Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

KHÔNG THỂ NHÂN DANH “TỰ DO BÁO CHÍ” ĐỂ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN UY TÍN CỦA VIỆT NAM

Quê Choa

Tự do báo chí, tự do thông tin là quyền cơ bản của con người là mục tiêu mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng đến. Để thể hiện vai trò, tầm quan trọng của tự do báo chí, Liên Hợp Quốc đã lựa chọn ngày 3/5 hàng năm là ngày ngày tự do báo chí thế giới (World Press Freedom Day).


Trong những năm qua, Việt Nam là quốc gia được cộng đồng quốc tế ghi nhận với sự nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện, đảm bảo các quyền con người, trong đó có quyền tự do thông tin, quyền tự do báo chí và đây cũng là quyền cơ bản được Đảng, Nhà nước Việt Nam thừa nhận, tôn trọng. Tại điều 10, Hiến pháp năm 1946 đã quy định rõ: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp…” và điều này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 25, Hiến pháp 2013. Như vậy, điều đó càng chứng tỏ Việt Nam là quốc gia rất nỗ lực, quan tâm đến quyền của người dân để nâng cao giá trị đời sống, phản ánh đúng thực chất thực trạng của xã hội.

Thế nhưng, một mặt trái đang diễn ra là trong những năm vừa qua là ý nghĩa của ngày “Tự do báo chí” đang dần bị mai một, bóp méo theo chiều hướng tiêu cực. Cứ đến những ngày này, các giải thưởng vinh danh những đối tượng “đội lốt” nhà báo, các facebooker, blogger có hoạt động chống đối, vi phạm pháp luật Việt Nam... lại được một số tổ chức như Tổ chức Phóng viên Không biên giới- RSF, Quan sát nhân quyền - HRW, Tổ chức quốc tế Ủy ban Bảo vệ Nhà báo – CPJ, VOICE, BPSOS, Việt Tân, đánh bóng, tô vẽ, thổi phồng dư luận để nhằm gây ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt vào thời điểm Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thì các thông tin sai trái, xuyên tạc của những tổ chức này có phần tác động, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam.

Một số tổ chức, Nhà nước thiếu thiện chí với Việt Nam đưa các thông tin sai lệch liên quan đến đối tượng Phạm Chí Dũng, nhóm “Báo Sạch” hay Phạm Thị Đoan Trang, Nhà xuất bản tự do... cho rằng việc Việt Nam bắt và xử lý số đối tượng trên là vi phạm quyền tự do báo chí. Cụ thể như, vào ngày 20/4/2021 khi Công an Thành phố Cần Thơ khởi tố và bắt giam 3 thành viên của nhóm Báo Sạch là Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã và Đoàn Kiên Giang theo Điều 331 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyển, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", ngay lập tức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) “lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các thành viên của nhóm Báo sạch..” và đồng thời các tổ chức này cũng đưa một số thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam. Thực tế, trong quá trình tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc, cơ quan điều tra đã có đầy đủ các bằng chứng chứng minh về hành vi, hoạt động của các đối tượng trên. Và các đối tượng này hoàn toàn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ trình độ hiểu biết về pháp luật, họ biết rõ những hành vi này bị pháp luật cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện, điều đó cho thấy đó là hành vi có chủ ý để gây ra sự tổn thất cho các cá nhân, tổ chức bị họ xâm phạm. Về vấn đề này, các tổ chức như Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ); tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF)... biết rõ nhưng vẫn cố tình “bênh vực” cho cái sai, cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các vấn đề nội bộ của một quốc gia có độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Nhân danh quyền “tự do báo chí” để can thiệp thô bạo vào nội bộ của một quốc gia là hành vi vi phạm và hành vi đó bị cộng đồng quốc tế lên án. (Còn tiếp)
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: