Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

XÚC PHẠM PHẬT GIÁO - HUỲNH VẠN HẠNH PHẢI NHẬN HẬU QUẢ THẾ NÀO?

Thời gian gần đây, hàng ngàn trang cá nhân, nhóm facebook của những người yêu mến đạo Phật, cộng đồng Tăng Ni và Phật tử trên địa bàn Thừa Thiên Huế đang phản ứng gay gắt trước bài viết của tài khoản facebook “HUỲNH VẠN HẠNH” (https://www.facebook.com/profile.php?id=100008556912935) được cho là cố tình công kích, xúc phạm Bồ tát Thích Quảng Đức – Chư anh linh thánh tử đạo và xuyên tạc về lịch sử đấu tranh tự do tôn giáo của Phật giáo, bản chất tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức thông qua “cuộc vận động Phật giáo năm 1963”. Điều này đã gây ra những phản ứng gay gắt, đầy bức xúc của các tín đồ Phật giáo. Là một Phật tử tại gia hiện nay đang ở tại Thừa Thiên Huế, tôi vô cùng bức xúc xin có một số suy nghĩ phản ánh những việc làm vô đạo của Huỳnh Vạn Hạnh, mong nhờ quý vị nghiên cứu để lên án việc làm sai trái của y.


Bản thân được cha mẹ đặt tên trùng với tên của Thiền sư Vạn Hạnh - một vị quốc sư có công lao vô cùng lớn trong việc tạo lập nên triều đại nhà Lý với mong muốn Hạnh sẽ tu tâm dưỡng tính, có ích cho đời. Thế nhưng, Huỳnh Vạn Hạnh lại là đối tượng bất mãn chính trị, từng bị chính quyền huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức “kiểm điểm trước quần chúng nhân dân” về hành vi đăng tải bài viết có nội dung xấu trên mạng internet, đặc biệt là bôi nhọ lãnh đạo, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bao đời nay, Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc, các trang sử vàng son qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần – Lê còn in đậm công lao của các bậc Thiền sư cả đời tu hành, phò vua trị quốc an dân, góp phần ổn định quốc gia, bảo vệ đất nước. Đặc biệt, vai trò của Phật giáo thể hiện rõ trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai VNCH, trong đó có sự kiện tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, đây là hình thức đấu tranh bất bạo động phản đối chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm – một bước ngoặt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ Nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Và ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam và Thế giới được nghiên cứu, học tập tấm gương hi sinh bất tử của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức một cách đầy trân trọng trong các bài học văn học và lịch sử của dân tộc. Do vậy, người Phật tử nói riêng và người Việt Nam nói chung đều tôn kính các bậc chân tu, đức hạnh của Phật giáo đặc biệt là Hòa thượng Thích Quảng Đức.

Thế nhưng, Huỳnh Vạn Hạnh lại dám cho rằng “Thích Quảng Đức tự thiêu nhưng còn lại trái tim mãi không cháy... thậm chí còn chả tự thiêu mà là bị thiêu. Đó là một âm mưu chính trị được sắp đặt sẵn, chuốc cho ông ta mất ý thức rồi dìu ra ngã tư đem xăng tưới lên đốt sống. Chúng thu xếp báo chí chực sẵn để truyền tin khắp thế giới, đám khác thì nằm đường chặn xe cứu hỏa vào chữa cháy...”. Ngoài ra, Hạnh không tin vào xá lợi và cho rằng “đám con nhang ngu ngốc” – tức tín đồ Phật giáo mới tin, cuồng đạo sẽ dẫn đến u mê lại cứ ngỡ là “ngộ đạo”.

Việc Huỳnh Vạn Hạnh “đổi trắng thay đen”, xuyên tạc bản chất từ tự thiêu sang bị thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã xúc phạm nghiêm trọng về bản chất của hành động “tự thiêu trong Phật giáo”. Theo Phật giáo, “người tu hành sau khi tu đến 10 địa, thì hình hài thân xác hiện tại chỉ là hình hài giả tạm do các duyên giả hợp mà có, nên sẵn sàng thiêu thân để Cứu khổ chúng sanh”, đây cũng là cách: (1)Cúng dường thân xác lên chư Phật, để mong đạt được mục đích lợi lạc cho bản thân và đạo pháp; (2)Làm đuốc soi tâm ác độc của các bạo quyền, được phát sinh lòng từ, mà ngưng tay đàn áp Tôn giáo, lương dân vô tội; (3)Là cách phản đối, lên án những hành động hiếp đáp dân lành của các bạo quyền. Theo kinh Phật, tại Ấn Độ, có vị Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến ưa tu tập khổ hạnh, đã mặc quần áo Phật giáo, tự quấn vào thân, rưới các thứ dầu thơm, rồi tự đốt thân mình, để cúng dường lên Đức Phật Nhật Nguyệt Minh Đức. Do đó, nội dung bài viết của Huỳnh Vạn Hạnh không những xuyên tạc lịch sử đấu tranh giải phóng Việt Nam mà còn bôi nhọ đến mốc son lịch sử hào hùng đấu tranh chống phân biệt, kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, vì đạo pháp của Phật giáo, đặc biệt là vi phạm Khoảng 3, điều 24 Hiến pháp Nhà nước CHXHCNVN: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Trước đây, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã có hành vi phỉ báng, xúc phạm Phật giáo đặc biệt là bài viết của Báo Tuổi trẻ trong chuyên mục “Tuổi trẻ cười” (năm 2020) và nhóm “Rap nhà làm” (năm 2021), tất cả các trường hợp trên đều phải chịu hình phạt từ các cơ quan có thẩm quyền, hứng chịu phản ứng gay gắt từ dư luận, đặc biệt là cộng đồng Tăng ni, phật tử nói riêng và quần chúng nhân dân Việt Nam nói chung. Do đó, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Thừa Thiên Huế nhanh chóng vào cuộc để xử lý hành vi xúc phạm Phật giáo của Huỳnh Vạn Hạnh.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: