mà các anh chị “BBC Tiếng Việt” đang nằm mơ ở bên tận trời Tây mà thôi chứ ở Việt Nam hay ở thủ đô Hà Nội các anh chị sẽ thưởng thức ngay xem tốc độ “nhanh hơn rùa một chút” nó sẽ như thế nào.

Còn đối với việc cho rằng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông “như con sâu, xấu đau xấu đớn” thì cũng như kiểu “không ăn được thì đạp đổ” đây mà. Thử hỏi xem với kết cấu hạ tầng, với chặng đường hơn 13km với 12 nhà ga trên cao, 1 khu depot, khai thác 13 đoàn tàu, được thiết kê theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, là công trình giao thông đi xuyên tâm, từ trung tâm nội đô ra khu vực ngoại thành thì kết cấu của tuyến đường sắt không phải thẳng tắp như xây dựng đường bộ được. Việc đánh giá nó đẹp hay không có lẽ cũng vì cái thiện chí của con người đó như thế nào, các anh chị “Việt Tân” có sang Nhật Bản, Trung Quốc để xem các đường sắt trên cao bên họ có “xấu đau xấu đớn” hay “như con sâu” như thế nào thay vì ngồi “thầy bói xem voi”.

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước và là một trong 10 tuyến đường sắt của thủ đô quy hoạch đến năm 2030, mặc dù trải qua nhiều lần trì hoãn, đội vốn thi công và sau 10 năm khởi công, việc vận hành tuyến đường sắt trên cao đã đánh dấu một sự kiện lớn của thủ đô, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giao thông ở thủ đô. Mong rằng, với sự vận hành của tuyến đường sắt trên cao này, thủ đô Hà Nội sẽ giảm bớt được phần nào về việc giảm sử dụng phương tiện cá nhân, giảm ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và có thể kết nối được với các tuyến đường sắt khác đang trong quá trình hoàn thiện, khởi công sẽ tạo được vệ tinh giao thông thuận lợi ở thủ đô. Còn với những kẻ như “Việt Tân”, “BBC Tiếng Việt”... hay các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam, việc “ghen ăn tức ở”, “thọc gậy bánh xe” để xuyên tạc, chống phá đất nước đã không còn lạ lẫm gì trong những năm qua và dĩ nhiên người dân Việt Nam nói chung và người dân thủ đô nói riêng thì vẫn cứ ngang nhiên “chó cử sủa đoàn người cứ đi”.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: