Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024

Sự vô nhân đạo của Mỹ trong Chiến tranh xâm lược Việt Nam qua góc nhìn của một người lính Mỹ

Lễ kỷ niệm Ngày Chiến sỹ trận vong (Memorial Day) ở Mỹ, ban đầu là Ngày Gắn Huy Chương (Decoration Day), bắt đầu từ khi kết thúc Nội chiến. Đây là một ngày Lễ quốc gia (toàn liên bang) để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng khi phục vụ trong quân ngũ. Ngày truyền thống với việc trang trí hoa lên các phần mộ binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh.



Là một cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam, tôi hiểu những đau đớn và đau khổ từ hơn ba triệu lính Mỹ, thủy quân lục chiến, thủy thủ và lính không quân, 58.313 người trong số họ đã phải trả cái giá cuối cùng trên Bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (The Vietnam Wall) ở Washington, DC. Chỉ riêng Bức tường tưởng niệm chiến tranh Oregon Việt Nam (The Oregon Vietnam Memorial Wall) nằm ở Portland, có đến 803 tên người lính trên tường.
Đài tưởng niệm có vai trò lưu giữ những ký ức. Vào Ngày Chiến sỹ trận vong, ngày 30/5/ 2016, tôi muốn lưu giữ tất cả ký ức về các khía cạnh của cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ tiến hành chống lại người dân Đông Nam Á ở Việt Nam, Lào và Campuchia - cái mà chúng ta gọi là Chiến tranh Việt Nam - cũng như những hậu quả bi thảm mà nó gây ra đối với con người và văn hóa của chúng ta. Việc chữa lành và phục hồi của riêng tôi đòi hỏi tôi phải mô tả một cách trung thực về cuộc chiến và hiểu nó đã tác động đến tôi như thế nào cả về mặt tâm lý, tinh thần và chính trị.
Cũng giống như vậy, sự tưởng nhớ tương tự cần phải được thực hiện cho cả binh lính của chúng ta và các nạn nhân ở tất cả các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh và can thiệp của Hoa Kỳ. Ví dụ, Hoa Kỳ đã gây ra cái c.h.ế.t của gần 7.000 người lính (Mỹ) trong khi gây ra cái c.h.ế.t của một triệu người ở Afghanistan và Iraq, tỷ lệ 1: 143.
Điều quan trọng là phải xác định rất cụ thể nỗi đau và sự đau khổ mà chúng ta đã gây ra cho người Việt Nam - một dân tộc chỉ muốn độc lập khỏi những người chiếm đóng của nước ngoài, cho dù đó là người Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản hay Hoa Kỳ. Thật ngạc nhiên, và trong một số trường hợp, quân đội của chúng ta đã phục vụ và chiến đấu ở Đông Nam Á, chúng tôi đã phục vụ như một tấm bia đỡ đạn, thực chất là lính đánh thuê vì những lý do khác với những gì chúng ta đã nói. Khi tôi hiểu được bản chất thực sự của chiến tranh, tôi cảm thấy bị phản bội bởi chính phủ của mình, tôn giáo của mình, bởi sự cân bằng văn hóa của tôi thành Chủ nghĩa ngoại lệ của người Mỹ (American Exceptionalism), điều đó đã gây mâu thuẫn khủng khiếp cho riêng tôi, cuộc hành trình tìm ra chính mình. Vì vậy, nói ra sự thật khi tôi phát hiện ra nó là điều cần thiết để phục hồi nhân phẩm của chính tôi.
Tôi choáng váng trước lượng hỏa lực mà Mỹ đã sử dụng, cái c.h.ế.t và sự hủy diệt đáng kinh ngạc mà nó gây ra cho dân thường vô tội. Dưới đây là một số thống kê:
- 75% Nam Việt Nam được Mỹ khoanh vùng là khu vực "tự do oanh kích" (khu vực cho phép t*hảm s*át)
- Hơn 6 triệu người Đông Nam Á đã c.h.ế.t.
- Riêng tại Việt Nam, hơn 64.000 lính Mỹ và đồng minh thiệt mạng.
- Hơn 1.600 lính Mỹ và 300.000 lính Việt Nam vẫn đang mất tích.
- Hàng ngàn lính bị thương tật, giảm thị lực, mù, điếc và các tổn thương khác.
- 13.000 trên tổng số 21.000 làng, tương đương 62% làng mạc ở Nam Việt Nam bị xóa sổ hoặc bị tàn phá bởi bom đạn.
- Gần 950 nhà thờ và ngôi chùa bị phá hủy do ném bom
- 350 bệnh viện, cùng 1.500 trạm y tế bị phá hủy do các trận ném bom.
- Gần 3.000 trường trung học và các cơ sở đào tạo đại học bị phá hủy bởi các trận ném bom.
- Hơn 15.000 cây cầu bị phá hủy do các trận ném bom.
- 10 triệu mét khối đê bị phá hủy bằng cách ném bom.
- Hơn 3.700 máy bay Mỹ bị bắn rơi.
- Có 36.125.000 lượt xuất kích máy bay trực thăng Mỹ trong chiến tranh; hơn 10.000 máy bay trực thăng trong số đó bị mất hoặc hư hỏng nặng.
- 26 triệu hố bom được tạo ra, phần lớn từ B-52 (một miệng hố bom B-52 có thể sâu 6,1m và đường kính 12,3)
- 39 triệu mẫu đất ở Đông Dương (hoặc 91% diện tích đất của Nam Việt Nam) bị vùi lấp bởi những mảnh bom và đạn pháo, tương đương với 244.000 trang trại tiêu chuẩn (160 mẫu Anh) hay tương đương toàn bộ diện tích bang New England, trừ đi Connecticut.
- 21 triệu gallon (80 triệu lít) hóa chất cực độc (thuốc diệt cỏ) đã được sử dụng trong hơn 20.000 phi vụ riêng rẽ từ năm 1961 đến năm 1970, cao nhất trong lịch sử nhân loại, với khoảng 4,8 triệu người Việt sống ở gần 3.200 ngôi làng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các hóa chất này.
+ 24%, gần 42.000 km vuông diện tích Nam Việt Nam bị ảnh hưởng, diện tích này tương đương các bang Connecticut, Vermont và Rhode Island cộng lại; các chất này được ghi nhận đã tàn phá nghiêm trọng các khu rừng nhiệt đới, đồng ruộng và đất canh tác.
+ Hơn 500.000 người Việt Nam đã c.h.ế.t vì các triệu chứng liên quan đến chất độc hóa học, 650.000 người bị di chứng và 500.000 trẻ em bị dị tật hoặc c.h.ế.t vì các chất độc này, bao gồm cả thế hệ thứ 3.
- Gần 375.000 tấn Napalm được ném trực tiếp xuống làng mạc.
- Máy cày khổng lồ Rome (Huge Rome Plows)
(sản xuất tại thành phố Rome, quận Floyd, Georgia), máy kéo bánh xích D7E động cơ 20 tấn, được trang bị một lưỡi kiếm rộng gần 3,35m được bảo vệ bởi 14 tấn tấm giáp, nó đã phá sạch từ 700.000 đến 750.000 mẫu Anh (1.200 dặm vuông), diện tích tương đương với Rhode Island, hậu quả khiến đất, đá, và cây cối bị đập tan tành.
- 36.000.000 tấn bom được sử dụng, bao gồm không quân và hải quân, pháo binh và hỏa lực chiến đấu trên mặt đất, trung bình một ngày pháo binh Mỹ đã tiêu tốn 10.000 viên đạn trị giá 1 triệu USD, 150.000-300.000 tấn UXO vẫn còn nằm rải rác khắp Đông Nam Á: 40.000 người đã c.h.ế.t và gần 70.000 người bị thương (do bom phát nổ) ở Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975; 20.000 người Lào đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi kết thúc chiến tranh.
- 13,7 tỷ gallon nhiên liệu đã được sử dụng bởi các lực lượng Hoa Kỳ trong chiến tranh.
- Nếu muốn ghi tên tất cả 6.000.000 người Đông Nam Á chết trên Bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (The Vietnam Wall) ở Washington, DC thì nó sẽ là hơn 9 dặm dài chuẩn, tương đương gần 100 lần chiều dài 493 foot (150m) hiện nay.
Tôi không thể tưởng niệm những người lính Mỹ đã hy sinh mà không nhớ đến cái c.h.ế.t và sự phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự mà chúng ta đã gây ra trong cuộc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Đã 47 năm kể từ khi tôi thực hiện nhiệm vụ tại Việt Nam. "Công việc dịch vụ" của tôi có thể là một nhân chứng cho hậu quả của các vụ đánh bom từ không quân vào các làng chài không được bảo vệ, nơi hầu như tất cả dân thường bị tàn sát, phần lớn là trẻ em. Trong trải nghiệm đó, tôi cảm thấy mình tiếp sức trong một tội ác ma quỷ chống lại loài người. Trải nghiệm này khiến tôi hiểu sâu sắc rằng tôi không đáng giá hơn bất kỳ cá nhân nào khác, và họ (lính Mỹ) cũng không đáng giá hơn tôi.
Gần đây tôi đã đến và ở Việt Nam hơn ba tuần, chuyến đi đầu tiên mà tôi trở lại đó kể từ khi được gửi đến đó vào năm 1969. Tôi đã bị choáng bởi vô số trẻ em bị dị tật bẩm sinh, có lẽ là do hóa chất mà Hoa Kỳ phun ra cách đây 50 năm. Tôi giận dữ sâu sắc khi biết rằng chính Hoa Kỳ là bên phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho thiệt hại di truyền hiện đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Tôi xấu hổ vì Chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ nhận trách nhiệm hoặc chi trả tiền bồi thường. Tôi thấy mình có lỗi với người dân nơi đó vì tội ác của đất nước tôi.
Chúng ta tưởng niệm những người lính Mỹ trong khi phớt lờ các nạn nhân bởi sự xâm lược của chúng ta, chúng ta đang trong thời kỳ tưởng niệm chiến tranh. Tôi không thể làm được điều đó. Chiến tranh là điên rồ, và đất nước chúng ta tiếp tục duy trì sự điên rồ của mình đối với những người khác, đã liên tục xảy ra chiến tranh kể từ ít nhất năm 1991. Chúng ta sẽ thất bại với tư cách là một công dân nếu chúng ta im lặng thay vì lên tiếng về các cuộc Chiến tranh của Mỹ mà họ tiến hành - các cuộc xâm lược và lừa dối, vi phạm luật pháp quốc tế và Hoa Kỳ để đảm bảo kiểm soát các nguồn tài nguyên địa chiến lược, được coi là cần thiết để tiếp tục cách sống Mỹ buông thả (AWOL) của chúng ta.
Ngày tưởng niệm đối với tôi là phải nhớ TẤT CẢ những cái chết và sự tàn phá của các cuộc chiến của chúng ta, và nó sẽ nhắc nhở tất cả chúng ta về sự cần thiết phải chấm dứt sự điên rồ này. Nếu chúng ta muốn kết thúc chiến tranh, chúng ta phải bắt đầu trực tiếp giải quyết vấn đề của nền kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa không kiểm soát của chúng ta, số ít người không biết giới hạn về lợi nhuận cho mình với chi phí của nhiều người, bao gồm cả binh lính của chúng ta.
_______________
Đây là bài viết của S. Brian Willson, một trung úy, từng là chỉ huy của một đơn vị chiến đấu của Không quân Hoa Kỳ tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam năm 1969. Ông là một luật sư, một nhà hoạt động chống chiến tranh, kêu gọi hòa bình và công lý. Cuốn Hồi ký "Máu trên đường đua: Cuộc đời và thời đại" (Blood On The Tracks: The Life and Times) của S. Brian Willson đã được PM Press xuất bản năm 2011.
Cuốn sách của ông "Không thể cảm ơn vì dịch vụ của tôi: Việt Nam trong tôi đã thức tỉnh về lịch sử lâu dài của những lời nói dối của Hoa Kỳ" (Don’t Thank Me For My Service: My Viet Nam Awakening to the Long History of US Lies) đã được xuất bản vào năm 2018 bởi Clarity Press.
Một bộ phim tài liệu được sản xuất vào năm 2016, Trả giá cho hòa bình: Câu chuyện của S. Brian Willson (và những người khác trong phong trào hòa bình) [Paying the Price For Peace: The Story of S. Brian Willson (and Others in the Peace Movement)] của Bo Boudart Productions. Là thành viên lâu năm của Cựu chiến binh vì hòa bình, ông hiện đang cư trú tại thị trấn phía nam của Managua, Nicaragua. Portland, Oregon.
Nguồn: Trang nguồn blog cá nhân của Brian Willson
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: