Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

HÁT MÃI KHÚC CA LỊCH SỬ OAI HÙNG CỦA DÂN TỘC

<Nguyễn Anh>

Trong quá khứ chúng ta phải chịu ách nô lệ khổ cực của 1000 nghìn năm đô hộ giặc phương bắc. Chúng luôn lăm le đồng hoá dân tộc Việt Nam, xâm lược Việt Nam để biến Tổ quốc ta thành đất của họ. Nhưng bằng lòng bất khuất của ông cha ta quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ vững dòng máu, văn hoá dân tộc Việt rồi lần lượt nhà Thanh, Tống,… đều thất bại trong sự tuổi nhục.


Ở lịch sử hiện đại, dân tộc Việt lại phải đương đầu với những anh cả của chủ nghĩa đế quốc, tư bản hùng mạnh nhất lúc bấy giờ đó là Mỹ, là Pháp. Nhưng chúng ta vẫn không chịu khuất phục “ thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” lời kêu gọi kiêu hãnh ấy của Hồ Chủ tịch vĩ đại khiến nhân dân Việt Nam nao nức xung phong nhập ngũ đánh bại kẻ thù. Chúng ta đã đánh đổi nền độc lập của mình bằng xương máu, bằng nước mắt, bằng sức lực của chính mình.

Hàng vạn, hàng triệu người lính Việt Nam đã ngã xuống thành nghĩa trang liệt sĩ nhưng đó là đánh đổi mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận để đổi lấy độc lập cho Tổ quốc.Phi công Vũ Xuân Thiều: “Với B-52, tất cả đã sẵn sàng quyết chiến”. Người lính ấy đã nói “Bắn mà B52 địch không rơi tại chỗ, tôi sẽ xin lao thẳng vào nó”, có như thế chúng ta mới thấy sự kinh trung cách mạng của người lính thời đáng giặc Pháp, giặc Mỹ thời bấy giờ mà thế hệ con cháu chúng ta hiện nay phải làm gương học hỏi.

Hôm 28/4/2016, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có bài phát biểu đầy xúc động về Chiến tranh Việt Nam với tư cách là người từng trực tiếp tham gia cuộc chiến. Ông nghẹn ngào khi nói về chiến trang ở Việt Nam. Điều đấy càng chứng minh cho việc người Mỹ xâm lược Việt Nam là phi nghĩa vì lợi ích của nước Mỹ, không vì nền hoà bình của nhân loại. Đáng ra họ không nên thay người Pháp nhảy vào chiến tranh với Việt Nam để rồi hai bên phải mất mác quá lớn vì sự phi nghĩa của cuộc chiến tranh ấy. Thật xót xa khi những bộ hài cốt của chiến sĩ Việt Nam chúng ta vẫn nằm lại đâu đấy vẫn chưa về được với người nhà của mình. Để bây giờ chúng ta chỉ hồi tưởng để đặt một từ “Nếu”, nếu ngày ấy Mỹ đừng đem bom đạn đến với cái gọi là khai sáng nhân dân anamit.

Đền năm 2019, Việt Nam là điểm đến của hội nghị thượng đỉnh “ Mỹ-Triều” trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng về chính trị. Qua đó, khẳng định Việt Nam chúng ta là điểm đến hoà bình sau những làn bom đạn trong quá khứ, khẳng định đất nước chúng ta điểm đến không thể từ chối cho mọi quốc gia với nền chính trị ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo với sự tin tưởng cao nhất.

Và gần đây nhất sự kiện Việt Nam tham gia COP26 tái khẳng định vai trò chủ động, tích cực với các vấn đề toàn cầu. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị mang nhiều ý nghĩa quan trọng và đạt được nhiều kết quả thiết thực. Đó là “sự sánh vai với các cường quốc năm châu” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khát khao trong lịch sử, đó là sự thể hiện thiện chí thúc đẩy hoà bình và ổn định trên tất cả các lĩnh vực chứ không gì riêng biến đổi khí hậu.

Bước ra từ đô hộ, từ chiến tranh đất nước Việt Nam bây giờ đã có tiếng nói trên trường quốc tế. Không ai hết Việt Nam hiểu nền độc lập dân tộc, nền hoà bình quan trọng như thế nào đối với một quốc gia và luôn mong muốn đóng góp điều đó cho toàn nhân loại. Và lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, chúng ta có quyền tự hào về lịch sử của mình từ quá khứ cho đến hiện nay!
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: