Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

CÔNG THỨC LÀM LUẬT BẰNG PHẢN ỨNG CỦA DƯ LUẬN

Quy trình để làm luật ở Việt Nam chủ yếu được lấy ý kiến (bằng văn bản) từ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội góp ý trước khi trình lên Quốc hội thảo luận thông qua. Thế nhưng khi mới chỉ là dự thảo thôi một số luật có yếu tố phức tạp, nhạy cảm luôn bị các thành phần bên ngoài can thiệp để tác động, xuyên tạc bản chất của luật. Trong đó có luật liên quan đến quản lý không gian mạng luôn bị các kẻ dèm pha chống phá.


Liên quan đến việc quản lý mạng xã hội, Việt Nam đã cố gắng đưa vào quản lý bằng các văn bản dưới luật và đặc biệt là luật An ninh mạng để làm trong sạch môi trường vốn đa dạng nhiều chiều này.

Song đây cũng là mảnh đất nhạy cảm mà các kẻ chống phá đất nước luôn tìm cách thọc gậy bánh xa. Điển hình đài RFA có bài đăng với cách dẫn dắt “Việt Nam đang chuẩn bị luật nhằm hạn chế các tài khoản mạng xã hội có thể đưa nội dung liên quan tin tức”. Bài viết còn đưa thêm các lý do như quản lý mạng xã hội “nhằm đặt cơ sở pháp lý cho biện pháp kiểm soát việc truyền đi tin tức trên các nền tảng như Facebook và YouTube; cũng như buộc thêm trách nhiệm điều tiết cho các nhà cung cấp. Cơ quan chức năng có thể yêu cầu các công ty mạng xã hội cấm các tài khoản vi phạm theo luật Việt Nam.”

Nhìn nhận lại hoạt động của mạng xã hội ở Việt Nam có thể thấy sự lo lắng của chính quyền là có cơ sở khi rất nhiều vụ việc xảy ra được truyền tải lên không gian mạng dưới dạng các tin tức đã khiến cho dư luận xã hội bị hướng lái theo kiểu tiêu cực dẫn đến hậu quả rất khôn lường cho xã hội.

Vậy nên nếu đưa tin trên mạng xã hội thay cho báo chí truyền thống thì đương nhiên cần có sự kiểm soát của cơ quan chức năng chứ không thể để ngỏ thành đất trống cho ai muốn làm gì thì làm được.

Đương nhiên điều này những kẻ chống phá luôn cho rằng đó là vi phạm nhân quyền của con người trên không gian mạng.

<Lam Hồng>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: