Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023

RSF xuyên tạc sự thật

Ngày 12/12/2023, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đưa ra “thông cáo” cổ xúy những hoạt động tự do vi phạm pháp luật Việt Nam và vi phạm các quyền, lợi ích chính đáng của các tổ chức, công dân khác. Trên baotiengdan, RFA… và một số trang mạng phát tán vô tội vạ những bài viết xuyên tạc sự thật để cổ xúy cho một số đối tượng không chấp hành pháp luật tại Việt Nam, như bài “RSF kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Lê Minh Thể”! Bài này nêu đây là lần thứ hai Lê Minh Thể bị án tù theo cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. RSF cho rằng đó là “một cáo buộc ngụy tạo”. Cédric Alviani (Giám đốc VP Châu Á – Thái Bình Dương của RSF) nêu trong thông cáo: “Ông Lê Minh Thể chỉ phục vụ quyền lợi công chúng qua việc bình luận về những vấn đề ô nhiễm môi trường và những vấn đề quốc tế. Lẽ ra ông này không phải chịu sự bắt giữ; chứ chưa nói đến việc bị bỏ tù. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia dân chủ tăng cường áp lực đối với chế độ cầm quyền tại Việt Nam nhằm đạt được việc trả tự do cho “nhà bình luận” Lê Minh Thể cùng với 36 tù nhân khác là những phóng viên và là những nhà bảo vệ quyền tự do báo chí đang bị giam cầm”… Thông cáo của RSF còn xuyên tạc rằng, tại Việt Nam các nhà báo bị bỏ tù hầu như phải đối mặt với “tình trạng ngược đãi một cách có hệ thống và bị từ chối được chăm sóc y tế”.


Thứ nhất, về trường hợp của Thể, chúng ta biết, với chính sách khoan hồng của Nhà nước Việt Nam, năm 2019, Thể chỉ bị phạt 2 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ vi phạm pháp luật và đã được trả tự do sau khi chấp hành hình phạt. Nay lại tiếp tục “chứng nào tật ấy”, “ngựa quen đường cũ”. Từ đầu năm 2022, Thể tiếp tục đăng tải, phát tán nhiều thông tin, bài viết xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các tài khoản Facebook là “Minh The”, “Le Minh The”; tổ chức các buổi livetream về những nội dung đòi đa đảng, tam quyền phân lập, chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật nghiêm trọng; tiếp tục tạo ra “diễn đàn” thông tin trên mạng xã hội cho nhiều đối tượng cơ hội, phản động trong và ngoài nước với mục đích truyền bá thông tin sai trái, gây hoang mang trong dư luận, tạo tâm lý hoài nghi, bất mãn, kích động chống phá chế độ. Ngày 6/12/2023, Thể “được” TAND quận Bình Thủy (Cần Thơ) xét, tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù về tội vẫn như cũ. Đúng là bản chất xấu khó thay đổi.
Thứ hai, với đường lối đổi mới, trong nhiều năm qua, tự do báo chí, phát huy dân chủ trong thông tin ngôn luận ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ; đồng thời hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí ngày càng phát triển, với hàng chục cơ quan, hãng truyền thông quốc tế có mặt tại Việt Nam (trong đó có nhiều hãng lớn như Reuters, AP, AFP, CNN, Kyodo, Nhật báo kinh tế Aju và Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga), TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… và hầu hết kênh truyền thông lớn thế giới đều dễ dàng đến được với công chúng Việt Nam, các nhà báo được tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp, không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào…
Thứ ba, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về tự do báo chí, tự do internet, với chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng giá trị văn hóa, con người Việt Nam, cải cách hành chính… Hàng chục triệu người dùng internet, hàng triệu người dùng blog cá nhân để bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng… Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận trong một số trường hợp để bảo đảm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mọi tổ chức, cá nhân khác, phù hợp với Công ước về các quyền dân sự, chính trị; đồng thời nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, văn hóa đạo đức, trật tự an toàn xã hội. Với một số trường hợp mà RSF gọi là “các bloggers có tiếng nói đối lập” thực chất đã vi phạm pháp luật, có những trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần (như Nguyễn Văn Thể), lợi dụng internet, quyền tự do dân chủ để tuyên truyền xuyên tạc các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cố tình truyền bá những luận điệu thù địch, đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng, phá hoại niềm tin của người dân… nhằm chống phá công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Thứ tư, bên cạnh hàng trăm tổ chức phi chính phủ được tạo điều kiện hoạt động ở Việt Nam đã đang phát huy hiệu quả sự hợp tác hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo phi lợi nhuận cùng các mục tiêu đúng đắn, hướng đến lợi ích cộng đồng, vẫn còn một số tổ chức quốc tế còn có cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan, đưa ra thông tin sai lệch, có những hoạt động không phù hợp với lợi ích Việt Nam, vi phạm pháp luật. Những hành động đáng phê phán này cần phải vạch trần, lên án và ngăn chặn kịp thời, nổi lên như các hiện tượng nhân danh hợp tác quốc tế xây dựng pháp luật, bảo vệ môi trường, dân chủ, nhân quyền… để đưa ra các luận điệu xuyên tạc, “đòi thành lập khu tự trị”, “quyền dân tộc tự quyết”, gây chia rẽ vùng miền, dân tộc… Một số tổ chức (như RSF, HRW…) can thiệp vào các công việc nội bộ của Việt Nam, đưa ra những thông tin, đánh giá thiếu khách quan nhằm mục đích gây hoài nghi, tạo hoang mang dư luận, chia rẽ đoàn kết dân tộc, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Ðảng, Nhà nước, chế độ
Sự thật là trong quá trình phát triển của lịch sử lâu đời, không có dân tộc nào sinh sống hoàn toàn tách biệt riêng về mặt địa lý, dân tộc Kinh và 53 dân tộc anh em luôn gắn bó mật thiết trong đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc luôn đoàn kết cố kết chống thù trong giặc ngoài. Chính đại đoàn kết dân tộc là một giá trị to lớn tạo nên sức mạnh to lớn có ý nghĩa quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Những thành tựu không thể phủ nhận về tự do báo chí, tự do thông tin, ngôn luận trên internet, mạng xã hội ở Việt Nam được dư luận và nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những thành quả đó, đồng thời kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi thông tin, hành động xuyên tạc, bóp méo sự thật. Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận những kiến nghị khách quan, chính xác của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; đồng thời không chấp nhận các hành động, phát ngôn của những tổ chức, cá nhân cố tình xuyên tạc sự thật, xâm phạm quyền, lợi ích của người dân, lợi ích quốc gia dân tộc…/.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: