Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

KHI ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO BỊ “LÃNG QUÊN”

Báo chí và đội ngũ người làm báo luôn được xã hội đặc biệt coi trọng. Báo chí là “quyền lực thứ tư” trong xã hội sau quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp. Chính vì vậy, nghề làm báo luôn là một trong những lựa chọn ưu tiên của giới trẻ trong định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho xã hội vẫn còn những hiện tượng xuống cấp đạo đức nghề báo. Điển hình là vụ việc Báo Pháp luật điện tử Việt Nam đã bị Thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông dừng xuất bản trong thời gian 03 tháng liên quan đến đăng tải thông tin sai sự thật. Hiện tượng các cơ quan báo chí do nhu cầu “thương mại hóa”, cạnh tranh với các trang mạng xã hội dẫn đến sai phạm trong đăng tải thông tin, tiêu cực trong hành nghề của đội ngũ làm báo. Vì sao những hiện tượng tiêu cực, xuống cấp đạo đức của nghề báo lại xảy ra?


Điều dễ dàng nhận thấy tại những cơ quan báo chí bị xử lý sai phạm thường xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, có biểu hiện rời xa tôn chỉ, mục đích hoạt động và sự quản lý của cơ quan nhà nước. Hậu quả là một số nhà báo có có những bài viết thiếu trung thực, thiếu kiểm chứng, phản ánh một chiều về các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Điều đó dẫn đến người dân mất lòng tin của các cơ quan báo chí chính thống, các đối tượng xấu dễ dàng lợi dụng để đả kích Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí vì mục đích thu hút sự quan tâm của người đọc, yếu tố thương mại mà nhanh chóng đưa những thông tin giật gân, câu khách bất chấp sự thật khách quan.

Nghề làm báo có những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp riêng. Không phải người nào viết được một vài bài là trở thành nhà báo. Chính điều này dẫn đến một số người làm báo đã lợi dụng sức mạnh của thông tin, bất chấp quy tắc, đạo đức nghề nghiệp để trục lợi cá nhân. Việc nhà báo “tống tiền” doanh nghiệp”, cố tình làm khó cho người thực thi công vụ không phải là cá biệt trong xã hội. Thậm chí, nhóm tự xưng “Báo sạch” do Trương Châu Hữu Danh cầm đầu còn tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật hình sự đã bị cơ quan chức năng khởi tố, truy tố tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Làm nhà báo luôn được xã hội coi trọng nhưng đam mê quyền lực, tư lợi cá nhân mà quên đi đạo đức, quy tắc nghề nghiệp thì quá nguy hiểm.

Hội nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam tuy nhiên một số cơ quan, người làm báo đã lãng quên điều này. Nhà báo lão thành Hữu Tho luôn căn dặn thế hệ những người làm báo luôn “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Hy vọng báo chí Việt Nam nhanh chóng cắt bỏ “ung, nhọt”, chữa lành “vết thương” để lấy lại niềm tin của người dân.

<Nga Mi>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: