Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2023

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ DỰ ÁN LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (SỬA ĐỔI)

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, thông qua 09 dự án luật, trong đó, Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được đưa ra xem xét, dược dư luận quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới mọi công dân trong xã hội. Tuy nhiên thay vì quan tâm, đóng góp ý kiến thể hiện tinh thần xây dựng thì những thành phần chống phá Việt Nam lại ra sức xuyên tạc, công kích dự luật này nhằm bôi nhọ, hạ uy tín ngành công an, đả phá chế đọ, kích động sự bất mãn, bức xúc từ quần chúng nhân dân. Có thể “nhận diện” một số luận điệu xuyên tạc, chống phá dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi này như sau:


1. Từ khi dự luật sửa đổi được truyền thông đưa tin, thì thành phần thù địch, chống phá Việt Nam chỉ chăm chăm xoáy vào việc chỉnh lý tên gọi từ “Luật Căn cước công dân” thành “Luật Căn cước” để công kích, xuyên tạc… Bọn chúng cho rằng Việt Nam đang quay lại thời làm căn cước như chính quyền Việt Nam Cộng hòa (trước ngày 30/4/1975); rằng đây là màn “Quay xe”, “Cài số lùi”… nhằm tạo ra tranh cãi trong xã hội, gây lo lắng, bức xúc trong Nhân dân, chuyển hướng thành bất mãn, chống đối.
Ngay lập tức có nhiều ý kiến trên truyền thông và cộng đồng mạng cảnh báo cần cảnh giác với những luận điệu trên, bởi sự thay đổi từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước không đơn thuần là việc loại bỏ hai từ “công dân”. Điều này đặt ra một số vấn đề quan trọng và tuyệt đối không nên coi thường sự thay đổi này, vì nó có những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, trên toàn thế giới, nhiều quốc gia hiện đang thực hiện Luật Căn cước để quản lý dân cư của họ, bao gồm cả công dân và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trong lãnh thổ quốc gia đó. Việc chuyển đổi sang Luật Căn cước là xu hướng toàn cầu hóa, giúp Việt Nam thích nghi và hội nhập với quốc tế và cung cấp môi trường thuận tiện cho công dân Việt Nam khi đi ra nước ngoài.

Thứ hai, Luật Căn cước có phạm vi rộng hơn so với Luật Căn cước công dân, không chỉ áp dụng cho công dân Việt Nam sống và làm việc trong nước mà còn áp dụng cho cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Điều này đảm bảo rằng quy định phù hợp với thực tế đa dạng của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Thứ ba, việc sử dụng tên gọi “Luật Căn cước” thay vì “Luật Căn cước công dân” là để bảo đảm quyền lợi của tất cả con người, không chỉ công dân Việt Nam. Việc này tuân theo Hiến pháp 2013 của Việt Nam, trong đó có quy định về quyền con người và nghĩa vụ của công dân. Việc chuyển đổi này là một bước quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của tất cả những người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bất kể họ là công dân Việt Nam hay người nước ngoài.

Qua đó, cho thấy việc xây dựng và ban hành Luật Căn cước không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà còn đánh dấu sự phát triển của Việt Nam, cũng như sự cần thiết và phù hợp với thực tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Nó đảm bảo quyền lợi của tất cả con người và thể hiện cam kết của Việt Nam về vai trò của một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

2. Không chỉ có vậy, chúng còn cố tình xuyên tạc, bịa đặt, cho rằng: “Luật Căn cước công dân mới có hiệu lực thì người dân phải làm lại căn cước”; “tốn kém thời gian, công sức”… Đây là đòn đánh thâm độc, tạo nên sự bức xúc, bất mãn, chống đối việc triển khai chiến dịch cấp thẻ căn cước thời gian qua. Tuy nhiên, thông tin này là hoàn toàn bịa đặt. Chúng đánh vào tâm lý ngại thay đổi của người dân để tạo nên dư luận trái chiều, chống đối việc triển khai chiến dịch cấp thẻ căn cước. Về vấn đề này, tại Điều 46 dự thảo “Luật căn cước” đã quy định rõ: Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ; chỉ khi nào căn cước công dân hết giá trị sử dụng hay người dân có nhu cầu hoặc bị mất, hỏng thì được đổi sang thẻ căn cước theo luật mới. Tóm lại, việc thay đổi mẫu thẻ CCCD (sau khi Luật có hiệu lực thi hành) không tác động đến những người đã được cấp thẻ CCCD hiện nay; những thẻ CCCD đã được cấp sẽ vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng được ghi trong thẻ. Người dân không phải làm lại căn cước sau khi Luật có hiệu lực thi hành.3. Không chỉ vậy, chúng xuyên tạc rằng “Sử dụng thẻ căn cước công dân theo quy định mới là vi phạm đời tư cá nhân”; cho rằng gắn chíp người dân sẽ bị định vị… từ đó chỉ trích Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền nhằm gây mất ổn định về tình hình an ninh chính trị. Tuy nhiên, khẳng định ngay rằng đây là luận điệu vô căn cứ. Theo quy định hiện nay thì “Chíp điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân” (điểm d, khoản 3, Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/01/2021 của Bộ Công an) và Chíp điện tử gắn vào thẻ căn cước không theo dõi được công dân vì không có chức năng định vị; thông tin lưu trữ trên chíp cần phải có công cụ chuyên dụng để đọc và mã hóa. Tất cả các thông tin được lưu trữ đều được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn do Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện; việc đưa ra luận điệu “Sử dụng thẻ cước công dân gắn chíp là vi phạm đời tư cá nhân”, “thẻ căn cước gắn chíp là để theo dõi người dân” là hoàn toàn sai sự thật.


Thẻ Căn cước mới với tính ưu việt là tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn so với Căn cước công dân mã vạch trước đây, nên khi người dân đi làm các thủ tục hành chính hoặc các giao dịch khác, chỉ cần mang thẻ Căn cước công dân gắn chip, giảm chi phí việc công chứng nhiều loại giấy tờ truyền thống, tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện các dịch vụ trực tuyến của Chính phủ điện tử.

Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay là điều tất yếu nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Việc các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc, bóp méo, đưa thông tin sai sự thật về chủ trương, chính sách mới của Việt Nam, trong đó có tiến trình thực hiện công cuộc chuyển đổi số của đất nước và chủ trương cấp căn cước gắn chip điện tử cần phải được nhận diện đầy đủ, cảnh báo dư luận kịp thời là việc làm thiết thúc, góp phần vào quá trình chuyển đổi số của nước ta, nâng tầm đất nước./.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: