Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

VHRN NHẠO BÁNG NHÂN QUYỀN

Một lần nữa, nhiều người nêu câu hỏi mỉa mai trên khi ngày 18/11/2023, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (Vietnam Human Rights Network – VHRN) công bố “Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2022-2023”.

Ảnh. Nhà thờ nguyện của đồng bào Ê Đê theo Đạo Tin Lành ở Hội Thánh Tin Lành buôn Pu (Đắk Lắk) xây mới năm 2020

Cùng với các cáo buộc tùy tiện, thiếu căn cứ khác về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, “báo cáo” (!) này đã vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên từ năm 1975; lấy đất đai của người dân tộc thiểu số; nhà nước Việt Nam không cho người dân các dân tộc thiểu số tự do sinh hoạt tôn giáo…
Cũng như mọi lần, kẻ “lĩnh xướng” VHRN vừa cất tiếng, lập tức, “dàn đồng ca” của những kẻ đồng hội đồng thuyền (trong số đó, không thể thiếu mấy “ca sĩ” to mồm to miệng như Đài Châu Á tự do (RFA), Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trang “Người Thượng vì công lý”…) nhao nhao phụ họa. Để đạt mục tiêu đen tối, họ bày ra các cuộc phỏng vấn, tọa đàm nhằm tán phát, lan tỏa các thông tin bịa đặt.
Sự thật là sự thật. Sự thật không thể bị bóp méo hoặc bẻ cong bởi bất kỳ thế lực tiêu cực và động cơ đen tối nào. Nói cách khác, luận điệu xuyên tạc, vu khống của VHRN không thể đánh lừa, càng không thể thuyết phục được bất cứ ai có lương tri, am hiểu thời cuộc.
Về VHRN, thiên hạ đã quá hiểu. Đây là một tổ chức tự xưng, thành lập năm cuối năm 1997, tại bang California (Mỹ) nhằm chống phá nhà nước Việt Nam. Những người chủ trương VHRN ranh ma trương lên cái tên “mạng lưới nhân quyền”, gắn thêm vào đó mục tiêu giả danh “thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” để dễ bề đánh lừa dư luận, phô trương thanh thế. Thời gian qua, họ đã kiên trì và cố công khai thác triệt để các phương tiện truyền thông để tung tin bịa đặt, vu cáo nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, việc dính dáng chặt chẽ với tổ chức khủng bố Việt Tân cũng như việc các nhân sự cốt cán trong “tổ chức” này gồm toàn những cái mặt nhem nhuốc đội lốt “nhà dân chủ”, “nhà nhân quyền”… đã khiến VHRN bị dư luận cảnh giác ngay từ ban đầu.
Cùng với thời gian, với những gì đã làm, như bày ra cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền”, trao cho các đối tượng từng bị cơ quan pháp luật Việt Nam xử lý (năm nay, “Rải” được trao cho Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng – những đối tượng đang phải chấp hành án phạt tù do chống phá nhà nước); xuyên tạc sự thật về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, người dân Việt Nam nói chung…, càng khiến VHRN bị dư luận đọc vị, khinh bỉ nhiều hơn.
Liên quan điều này, nhiều người chưa thể quên vụ việc VHRNvà những “nhà nhân quyền” hải ngoại đã xuyên tạc, hô hoán lên cái gọi là “vụ việc cán bộ phá rối và xúc phạm thánh lễ tại Giáo họ Phaolô thuộc Giáo xứ Đăk Giấc (xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) ngày 22/3/2023, trong khi đây thực chất là hoạt động kiểm tra tổ chức sinh hoạt tôn giáo của chính quyền sở tại đối với một hoạt động tôn giáo chưa xin phép theo quy định của pháp luật.
Mới đây, cũng các “nhà nhân quyền” trên cùng các trang RFA, Người Thượng Vì Công lý, và một số trang mạng thù địch khác, đã chủ ý làm ầm ĩ, bóp méo sự việc, dựng lên câu chuyện về cái gọi là “hàng chục tín đồ đang tập trung tại nhà của bà H Ik Kbuôr (vợ của thầy truyền đạo Y Kreč Byă) ở xã Êa Bar, huyện Buôn Đôn vào ngày 15/11 thì công an và cán bộ địa phương xông vào yêu cầu giải tán…”. Trong khi đó, cái gọi là “hoạt động tôn giáo này” diễn ra tại một địa điểm không đăng ký, trái quy định – nghĩa là vi phạm pháp luật.
Để kích động dư luận, họ còn cố tình dùng thủ đoạn xảo ngôn, xuyên tạc buổi làm việc của cơ quan chức năng địa phương với những người tham gia sinh hoạt tôn giáo trái phép, thành chuyện “tra khảo” nhằm kích động dư luận nhà nước Việt Nam “ngược đãi, kỳ thị” người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, lấy đó làm điều quy kết Việt Nam “không có tự do tín ngưỡng và tôn giáo”…
Thực tế đã chứng minh: Việt Nam là quốc gia tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Sau cách mạng tháng Tám, ngay trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng, tự do và lương-giáo đoàn kết”. Sau kháng chiến chống Pháp, ngày 14/6/1955, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL – văn bản pháp quy đầu tiên, quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân, và trách nhiệm, nghĩa vụ của chức sắc tôn giáo và tín đồ về hoạt động tôn giáo tại Việt Nam…
Cùng với quá trình phát triển, nhà nước Việt Nam ngày càng khẳng định rõ hơn quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân. Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, quy định: “Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo...”
Với quan điểm, chủ trương đúng đắn đó, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam nói chung, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, những năm qua đã có bước phát triển không thể phủ nhận. Nhiều tôn giáo cùng đồng hành trong đời sống người dân như: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài…với số lượng hàng chục triệu tín đồ (riêng Tây Nguyên có 2,3 triệu). Các cơ sở tôn giáo được bảo vệ, phục dựng, xây mới ngày một nhiều, số lượng lên tới hàng nghìn (Tây Nguyên có tới 1.300 cơ sở thờ tự). Việc thực hiện các nghi lễ và sinh hoạt tôn giáo phù hợp pháp luật được chính quyền nhất quán tạo điều kiện và tôn trọng…
Tuy nhiên, ai cũng biết: tôn trọng, bảo đảm nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số, không đồng nghĩa với chấp nhận các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo trái pháp luật. Cũng như các quyền khác, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không thể là quyền vô giới hạn, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền của cộng đồng và cá nhân khác. Khoản 3, Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976), đã ghi rõ: “Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác”.
Với những phần tử tiêu cực cố tình lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo để kích động, cổ xúy các hoạt động chống chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…, cũng như mọi quốc gia khác, nhà nước Việt Nam không thể thỏa hiệp hoặc làm ngơ.
Vì lẽ đó, nội dung “Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2022-2023”của VHRN chẳng thể coi là vì nhân quyền. Trái lại, với những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, nó đích thị điển hình cho sự “nhạo báng nhân quyền” mà thôi.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: