Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2023

Suy diễn khôi hài: Việt Nam đang “lăng xăng” đi vận động thế giới ủng hộ?!

Lợi dụng chuyến công dự Trung Quốc dự Hội nghị quốc tế “Vành đai và Con đường” của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng diễn ra gần như cùng thời điểm với Đoàn Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị quốc tế các nước vùng Vịnh, những “cái loa” của các thế lực cơ hội, thù địch lại thể hiện sự “lèo lái trắng trợn” rằng, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam và hai nước ra thông cáo chung nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam đang bị nhiều nước “cảnh giác” với “bước đi thực dụng, ngả hẳn về nước lớn, bỏ nước nhỏ” (!) Thật nực cười, trước một luận điệu xằng bậy, suy diễn kiểu trẻ con như vậy, mà vẫn có kẻ tung, người hứng!


Thứ nhất: Lịch trình các của hội nghị quốc tế nói trên, đều đã được các nước chủ nhà thông báo từ tháng trước, được chuẩn bị từ lâu, Việt Nam chỉ là nước được mời dự với tư cách là đại biểu chính thức.

Thứ hai: Theo thông lệ, bên lề các hội nghị lớn ấy là cơ hội cho các chính khách có nhu cầu tiếp xúc, trao đổi những vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, đó là chuyện bình thường. Việt Nam có cuộc gặp với lãnh đạo một số nước bên lề các hội nghị không nằm ngoại lệ đó. Vì vậy, không thể căn cứ việc ấy để quy chụp rằng “phải gặp để thanh minh việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ”, để “không bị quốc tế cô lập”?!

Thứ ba: không ít lãnh đạo các nước đã ngỏ ý để bàn sâu và rộng hơn những vấn đề hợp tác của hai bên, cần có chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Do vậy, khi Việt Nam đưa ra lời mời các đoàn cấp cao Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nga và một số nước khác, họ đều hoan nghênh và nhận lời mời. Điều này thể hiện vị thế quốc tế của Việt Nam. Chẳng hạn, theo AKP (Hãng thông tấn quốc gia Campuchia) đưa tin, ngày 18/10, trong cuộc gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bên lề Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ ba tại Bắc Kinh, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đề nghị nhà lãnh đạo Việt Nam thúc đẩy sớm kết nối tuyến cao tốc Phnom Penh – Bavet và Bavet – Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại và du lịch giữa hai nước. Với tốc độ phát triển, hợp tác đôi bên, tại cuộc gặp, Chủ tịch nước ta và Thủ tướng Campuchia nhất trí đánh giá cao tiến triển của hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực giữa hai nước, nhất là trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân và phải tăng cường trao đổi chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Thủ tướng Hun Manet đã vui vẻ nhận lời mời thăm Việt Nam thời gian tới.

Thứ tư: một số vấn đề mà cả làng đều rõ, nhưng các ông cứ tảng lờ – đó là nhận lời sang thăm hoặc nhận lời bàn sâu một chuyên đề hợp tác nào đó, các nước đều xuất phát từ yêu cầu tự thân, hay nói cách khác, từ lợi ích quốc gia, dân tộc, trước hết là lợi ích kinh tế để quyết định việc đi thăm hay không đi thăm Việt Nam.

Thứ năm, cần lưu ý rằng, trong những tháng qua, khá nhiều tập đoàn lớn của nhiều nước đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Nếu một đất nước không ổn định về chính trị – xã hội, không có cơ sở hạ tầng (dù chưa đáp ứng tốt), không có nguồn nhân lực rẻ và dồi dào, thì dễ gì thu hút được họ? Xin dẫn ra đây vài ví dụ:

Có nhiều nước, chứ không chỉ Đài Loan chuyển dịch sản xuất đến khu vực này. Tập đoàn Luxshare Precision, nhà cung cấp Trung Quốc cho tập đoàn Apple có kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong năm 2022. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam là tập đoàn Samsung liên tục tăng cường đầu tư. Các nhà lãnh đạo Việt Nam dự đoán, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2023 sẽ đạt mức cao nhất trong 5 năm; và như vậy, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về tiếp nhận vốn FDI, chỉ sau Singapore và Indonesia. Ông Leif D. Schneider, Phó Giám đốc Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhận định: “Cả thế giới đang tăng cường quan hệ với Việt Nam”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc đẩy ngành bán dẫn khi đến Hà Nội để nâng cấp quan hệ với Việt Nam vào tháng 9 vừa qua. Sau đó, tập đoàn bán dẫn khổng lồ Amkor của Mỹ công bố khoản đầu tư khổng lồ 1,6 tỷ USD vào Việt Nam cho một nhà máy đóng gói chất bán dẫn mới tại Bình Phước. Hiện nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc về nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian, nhưng tình hình này đang thay đổi. Các quan chức chính phủ đang có tham vọng nâng cao thương hiệu “made in Vietnam” (sản xuất tại Việt Nam), đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nhân trẻ coi việc xây dựng thương hiệu sản xuất quốc gia của Việt Nam là nghĩa vụ yêu nước.

Đến đây, thì những kẻ đang ra sức loan truyền, tung hứng cho luận điệu: có phải Việt Nam đang chạy “lăng xăng” cầu xin sự ủng hộ của thế giới đã có câu trả lời
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: