Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

NHỮNG THAY ĐỔI GÌ KHI QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TIỀN CÔNG ĐỨC ĐI VÀO ĐỜI SỐNG

Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn “Quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội” chính thức có hiệu lực kể từ ngày 19/3. Thế nhưng làm sao đánh giá mức độ thực tế hiệu quả của quy định này hay chỉ là những quy định để “trên trời”.



Về mặt quản lý, các cơ sở di tích, cơ sở tôn giáo, lễ hội sự kiện phải MỞ TÀI KHOẢN chính chủ để tiếp nhận tiền công đức. Việc tiếp nhận tiền công đức cũng nhiều dạng khác nhau như: Tiền mặt, tiền chuyển khoản, các vật phẩm có giá trị về vật chất, lịch sử, văn hóa. Dù ở dạng nào thì khi tiếp nhận đều phải có thống nhất và có MỞ SỔ SÁCH KÝ NHẬN giữa người nhận và người tiếp nhận để làm cơ sở hạch toán sau này.

Sau khi tiền nhận được thì cơ sở tôn giáo, di tích lịch sử, ban quản lý sự kiện lễ hội phải làm gì? Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của các cơ sở tôn giáo, di tích hoặc để trang trải các khoản phí trong đầu tư mua sắm vật tư tổ chức lễ hội để có kế hoạch thu – chi phù hợp với yêu cầu.

Hiện tại việc thí điểm mô hình đang diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh và Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu cần phải có báo cáo sơ kết thí điểm rồi mới tính toán nhân rộng ra toàn quốc, hạn đến tháng 6 năm nay sẽ có kết quả chính thức.

Việc quản lý tiền thu chi công đức là điều người dân mong mỏi lâu nay bởi nguồn tiền được người dân dâng cúng là con số rất rất lớn nhưng chưa xác định được chủ thể quản lý, sử dụng có đáp ứng nhu cầu hay lại bị trục lợi cá nhân, tư lợi ở mảnh đất màu mỡ này.

Một số mô hình trên thế giới đã áp dụng các cách thức quản lý như của Việt Nam, chẳng hạn như Trung Quốc đã sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch các khoản liên quan đến tiền công đức, qua đó chính quyền sẽ nắm được biến động về tài khoản của các cơ sở thờ tự.

Đến nước lớn họ còn tìm cách quản lý thì một nước nhỏ bé nhưng sầm uất về tín ngưỡng, tôn giáo như Việt Nam cũng nên biết cách quản lý sớm để tránh tiền bạc khó phân minh.

<Lam Hồng>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: