Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

THAM VỌNG BÀNH TRƯỚNG & BÁ QUYỀN

Cùng với sự kiện nóng chiến tranh Nga – Ukaraina, hiện nay dư luận quốc tế đang dành sự quan tâm đặc biệt đến thông báo tập trận của Trung Quốc trên vùng biển một phần có liên quan trực tiếp đến chủ quyền Việt Nam. Dư luận đang đặt dấu chấm hỏi phải chăng Trung Quốc đang muốn thể hiện mình là một ông lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bằng một cuộc tập trận quy mô với thời gian hơn một 7 ngày. Sự kiện này giấy lên quan ngại Trung Quốc đang tăng cường luyện binh để khi thời cơ đến thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có liên quan trực tiếp đến vấn đề Đài Loan, Hồng Kông , đồng thời lấy sức mạnh quân sự để “đe nẹt” các nước láng giềng khu vực Đông Nam Á.


Nhiều nhà bình luận quân sự đang đưa ra ý kiến cho rằng, việc Trung Quốc tập trận gần bờ biển Việt Nam lần này là hành vi chứng tỏ sức mạnh, lợi dụng sự kiện Nga – Ukraina để phô trương lực lượng, thanh thế của Trung Quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tham vọng bá quyền của Trung Quốc vẫn chưa bao giờ dừng lại, họ lộ rõ gian xảo với nhiều thủ đoạn để khuất phục các nước láng giềng. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa hề từ bỏ mộng tượng chiến lược đường lưỡi bò bao trọn biển Đông, tham vọng lấn ra biển lớn đã vấp phải sự quyết liệt của tất thảy mọi quốc gia có chủ quyền trên vùng biển này.

Khu vực tập trận lần này của Trung Quốc nằm giữa tỉnh Hải Nam của nước này với Việt Nam, Trung Quốc còn đưa ra cảnh báo tàu thuyền của các quốc gia phải tránh xa khu vực này. Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cho biết cuộc tập trận sẽ bắt đầu từ ngày 4-3 và kéo dài đến ngày 15-3. Tọa độ khu vực tập trận nằm ở khoảng giữa thành phố Tam Á (tỉnh Hải Nam) và thành phố Huế của Việt Nam. Như vậy, theo thông báo của phía Trung Quốc thì một phần của khu vực thông báo tập trận mà Trung Quốc nêu ra thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam xác định theo UNCLOS 1982. Và theo phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì Việt Nam luôn theo sát các diễn biến tại khu vực Biển Đông và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). "Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình, qua đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông. Phía Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này".

Như vậy, trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia, đồng thời nhấn mạnh quan điểm giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình thì Việt Nam đã có quan điểm rất rõ ràng về vấn đề này. Những gì mà Trung Quốc đang phô diễn trên biển Đông thực tế là hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Luật về biển 1982. Tham vọng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc sẽ khó có thể thực hiện khi họ chưa thuyết phục được cộng đồng quốc tế về cơ sở pháp lý, đồng thời việc dùng sức mạnh “cơ bắp” chỉ khiến cộng đồng quốc tế đánh giá thấp hành động này của phía Trung Quốc.

<Quê Choa>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: