Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

PHẢI CHĂNG BỘ ĐỘI KHÔNG CẦN ĐƯỢC TÔN VINH TRONG THỜI BÌNH?

<Tống Giang>

Xung quanh phát biểu của GS.TS Từ Thị Loan tại chương trình “Câu chuyện văn hóa – Hệ giá trị con người Việt Nam” do VTV1 tổ chức đã và đang nhận sự lên án, phẫn nộ của cộng đồng mạng và khán giả những ngày qua. Theo đó, tại chương trình này, GS.TS Từ Thị Loan đã cho rằng “Phải xây dựng mẫu hình mới. Trước đây việc tôn vinh các danh nhân, chí sỹ, anh bộ đội Cụ Hồ thì văn học nghệ thuật đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình rồi...giờ văn học nghệ thuật phải tôn vinh doanh nhân, nghệ sỹ, ca sỹ...". Trong khi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ trong thời bình vẫn đang phải đổ máu, phải hy sinh để mang lại sự bình yên cho Tổ quốc, đặc biệt là trong gần 02 năm trở lại đây trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 hiện nay, thì phát biểu của GS,TS Từ Thị Loan gặp phải sự lên án của cộng đồng mạng, khán giả xem truyền hình cũng là điều dễ hiểu. Phải chăng bộ đội không cần được tôn vinh trong thời bình hiện nay qua các tác phẩm văn học nghệ thuật mà thay vào đó là các nghệ sĩ, ca sĩ – những người mà trong số họ đang phải khốn khổ về “sao kê” từ thiện?


Được biết, GS.TS Từ Thị Loan, sinh năm 1962, tại Hà Hồi, Thường Tín, Hà Nội, là Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, là người đã từng được học tập Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội); công tác tại Trường Viết văn Nguyễn Du (nay là Đại học Văn hóa Hà Nội); học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Văn học A.M.Gorky, Moskva, Liên Bang Nga; làm thực tập sinh và cộng tác viên khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Sau đó vào năm 2003, TS Từ Thị Loan trở về nước và đảm trách vị trí là Nghiên cứu viên Ban Văn hóa Thông tin, sau đó là Ban Lý luận và Lịch sử Văn hóa, Viện Văn hóa Thông tin (nay là Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam). Trong chặng đường sự nghiệp của mình, GS.TS. Từ Thị Loan đã đảm nhiệm nhiều cương vị, vai trò quan trọng như: Phó Trưởng Ban Lý luận và Lịch sử Văn hóa, Trưởng Ban Lý luận và Lịch sử Văn hóa, Trưởng phòng Khoa học - Hợp tác Quốc tế, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và sau giờ Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

Với bảng thành tích và những vị trí chức vụ mà GS.TS Từ Thị Loan đã đảm nhận cũng như cống hiến cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của Việt Nam là điều không ai có thể tranh cãi và ghi nhận. Nhưng rõ ràng việc một vị GS.TS đầu ngành văn hóa nghệ thuật, là người đã chứng kiến sự phát triển về văn hóa, nghệ thuật của nước nhà, là người sinh ra ở mảnh đất thủ đô văn hiến và đã chứng kiến bom đạn đã tàn phá đất nước chúng ta như thế nào, sự hy sinh của biết bao thế hệ bộ đội Cụ Hồ để mang lại sự bình yên cho Tổ quốc mà có thể phát biểu cho rằng: “Phải xây dựng mẫu hình mới. Trước đây việc tôn vinh các danh nhân, chí sỹ, anh bộ đội Cụ Hồ thì văn học nghệ thuật đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình rồi...giờ văn học nghệ thuật phải tôn vinh doanh nhân, nghệ sỹ, ca sỹ...” thì quả là đã có lỗi với các thế hệ cha anh đi trước, các anh hùng liệt sĩ đã xuống vì sự độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Trải qua biết bao nhiêu thế hệ, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tấm gương hy sinh của con dân đất Việt trong thời đại Hồ Chí Minh sẽ mãi trường tồn cùng dân tộc bởi đây là sự nối tiếp truyền thống hào hùng của dân tộc ta từ thời Hùng Vương dựng nước thời Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung...giữ nước. Văn hóa gì cũng phải trên nền tảng của sự biết ơn của lòng thành kính với những người đã hy sinh cho độc lập tự do. Mong rằng đây cũng chỉ là “tai nạn” của GS.TS Từ Thị Loan và chương trình VTV mà thôi.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: