Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

“BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI” – CẦN HIỂU ĐÚNG, HIỂU ĐỦ

Nga Mi

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vừa được Bộ Thông tin và truyền thông ban hành sớm nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Điều đó cho thấy sự tự ý thức của mỗi người dân khi sử dụng mạng xã hội trong bảo vệ chính bản thân mình, tự “gạn đục, khơi trong” trước vô vàn thông tin đa chiều. Lưu ý rằng, khi Luật An ninh mạng vừa mới ban hành đã gặp phải vô vàn sự nghi ngờ thậm chí là hành động chống đổi, tảy chay Luật An ninh mạng khi một số chưa hiểu hết quy định của pháp luật nên cho rằng đó là luật vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Cô ca sĩ V.M.H cũng đăng đàn phản đối Luật An ninh mạng nhưng cũng chính cô là người “cầu cứu” cơ quan chức năng sử dụng Luật An ninh mạng để bảo vệ quyền lợi của cô khi các clip cá nhân bị hacker tán phát trên Internet. Rõ ràng, khi một bộ luật hay quy định ban hành cần hiểu đúng, hiểu rõ bản chất, mục đích tránh nhẹ dạ, cả tin nghe theo lời xúi giục xằng bậy.


Hiểu cách đơn giản, Bộ quy tắc ứng xử là công cụ “dọn rác” trên mạng xã hội, giúp các cá nhân, đơn vị, tổ chức sử dụng mạng xã hội an toàn hơn, có trách nhiệm hơn với cá nhân và cộng đồng. Đối với cá nhân, Bộ quy tắc ứng xử là điều kiện để mỗi cá nhân bảo vệ an toàn tài khoản cá nhân, trách nhiệm chia sẻ thông tin tin cậy, chính xác. Những thông tin cố tình “câu view”, “câu like” như: những tin đồn về dịch Covid-19; đăng tải thông tin không đúng sự thật để bán hàng, tăng lượng truy cập cho bản thân, thậm chí, một số hành vi thoá mạ, sỉ nhục người khác trên mạng xã hội (như chửi trọng tài, tấn công tài khoản của “anh tài” mặc dù “anh tài” làm đúng; livetreams có nội dung tục tĩu…) sẽ có những hình phạt thích đáng. Người sử dụng mạng xã hội sẽ có trách nhiệm hơn, “thông minh hơn” khi đăng tải, chia sẻ thông tin.

Đối với các cơ quan, tổ chức nhất là báo chí, tình trạng mạng xã hội hội lấn lướt, dẫn dắt thông tin trên báo chí không phải là ít thậm chí một số cơ quan báo chí (như Trang tin điện tử Dân trí) đã bị xử phạt về đăng tin sai sự thật. Một số người lạm dụng quyền tự do báo chí, coi mình là “nhà báo công dân” nên đã livetreams, đăng tải thông tin nhanh nhất và đem thẻ nhà báo đi khắp nơi như một tấm bìa hộ mệnh. Họ quên rằng, để trở thành nhà báo cần có kỹ năng, kiến thức và quan trọng là đạo đức nghề báo – “chiếc la bàn” định vị người làm báo. Bộ Quy tắc ứng xử đòi hỏi các cơ quan truyền thông, phóng viên có trách nhiệm hơn đối với các hiện tượng lệch chuẩn trong xã hội, lên án những biểu hiệu đạo đức suy đồi và đưa thông tin định hướng dư luận xã hội.

Bộ Quy tắc ứng xử chắc chắn sẽ gặp phải sự bình luận không thân thiện thậm chí cho rằng Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận của một nhóm người trong xã hội. Họ là ai? Đó là những kẻ đã rời xa Tổ quốc nhưng vẫn mang nặng lòng thù hằn dân tộc; đó là những người đã lợi dụng những khe hở trong quản lý mạng xã hội để khoe của, khoe thân, khoe sắc, kiếm lời bất chính nay cảm thấy “quyền lợi” bị tổn thương. Những hành động đáng lên án này sẽ giúp cho người dân nhìn thậy bộ mặt thật của những kẻ giả nhân, giả nghĩa trong thời gian tới.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: