Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

VÌ SAO ĐÁM KỀN KỀN KHÔNG ƯA SÁCH TRẮNG “TÔN GIÁO VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM”

Sau khi Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” nhằm giúp độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở nước ta, ngay lập tức báo điện tử VOA, RFI… đã có những bình luận thiếu khách quan, đánh giá một cách tiêu cực về cuốn sách này khi cho rằng: “việc cho ra đời cuốn sách này là “bức bình phong” nhằm che đậy các vi phạm kéo dài tại Việt Nam, nguyên nhân đã khiến Washington đưa Hà Nội vào danh sách theo dõi đặc biệt”.


Trong khi đó, việc cho ra đời cuốn “sách trắng” về tôn giáo chính là nhằm củng cố hơn nữa quan điểm rõ ràng của Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo. Chính nhờ đó mà các tôn giáo ở Việt Nam đều chung sống hòa bình, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc. Đó là sự thật không thể phủ nhận, nhưng bấy lâu nay đám kền kền và số cực đoan tôn giáo luôn cố tình “tỏ ra không hiểu”, cố tình “hiểu sai”, bet lái về ý nghĩa của cuốn này.

Nực cười thay, khẳng định nêu trên được dựa trên quan điểm của số đối tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo như: Thích Vĩnh Phước, một thành viên thuộc tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, ông Lê Quang Hiển, thuộc tổ chức “Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy”…

Đây là số đối tượng có quá trình tu tập kém, ít chăm lo cho việc đạo nên uy tín, ảnh hưởng trong giáo hội xếp hạng thấp. Được sự hà hơi thổi sức của các thế lực bên ngoài nên đã liên kết lại với nhau thành lập một tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo.

Thế nhưng, bấy lâu nay phóng viên của trang báo điện tử VOA, RFI, RFA Tiếng Việt luôn có thiện chí và ủng hộ cho những nhận định thiếu cơ sở, thậm chí là xuyên tạc một cách trắng trợn tình hình tự do tôn giáo của các đối tượng này.

Cho nên, Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” cũng đã trở thành tâm điểm để các đối tượng công kích, phê phán một cách thiếu khách quan. Mục đích cuối cùng của các đối tượng đó chính là phủ nhận chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước và thành quả trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho người dân trong suốt thời kỳ đổi mới.

Duy Quý
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: