Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

BÀ BARBEL KOFLER ĐANG VI PHẠM NGUYÊN TẮC HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC

Quê Choa

Sau khi ĐSQ Cộng Hòa Séc tại Hà Nội đưa ra yêu cầu vô lý đối với Chính phủ Việt Nam yêu cầu phía chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho Nguyễn Thúy Hạnh thì nay đến lượt bà Barbel Kofler. Nếu như bà Barrbel phát ngôn dưới tư cách của một cá nhân có lẽ không sao, không khiến dư luận phải ồn ào tranh cãi, nhưng bà Barbel Kofler lại phát ngôn dưới vai Uỷ viên Nhân quyền (Human Rights Commissioner) Cộng Hoà Liên Bang Đức thì rõ ràng điều này trở thành câu chuyện khác, bà đã cố tình phớt lờ các nguyên tắc chung của cộng đồng quốc tế để có những động thái thiếu tôn trọng quốc gia khác. 



Cụ thể, trong phát biểu của mình bà Barbel Kofler cho hay: "Tôi vô cùng quan ngại về một vụ bắt giữ một nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng ở #Vietnam. Nguyễn Thúy Hạnh đã và đang hỗ trợ các tù nhân lương tâm và những người bảo vệ nhân quyền gặp rủi ro. Tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Hạnh!”, sau những phát ngôn của Barbel, phía dư luận Việt Nam đã không đồng tình, trái lại còn có phản ứng quyết liệt với phát ngôn này. Cụ thể, cư dân mạng đã tìm tài khoản TW của bà Barbel để phản ứng, yêu cầu phải điều chỉnh trong phát ngôn và không có các hành động tương tự.

Với những phát ngôn này, bà Barbel đã vi phạm một số nguyên tắc chung của cộng đồng quốc tế. Cụ thể, dưới vai trò đại diện cho Uỷ viên Nhân quyền (Human Rights Commissioner) Cộng Hoà Liên Bang Đức bà Barbel đã vi phạm Nghị quyết về nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được thông qua năm 1965 tại Liên Hợp Quốc. Tại Nguyên tắc 3 của Hiến chương có nêu rõ "Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lạt đổ chính quyền của quốc gia khác..." như vậy, trong trường hợp này bà Barbel đang cố súy, thúc đẩy các hành động chống đối của Nguyễn Thúy Hạnh và một số phần tử chống đối tại Việt Nam để gây phương hại đến chính trị xã hội của đất nước. Có lẽ rằng, trên bình diện quan hệ ngoại giao của mỗi quốc gia, hoặc với các tổ chức quốc tế thì tôn trọng nhau là điều kiện tiên quyết để đi đến tiếng nói chung, tạo ra được giá trị cốt lõi trong mối quan hệ đó. Hi vọng rằng, bà Barbel thay đổi cách nhìn trên bình diện của cá nhân cũng như dưới vai trò là vai Uỷ viên Nhân quyền (Human Rights Commissioner) Cộng Hoà Liên Bang Đức.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: