Thứ Ba, 7 tháng 6, 2022

HIỂU RÕ VỀ LUẬT AN NINH MẠNG

Nhiều anh em có sự nhầm lẫn, việc Quốc hội ban hành Luật An ninh mạng nhằm tạo công cụ pháp lý để “bóp” anh em ba que. Nhưng thực ra không phải, thực tế, với các quy định hiện hành như Bộ luật Hình sự, Nghị định 72 sau này là Nghị định 27/2018/NĐ-CP, anh em dân chủ cơ bản không có cơ hội ngo nghoe với quân triều đình, hở cái là bị bế lên “phường” luôn, không nói nhiều.


Thực tế, một trong những cái đích mà Luật An ninh mạng hướng tới là các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cơ, mà tập trung vào 2 ông lớn là Facebook và Google – những ông trùm thu lợi rất lớn ở Việt Nam nhưng đếch chịu đóng 1 đồng thuế nào cho ngân sách nhà nước. Và nếu ai đọc Luật An ninh mạng sẽ thấy, những quy định rất chặt chẽ liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, và đây chính là một trong những nguyên nhân mà Mỹ và phương Tây ra sức gây sức ép để ngăn chặn chúng ta ban hành Luật quan trọng này.

Và khi ban hành được Luật, kết quả khác ngay. Trong báo cáo phục vụ chất vấn vừa gửi Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, số thu thuế của các nền tảng xuyên biên giới bình quân trên 1.100 tỷ đồng một năm. Từ năm 2018 đến hết tháng 4 năm nay, thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài), các nền tảng này đã khai, nộp 5.111 tỷ đồng. Trong đó, số thuế Facebook đã nộp là 1.965 tỷ đồng, Google cũng nộp 1.902 tỷ và Microsoft là 651 tỷ đồng.

Ngoài số này, cơ quan thuế cũng truy thu được 735 tỷ đồng từ xử lý vi phạm, chống thất thu với các cá nhân, tổ chức có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, kinh doanh thương mại điện tử. Riêng số thu khoản này trong 4 tháng đầu năm là 176 tỷ.

Có lần, ngồi với một người em làm bên Bộ Thông tin, rằng đừng mất thời gian khuyên giải đạo nghĩa với anh em FB hay GG làm gì, cứ đánh vào quảng cáo, hầu bao của các anh ấy, thì tự nhiên mọi chuyện vào khuôn khổ hết.

Kể ra cũng có lý.

P/s: Thỉnh thoảng đọc báo cũ cho vui!

LÊ DUNG ANH
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: