Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ Ý QUAN ĐIỂM CỦA KẺ TRỐN CHẠY

<Niềm Tin>

"Muốn có nhân quyền thì phải thay đổi chế độ chính trị..." đó là quan điểm mà kẻ lưu vong nơi đất khách như Nguyễn Văn Đài nêu ra. Tháng 12 này là tháng mà cộng đồng quốc tế hướng về quyền con người, bàn về các vấn đề con người được sinh ra và có các quyền căn bản, và quyền đó chỉ bị giới hạn khi và chỉ khi bị cầm tù hoặc một số lý do khách quan khác. Rất rõ ràng, quyền con người là "tối thượng", đáng được trân trọng và bảo vệ.


Phải khẳng định rằng, quốc gia nào mà quyền con người thấp, bị chà đạp thì quốc gia đó chưa trở thành quốc gia phát triển, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, tôn trọng. Với đất nước Việt Nam chúng ta, quyền con người đã được khẳng định từ rất sớm, ngay từ khi mới dành được chính quyền, chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm, chú ý đến quyền của con người, sự ấm no, hạnh phúc của người dân cũng là quyền con người. Rõ ràng, người dân Việt Nam cũng luôn khẳng định rằng họ được sống trong môi trường xã hội tuyệt vời, quyền con người được đảm bảo tốt, các phúc lợi xã hội, các chế độ chính sách cơ bản đều được đảm bảo. Một khi lòng dân thuận, không oán thán, người đứng đầu chính phủ, đất nước quan tâm đến đời sống của người dân thì dĩ nhiên "nhân quyền" được đảm bảo rất tốt.

Với luận điệu cho rằng "muốn có nhân quyền cần thay đổi chế độ" mà Nguyễn Văn Đài đưa ra có lẽ rằng đó chỉ là luận điểm của đám vong nô, chống cộng. Nhân quyền với những kẻ này là sự dối trá, lừa lọc, dùng "nhân quyền" để thâu tóm chính trị. Những kẻ sống đạo đức giả thì luôn nói đạo lý, tốt đẹp, nhưng sự thật thì chỉ toàn giả dối. Nếu họ coi trọng nhân quyền thì tại sao họ không quan tâm đến đời sống của người dân nghèo khổ, tại sao không quan tâm đến tình hình khó khăn của đất nước trong đại dịch... và cái mà họ quan tâm chắc hẳn chỉ là thay đổi chế độ mà theo ý chí của họ thì họ mới bằng lòng. Có thể thấy rằng, chế độ chính trị hoàn toàn không đồng nghĩa với việc có hay không có nhân quyền mà điều quan trọng là cách điều hành, ý thức chính trị của những người cầm quyền như thế nào và họ đã có những hành động gì để tạo ra được giá trị căn bản cho nhân quyền mà thôi. Hãy nhớ rằng, chế độ nào cũng có sự ưu việt của riêng nó, đất nước nào cũng có hoàn cảnh lịch sử riêng biệt, vậy thì đừng bao giờ đồng nhất cái gọi là nhân quyền với chế độ mà hãy đi tìm những giá trị đích thực ở trong đó.

Kẻ trốn chạy tìm danh lợi như Nguyễn Văn Đài mà cũng nói đến đạo lý, nhân quyền thì đúng là chỉ có sự dối trá, lừa lọc thôi, chứ chẳng tốt đẹp gì. Rõ khổ, miệng nói tai nghe, giờ đây lừa bịp dân chúng cũng chẳng ai tin tưởng, thế thì chiếc cần câu cơm của "Nguyễn Văn Đài" không sớm muộn rồi cũng tan tành.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: