Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

NHỮNG DÒNG TÍT TAI HẠI

Sáng ngày 29/12, Bộ Y tế đã ban hành công văn về việc Điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19. Trong đó nêu rất rõ 04 trường hợp được coi là F1:


- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

Văn bản của Bộ Y tế rành rành như thế, vậy mà các báo đồng loạt giật tít: "Bắt tay - ôm hôn - tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể F0 MỚI COI LÀ F1". Rõ ràng, đây chỉ là 1 trường hợp F1 thôi, ngoài ra còn có 3 trường hợp khác. Không chỉ 1 tờ mà mấy chục tờ cùng đăng 1 nội dung y hệt nhau, chẳng lẽ viết báo giờ lại dễ như vậy hay sao?

Báo chí giật tít như thế khiến người dân chủ quan, khi thuộc các trường hợp còn lại không cho mình là F1, tự ý đi lại lung tung và lây nhiễm cho người khác. Trong bối cảnh ngành y tế các địa phương đang phải căng mình chống dịch, những dòng tít như trên không khác gì con dao đâm sau lưng các y bác sĩ và lực lượng khác trên tuyến đầu chống dịch.

Anh em báo chí có thể ủng hộ có thể phản đối nội dung 1 văn bản cũng như các khái niệm F0, F1... nhưng khi đã thông tin về văn bản thì cần đầy đủ, chính xác, tránh giật tít gây hiểu lầm, bức xúc như vậy.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: