Thứ Hai, 22 tháng 1, 2024

VIỆC XUẤT NHẬP KHẨU GẠO TRONG GIAO THƯƠNG QUỐC TẾ LÀ ĐIỀU HẾT SỨC BÌNH THƯỜNG

Là nước nông nghiệp và có tiếng trong sản xuất lương thực đặc biệt là lúa gạo, Việt Nam được xếp vào nước có sản lượng xuất khẩu gạo thuộc vào top đầu thế giới. Tuy nhiên, nước ta trong những năm gần đây vẫn nhập khẩu gạo từ các nước, đặc biệt là các nước có sản lượng lúa gạo nhiều. Trước thực trạng này, báo đài phản động như Việt Tân, rfa lại cho rằng Việt Nam ta “thiếu ăn”, “không thể tin được chuyện này có thể xảy ra ở một nước nông nghiệp”. Không biết là việt tân đang cố tình không hiểu hay không hiểu thực sự hai từ “giao thương quốc tế”, nhưng dù cách hiểu nào đi chăng nữa cũng chỉ nhằm mục đích gây hiểu lầm và mị dân.


Cần phải thấy rằng, việc xuất khẩu cũng như nhập khẩu gạo trong giao thương quốc tế là việc hết sức bình thường. Nước ta đã đạt thành tích tốt trong xuất khẩu trong nhiều năm qua, nhờ chuyển dịch hiệu quả cơ cấu gạo sang các sản phẩm chất lượng cao nên giá gạo đã được cải thiện và tăng khá cao, có thời điểm vượt gạo Thái Lan, đưa giá gạo Việt Nam lên ngôi đầu thế giới. Chất lượng gạo cũng là một thành tích nổi bật khi ST25 đã trở thành thương hiệu và có mặt hầu hết các nước lớn.

Trong khi đó, nhu cầu trong nước với các sản phẩm gạo phẩm cấp thấp hơn để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm chế biến như bún, phở, thức ăn chăn nuôi… vẫn tương đối nhiều. “Việc ta dùng gạo chất lượng cao, giá trị cao để xuất khẩu và một phần tiêu dùng nội địa; còn nhập về gạo chất lượng thấp để làm nguyên liệu chế biến là việc rất bình thường, không có gì đáng ngại. Trong các nước thì Ấn Độ là quốc gia mà Việt Nam ưu tiên trong nhập khẩu gạo bởi gạo tấm cấp thấp tại Ấn Độ rẻ hơn gạo cùng loại của Việt Nam có thể dùng để nấu cơm tấm, làm bột gạo, bánh, bún, phở… là các sản phẩm trong nước có nhu cầu rất lớn. Vì vậy, hoàn toàn không có chuyện “thiếu ăn” như việt tân đang điên cuồng xuyên tạc bản chất.

Đây là cách làm “sáng tạo”, tiết kiệm trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân. Hơn nữa cách làm này còn giúp cho quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước ngày càng phát triển. Việc việt tân “đánh lận con đen”, xuyên tạc về tình hình xuất nhập khẩu gạo của nước ta chỉ cho thấy trình độ nhận thức kém cỏi của mình, cố tình bôi nhọ và hạ uy tín của Việt Nam. Tuy nhiên, sự “bôi lem” ấy hoàn toàn không thể làm mất đi sự đúng đắn, sáng tạo của các chủ trương, chính sách để mang đến những lợi ích thiết thực cho người dân.

<Nguyễn Anh>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: