Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

TẠI SAO PHẢI THẢ TỰ DO CHO CÁC “NHÀ BÁO ĐỘC LẬP”?

Tống Giang

Ngày 26/4/2021, cái gọi là “Đệ trình đáp ứng Nghị quyết 74/157 của Đại hội Liên Hiệp Quốc về “Sự an toàn của các nhà báo Việt Nam và vấn đề trừng phạt” đã được một số tổ chức gắn mác “dân chủ” như “Boat People SOS”; “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”; Liên minh chống tra tấn Việt Nam” gửi đến Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc.



Vẫn là chiêu trò “tường trình”, “báo cáo” quen thuộc bấy lâu nay, cái gọi là Đệ trình đáp ứng Nghị quyết 74/157 của Đại hội Liên Hiệp Quốc về “Sự an toàn của các nhà báo Việt Nam và vấn đề trừng phạt” lại tiếp tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc Việt Nam ban hành hệ thống các văn bản Luật như Luật An ninh mạng. Đồng thời, bản báo cáo này còn cho rằng Chính phủ Việt nam đã “thi hành các biện pháp khắc nghiệt” đối với các đối tượng gắn nhãn “nhà báo”, nhà “hoạt động dân chủ”, “blogger” như Trương Duy Nhất, Phạm Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Phước Trung Bảo, Lê Anh Dũng... Trong đó, bản “đệ trình” mà chúng đưa ra lần này đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho 03 đối tượng: Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn và cho rằng Chính phủ Việt Nam đã “tùy tiện” bắt các đối tượng trên.

Việc các tổ chức như “Boat People SOS”; “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”; Liên minh chống tra tấn Việt Nam” soạn thảo các bản “phúc trình”, “báo cá” hay cái gọi là “Đệ trình” trên để gửi cho các tổ chức gắn mác “dân chủ, nhân quyền quốc tế” như Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc là điều không còn lạ lẫm gì trong thời gian vừa qua. Đây là cách để cho những tổ chức này đánh bóng tên tuổi cũng như tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức gắn mác “dân chủ, nhân quyền quốc tế” can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.

Rõ ràng 03 đối tượng được bản “Đệ trình” yêu cầu Chính phủ Việt Nam thả tự do là Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn đều là những cái tên quen thuộc dưới vỏ bọc là các nhà báo để tiến hành các hoạt động đăng tải, chia sẻ các bài viết tuyên truyền, chống phá Nhà nước bấy lâu nay. Việc các đối tượng bị bắt, xử lý theo Điều 117 BLHS năm 2015 về tội danh làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam là điều hoàn toàn đúng quy định pháp luật Việt Nam và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Vậy nên việc yêu cầu thả tự do cho 03 đối tượng trên là hoàn toàn phi lý và chẳng có cá nhân, tổ chức quốc tế nào có thể can thiệp vào công việc nội của Việt Nam. Và cũng sẽ không có việc cá nhân, tổ chức quốc tế nào có thể đề nghị Chính phủ Việt Nam “sửa đổi các luật và nghị định hiện hành liên quan đến quyền tự do ngôn luận” hay “Giám sát và gây áp lực cho các công ty công nghệ đa quốc gia” như những gì bản “Đệ trình” đã đưa ra.

Nếu thực sự hoạt động vì dân chủ, nhân quyền thì những tổ chức quốc tế như Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc hãy thực sự quan tâm hơn và có những hành động thiết thực hơn trong việc cùng nhau giải quyết vấn đề đại dịch COVID-19 đang hoành hành ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ. Còn mọi hoạt động hỗ trợ hay chỉ đạo, đề nghị Chính phủ Việt Nam trả tự do cho những kẻ vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam dưới vỏ bọc là các “nhà báo” hoạt động “dân chủ, nhân quyền” là đang can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và lẽ dĩ nhiên "gây nhân nào gặp quả nấy" họ sẽ phải chịu những hình phạt nghiêm khắc của pháp luật Việt Nam.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: