Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

BÀN VỀ CÂY CẦU 38 TỶ ĐỒNG VỪA THÔNG XE TẠI HÀ NỘI

<Quê Choa>

Chủ đề về cây cầu 38 tỷ đồng bắc qua sông Tô Lịch vừa hoàn thành, tháo dỡ hàng rào cho phép người dân qua lại đang trở thành chủ đề “hot” trên mạng xã hội. Trên các diễn đàn công dân thủ đô như: “Đống Đa 24h”; “Tin tức Hà Nội”; “Beat Hà Nội”, “Hà Nội New”… trở nên sôi nổi, thu hút lượng lớn comment, like, chia sẻ của người dân. Vì sao người dân lại quan tâm đến cây cầu vừa hoàn thành này? Phải chăng nó có sự đặc sắc so với các cây cầu khác.


Theo tôi được biết, bức ảnh chụp bằng Flycam từ trên cao về cây cầu bắc qua sông Tô Lịch khiến trực giác người xem có phần cảm thấy cây cầu này quá bé so với nguồn vốn đầu tư. Bức ảnh lan truyền trên mạng đã khiến dư luận xã hội cho rằng cây cầu này không thể có mức giá 38 tỷ đồng. Để hiểu hơn về điều này tôi có ghé vào các groups, fanpage để đọc bài viết, comment của cộng đồng mạng thì đa phần đều có đánh giá trái chiều. Cụ thể, trên diễn đàn mạng xã hội facebook “My Hà Nội” tài khoản “Đăng Ninh Hà” bình luận: “38 tỷ, có thật không vậy ? cấp nào công khai kinh phí xây cầu ? Liệu có nhầm không?”; Tài khoản “Đào Ngọc Hải” cho rằng: “Cây cầu này chắc chắn và hiện đại nhất thế giới đây?”; Tài khoản Hằng Nhật lại đánh giá: “Khó tin, nhưng đó là sự thật, VN mình giờ giàu mạnh, lương trả cho người lao động mấy chục đô / 1h + thời gian thi công lâu dài, địa hình khó khăn trong việc triển khai các phương tiện thi công cơ giới, làm bằng sức người là chính. Cho nên giá có cao chút cũng khách quan..”… Và còn rất nhiều ý kiến bàn luận trái chiều mà tôi không thể liệt kê hết. Tuy nhiên, về vấn đề này có thể thấy: Cây cầu bắc qua sông Tô Lịch nối liền hai quận Cầu Giấy và Đống Đa hoàn thành sau 9 tháng thi công với tốc độ nhanh chóng, xây dựng chất lượng đảm bảo, góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông so với trước đây chỉ có câu cầu Yên Hòa Cũ… đó là những điểm đáng ghi nhận, đánh giá cao đối với tổ thi công dự án cầu nói trên.

Bên cạnh đó, mấy lý do mà cộng đồng mạng có thể nhìn thấy rất rõ đó là Cây cầu Yên Hòa đã quá cũ, xây dựng từ năm 1993, chiều dài 30m, rộng 6,5m đã xuống cấp sau gần 30 năm xây dựng thì rõ ràng không phù hợp với mỹ quan, đảm bảo sự an toàn phục vụ người dân qua lại. Do đó, dự án này được cho là rất khách quan và đúng đắn của Thành phố Hà Nội khi triển khai xây dựng chiều cầu mới với bề rộng 21m, gấp 3 lần so với cầu cũ. Dự án cầu do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư, được UBND TP Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi ngày 31/10/2019. Như vậy, về lý do để thực hiện xây dựng dự án và việc phê duyệt dự án là hợp lý và khách quan, cần thiết để phục vụ nhu cầu của người dân. Qua khảo sát ý kiến người dân khu vực quanh cây cầu nhiều người dân thể hiện thái độ rất đồng tình với chủ trương của Thủ Đô, một người dân tại đây chia sẻ: “Người dân chúng tôi rất phấn khởi khi cây cầu Yên Hòa được hoàn thiện đưa vào khai thác. Chúng tôi hi vọng cây cầu sẽ giảm ùn tắc giao thông cho người dân qua lại giữa hai quận Cầu Giấy và Đống Đa”… phần nữa, về mỹ quan Đô thị là điều cần thiết để thực hiện dự án của cây cầu này. Còn với lý do tại sao cây cầu có nguồn vốn đầu tư tận 38 tỷ thì tôi cho rằng qua phê duyệt, thi công dự án đã được tính toán rất kỹ lượng về nhu cầu nguyên vật liệu, nhân công… còn với các lập luận cho rằng có hay không sự đội giá hoặc “tham nhũng” đối với dự án này thì vấn đề này đã có các ban, ngành liên quan trực tiếp giám sát dự án, đặc biệt là trong tình hình như hiện nay thì có lẽ vấn đề này khả năng rất ít xảy ra.

Nếu cư dân mạng có thì giờ hãy đến trực tiếp xem cây cầu một lần thay vì chúng ta chỉ dựa trên các hình ảnh, quan điểm của khác để đi đến “qui kết” một sự vật, hiện tượng mà chúng ta chưa trực tiếp “cầm, nắm, sờ hoặc nhìn thấy”. Cây cầu với lan can toàn bộ làm bằng Thép; hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên cầu được trang bị hiện đại; khu vực bên dưới cầu cũng được lắp hệ thống đèn chiếu sáng…”. Cư dân mạng chúng ta nên tỉnh táo để quan sát, bình luận sự việc một cách khách quan khi chúng ta có đủ thông tin, căn cứ.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: