Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

KHÔNG ĐI BẦU CỬ, BẠN SẼ MẤT GÌ?

Nga Mi

Bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần. Cử tri cả nước đã được phát thẻ cử tri và Hồ sơ các ứng cử viên đại biểu các cấp đến từng hộ gia đình để nghiên cứu, chấm chọn và lựa chọn người xứng đáng. Những câu chuyện về ứng cử viên đại biểu Quốc hội hay Hội đồng nhân dân các cấp là chủ đề hot khắp xóm, làng, gia đình để tạm quên đi sự lo lắng về dịch Covid-19 đang lan rộng. Người dân Việt Nam bình thường lo “cơm, áo, gạo, tiền” nhưng khi đất nước có sự kiện chính trị trọng đại thì tinh thần và ý thức dân tộc lại dâng trào. Đâu đó, vẫn còn tiếng nói lạc lõng khi hô hào, kích động người dân không tham gia bầu cử hoặc cố tình phá hoại cuộc bầu cử bởi những lợi ích chưa thỏa mãn hoặc những mưu đồ chính trị đen tối.


Nhiều người vẫn băn khoăn câu chuyên: không đi bầu cử có bị phạt không? Pháp luật Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đều khẳng định bầu cử là QUYỀN của công dân và không có những hình phạt theo quy định của pháp luật. Vì vậy, chính quyền các nước cũng như ở Việt Nam chủ yếu là tuyên truyền, vận động mọi cử tri đi bầu cử theo quy định để thể hiện quyền và trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Lưu ý: Người nào tuyên truyền, vận động cử tri không đi bầu là hành vi vi phạm pháp luật. Điều 95, Chương X, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: "Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự". Hay Điều 160, Bộ luật hình sự quy định: 1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân…”

Như vậy, công dân sẽ không bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu không đi bầu cử. Tuy nhiên, sẽ mất những thứ “vô hình khác”. Trước hết, cử tri đang tự tước đoạn “quyền” của mình một cách vô cớ. Chỉ có những người chưa đủ 18 tuổi hoặc đang bị chấp hành án phạt tù hoặc mất năng lực trách nhiệm hình sự là không được đi bầu cử. Vậy, bạn chưa đủ 18 tuổi hay không đủ năng lực trách nhiệm hình sự ?

Thứ hai, bạn sẽ trở thành nhân vật của công chúng khi cả khu phố, xóm, làng bạn sinh sống đều đi Bầu cử chỉ có một mình bạn nổi tiếng khi không làm “chuyện đó”. Chắc chắn với sự phát triển của mạng xã hội và “điện báo chạy bằng cơm”, bạn sẽ nổi tiếng trong phút chốc và luôn được mọi người xung quanh để ý như khiểu một con vật nuôi đang biểu diễn một tiết mục ở rạp xiếc (!).

Quyền bầu cử là của bạn. Lựa chọn hình thức nào cũng là quyền của bạn. Lựa chọn trở thành người bình thường hay không cũng là của bạn. Hãy sáng suốt suy nghĩ về “việc đó”.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: