Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023

Đến Trung Quốc đều là ….”chầu thiên triều”?

Mỗi bận lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến Trung Quốc với tư cách dự hội nghị quốc tế hay thăm làm việc, đều bị trang khoác áo “đấu tranh dân chủ” xuyên tạc, bôi nhọ là “đi chầu thiên triều”. Chuyến công du dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRI) lần thứ ba tại Bắc Kinh, Trung Quốc, từ ngày 17 – 20/10 của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng không thoát khỏi bị chụp mũ, xuyên tạc tưng bừng mấy ngày qua với cách thức “truyền thống” như vậy. Chẳng hạn, Việt tân giật tít “Chủ tịch nước CSVN sắp đi chầu thiên triều Trung Quốc” phơi bày động cơ, tâm địa cùng sự xuyên tạc trơ tráo và hèn hạ của Việt Tân về sự kiện đối ngoại quan trọng này.


Chuyện chẳng có gì khuất tất, mà đường đường chính chính. Từ cách đây 2 ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin: Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự .

Rõ nhé. Rõ thứ nhất: sự kiện mà nhà lãnh đạo Võ Văn Thưởng của Việt Nam tham dự, là Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRI) lần thứ ba. Rõ thứ hai, (và cái này mới là quan trọng) là ông Võ Văn Thưởng tham dự theo “lời mời” của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chân thành tới mức nào thì chưa bình luận, và cũng là khó nói. Nhưng bang giao quốc tế, thế cũng là được, đủ để chứng tỏ vị thế bình đẳng giữa người mời và người được mời, cũng là phản ảnh, thể hiện sự bình đẳng giữa hai quốc gia. Mà sao lãnh đạo Trung Quốc không thể mời, cũng như lãnh đạo Việt Nam không thể dự cơ chứ, khi từ tháng 11/2017, trong chuyến thăm Việt Nam và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”? Nghĩa là Việt Nam đã là một đối tác. Một sự kiện liên quan mà đối tác lại vắng mặt được sao?

Bình về sự kiện thành đối tác này, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam tham gia là phải. Phải ở lẽ phù hợp với bối cảnh quốc tế nhiều biến động: biến động về địa chính trị tại nhiều nước; biến động về tương quan cán cân thương mại toàn cầu; biến động do việc Mỹ bất ngờ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội để Trung Quốc được coi là có vai trò thay thế Mỹ thúc đẩy toàn cầu hóa về kinh tế…

Tất nhiên, như ông Nguyễn Phú Trọng thâm thúy lấy cái sự ví von để mà nhắc nhở, cảnh báo, rằng đừng “nhìn gà hóa cuốc”. Với tham vọng trở thành siêu cường số một, mấy ai không biết, ngoài thì to tiếng “trỗi dậy hòa bình”, nhưng bên trong, Trung Quốc đầy những toan tính; và chắc chắn, những cái đầu ở Trung Nam Hải không thể không gắn những toan tính đó với “vành đai và con đường” mà Bắc Kinh đề xuất.

Chính từ cái sự “biết” ấy, để biết thêm cái điều cần biết rằng: tham gia, nhưng phải hiểu các toan tính của đối tác để mà cảnh giác; phải thấy rõ những bài học đắt giá một số quốc gia đã và đang có thể thành con nợ, con tin của Trung Quốc để mà phòng ngừa. Bài học Sri Lanka quay cuồng trong núi nợ và khủng hoảng, trong đó Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất, còn đó. Một số quốc gia châu Phi như Zambia và Ethiopia, thậm chí, cả Lào kề cận Việt Nam cũng đang ngập ngụa trong nợ nần trong đó chủ nợ lớn nhất cũng là Trung Quốc, cũng không thể bỏ qua.

Hiện thực sống động và cay đắng đó cho thấy, “vành đai và con đường” chưa hẳn là mâm xôi ngon ăn và dễ cấu véo; càng chẳng dễ là con đường thênh thanh, êm ái để một quốc gia nào đó cất cánh hanh thông hóa hổ, hóa rồng. Nói cách khác, phải ngừa rằng: ẩn sau các diễn ngôn đẹp đẹp đẽ, rất có thể còn là bao tham vọng chính trị khó lường trong cuộc chơi mà các nước lớn hay làm. Nghĩa là, tham gia nó, đồng nghĩa với chấp nhận chơi một “cuộc cờ” đầy thách thức…

Tuy nhiên, tới nay, cuộc cờ mang tên sáng kiến “vành đai con đường” đó đã hút hơn 3/4 quốc gia trên thế giới (152 quốc gia), 32 tổ chức quốc tế tham gia. Theo tính toán của Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ), ước tính, đến thời điểm năm 2019, Trung Quốc đã chi 200 tỷ USD (dự đoán con số đó sẽ tăng lên 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2027) cho sáng kiến “vành đai con đường”…

Nhìn xa để thấy gần. Với ASEAN, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất từ năm 2009. Chiều ngược lại, ASEAN đã thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 2020. Điều đó khiến nhiều quốc gia ASEAN, một mặt là cảnh giác, mặt khác, vẫn đang rất quan tâm, thậm chí nhiệt tình trước “vành đai và con đường” của Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, là một quốc gia có nền kinh tế độ mở cao, có vị thế trong ASEAN, Việt Nam chẳng thể đứng ngoài cuộc chơi lớn này. Ngược lại, tham gia là tất yếu, là một phần trong xu thế tất yếu liên kết khu vực và hội nhập quốc tế. Tham gia để có cơ hội tranh thủ nguồn vốn; tăng thêm cơ hội hợp tác hội nhập, phát triển mạnh mẽ thương mại, đầu tư với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á; để phát huy lợi thế cầu nối giao thương trong khu vực châu Á, phát huy tiềm năng du lịch…

Vấn đề là, cùng với tâm thế tham gia tự tin, chủ động, Việt Nam cần phải thận trọng trong từng dự án, tránh rơi vào “bẫy nợ”; tránh trở thành nạn nhân của công nghệ thấp; tránh chậm tiến độ và đội vốn (như vụ đường sắt trên cao ở Hà Nội khiến dư luận búc xúc nhiều năm nay)…Cùng đó, phải đặc biệt tỉnh táo, cảnh giác với những rủi ro về an ninh kinh tế, an ninh biên giới, lãnh thổ, chủ quyền biển đảo…

Thế mới có chuyện, cùng với khẳng định sự coi trọng cao độ, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, ông Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai, mới hôm nay, đã đầy hàm ý khi nhấn mạnh chuyến công du của ông Võ Văn Thưởng “thể hiện sự hoan nghênh, coi trọng đối với các sáng kiến kết nối, trong đó có BRI “vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực và trên thế giới”.

Hàm ý đó khiến nhiều người không thể không liên hệ với đoạn “vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững” (hai nước) ghi trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, diễn ra hồi tháng 9 vừa qua, để thiên hạ không thể hiểu lầm, càng không thể xuyên tạc được vậy.

Mới thấy, ông Việt Nam, càng gần đây, với chủ trương “ngoại giao cây tre”, chẳng mấy khi là không tính toán chi ly, chặt chẽ!

Mục đích, thông điệp của chuyến công du của ông Võ Văn Thưởng rõ ràng như thế, sao Việt Tân dám xuyên tạc chuyến “đi chầu thiên triều Trung Quốc”?

Thêm nữa, sự kiện này dự kiến có đại diện lãnh đạo 130 quốc gia tham gia, trong đó có tổng thống Nga Putin. Với kiểu điệu xuyên tạc trắng trợn như Việt Tân, dễ lãnh đạo 130 quốc gia, trong đó có ông Putin, đều coi Trung Quốc là “thiên triều”, nên đận này, cùng nô nức rủ nhau về “chầu thiên triều” cả đấy?

Vậy nên, nói Việt Tân hỗn láo với…thế giới, có gì mà oan?
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: