Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2023

Vì sao Việt Nam bỏ phiếu thuận với Palestine nhưng lại bỏ phiếu trắng với Ukraine?

Ngày 28/10/2023, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã tổ chức bỏ phiếu thông qua nghị quyết về cuộc chiến giữa Israel và Hamas với kêu gọi ngưng bắn vì lý do nhân đạo, và tiến tới việc chấm dứt xung đột giữa hai bên. Việt Nam bỏ phiếu thuận đối với nghị quyết này. Phát biểu tại đây, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh Việt Nam quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng hiện nay, nhất là các tổn thất nghiêm trọng đối với dân thường; lên án mạnh mẽ mọi hành động tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự. Đại sứ kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức, kiềm chế tối đa, tôn trọng luật nhân đạo quốc tế và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng người dân, trong đó bảo đảm an toàn và thả ngay lập tức tất cả con tin, giảm thiểu thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu theo Nghị quyết 2573 năm 2021 của Hội đồng Bảo an. Đại diện Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là tất cả các bên liên quan tạo điều kiện thuận lợi để chấm dứt giao tranh, nối lại đối thoại và đàm phán, cho phép tiếp cận nhân đạo và triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo kịp thời, không bị cản trở tới người dân cần trợ giúp, đồng thời bảo đảm an toàn cho các nhân viên cứu trợ nhân đạo…

Tưởng những điều trên là rất rõ ràng, thế nhưng một kẻ có bút danh Trường Sơn lại giật tite viết bài: “Vì sao Việt Nam bỏ phiếu thuận với Palestine nhưng lại bỏ phiếu trắng với Ukraine?”. Kẻ này cho rằng: “Việt Nam bỏ phiếu trắng đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, là vì không muốn làm mất lòng Nga” và suy diễn chủ quan cá nhân: “tuyên bố “không chọn bên mà chọn lẽ phải” của Thủ tướng Phạm Minh Chính bị cho là sự chống chế trong bối cảnh Việt Nam chịu sức ép từ các nước Phương tây, trong việc bỏ phiếu trắng đối với cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine tại Liên Hiệp Quốc. Chứ trên thực tế thì lợi ích, mà cụ thể là mối quan hệ quốc phòng với Nga, mới là điều mà Việt Nam lo lắng hơn cả”. Về cuộc xung đột Israel – Hamas kẻ này lại hàm hồ mà cho rằng: “Việt Nam thực tế đã làm mọi cách để tránh lên án Hamas, tổ chức vũ trang của người Palestine được các nước Ả Rập ủng hộ. Bằng chứng là sau khi tham gia bỏ phiếu thuận đối với nghị quyết do các nước Ả Rập đưa ra, thì Việt Nam đã vắng mặt trọng cuộc bỏ phiếu đối với một bản nghị quyết do Canada soạn thảo, trong đó lên án hành vi bạo lực của Hamas”.


Bình luận về luận điệu xuyên tạc này, ông Ngô Thành Lộc cho rằng:

Trước hết cần khẳng định: Quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề xung đột Nga – Ukraine là rất khách quan và rõ ràng, đó là: Việt Nam kêu gọi các bên chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân và các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Việt Nam cho rằng xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine do đối lập nhau về hệ tư tưởng, cả hai đều có những quan điểm riêng của mình và họ bảo vệ cho điều đó. Sau khi đánh tan quân phát xít xâm lược, Ukraine lúc này là một thành viên và hằng năm vẫn nhận đều đặn khoản đầu tư 20% từ ngân sách của Liên Xô. Với số tiền đó, Ukraine đã có bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, trở thành nước công nghiệp mạnh của khối Liên Xô. Liên Xô tan rã, Ukraine với tham vọng lớn đã thoát ly ra khỏi Liên bang Nga, làm thân với phương Tây để nhận hậu thuẫn về kinh tế và quốc phòng. Liên bang Nga hoàn toàn có cơ sở khi cho rằng chính sách hướng Tây và trở thành chư hầu của Ukraine sẽ là mối đe dọa an ninh lớn nhất. Ukraine có vị trí địa lý chiến lược quá quan trọng, là cửa ngõ cuối cùng để Nga có thể an tâm phòng thủ. Trước nguy cơ có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, người Nga phải ra tay vì rõ ràng họ đã không còn đường lùi. Ngoài ra, Nga không thể để mất Ukraine còn bởi người Nga và Ukraine được cho là có chung nguồn gốc. Liên bang Nga buộc phải giữ cho Ukraine ở bên mình, đó là về mặt chính trị khách quan. Về mặt tình cảm cũng là yếu tố quan trọng khiến Việt Nam bỏ phiếu trắng. Đối với Việt Nam, cả Nga và Ukraine đều là những bạn bè, đối tác thân thiết. Liên Xô đối với Việt Nam là tình đồng chí, tình bạn, tình anh em. Chúng ta không thể nào quên sự giúp đỡ chân thành, không vụ lợi của người bạn Liên Xô trong chống Pháp, Mỹ và ngụy, Khmer Đỏ, Trung Quốc. Từ trong quá khứ đến hiện tại, người Nga đã giúp đỡ Việt Nam những gì chúng ta không bao giờ quên. Nhưng ít ai biết rằng Ukraine cũng là bạn vô cùng quan trọng với Việt Nam. Ukraine nằm trong Liên bang Xô viết thời kỳ Việt Nam chống Mỹ, Ngụy cũng đã ủng hộ, giúp đỡ chúng ta nhiều về vật chất và ngoại giao. Họ là một trong 3 nước phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 tại Liên hợp quốc. Sau này, cũng chính Ukraine là nước tiếp nhận nhiều sinh viên Việt Nam sang học tập, nghiên cứu và trở về xây dựng quê hương. Vậy khi Nga và Ukraine xảy ra xung đột, Việt Nam có nên chọn bên nào không? Tất nhiên là không thể. Việt Nam chỉ đề nghị 2 nước ngồi vào bàn đàm phán, tìm được tiếng nói chung để nhanh chóng kết thúc xung đột. Ngày 1/3/2022, phát biểu khi Đại hội đồng LHQ tổ chức phiên họp khẩn cấp lần thứ XI thảo luận về tình hình Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái Đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nhấn mạnh rằng: “Lịch sử của chính dân tộc chúng tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng, cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm. Với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam thấu hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây ra đau khổ sâu sắc cho người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời sống của các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như của các quốc gia khác”. Phiếu trắng mà Việt Nam lựa chọn là phiếu dựa trên sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, không đứng về bên nào để chèn ép bên kia. Phiếu trắng là lựa chọn tư duy của cả dân tộc, không bị lệ thuộc vào bất cứ một thứ “sức ép” nào, nó khác hoàn toàn với kiểu “não trắng” nhưng thích luận bàn thế sự.

Về xung đột Israenl – Hamas lâu nay Việt Nam vẫn nhất quán và không thay đổi, đó là lên án xung đột bạo lực của cả hai bên và ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho Israel cũng như Palestine theo tinh thần các nghị quyết của Liên hiệp quốc. Cần nhớ lại, trong chiến tranh Gaza (2008 – 2009), Việt Nam đã lên án “tất cả các cuộc tấn công bừa bãi chống lại thường dân”. Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đã phát biểu: “Chúng tôi kêu gọi Israel ngừng việc dùng vũ lực quá mức và không cân xứng, chấm dứt các hoạt động quân sự và rút ngay lực lượng khỏi Gaza”. Tiếp đó, xung đột xảy ra năm 2014, Việt Nam tiếp tục lên tiếng: “Việt Nam rất quan tâm đến bạo lực leo thang gây thương vong nặng nề cho dân thường. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn nối lại các cuộc đàm phán và ủng hộ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để sớm mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực”. Lập trường của Việt Nam về xung đột Israel – Hamas là phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn tốt, là đối tác tin cậy với các nước trên thế giới và là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Việt Nam không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải, vì mục tiêu giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Trong mạng lưới quan hệ đối ngoại hiện nay của Việt Nam có nhiều tầng nấc, có lợi ích đan xen, Việt Nam phải thận trọng, tìm cách tiếp cận phù hợp, giữ được và phát triển các mối quan hệ ngày càng tốt đẹp với các quốc gia để đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia. Trong việc tiếp cận, giải quyết các vấn đề trong quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước đang xảy ra xung đột như Nga – Ukraine, Israel – Hamas, chúng ta càng khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Cần nhớ rằng chính sách “Ngoại giao cây tre của Việt Nam”: Gốc vững chắc, thân mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo nhưng bản lĩnh, kiên định trước mọi biến cố thăng trầm của thời cuộc. Nhờ đó, chúng ta giữ vững được ổn định, cân bằng được các mối quan hệ với tất cả các nước; giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế – xã hội.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: