Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

GHÉT CHO ROI CHO VỌT

Để trở thành một người làm nghề giáo chân chính phải trải qua bao nhiêu nấc thang cực khổ và vất vả. Nghề giáo không hẳn sung sướng như ai cũng suy nghĩ. Đã thế lại còn ở cái thời "quyền tự do" của học sinh, sinh viên được bảo vệ bởi cái gọi là mạng xã hội. Ở đó cái quyền mà người người, nhà nhà lao vào chửi bới, thóa mạ, lên án chẳng cần một lý do đầu đuôi câu chuyện. Cánh báo chí, một số quan chức lại thi nhau vuốt đuôi dư luận, lại tiếp tục với lối sống dân túy đã tạo áp lực cho nghề giáo. Chỉ với một status đơn giản của học sinh, một đoạn video clip, một nhận xét, một bài viết... cũng có thể đảo ngược tình thế đưa một câu chuyện lên mức ồn ào.


Nghề giáo chưa bao giờ áp lực đến thế! Phải đi cung phụng học sinh, sinh viên như là cha là chúa. Giáo viên phải đi vuốt ve học sinh để thỏa hiệp,... học sinh ở nhà được nuông chiều, cưng, nựng nên đến lớp, đến trường thì như kẻ bề trên, nói chả nghe, dạy dỗ thì vênh váo, thách thức. Thậm chí là còn đưa ra điều kiện, đặt vấn đề với giáo viên đòi hỏi quyền lợi như một đứa con hư hỏng vẫn thường xuyên đòi hỏi bố mẹ ở nhà. Ôi! Cái nghề thật bạc bẽo, chỉ cần có một vết mực thì cả xã hội thi nhau chỉ trích, lãnh đạo nhà trường thì không bảo vệ được giáo viên trước áp lực của dư luận và cuối cùng là chịu thất bại trước những kẻ dân túy, bênh vực cho những sai trái trái.

Xã hội hiện đại hai chữ "giáo dục" đã bắt đầu bị suy đồi, cái nghề cao quý ấy bị chà đạp bởi những con người thiếu hiểu biết, bênh vực cho những cái sai. Nhớ lại cái thời 8X, thầy/ cô vẫn cầm nẹt vào tay những lời giảng dạy đanh thép, những sự nặng lời nhưng thấm thía để giáo dục cho các em trưởng thành... người ta nói ghét cho roi cho vọt quả không sai. Những thế hệ học sinh sinh viên ra trường được giáo dục đến nơi đến chốn nên rất thành đạt. Và họ vẫn luôn là con ngoan trò giỏi của các thầy các cô.

Cái nghề giáo thật bạc bẽo!

Nếu các bậc phụ huynh, các vị lãnh đạo không quan tâm đến nghề giáo thì sớm muộn xã hội cũng rơi vào bế tắc. Trừ trường hợp thầy không ra thầy trò không ra trò thì trở thành một vấn đề khác, còn trong mọi trường hợp hãy để cho thầy/ cô có tiếng nói để giáo dục có tầng lớp học sinh, sinh viên của mình phát triển con đường tương lai.

<Niềm Tin>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: